Giáo án giảng dạy bộ môn Vật lý 11 - Trường THPT Mạc Đĩnh Chi - Bài 55: Lực lorent

Giáo án giảng dạy bộ môn Vật lý 11 - Trường THPT Mạc Đĩnh Chi - Bài 55: Lực lorent

I. Mục tiêu :

 + Trình bày được phương của lực Loren, quy tắc xác định chiều của lực Loren công thức xác định độ lớn của lực Loren, công thức xác định độ lớn của lực Loren.

 + Nắm được nguyên tắc lái tia điện tử ( êlectron) bằng từ trường.

II. Phương Pháp Giảng Dạy : Phương pháp thực nghiệm và nêu vấn đề

III. Thiết bị , đồ dùng dạy học :

IV. Tiến Trình Giảng dạy

 

doc 4 trang Người đăng quocviet Lượt xem 1420Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án giảng dạy bộ môn Vật lý 11 - Trường THPT Mạc Đĩnh Chi - Bài 55: Lực lorent", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết : _____	 
Bài 55
LỰC LORENT 
Mục tiêu : 
 + Trình bày được phương của lực Loren, quy tắc xác định chiều của lực Loren công thức xác định độ lớn của lực Loren, công thức xác định độ lớn của lực Loren. 
 + Nắm được nguyên tắc lái tia điện tử ( êlectron) bằng từ trường. 
II. Phương Pháp Giảng Dạy : Phương pháp thực nghiệm và nêu vấn đề 
III. Thiết bị , đồ dùng dạy học : 
IV. Tiến Trình Giảng dạy 
Phân phối thời gian
Phần làm việc của Giáo Viên
Hoạt đông của học sinh
Ghi chú
Nội dung ghi bảng
Tổ chức ,điều khiển
Kiểm tra bài cũ và kiến thức cũ liên quan với bài mới 
(3’)
1) 
Nghiên cứu bài mới
1) THÍ NGHIỆM 
 Nhiều thí nghiệm khác chứng tỏ rằng, chẳng những từ trường tác dụng lực lên electron mà nó cũng tác dụng lên bất kì hạt mang điện nào chuyển động trong nó. 
2) LỰC LORENT 
 Lực mà từ trường tác dụng lên một hạt mang điện chuyển động trong nó gọi là lực Lorent 
a) Phương của lực Lorent 
 Lực Lorent có phương vuông góc với mặt phẳng chứa vectơ vận tốc của hạt mang điện và vectơ cảm ứng từ tại điểm khảo sát. 
b) Chiều của lực Lorent 
 Theo qui tắc bàn tay trái 
“ Đặt bàn tay trái duỗi thẳng để cho các đường cảm ứng từ xuyên vào lòng bàn tay, chiều từ cổ tay đến các ngón tay trùng với chiều vectơ vận tốc của hạt, khi đó ngón tay cái choãi ra chỉ chiều của lực Lorentz nếu hạt mang điện dương và chỉ chiều ngược lại nếu hạt mang điện âm. “
c) Độ lớn 
 f = q.v.B.sina 
Trong đó : 
f : lực Lorentz ( N ).
q : độ lớn điện tích của hạt mang điện ( C ).
B : cảm ứng từ của từ trường mà hạt mang điện 
 chuyển động trong đó ( T ).
v : vận tốc của hạt mang điện ( m / s ).
θ: góc hợp bởi và.
3) ỨNG DỤNG CỦA LỰC LORENT
 Xem SGK trang 258 
1) THÍ NGHIỆM 
GV trình bày tiến hành thí nghiệm như hình vẽ như SGK trang 256 
 Khi cho dòng điện chay qua vòng dây Hem-hôn và qua sợi dây đốt bên trong bình thủy tinh à Trong bình xuất hiện một vòng tròn sáng màu xanh nằm trong mặt phẳng vuông góc với đường sức từ của vòng dây Hemhôn. 
GV : Do tác dụng nhiệt của dây đốt làm xuất hiện electron, electron ion hóa các phân tử khí làm phát quang. 
GV : Từ hiện tượng xuất hiện vòng tròn màu xanh lục, các em cho biết kết luận gì về quỹ đạo chuyển động của các electron ? 
GV : Điều này chứng tỏ từ trường của dây Hemhôn có ảnh hưởng gì với chuyển động của electron ? 
è Kết luận 
2) LỰC LORENT 
GV : Em nào có thể nhắc lại công thức tính lực từ tác dụng lên một đoạn dây dẫn 
GV : Em nào có thể định nghiã dòng điện là gì ?
GV : Do đoạn dây gồm nhiều hạt mang điện mà lực từ tác dụng lên đoạn dây ® Lực từ tác dụng lên các hạt mang điện ® Lực Lorent 
GV : Các em cho biết lực Lorent chỉ tác dụng lên các hạt mang điện như thế nào ? 
GV : các em cần phân biệt lực Lorent với lực từ tác dụng lên một đọan dòng điện (gọi là lực Ampe ) 
a) Phương của lực Lorent 
GV : Trở lại thí nghiệm các em chú ý 3 điểm sau đây : 
 + Vòng dây HemHôn đặt nằm ngang à Các đường sức từ là những đường thẳng đứng 
 + Quỹ đạo electron là quỹ đạo phẳng cói mặt quỹ đạo nằm ngang và vuông góc với từ trường. Chứng tỏ điều gì ? 
GV : + Quỹ đạo của electron là đường tròn 
GV : Do lực Loren là nguyên nhân gây ra lực từ tác dụng lên đọan dòng điện à Chiều lực Lorent như chiều của lực từ. Vậy em cho biết chiều lực Loren được xác định như thế nào ? 
GV : Các em cần chú ý, đối với lực Lorent cần phân biệt chiều của lực từ tác dụng lên hạt mang điện dương và lên hạt mang điện âm. 
3) ỨNG DỤNG CỦA LỰC LORENT
GV Nêu các ứng dụng sau : 
+ Sự láy tia lửa điện trong ống phóng điện tử bằnbg từ trường. 
1) THÍ NGHIỆM 
HS chú ý GV trình bày tiến hành thí nghiệm như hình vẽ như SGK trang 256
HS : Electron không chuyển động thẳng mà chuyển động tròn 
HS : Từ trường tác dụng lực lên các eleletron đang chuyển động 
2) LỰC LORENT 
HS : F = I.B.l.Sina
HS : Dòng điện là dòng chuyển dời có hướng của các hạt mang điện
HS : Lorent chỉ tác dụng lên các hạt mang điện chuyển động trong từ trường. 
HS : Quỹ đạo của electron nằm trong mặt phẳng vuông góc với đường sức từ chứng tỏ phương của lực lorent vuông góc với các đường sức từ 
HS : Quỹ đạo là đường tròn chứng tỏ phương của lực Lorent vuông góc với vectơ vận tốc của electron
HS : Chiều Lực Lorent được xác định như chiều dòng điện, nghĩa là dựa vào quy tắc bàn tay trái 
3) ỨNG DỤNG CỦA LỰC LORENT
Củng cố bài giảng Dặn dò của học sinh
(5’)
Dặn HS trả lời các câu hỏi 1, 2, 3, 4, và 5 trang 258 
HS làm bài tập 1, 2 SGK trang 259 
{{{{{{{{{{ ] {{{{{{{{{{

Tài liệu đính kèm:

  • doc11 GAPB 55 Luc Lorent.doc