Giáo án dạy thêm Ngữ văn 11: Ôn tập Xuất dương lưu biệt - Phan Bội Châu

Giáo án dạy thêm Ngữ văn 11: Ôn tập Xuất dương lưu biệt - Phan Bội Châu

Ôn Tập

XUẤT DƯƠNG LƯU BIỆT

 Phan Bội Châu

A-Mục tiêu bài dạy:

 Giúp HS :

- Củng cố nâng cao những kiến thức đã học về bài thơ “ Xuất dương lưu biệt” của Phan Bội Châu

- Tích hợp với thao tác phân tích đề, lập dàn ý cho bài văn nghị luận

B- Chuẩn bị

 - Sgk,Sgv Ngữ văn 11. Tài liệu tham khảo

 - Thiết kế bài giảng

 

doc 5 trang Người đăng minh_thuy Lượt xem 5706Lượt tải 3 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án dạy thêm Ngữ văn 11: Ôn tập Xuất dương lưu biệt - Phan Bội Châu", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn:
Tuần dạy:
Lớp dạy:
Ôn Tập
Xuất dương lưu biệt 
 Phan Bội Châu
A-Mục tiêu bài dạy:
	Giúp HS :
- Củng cố nâng cao những kiến thức đã học về bài thơ “ Xuất dương lưu biệt” của Phan Bội Châu
- Tích hợp với thao tác phân tích đề, lập dàn ý cho bài văn nghị luận
B- Chuẩn bị 
 - Sgk,Sgv Ngữ văn 11. Tài liệu tham khảo
 - Thiết kế bài giảng
C- Nội dung lên lớp
Hoạt động của GV và Hs
Nội dung và yêu cầu cần đạt
Hoạt động 1
- GV ổn định tổ chức, kiểm tra kiến thức đã học 
- GV phát vấn: Đọc thuộc bài thơ Xuất dương lưu biệt và nêu chủ đề 
Hoạt động 2
- GV ghi đề bài lên bảng 
- - Hs đọc đề bài, suy nghĩ, xác định các yêu cầu của đề bài ( phân tích đề) 
- GV định hướng thông qua những câu hỏi gợi mở :
(?) Vấn đề cần nghị luận ở đây là gì? 
(?) Yêu cầu nội dung của bài viết ? 
(?) Yêu cầu về phương pháp, pháp vi dãn chứng ?
- GV gợi ý : Bài thơ cho thấy vẻ đẹp gì của nhà chí sĩ Phan Bội Châu?
Hoạt động 3
( Hướng dẫn HS lập dàn ý bài viết)
- GV gọi một vài hs lần lượt đặt vấn đề cho bài viết
- HS trình bày
- GV nhận xét – tổng hợp
- GV nêu vấn đề: Tại sao nói “ Xuất dương lưu biệt là bức chân dug của một nhà nho tiến bộ với quan niệm mới về chí nam nhi?
- HS trao đổi thảo luận
- GV tổng hợp
- Gv mở rộng: 
- Lập nờn sự nghiệp là khỏt vọng của những bậc tài danh trong lịch sử. Thời nào ,khỏt vọng ấy cũng được thể hiện Chỳng ta từng cú hoài bóo Phạm Ngũ Lóo:
    Hoành súc giang san sơn cỏp kỷ thu
    Tam quõn tỡ hổ khớ thụn Ngưu.
    Nam nhi vị liễu cụng danh trỏi,
    Tu thớnh nõhn gian thuyết vũ hầu.
Và , cỏch Phan Bội Chõu trước đú khụng xa ,là chớ nam nhi của Nguyễn Cụng Trứ:
                  Thụng minh nhất nam tử,
                   Yờu vi thiờn hạ kỳ.
                   (Người con trai thụng minh phải làm việc kỳ lạ cho thiờn hạ)
- HS nhận xét về nhận thức của PBC 
(?) Nhận thức đó có gì mới lạ?
- GV nêu vấn đề : Tại sao nói Phan Bội Châu là Con người có ý thức trách nhiệm, sứ mệnh lịch sử trước thời cuộc đất nước?
- HS suy nghĩ trao đổi thảo luận
- GV định hướng, tổng hợp
- Nhận thức của Phan Bội Châu trong hai câu thực có ý nghĩa gì đối với thời cuộc?
- HS suy nghĩ trả lời
- HS nhận xét về cách thể hiện chí nam nhi của Phan trong 2 câu thơ
- GV bổ sung: 
(?) Tại sao nói PBC là một trí thức mang nhận thức tiến bộ.?
- HS trao đổi thảo luận
- GV định hướng nhận xét
- Anh chị hãy so sánh thái độ của PBC với các nhà nho trong xã hội phong kiến? 
- Tại sao PBC lại có một thái độ quyết liệt như vậy? 
- Hs trả lời cá nhân 
(?) Tại sao Phan Bội Châu lại mang khát vọng đổi mới? Khát vọng đó được diến tả như thế nào trong bài thơ?
- HS trao đổi theo nhóm
- GV định hướng bổ sung- tổng hợp
Hoạt động 4
( Củng cố- hướng dẫn- dặn dò)
- GV yêu cầu hs khái quát lại những ý chính
- HS nhắc lại( Cá nhân)
- GV hướng dẫn hs chuẩn bị câu hỏi ở nhà ( Chí nam nhi đã được nhân vật trữ tình khẳng định dựa trên những cơ sở nào?
- GV rút kinh nghiệm bài dạy
..................................
..
.
Đề bài: Hình tượng nhà chí sĩ cách mạng Phan Bội Châu trong bài thơ “ Xuất dương lưu biệt”
I- Tìm hiểu đề 
Bài viết cần làm nổi bật những vẻ đẹp : 
- Nhà nho tiến bộ với quan niệm mới về chí nam nhi thời đại
- Con người có ý thức trách nhiệm, sứ mệnh lịch sử trước thời cuộc của đất nước 
- Nhận thức tiến bộ, thái độ quyết liệt trước tình cảnh đất nước và những tín điều xưa cũ
- Con người mang hoài bão lớn, khát vọng hành động lớn lao, khát vọng sống hào hùng lãng mạn
II- Lập dàn ý
1- Đặt vấn đề 
Trong lịch sử dõn tộc Việt Nam ,thời kỳ nào cũng xuất hiện những đấng anh hựng làm rạng danh sụng nỳi .Cú người anh hựng lẫy lừng chiến cụng .Cú người anh hựng “thất thế nhưng vẫn hiờn ngang”.Những anh hựng ấy được văn chương ghi tạc hay tự mỡnh bày tỏ chớ khớ.Bài Xuất dương lưu biệt của Phan Bội Chõu là một cỏch bầy tỏ ,thật mạnh mẽ, chớ khớ của đấng anh hựng trong hoàn cảnh đầy bi kịch của đất nước ta ở những thập niờn đầu của thế kỷ hai mươi.
2- Giải quyết vấn đề
a- Chân dung về một nhà nho tiến bộ với quan niệm mới về chí nam nhi 
- Phan Bội Châu là thế hệ nhà nho cuối cùng hát vang bài ca chí nam nhi, trở thành gạch nối giữa lí tưởng cao đẹp cúa các nhà nho chân chính với lí tưởng cách mạng xã hội chủ nghĩa
+ Chí nam nhi- nợ tang bồng- một quan niệm sống của nho gia xưa. Đó là một lí tưởng sống, một lí tưởng nhân sinh của các nhà nho phong kiến
+ Với Phan Bội Châu, lí tưởng nhân sinh không mất đi cái mới lạ. Trong nhận thức của ngừời chí sĩ cách mạng thời đại, chí nam nhi được thể hiện với một cảm hứng mới lạ và táo bạo
Làm trai phải lạ ở trên đời
Há để càn khôn tự chuyển dời
à Làm trai phải làm nên những chuyện hi kì- hiếm lạ, phải làm những chuyện lớn lao, kinh thiên động địa “ xoay chuyển trời đất”. Đó là một nhận xét tự tin ngang tàng, bướng bỉnh, song lạc quan
à Một nhận thức tích cực, tiến bộ, mang ý ngiã lịch sử sâu sắc: làm trai phải cứu đất nước ra khỏi vòng nô lệ phải tìm con đường xoay chuyển thời thế bởi 
Sinh thời thế phải xoay thời thế
Nắm địa cầu vào môt tí con con
à Một nhận thức vượt qua hạn chế của thời đại, thoát khỏi sự chi phối của tư tưởng thiên mệnh ( Ngẫm hay muôn sự tại trời..hay Mưu sự tại nhân, thành sự tại thiên ) khác với Đặng Dung trước đó từng ngậm ngùi khi nhận ra thời vận quyết định sự thành bại “ thời lai đồ điếu thành công dị/ Vận khứ anh hùng ẩm hận đa” 
 Phan táo bạo đặt con người ngang hàng với vũ trụ. Càn khôn có thể xoay vần cuộc đời thì con người cũng có thể thay đổi thời thế bởi “ xưa nay nhân định thắng thiên cũng nhiều” 
à Không phải thái độ khoa trương. Đó là một lời tự vấn tự nhủ của một trái tim đầy nhiệt huyết khôg phải chỉ là một quan niệm được nhắc đến theo cảm hứng theo thói quen trong văn học trung đại
b- Con người có ý thức trách nhiệm, sứ mệnh lịch sử trước thời cuộc đất nước
- ý thức trách nhiệm của con người trước thời cuộctác giả đứng ra tự lãnh trách nhiệm trước cuộc đời
- ý thức về cái tôi trỗi dạy, Phan Bội Châu trực diện xưng danh ( không còn là hình ảnh người nam nhi phiếm định) 
à ý thức sứ mệnh lịch sử phải làm điều gì đó cho đất nước, do sự hối thúc của khát vọng lưu danh 
“ Cuộc thế trăm năm cần có ta không phải để hưởng lạc thú mà là để cống hiến cho đời để đáng mặt nam nhi để lưu danh thiên cổ”
à Đầu thế kỉ XX, sau những thất bại liên tiếp của các phong trào yêu nước chống Pháp, nỗi thất vọng bi quan đè nặng lên tâm thế của những người VN yêu nước. Tâm lí buông xuôi, an phận, cam chịu có nguy cơ phát triển. Phan Bội Châu gọi đó là “ Cái vạ chết lòng” . Hồi chuông cảnh tỉnh này có ý nghĩa lớn: là hồi chuông giục giã bản thân, là lời hối thúc của thời đại.
 à Hai cõu 3, 4 đối nhau, lấy cỏi phủ định để làm nổi bật điều khẳng định. Đú là một ý thơ sõu sắc thể hiện vai trũ cỏ nhõn trong lịch sử: sẵn sàng gỏnh vỏc mọi trỏch nhiệm mà lịch sử giao phú. í tưởng đẹp đẽ này là sự kế thừa những tư tưởng vĩ đại của cỏc vĩ nhõn trong lịch sử:
“Dẫu cho trăm thõn này phơi ngoài nội cỏ, nghỡn xỏc này gúi trong da ngựa, ta cũng cam lũng”  - Trần Quốc Tuấn
 “Nhõn vinh tự cổ thuỷ vụ tử
Lưu thủ đan tõm chiếu hón thanh” -Văn Thiờn Tường-
Lấy cỏi hữu hạn “bỏch niờn” của một đời người đối với cỏi vụ hạn “thiờn tải” của lịch sử dõn tộc, Phan Bội Chõu đó tạo nờn một giọng thơ đĩnh đạc, hào hựng, biểu lộ một quyết tõm và khỏt vọng trong buổi lờn đường. vỡ thế, trờn bước đường cỏch mạng giải phúng dõn tộc, trải qua muụn vàn thử thỏch và nguy hiểm, ụng vẫn bất khuất, lạc quan:
“Thõn ấy hóy cũn, cũn sự nghiệp, 
 Bao nhiờu nguy hiểm sợ gỡ đõu!”
- “Cảm tỏc trong nhà ngục Quảng Đụng”-
 Cảm hứng lãng mạn lại được gắn với những hình tượng kì vĩ, trường tồn: đất cao, trời rộng, cuộc nhân sinh của một đời người và cả tương lai nối dài sau lưng( muôn thủa) làm tăng đến vô cùng sức mạnh của khát vọng và niềm tin
c- Con người mang nhận thức tiến bộ, thái độ quyết liệt trước tình cảnh đất nước và những tín điều xưa cũ
- Gắn chí làm trai vào hoàn cảnh của đất nước 
- Đặt ra vấn đề sống thời đại, lẽ vinh nhục của người nam nhi gắn liền với sự tồn vong của đất nước 
- Phan Bội Châu từng viết “ Bôi mặt thờ kẻ thù sẽ là một vật bẩn thỉu trong vũ trụ ..sao bằng ngẩng đầu lên làm một kẻ lỗi lạc của Tổ Quốc”. Tư tưởng đó rất gần gũi với tinh thần yêu nước của Đồ Chiểu song có phần quyết liệt hơn khi Phan viết “ Non sông đã chết sống thêm nhục/ Hiền thánh còn đâu học cũng hoài” . Thơ văn Đồ Chiểu ít nhiều còn vương vấn hai chữ trung hiếu. Phan Bội Châu lại khác, ông dám đối mặt với cả nền học vấn xưa cũ để rút ra một chân lí “ Sách vở thánh hiền chẳng giúp ích gì được trong thời buổi nước mất nhà tan, nếư chỉ khư khư ôm giữ là ngu mà thôi ( cái điều mà trước đó Nguyễn Khuyến đã từng nói nhưng có phần nhẹ hơn: sách vở ích chi thời buổi ấy/ áo xiêm nghĩ lại thẹn thân già”) 
- Phan Bội Châu có được một dũng khí một thái độ quyết liệt đó, trước hết là nhờ một lòng yêu nước nồng cháy, một bầu nhiệt huyết sục sôi và cũng nhờ luồng tư tưởng canh tân, những tân thư đang ào ạt xâm nhập vào Việt Nam 
à Tư tưởng táo bạo tiên phong của một nhà cách mạng tiền bối. Tầm nhìn xa trông rộng, gạt bỏ những cũ kỹ, lạc hậu lấy hành động là thước đo quan trọng nhất cảu người anh hùng 
d- Con người mang hoài bão, khát vọng lớn lao, khát vọng sống lãng mạn hào hùng
- Phan Bội Châu ý thức rõ sự mục ruỗng của triều đình phong kiến bấy giờ “ Suốt một lũ trong vòng cung thất/ Của ăn chơi cao huyết muôn người”; sự bất lực của vua bù nhìn “ Vua là tượng gỗ dân là thân trâu” ( Hải ngoại huyết thư) 
- Mong đuổi theo con gió lớn vượt bể đông đó là khát vọng tìn con đường đi mới cho cách mạng Việt Nam 
- Tư thế buổi lên đường đầy hào hứng. Những hình ảnh kì vĩ lớn lao “ bể đông, cánh gió, muôn trùng” diễn tả tư thế hăm hở ra đi. Tâm thế hào hùng, coi thường những khó khăn trước mắt
- Hình ảnh lãng mạn hào hùng, dường như con người được chắp thêm đôi cánh thiên thần bay bổng trên thực tại tối tăm, những thế lực trở ngại trở thành những yếu tố kích thích cho một cuộc ra đi hùng tráng 

Tài liệu đính kèm:

  • docxuat duong luu biet.doc