Giáo án Đây thôn Vĩ Dạ - Khoa ngữ văn Tiết 85 ( Chương trình lớp 11 chuẩn )

Giáo án Đây thôn Vĩ Dạ - Khoa ngữ văn Tiết 85 ( Chương trình lớp 11 chuẩn )

Giáo án Đây thôn Vĩ Dạ - khoa ngữ văn

Tiết 85 ( Chương trình lớp 11 chuẩn )

Đọc văn:

ĐÂY THÔN VĨ DẠ

Hàn Mặc Tử

A. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT

Giúp học sinh:

 Về kiến thức:

- Về Nắm được những nét cơ bản trong đời tư và đời thơ Hàn Mặc Tử.

- Cảm nhận được những nét đặc sắc của bài thơ: bài thơ là bức tranh phong cảnh và cũng là tâm cảnh, thể hiện nỗi buồn cô đơn của nhà thơ trong một mối tình xa xăm, vô vọng. Hơn thế, đó còn là tấm lòng thiết tha của nhà thơ với thiên nhiên, cuộc sống và con người.

 - Nhận biết được sự vận động của tứ thơ, của tâm trạng chủ thể trữ tình và bút pháp tài hoa, độc đáo của Hàn Mặc Tử.

 

doc 8 trang Người đăng minh_thuy Lượt xem 1647Lượt tải 2 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Đây thôn Vĩ Dạ - Khoa ngữ văn Tiết 85 ( Chương trình lớp 11 chuẩn )", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Giáo án Đây thôn Vĩ Dạ - khoa ngữ văn
Tiết 85 ( Chương trình lớp 11 chuẩn ) 
Đọc văn: 
ĐÂY THÔN VĨ DẠ
Hàn Mặc Tử
A. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT
Giúp học sinh:
 Về kiến thức:
- Về Nắm được những nét cơ bản trong đời tư và đời thơ Hàn Mặc Tử.
- Cảm nhận được những nét đặc sắc của bài thơ: bài thơ là bức tranh phong cảnh và cũng là tâm cảnh, thể hiện nỗi buồn cô đơn của nhà thơ trong một mối tình xa xăm, vô vọng. Hơn thế, đó còn là tấm lòng thiết tha của nhà thơ với thiên nhiên, cuộc sống và con người.
 	 - Nhận biết được sự vận động của tứ thơ, của tâm trạng chủ thể trữ tình và bút pháp tài hoa, độc đáo của Hàn Mặc Tử. 
 Về kĩ năng:
	- Tiếp tục rèn luyện kĩ năng đọc và cảm thụ thơ trữ tình 
 Về thái độ, tình cảm:
	- Từng bước hình thành lòng yêu mến và trân trọng tài năng thơ ca của Hàn Mặc Tử - một nhân cách vượt lên nỗi đau của bệnh tật để không ngừng sáng tạo.
B. PHƯƠNG TIỆN THỰC HIỆN
SGK, SGV, thiết kế bài học, dụng cụ trực quan
C. PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC
Kết hợp các phương pháp : đọc-hiểu, phát vấn, thảo luận nhóm
D. TIẾN TRÌNH THỰC HIỆN
1. Kiểm tra bài cũ: dùng hình thức trò chơi ô chữ
STT
Nội dung câu hỏi
Trả lời
1
- Gồm có 7 chữ cái
- Đây là bài thơ tiêu biểu của Xuân Diệu trước Cách Mạng, nằm trong tập “Thơ thơ”(1938)
Vội vàng
2
- Gồm có 9 chữ cái
- Đây là tập thơ nối tiếng của Huy Cận trước CMT8 - 1945
Lửa thiêng
3
- Gồm có 6 chữ cái
- Điền từ còn thiểu vào chỗ trống:
“Lòng quê vời con nước
Không khói hoàng hôn cũng nhớ nhà” (Tràng Giang)
Dợn dợn
4
- Gồm có 11 chữ cái
- Hai câu cuối của bài thơ Tràng giang mượn tứ thơ của bài thơ Đường nào
Hoàng hạc lâu
Cho HS tìm ô hàng dọc, với những chữ cái in đậm : Vĩ Dạ
2. Nội dung bài mới
Lời vào bài: 
Tiết trước các em đã được học về một tác gia lớn của nền văn học Việt Nam hiện đại là Xuân Diệu. Nếu Xuân Diệu góp vào Thơ mới một tiếng thơ rạo rực, cháy bỏng yêu đương thì Hàn Mặc Tử lại mở ra một thế giới lung linh, kỳ ảo với những cung tình u uẩn. Tuy cuộc nhân duyên giữa thi sĩ tào hoa này với Thơ mới chỉ vỏn vẹn 9 năm nhưng cũng đủ để hồn thơ ấy thăng hoa thành một ngôi sao sáng trên thi đàn dân tộc. Tiết học hôm nay, cô trò chúng ta sẽ cùng nhau khám phá thế giới thơ của Hàn Mặc Tử qua bài Đây thôn Vĩ Dạ .
Hoạt động của GV và HS
Nội dung cần đạt
Hoạt động 1: Hướng dẫn học sinh đọc – hiểu phần tiểu dẫn SGK.
Thao tác1: Tìm hiểu về tác giả.
HS đọc đoạn 1 phần tiểu dẫn SGK và trả lời câu hỏi:
- Trình bày những nét chính về cuộc đời Hàn Mặc Tử ? 
- Những biến cố trong cuộc đời ảnh hưởng như thế nào đến hồn thơ của ông?
GV nhận xét, bổ sung
HS đọc đoạn 2, 3 phần tiểu dẫn SGK và trả lời câu hỏi:
- Em hãy trình bày những nét cơ bản về đời thơ Hàn Mặc Tử?
GV nhấn mạnh về tập Thơ Điên.
Thao tác 2: Tìm hiểu những nét khái quát về bài thơ.
GV hướng dẫn HS đọc đoạn cuối phần tiểu dẫn SGK và trả lời câu hỏi:
- Trình bày xuất xứ của bài thơ?
- Hoàn cảnh ra đời bài thơ có gì đặc biệt?
GV nhận xét bổ sung.
GV yêu cầu HS đọc bài thơ. GV nhận xét và đọc mẫu.
HS trả lời câu hỏi:
- Em hãy xác định bố cục của bài thơ?
Hoạt động 2: GV hướng dẫn HS đọc – hiểu văn bản.
Thao tác 1: Đọc – hiểu khổ thơ đầu.
GV yêu cầu HS đọc khổ 1 và trả lời câu hỏi:
- Cảm nhận của em về câu thơ mở đầu?
GV bổ sung, nhấn mạnh
- Ấn tượng về cảnh sắc thôn Vĩ qua hoài niệm của Hàn Mặc Tử được thể hiện bằng những hình ảnh thiên nhiên nào? Những hình ảnh ấy có gì đặc biệt?
 Nắng 
- So sánh hình ảnh “nắng hàng cau” trong Đây thôn Vĩ Dạ với hình ảnh “ nắng ửng”, “ nắng chang chang” trong Mùa xuân chín ?
 Vườn
- Đại từ phiếm định “ai” được đặt sau “vườn” gợi cho em cảm giác gì?
- “mướt” khác với “mượt” ở điểm nào?
- So với hình ảnh “Đổ trời xanh ngọc qua muôn lá” của Xuân Diệu thì cách viết “vườn ai mướt quá xanh như ngọc” của Hàn Mặc Tử có gì khác?
GV nêu câu hỏi thảo luận và phát phiếu trả lời cho từng tổ.
- Em hiểu như thế nào về hình ảnh “mặt chữ điền” trong câu thơ “ Lá trúc che ngang mặt chữ điền”?
GV tổng kết, đánh giá và định hướng cách hiểu cho HS
- Theo em, Hàn Mặc Tử đã gửi gắm tâm sự gì qua khổ 1?
Gv hướng dẫn HS khái quát những đặc sắc về nội dung và nghệ thuật ở khổ 1.
I. Tìm hiểu chung
1. Tác giả
a. Cuộc đời
- Hàn Mặc Tử (1912 - 1940), tên thật là Nguyễn Trọng Trí
- Quê quán: làng Lệ Mĩ, huyện Phong Lộc, nay thuộc TP. Đồng Hới (Quảng Bình), xuất thân trong một gia đình công giáo nghèo.
- Ông có một số phận đau thương và bất hạnh đến nghiệt ngã.
+ Cha mất sớm, ông ở với mẹ tại Quy Nhơn.
+Năm 24 tuổi, ông mắc bệnh phong. Ông về hẳn Quy Nhơn để chữa trị.
+ Ông mất khi tuổi đời còn rất trẻ(28 tuổi)
 Những nghiệt ngã của số phận đã ảnh hưởng rất lớn đến hồn thơ của ông.
b. Sự nghiệp sáng tác
- Ông làm thơ từ năm 14, 15 tuổi với các bút danh: Minh Duệ Thị, Phong Trần, Lệ Thanh, Hàn Mặc Tử.
- Ban đầu, Hà Mặc tử sáng tác theo khuynh hướng thơ cổ điển Đường luật, sau chuyển sang sáng tác theo khuynh hướng Thơ mới lãng mạn. 
- Tác phẩm chính : Gái quê (1936); Thơ Điên (Đau thương) (1938) ; Xuân như ý, Thượng thanh khí, Cẩm châu duyên (1939); Duyên kì ngộ (kịch thơ 1939); Quần tiên hội (kịch thơ 1940) ; Chơi giữa mùa trăng (thơ văn xuôi 1940). 
- Điểm nhấn của thơ hàn Mặc Tử là tập Thơ Điên – một thế giới nghệ thuật kì dị. Ở đó có sự đan xen, biến hóa của nhiều hình ảnh phức tạp, bí hiểm. Tuy nhiên đằng sau thế giới hình ảnh đó là một tâm hồn tràn ngập tình yêu đời, chan chứa khát khao sống. Đây chính là căn cốt lành mạnh trong hồn thơ Hàn Mặc Tử.
2. Tác phẩm
a. Hoàn cảnh sáng tác
- Bài thơ được sáng tác năm 1938, in trong tập “Thơ điên”, phần “Hương thơm”.
- Ban đầu bài thơ có tên : Ở đây thôn Vĩ Dạ, về sau đổi lại thành Đây thôn Vĩ Dạ.
- Theo một số tài liệu, bài thơ được gợi cảm hứng từ mối tình của Hàn Mặc Tử với một cô gái ở thôn Vĩ Dạ - một thôn nhỏ nằm bên bờ sông Hương thơ mộng.
=> Qua đó, ta thấy bài thơ là những dòng kí ức, là nỗi nhớ khôn nguôi về một miền đất xa vời.
b. Bố cục
Bài thơ gồm 3 phần tương ứng với 3 khổ thơ:
Phần 1: Cảnh nhà vườn xứ Huế vào buối sáng và cảm xúc say đắm, mãnh liệt của nhà thơ đối với thiên nhiên và con người.
Phần 2: Cảnh sông nước đêm trăng và tâm trạng ngóng trông đầy khắc khoải của nhà thơ
Phần 3: Hình bóng con người cùng những hoài nghi, mơ tưởng trong tâm trạng của thi nhân.
II. Đọc – hiểu văn bản
1. Phân tích khổ 1
- Bài thơ mở đầu bằng một câu hỏi tu từ mang nhiều sắc thái biểu cảm : “ Sao anh không về chơi thôn Vĩ?”
- Có thể đó vừa như lời hỏi han, hờn trách, vừa như lời nhắc nhở nhẹ nhàng của một người thôn Vĩ.
- Cũng có thể đó là lời tự vấ của tác giẩ: thể hiện sự băn khoăn, day dứt trong tâm trạng của thi nhân.
=> Câu hỏi thể hiện một ước ao được trở về thôn Vĩ trong sự mặc cảm và bất lực. Câu thơ còn được xem như một lời mở đầu, một cái cớ để nhà thơ có thể đưa hồn mình về với thôn Vĩ một cách thật tự nhiên.
- Sau câu hỏi mở đầu là những ấn tượng về cảnh vật thôn Vĩ  trong hoài niệm:
* Cảnh vật thôn Vĩ:
+ Nắng hàng cau nắng mới lên: vẻ đẹp tinh khôi, thanh khiết; giản dị mà giàu sức gợi.
+ Cách sắp xếp từ ngữ trong câu thơ cũng rất đặc biệt là theo hướng tăng cấp: nắng – hàng cau – nắng
=> nắng tràn ngập, hàng cau tắm mình trong biển nắng mai.
- vườn ai: gợi cảm giác mơ hồ, bất định gây ấn tượng về một vẻ đẹp bí ẩn không thể chiếm lĩnh, không thể sở hữu.
- mướt quá vừa là một sự cực tả cái vẻ mượt mà, non tơ, óng chuốt, mởn mởn xanh tươi 
=> vừa thể hiện giọng điệu trữ tình mê đắm, say sưa. - xanh như ngọc là một hình ảnh so sánh rất tự nhiên, giản dị 
=> gợi một vẻ đẹp trong sáng thanh thoát và sang trọng. Hình ảnh so sánh này còn gợi lên vẻ đẹp tốt tươi, màu mỡ và trù phú của làng quê này.
- Hình ảnh mặt chữ điền có nhiều cảnh hiểu:
+ Mặt một người con gái
+ Mặt một người con trai, có thể là chính tác giả
+ Khuôn mặt của người xứ Huế nói chung.
+Bức bình phong trước cửa ngôi nhà ở xứ Huế
+ Theo GS. Nguyễn Đăng Mạnh thì nên hiểu hình ảnh mặt chữ điền theo ý nghĩa cách điệu hóa
=> nhà thơ muốn diễn tả một vẻ đẹp hài hòa giữa sự thanh tú, mềm mại ( lá trúc) và sự vuông vức, đầy đặn (mặt chữ điền) 
=> thể hiện mối quan hệ người - cảnh , gợi vẻ đẹp kín đáo, e ấp.
- Cảnh vật trong khổ thơ đầu toát lên vẻ đẹp tinh khôi, thanh khiết, trong sáng và e ấp nhưng cũng có vẻ hờ hững, xa xôi điều đó càng làm tăng thêm nỗi ước ao và niềm đắm say mãnh liệt được trở về với những kỉ niệm đã qua ở mảnh đất này.
- Về nội dung: khắc họa một bức tranh thôn Vĩ hài hòa, tươi sáng, khỏe khắn và thơ mộng của cảnh sắc thiên nhiên và nét e ấp, duyên dáng, đáng yêu của con người. Qua đó thể hiện cảm xúc đắm say trong hoài niệm của thi nhân về chốn cũ.
- Về nghệ thuật: Sử dụng ngôn ngữ trong sáng, giản dị, câu hỏi tu từ độc đáo, biện pháp so sánh lý tưởng hóa khiến khổ thơ dễ đi vào lòng người với nhiều tầng bậc ý nghĩa.
 3. Củng cố : 
GV phát phiếu cho HS làm bài tập trắc nghiệm
- Câu 1: Bài thơ Đây thôn Vĩ Dạ được sáng tác vào năm nào?
A. 1936
B. 1938
C. 1939
- Câu 2 : Hàn Mặc Tử sống những năm cuối đời ở đâu?
A. Quy Nhơn
B. Huế
C. Quảng Bình
- Câu 3 : Hình ảnh so sánh “xanh như ngọc” gợi lên vẻ đẹp gì?
A. trù phú, tốt tươi
B. thanh thoát, sang trọng
C. Cả hai ý trên
- Câu 4: Một trong nhưng nỗi niềm mà thi nhân gửi gắm qua khổ 1 là gì?
A. nỗi nhớ người yêu da diết
B. khát khao được trở về, tắm mình trong vẻ đẹp của thôn Vĩ
C. thể hiện tâm trạng tiếc nuối những gì đã qua
- Câu 5: Bài thơ Đây thôn Vĩ Dạ đã được nhạc sĩ nào phổ nhạc?
A. Phạm Tuyên
B. Dương Thụ
C. Hoàng Thanh Tâm
4. Dặn dò
GV hướng dẫn HS soạn bài mới ở nhà và học bài cũ trước khi đến lớp.

Tài liệu đính kèm:

  • docDAY THON VI DA.doc