Giáo án Địa lý 11 - Trường THCS -THPT Phan Châu Trinh

Giáo án Địa lý 11 - Trường THCS -THPT Phan Châu Trinh

I. MỤC TIÊU BÀI HỌC: Sau bài học, HS cần

1. Kiến thức:

- Biết sự tương phản về trình độ phát triển kinh tế - xã hội của các nhóm nước: phát triển, đang phát triển, nước công nghiệp mới.

- Trình bày được đặc điểm nổi bật của cuộc cách mạng khoa học và công nghệ hiện đại.

- Trình bày được tác động của cuộc cách mạng khoa học và công nghệ hiện đại tới sự phát triển kinh tế: xuất hiện các ngành kinh tế mới, chuyển dịch cơ cấu kinh tế, hình thành nền kinh tế tri thức.

2. Kĩ năng :

- Phân tích các bảng thống kê để rút ra những kiến thức cần thiết.

- Nhận xét sự phân bố các nhóm nước trên thế giới.

*Nâng cao: Giải thích được nguyên nhân của sự tương phản về trình độ phát triển kinh tế - xã hội của các nhóm nước.

3. Thái độ: Xác định trách nhiệm học tập để thích ứng với cuộc cách mạng khoa học kĩ thuật hiện đại

II. CHUẨN BỊ :

- PHƯƠNG PHÁP:- Đàm thoại gợi mở, Thảo luận nhóm, Sử dụng đồ dùng trực quan.

- Đồ dùng: Bản đồ các nước trên thế giới, phiếu học tập. Đọc trước bài, xem thêm bản đồ các nước trên thế giới ở Sgk.

 

doc 110 trang Người đăng hong.qn Lượt xem 1841Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Địa lý 11 - Trường THCS -THPT Phan Châu Trinh", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn:15/07/2016
Ngày dạy: Tuần 2(18-24/7/2016)
Tiết 01 
 A. KHÁI QUÁT NỀN KINH TẾ - XÃ HỘI THẾ GIỚI
Bài 1: SỰ TƯƠNG PHẢN VỀ TRÌNH ĐỘ PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI CỦA CÁC NHÓM NƯỚC. CUỘC CÁCH MẠNG KHOA HỌC CÔNG NGHỆ HIỆN ĐẠI
I. MỤC TIÊU BÀI HỌC: Sau bài học, HS cần 
1. Kiến thức: 
- Biết sự tương phản về trình độ phát triển kinh tế - xã hội của các nhóm nước: phát triển, đang phát triển, nước công nghiệp mới.
- Trình bày được đặc điểm nổi bật của cuộc cách mạng khoa học và công nghệ hiện đại.
- Trình bày được tác động của cuộc cách mạng khoa học và công nghệ hiện đại tới sự phát triển kinh tế: xuất hiện các ngành kinh tế mới, chuyển dịch cơ cấu kinh tế, hình thành nền kinh tế tri thức.
2. Kĩ năng : 
- Phân tích các bảng thống kê để rút ra những kiến thức cần thiết.
- Nhận xét sự phân bố các nhóm nước trên thế giới. 
*Nâng cao: Giải thích được nguyên nhân của sự tương phản về trình độ phát triển kinh tế - xã hội của các nhóm nước.
3. Thái độ: Xác định trách nhiệm học tập để thích ứng với cuộc cách mạng khoa học kĩ thuật hiện đại
II. CHUẨN BỊ :
- PHƯƠNG PHÁP:- Đàm thoại gợi mở, Thảo luận nhóm, Sử dụng đồ dùng trực quan.
- Đồ dùng: Bản đồ các nước trên thế giới, phiếu học tập. Đọc trước bài, xem thêm bản đồ các nước trên thế giới ở Sgk.
III. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP :	
1. Ổn định lớp: Kiểm tra sĩ số, nề nếp
2. Bài mới 
a. Đặt vấn đề: Ở lớp 10 các em đã đựơc học địa lí đại cương tự nhiên và địa lí kinh tế xã hội đại cương. Năm nay các em sẽ được học cụ thể hơn về tự nhiên và kinh tế xã hội của các nhóm nước và các nước. Hôm nay chúng ta sẽ tìm hiểu về các nhóm nước và cuộc cách mạng khoa học và công nghệ hiện đại.
b. Triển khai bài:
Hoạt động 1: Tìm hiểu về sự phân chia thành các nhóm nước trên thế giới (Cả lớp)
Hoạt động của GV và HS
Nội dung kiến thức
*Bước1: GV yêu cầu HS dựa vào Sgk và hiểu biết của bản thân để trả lời các câu hỏi:
 + Hiện nay trên thế giới được phân thành những nhóm nước nào?
 + Các nhóm nước đó có những đặc trưng gì về GDP bình quân đầu người, đầu tư nước ngoài, nợ nước ngoài, chỉ số HDI?
*Bước2: Một HS trình bày, các HS khác bổ sung.
*Bước3: GV yêu cầu HS dựa vào hình 1 SGK để xác định các nước có GDP/người cao và thấp? Các nước đố được xếp vào nhóm nước nào?
*Bước4: HS trả lời, GV nhận xét và kết luận:
I. SỰ PHÂN CHIA THÀNH CÁC NHÓM NƯỚC:
- Hiện nay trên thế giới phân thành hai nhóm nước:
+ Nhóm nước phát triển có GDP/người cao, đầu tư nước ngoài nhiều, chỉ số HDI ở mức cao.
+ Nhóm nước đang phát triển có GDP/người thấp, nợ nước ngoài nhiều, chỉ số HDI ở mức thấp.
- Các nước có GDP/người khác nhau:
+ Các nước có GDP/người cao: Bắc Mĩ, Tây Âu, Nhật Bản, Ôxtrâylia.
+ Các nước có GDP/người thấp: Các nước châu Phi, châu Á, Mĩ Latinh. 
Hoạt động 2: Tìm hiểu sự tương phản trình độ phát triển kinh tế - xã hội của các nhóm nước (Nhóm)
Hoạt động của GV và HS
Nội dung kiến thức
*Bước1: Chia lớp thành 6 nhóm nhỏ. GV giao nhiệm vụ cho từng nhóm cụ thể như sau, thời gian 5-7 phút.
+Nhóm 1,2: Quan sát bảng 1.1 trả lời câu hỏi và nhận xét tỉ trọng GDP/người của hai nhóm nước: Phát triển và đang phát triển
+Nhóm 3,4: Quan sát bảng 1.2, hãy nhận xét cơ cấu GDP phân theo khu vực kinh tế của các nhóm nước.
+Nhóm 5, 6: Làm việc với bảng 1.3 và các kênh chữ trong SGK, nhận xét sự khác biệt về chỉ số HDI và tuổi thọ trung bình giữa nhóm nước phát triển và đang phát triển.
GV phát phiếu học tập.
*Bước2: Đại diện các nhóm lên bảng trình bày, các nhóm khác nhận xét và bổ sung.
*Bước3: GV kết luận các ý đúng của mỗi nhóm đồng thời bổ sung những phần còn thiếu hoặc sửa chữa các phần chưa chính xác:
*Bước4: Chuyển ý: Các em biết gì về nền kinh tế tri thức? Sự ra đời của nền kinh tế tri thức gắn liền với cuộc cách mạng khoa học và công nghệ hiện đại. Cuộc cách mạng khoa học công nghệ hiện đại đã tác động đến nền kinh tế, xã hội thế giới như thế nào? Chúng ta nghiên cứu sang phần III.
II. SỰ TƯƠNG PHẢN VỀ TRÌNH ĐỘ PHÁT TRIỂN KT-XH GIỮA CÁC NHÓM NƯỚC:
Giữa các nước phát triển và các nước đang phát triển có sự chênh lệch lớn về các chỉ số kt-xh:
Tiêu chí
Nhóm nước PT
Nhóm nước đang PT
GDP/ người
Cao và rất cao
aoThaps hơn mức TB của thế giới và thấp hơn nhiều ở các nước PT
Cơ cấu GDP theo khu vực kinh tế
Tỉ trọng khu vực III >70%, khu vực I rất nhỏ.
Tỉ trọng khu vực I còn cao, khu vực III còn thấp <50%.
Tuổi thọ
Cao >75 tuổi
Thấp, nhất là các nước châu Phi
HDI
Cao
Thấp
Hoạt động 3: Tìm hiểu cuộc cánh mạng khoa học và công nghệ hiện đại (Cả lớp)
Hoạt động của GV và HS
Nội dung kiến thức
*Bước1: GV giới thiệu khái quát các cuộc cách mạng khoa học và kĩ thuật trong lịch sử nhân loại.
*Bước2: GV yêu cầu HS dựa vào SGK và hiểu biết để tìm hiểu cuộc cách mạng KH&CN hiện đại theo nội dung bảng sau:
Thời gian diễn ra
Đặc trưng
Tác động
*Bước3: Đại diện HS trình bày, các HS khác bổ sung và lấy ví dụ
*Bước4: GV nhận xét và chuẩn hoá kiến thức:
III. CUỘC CÁCH MẠNG KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ HIỆN ĐẠI
Thời gian diễn ra
Xuất hiện vào cuối thế kỉ XX đầu thế kỉ XXI.
Đặc trưng
Sự xuất hiện và bùng nổ công nghệ cao với 4 trụ cột chính.
Tác động
- Làm xuất hiện nhiều ngành mới có hàm lượng KH-KT cao.
- Chuyển dịch mạnh cơ cấu kinh tế: Giảm tỉ trọng khu vực I, II, tăng tỉ trọng khu vực III.
- Làm xuất hiện nền kinh tế tri thức.
- Đặt thế giới trước nhiều vấn đề toàn cầu.
4. Củng cố:
a. Trình bày những điểm tương phản về trình độ phát triển kinh tế xã hội của nhóm nước phát triển với nhóm nước đang phát triển.
b. Nêu đặc trưng và tác động của cuộc cách mạng khoa học và công nghệ hiện đại đến nền kinh tế xã hội thế giới.
5. Dặn dò, hướng dẫn HS học tập ở nhà
- Làm bài tập số 3 SGK trang 9.
- Đọc bài 2- Xu hường toàn cầu hoá, khu vực hoá kinh tế và trả lời các câu hỏi sau:
1. Toàn cầu hóa là gì? Toàn cầu hóa kinh tế có những biểu hiện nhw thế nào và tạo ra những hệ quả gì?
2. Tìm hiểu một số tổ chức liên kết kinh tế khu vực trên thế giới: EU, ASEAN, APEC, NAFTA, MERCOSUR.
V. BỔ SUNG RÚT KINH NGHIỆM:
--------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
Ngày soạn:25/07/2016
Ngày dạy: Tuần 3 (25/7-31/7/2016)
Tiết 2 
Bài 2: XU HƯỚNG TOÀN CẦU HOÁ, KHU VỰC HOÁ KINH TẾ
I. MỤC TIÊU BÀI HỌC: Sau bài học, HS cần 	
1. Kiến thức: 
- Trình bày được các biểu hiện của toàn cầu hoá khu vực hoá và hệ quả của toàn cầu hoá.
- Biết lí do hình thành tổ chức liên kết kinh tế khu vực và đặc điểm một số tổ chức liên kết kinh tế khu vực.
2. Kĩ năng : 
- Sử dụng bản đồ thế giới để nhận biết lãnh thổ của một số liên kết kinh tế khu vực.
- Phân tích bảng 2 để nhận biết các nước thành viên, quy mô về dân số, GDP của một số tổ chức liên kết kinh tế khu vực
3. Thái độ: Nhận thức được tính tất yếu của toàn cầu hoá. Từ đó xác định trách nhiệm của bản thân trong sự đóng góp vào việc thực hiện các nhiệm vụ kinh tế xã hội tại địa phương.
*Nâng cao: Phân tích được tác động hai mặt của toàn cầu hóa và giải thích được cơ sở hình thành nên các tổ chức liên kết kinh tế khu vực.
II. CHUẨN BỊ: 
- PHƯƠNG PHÁP: Đàm thoại gợi mở, Thảo luận nhóm, Sử dụng đồ dùng trực quan.
- Đồ dùng: Giáo án, Bản đồ các nước trên thế giới, bản đồ một số tổ chức khu vực. Đọc trước bài học, bảng 2 ở SGK.
III. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP :	
1. Ổn định lớp: Kiểm tra sỉ số + Nề nếp
2. Kiểm tra bài cũ :
- Hãy nêu đặc trưng và tác động của cuộc cách mạng khoa học và công nghệ hiện đại đến nền kinh tế xã hội thế giới?
- Chấm vở bài tập.
3. Bài mới :
a. Đặt vấn đề: Toàn cầu hoá và khu vực hoá, là xu hướng tất yếu, dẫn đến sự phụ thuộc lẫn nhau ngày càng tăng giữa các nền kinh tế; đồng thời tạo ra những động lực thúc đẩy sự tăng trưởng và phát triển kinh tế thế giới. Bài học hôm nay chúng ta sẽ tìm hiều những vấn đề đó. 
b. Triển khai bài:
Hoạt động 1: Tìm hiểu về khái niệm, nguyên nhân và biểu hện của xu hướng toàn cầu hóa kinh tế (Cả lớp, Nhóm)
Hoạt động của GV và HS
Nội dung kiến thức
*Bước1: GV yêu cầu Hs dựa vào Sgk và kiến thức đã học để trả lời các câu hỏi: Toàn cầu hoá nền kinh tế là gì? Nguyên nhân nào dẫn đến xu hướng toàn cầu hóa?
*Bước2: Đại diện HS trả lời , GV nhận xét và đi đến kết luận.
*Bước3: GV chia lớp thành 2 nhóm, giao nhiệm vụ cho các nhóm:
- Nhóm 1: Tìm hiểu các biểu hiện của xu hướng toàn cầu hóa kinh tế, liên hệ ở Việt Nam.
- Nhóm 2: Tìm hiểu các hệ quả của xu hướng toàn cầu hóa kinh tế.
*Bước4: Đại diện các nhóm lên trình bày, các nhóm khác bổ sung.
*Bước5: GV bổ sung và chuẩn kiến thức:
I. XU HƯỚNG TOÀN CẦU HÓA KINH TẾ
1. Khái niệm: (Sgk)
2. Nguyên nhân: Tác động của cuộc cách mạng khoa học-công nghệ, nhu cầu phát triển của từng nước, xuất hiện các vấn đề mang tính toàn cầu đòi hỏi hợp tác quốc tế giải quyết.
3. Biểu hiện:
- Thương mại thế giới phát triển mạnh:
 + Tốc độ tăng trưởng thương mại luôn cao hơn tốc độ tăng trưởng kinh tế.
 + Tổ chức WTO có vai trò lớn.
- Đầu tư nước ngoài tăng trưởng nhanh: Từ 1990 đến 2004 tăng hơn 5 lần.
- Thị trường tài chính quốc tế mở rộng: Mạng lưới liên kết tài chính toàn cầu, các tổ chức tài chính quốc tế có vai trò lớn.
- Các công ty xuyên quốc gia có vai trò ngày càng lớn: Các công ty có tiềm lực lớn chi phối nhiều ngành kinh tế quan trọng.
4. Hệ quả của toàn cầu hoá
a. Tích cực: 
- Thúc đẩy sản xuất phát triển và tăng trưởng kinh tế toàn cầu.
- Đẩy nhanh đầu tư và khai thác triệt để khoa học công nghệ.
- Tăng cường sự hợp tác giữa các nước.
b. Tiêu cực: Làm gia tăng nhanh chóng khoảng cách giàu nghèo trong từng quốc gia và giữa các nước.
Hoạt động 2: Tìm hiểu xu hướng khu vực hoá kinh tế (Cả lớp)
Hoạt động của GV và HS
Nội dung kiến thức
*Bước1: GV yêu cầu HS trả lời các câu hỏi:
- Nguyên nhân hình thành tổ chức liên kết kinh tế khu vực?
- Hãy kể tên và xác định trên bản đồ các tổ chức kinh tế lớn và một số tổ chức liên kết tiểu vùng?
*Bước2: HS trả lời, GV kết luận.
*Bước3: GV yêu cầu HS dựa vào bảng 2 ở SGK để tìm hiểu về một số tổ chức liên kết kinh tế khu vực, sau đó cho HS trả lời tiếp các câu hỏi:
- Khu vực hoá có những mặt tích cực nào? Đặt ra những thách thức gì cho mỗi quốc gia?
- Liên hệ Việt Nam trong mối quan hệ kinh tế với các nước ASEAN hiện nay?
*Bước4: HS trình bày, GV nhận xét, chuẩn kiến thức và lấy ví dụ liên hệ ở nước ta.
II. XU HƯỚNG KHU VỰC HÓA KINH TẾ
1.Các tổ chức liên kết kinh tế khu vực:
a. Nguyên nhân hình thành: 
 Do sự phát triển không đều và sức ép cạnh tranh trong khu vực và trên thế giới nên các quốc gia có những nét tương đồng về địa lí, văn hóa hoặc có chung mục tiêu, lợi ích đã liên kết lại với nhau.
b. Một số tổ chức liên kết kinh tế khu vực: 
- Các tổ chức lớn: NAFTA, EU, ASEAN, APEC, MERCOSUR.
- Các tổ chức liên kết tiểu vùng: ... c do vị trí địa lí, điều kiện tự nhiên và dân cư, xã hội tạo nên cho Ô-xtrây-li-a.
-Nhận xét và giải thích được đặc điểm phát triển kinh tế của Ô-xtrây-li-a. 
2. Kĩ năng:
- Phân tích được bản đồ kinh tế, sơ đồ trang trại chăn nuôi có trong bài học 
3. Thái độ: 
II. PHƯƠNG PHÁP:
 Đàm thoại gợi mở + Nêu vấn đề 
III. CHUẨN BỊ CỦA GV, HS:
1. Chuẩn bị của GV: 
- Bản đồ địa lí tự nhiên châu Đại Dương. 
- Bản đồ kinh tế chung Ô-xtrây-li-a.
2. Chuẩn bị của HS: 
- Đọc trước bài.
- Tìm hiểu một số tranh ảnh về tự nhiên, dân cư, kinh tế Ô-xtrây-li-a.
*Nâng cao: Giải thích được vì sao Ô-xtrây-li-a nằm giữa đại dương nhưng phần lớn lãnh thổ có cảnh quan khô hạn và có nhiều loài sinh vật đặc hữu.
IV. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP:	
1. Ổn định: Kiểm tra sỉ số lớp.
Lớp
11A5
11A7
Sỉ số
Nề nếp
2. Kiểm tra bài cũ: Kiểm tra vở thực hành của một số HS.
3. Bài mới:
a. Đặt vấn đề: Ở cấp 2 các em đã học về châu Đại Dương và Ô-xtrây-li-a. Ai còn nhớ Ô-xtrây-li-a có những đặc trưng nào về tự nhiên, dân cư, kinh tế.Tại sao Ô-xtrây-li-a lại có những đặc trưng đó, trong bài học hôm nay sẽ giúp các em có thêm nhiều hiểu biết về Ô-xtrây-li-a.
b. Triển khai bài:
Hoạt động 1: Hướng dẫn tìm hiểu vị trí địa lí và đặc điểm tự nhiên của Ô-xtrây-li-a 
Hoạt động của GV 
Nội dung kiến thức
GV treo bản đồ châu Đại Dương và giới thiệu khái quát về đất nước Ô-xtrây-li-a.
 Tiếp đó GV hướng dẫn HS dựa vào bản đồ các nước trên thế giới và nội dung SGK để trả lời các câu hỏi sau:
- Ô-xtrây-li-a có vị trí địa lí và lãnh thổ như thế nào? 
- Trình bày đặc điểm cơ bản về tự nhiên Ô-xtrây-li-a? (Địa hình, khí hậu, cảnh quan, khoáng sản)
- Đặc điểm tự nhiên có những thuận lợi và khó khăn gì đối với sự phát triển kinh tế?
 * Diện tích: 7,74 triệu km2
 * Dân số: 20,4 triệu người (2005)
 * Thủ đô: Can-be-ra
I. TỰ NHIÊN, DÂN CƯ VÀ XÃ HỘI
1. Vị trí địa lí và điều kiện tự nhiên:
* Vị trí địa lí:
- Chiếm cả một lục địa ở Nam bán cầu, nằm giữa TBD và ÂĐD.
- Diện tích rộng lớn (thứ 6 trên TG).
* Đặc điểm tự nhiên:
- Địa hình: Từ Đông sang Tây chia làm ba khu vực.
- Khí hậu: Phân hoá sâu sắc, phần lớn lãnh thổ có khí hậu khô hạn.
- Cảnh quan: Đa dạng, có nhiều động vật độc đáo (Căng gu ru, thú mỏ vịt)
- Giàu khoáng sản: Than, sắt, kim cương, dầu khí, chì...
- Biển rộng giàu tài nguyên.
=> Thiên nhiên đa dạng thuận lợi cho việc phát triển kinh tế đa ngành. Diện tích hoang mạc rộng lớn, khô hạn.
Hoạt động 2: Hướng dẫn tìm hiểu những đặc điểm về dân cư và xã hội của Ô-xtrây-li-a 
Hoạt động của GV 
Nội dung kiến thức
: GV hướng dẫn HS dựa vào kiến thức SGK trang 113 và những hiểu biết của mình hãy trả lời các câu hỏi sau:
- Dân cư và xã hội Ô-xtrây-li-a có những đặc điểm gì nổi bật? 
- Điều đó ảnh hưởng như thế nào đến việc phát triển kinh tế?
2. Dân cư và xã hội:
* Dân cư:
- Quốc gia đa dạng về dân tộc, tôn giáo.
- Dân cư phân bố không đồng đều: Tập trung đông đúc ven biển phía Đông, Đông Nam, Tây Nam.
- Gia tăng tự nhiên thấp, chủ yếu do nhập cư.
- Tỉ lệ dân thành thị cao 85%.
- Lao động có trình độ cao, tỉ lệ thất nghiệp thấp.
* Xã hội:
- Nguồn nhân lực có chất lượng cao là quốc gia tiên tiến về KHKT.
- Đầu tư lớn cho KH, GD.
- Mức sống cao.
4. Dặn dò và hướng dẫn HS học tập ở nhà:
- Trả lời câu hỏi 1,2,3 SGK.
- Chuẩn bị bài thực hành: Tìm hiểu về dân cư Ô-xtrây-li-a.
V. BỔ SUNG RÚT KINH NGHIỆM:
Ngày soạn: 05/04/2017
Ngày dạy: Tuần 38,39,40(10/4-23/04/2017)
Tiết 37,38,39
 ÔN TẬP HỌC KỲ II
I. MỤC TIÊU BÀI HỌC: Sau bài học, HS cần 
1. Kiến thức: 
- Những kiến thức cơ bản nhất về vấn đề phát triển KT-XH của thế giới, khu vực. 
- Đặc điểm về vị trí, tự nhiên, dân cư, xã hội và kinh tế của một số quốc gia.
2. Kĩ năng : 
- Kĩ năng hệ thống hoá kiến thức đã học, xây dựng đề cương ôn tập.
- Kĩ năng học tập dựa trên cơ sở bản đồ và các kênh hình, bảng số liệu đã có.
3. Thái độ: HS có thái độ đúng đắn trong học tập bộ môn.
II. PHƯƠNG PHÁP: Đàm thoại gợi mở + Nêu vấn đề + Thảo luận.
III. CHUẨN BỊ CỦA GV, HS
1. Chuẩn bị của GV: GV chuẩn bị nội dung ôn tập, các phương tiện trực quan có liên quan đến nội dung bài học
2. Chuẩn bị của HS: HS tự hệ thống hóa và ôn tập những phần kiến thức đã học
IV. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP 	
1. Ổn định: Kiểm tra sỉ số và nề nếp lớp học
2. Tiến hành ôn tập:
GV nêu mục đích và yêu cầu của tiết ôn tập. Sau đó yêu cầu HS hệ thống lại những nội dung kiến thức đã được học từ bài 8 đến bài 12.
 HS hệ thống hóa lại nội dung các bài học. GV cần hướng dẫn cho HS những nội dung trọng tâm của từng bài, từng phần.
* Nội dung ôn tập:
I. LÝ THUYẾT:
Bài 8: Liên Bang Nga
- Tiết 2: Kinh tế
Bài 9: Nhật Bản
- Tự nhiên, dân cư và các ngành kinh tế
Bài 10: Cộng hoà nhân dân Trung Hoa
- Tiết 2:+ Đặc điểm các ngành kinh tế Trung Quốc
	+ Giải thích sự khác biệt trong phân bố nông nghiệp giữa miền Đông và miền Tây?
Bài 11: Khu vực Đông Nam Á
- Tiết 1: 	+ Trình bày vị trí địa lí và ý nghĩa của vị trí địa lí đối với phát triển kinh tế xã hội của Đông Nam Á?
	+ Trình bày đặc điểm tự nhiên của Đông Nam Á? Đánh giá?
	+ Trình bày đặc điểm dân cư và xã hội Đông Nam Á? Ảnh hưởng của dân cư và xã hội đối với phát triển kinh tế của khu vực?
- Tiết 2:	+ Trình bày đặc điểm phát triển ngành nông nghiệp ở Đông Nam Á?
	+ Phân tích những thuận lợi và khó khăn về điều kiện tự nhiên trong phát triển nông nghiệp của khu vực Đông Nam Á?
- Tiết 3:	+ Trong quá trình hoạt động, ASEAN đã đạt được những thành tựu và gặp những khó khăn gì?
	+ Việt Nam đã đạt được những thành tựu và gặp những khó khăn gì trong quá trình hội nhập ASEAN?
Bài 12: Ô-xtrây-li-a
- Tiết 2:	+ Đặc điểm dân cư Ô-xtrây-li-a
II. THỰC HÀNH:
- Vẽ biểu đồ: miền, cột ghép
- Khả năng nhận xét biểu đồ
 Ngày soạn: 22/02/2017
Ngày dạy: Tuần 41(01-07/05/ 2017)
Tiết 40 
KIỂM TRA HỌC KỲ II
XÂY DỰNG MA TRẬN – ĐỀ KIỂM TRA& ĐÁP ÁN MÔN ĐỊA HỌC KÌ II LỚP 11
1. Xác định mục tiêu kiểm tra: Kiểm tra mức độ nắm vững kiến thức, kĩ năng của HS sau khi học xong các chủ đề: Liên bang Nga(LBNga), Nhật Bản, Trung Quốc, khu vực Đông Nam Á, Ôxtrâylia. 
a.Về kiến thức:
-Phát hiện sự phân hóa về trình độ học lực của học sinh trong quá trình dạy học để đặt ra các biện pháp dạy học phân hóa cho phù hợp.
-Giúp cho HS biết được khả năng học tập của mình so với khả năng đề ra 
b.Về kĩ năng: Kiểm tra khả năng vận dụng kiến thức, kĩ năng của HS vào các tình huống cụ thể.
c.Về thái độ: Thu thập thụng tin phản hồi để điều chỉnh quá trình dạy học và quản lí giáo dục
2.Xác định hình thức kiểm tra: Hình thức kiểm tra tự luận
3. Xây dựng ma trận đề kiểm tra
Ở đề kiểm tra học kì II , Địa lớp 11, chương trình chuẩn các chủ đề và nội dung kiểm tra với số tiết là: 14 tiết (bằng 100%),phân phối cho các chủ đề và nội dung như sau:LBNga: 2 tiết (14,3 %); Nhật Bản: 3 tiết (25 %); Trung Quốc: 3 tiết (21,4 %),khu vực Đông Nam Á: 4 tiết (28,6%), Trên cơ sở phân phối số tiết như trên, kết hợp với việc xác định chuẩn quan trọng và số tiết chưa kiểm tra ta xây dựng ma trận đề kiểm tra như sau:
Chủ đề (nội dung)/mức độ nhận thức
Nhận biết
Thông hiểu
Vận Dụng
LBNga
Trình bày được đặc điểm các vùng kinh tế của LBNga
Số câu : 1 câu
20% TSĐ= 2,0 Đ
100% TSĐ =2,0 Đ
Nhật Bản
Trình bày được sự phát triển của nền kinh tế Nhật Bản.
Số câu: 1 câu
25% TSĐ = 2,5 Đ
100% TSĐ =2,5 Đ
Trung Quốc
Giải thích được sự phân bố một số ngành kinh tế của Trung Quốc
Số câu: 1 câu
25% TSĐ = 2,5 Đ
100% TSĐ =2,5 Đ
Khu vực Đông Nam Á
Vẽ được biểu đồ và nhận xét 
Số câu: 1 câu
30% TSĐ = 3,0 Đ
100% TSĐ =3,0 Đ
Tổng số điểm 10
Tổng số câu 04
= 100 %
2 câu 
4,5 điểm
45 % TSĐ
1 câu 
2,5 điểm
25 %TSĐ
1 câu
3,0 điểm 
30% TSĐ
4.Viết đề kiểm tra từ ma trận:
 ĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ II( Thời gian 45 phút)
Câu I: (2,5 điểm)
Cho bản đồ sau: 
Bản đồ các trung tâm công nghiệp chính của Trung Quốc
Hãy nhận xét và giải thích nguyên nhân về sự phân bố của công nghiệp Trung Quốc ?
Câu II:(2,0 điểm)
 Trình bày đặc điểm nổi bật hai vùng kinh tế Trung ương và vùng Viễn Đông của Liên bang Nga. 
Câu III: (2,5 điểm)
Hãy trình bày tình hình phát triển kinh tế Nhật Bản giai đoạn 1950 – 2005 và nguyên nhân của sự phát triển đó ?
Câu IV: (3,0 điểm)Cho bảng số liệu sau: 
DÂN SỐ CỦA MỘT SỐ QUỐC GIA KHU VỰC ĐÔNG NAM Á, NĂM 2007 
 (Đơn vị: Triệu người)
Quốc gia
Ma-lai-xi-a
Mi-an-ma
Phi-lip-pin
Thái Lan
Việt Nam
Dân số
27,7
49,2
90,5
66,1
86,2
a.Hãy vẽ biểu đồ hình cột thể hiện dân số của một số quốc gia khu vực Đông Nam Á – Năm 2007
b.Nhận xét. 
 . Hết 
5. Hướng dẫn chấm và thang điểm
CÂU
NỘI DUNG
ĐIỂM
1
- Sự phân bố các trung tâm công nghiệp:
- Các trung tâm công nghiệp của Trung Quốc tập trung chủ yếu ở miền Đông, đặc biệt là vùng duyên hải và đang có xu hướng mở rộng sang phía Tây
- Nguyên nhân:
+ Địa hình khu vực miền Đông bằng phẳng hơn, khí hậu, nguồn nước thuận lợi hơn miền Tây
+ Miền Đông giàu tài nguyên thiên nhiên, giàu nguồn nguyên nhiên liệu.. hơn miền Tây
+ Nguồn lao động dồi dào, cơ sở hạ tầng phát triển hơn miền Tây
+ Công nghiệp nông thôn được quan tâm đầu tư.
1.0
0.5
0.5
0.25
0.25
2
Đặc điểm nổi bật của vùng kinh tế Liên Bang Nga
- Vùng Trung ương: Là vùng kinh tế lâu đời, phát triển nhất. Tập trung nhiều ngành công nghiệp. Sản lượng lương thực, thực phẩm lớn. Mát-xco-va là trung tâm kinh tế, chính trị, khoa học, du lịch của vùng và cả nước.
- Vùng Viễn Đông: Giàu tài nguyên. Phát triển công nghiệp khai thác khoáng sản, khai thác gỗ, đóng tàu, cơ khí, đánh bắt và chế biến hải sản. Ddaaya là vùng kinh tế sẽ phát triển để hội nhập vào khu vực Châu Á Thái Bình Dương
1.0
1.0
3
Quá trình phát triển kinh tế của Nhật Bản và nguyên nhân 
a. Tình hình:
- Kinh tế của Nhật Bản đã trải qua các giai đoạn phát triển thăng trầm khác nhau:
+Giai đoạn 1945 – 1950: Giai đoạn này, nền kinh tế của Nhật Bản bị suy sụp nghiêm trọng sau chiến tranh
+Giai đoạn 1950 – 1973: 
- Nhanh chóng khôi phục nền kinh tế suy sụp nghiêm trọng sau chiến tranh và phát triển kinh tế cao độ
 - Tốc độ tăng trưởng kinh tế cao
b. Nguyên nhân:
 - Chú trọng hiện đại hóa công nghệ, tăng vốn
 - Tập trung phát triển các ngành then chốt, có trọng điểm theo từng giai đoạn
 - Duy trì cơ cấu nền kinh tế 2 tầng
+ Giai đoạn 1973 – 2005:
 - Năm 1973 -1974 và 1979 – 1980, tốc độ tăng trưởng chậm lại do khủng hoảng năng lượng
 - Từ 1980 đến 1990: Tốc độ tăng khá do điều chỉnh chiến lược phát triển kinh tế
 - Từ 1990 đến 2005: Tốc độ chậm lại
0.25
0.25
0.25
0.25
0.25
0,25
0,25
0,25
0,25
0,25
4
 a. Vẽ biểu đồ:Vẽ biểu đồ hình cột với trục tung thể hiện dân số, trục hoành thể quốc gia; Lưu ý khoảng cách giữa các cột phải bằng nhau; Phải ghi đầy đủ số liệu trên đỉnh cột, có tên biểu đồ; Đảm bảo tính thẩm mĩ và khoa học; Thiếu hoặc sai mỗi ý trừ 0,25 điểm
b. Nhận xét:
Nhìn chung dân số của các quốc gia Đông Nam Á không đồng đều
+ Quốc gia có số dân đông nhất là Phi-líp-pin (90,5 Triệu người)
+ Quốc gia có số dân ít nhất là Ma-lai-xi-a (27,7 Triệu người)
+ Chênh lệch về số dân giữa quốc gia là 62,8 Triệu người
1.5
0.5
0.5
0.25
0.25
6. Rút kinh nghiệm:

Tài liệu đính kèm:

  • docGiao_an_tong_hop.doc