Giáo án dạy Ngữ văn 11 tiết 91, 92: Đặc điểm loại hình của tiếng việt

Giáo án dạy Ngữ văn 11 tiết 91, 92: Đặc điểm loại hình của tiếng việt

ĐẶC ĐIỂM LOẠI HÌNH CỦA TIẾNG VIỆT.

I. MỤC TIÊU.

- Giúp học sinh nắm được đặc điểm loại hình của tiếng Việt – một ngôn ngữ đơn lập để học tập và sử dụng tiếng Việt tốt hơn.

- Có kĩ năng sử dụng tiếng Việt trong học tập và lao động.

- Bồi dưỡng ý thức giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt.

II.PHƯƠNG PHÁP

III. PHƯƠNG TIỆN THỰC HIỆN:

IV. HOAÏT ÑOÄNG DAÏY HOÏC

 1. Kieåm tra baøi cũ .

 Kiểm tra sự chuẩn bị của học sinh.

 2.Giảng bài mới:

*Lời vào bài:Tiếng Việt cũng như các ngôn ngữ khác trên thế giới vừa có tính lịch sử vừa có tính loại hình .Trải qua các thời kỳ lịch sử ,TV không ngừng ổn định và tiếp biến để ngày càng trở nên hoàn thiện.Cùng trong một khu vực ngôn ngữ TV có những đặc điểm loại hình của ngôn ngữ đơn lập .Vậy đặc điểm của loại hình TV là gì?Bài học hôm nay sẽ giúp ta trả lời câu hỏi ấy đồng thời giúp chúng ta ý thức hơn trong việc học tập và sử dụng TV.

 

doc 3 trang Người đăng minh_thuy Lượt xem 2012Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án dạy Ngữ văn 11 tiết 91, 92: Đặc điểm loại hình của tiếng việt", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tieát: 91, 92.
Ngaøy soaïn: 
Ngày dạy:.
ĐẶC ĐIỂM LOẠI HÌNH CỦA TIẾNG VIỆT.
I. MỤC TIÊU.
- Giúp học sinh nắm được đặc điểm loại hình của tiếng Việt – một ngôn ngữ đơn lập để học tập và sử dụng tiếng Việt tốt hơn.
- Có kĩ năng sử dụng tiếng Việt trong học tập và lao động.
- Bồi dưỡng ý thức giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt.
II.PHƯƠNG PHÁP
III. PHƯƠNG TIỆN THỰC HIỆN:
IV. HOAÏT ÑOÄNG DAÏY HOÏC 
 1. Kieåm tra baøi cũ . 
 Kiểm tra sự chuẩn bị của học sinh.
 2.Giảng bài mới:
*Lời vào bài:Tiếng Việt cũng như các ngôn ngữ khác trên thế giới vừa có tính lịch sử vừa có tính loại hình .Trải qua các thời kỳ lịch sử ,TV không ngừng ổn định và tiếp biến để ngày càng trở nên hoàn thiện.Cùng trong một khu vực ngôn ngữ TV có những đặc điểm loại hình của ngôn ngữ đơn lập .Vậy đặc điểm của loại hình TV là gì?Bài học hôm nay sẽ giúp ta trả lời câu hỏi ấy đồng thời giúp chúng ta ý thức hơn trong việc học tập và sử dụng TV.
TL
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
Mục tiêu cần đạt
10
Hoạt động 1: Hướng dẫn học sinh tìm hiểu chung về loại hình ngôn ngữ.
GV: Yêu cầu học sinh đọc mục I SGK, và nêu câu hỏi: Thế nào là loại hình ngôn ngữ? Có những loại hình ngôn ngữ nào? Thế nào là loại hình ngôn ngữ đơn lập?
Hoạt động 1: HS: Đọc SGK và trả lời các câu hỏi.
- Loại hình ngôn ngữ : Cách phân chia ngôn ngữ dựa trên những đặc trưng của chúng.
- Có hai loại hình ngôn ngữ quen thuộc: Loại hình ngôn ngữ đơn lập và loại hình ngôn ngữ hòa kết.
- Loại hình ngôn ngữ đơn lập là loại hình ngôn ngữ nói rời và viết rời.
I. Loại hình ngôn ngữ.
- Loại hình ngôn ngữ là cách phân chia thành những nhóm ngôn ngữ dựa trên những đặc trưng giống nhau về các mặt : Ngữ âm, từ vựng, ngữ pháp.
- Trên thế giới có tới trên 5000 ngôn ngữ. Các nhà ngôn ngữ học đã xếp chúng vào một số loại hình, và có hai loại hình ngôn ngữ khá quen thuộc: 
 + Loại hình ngôn ngữ đơn lập: Tiếng Việt, tiếng Thái, tiếng Hán,
 + Loại hình ngôn ngữ hòa kết: Tiếng Nga, tiếng Pháp, tiếng Anh,
60
Hoạt động 2: Hướng dẫn học sinh tìm hiểu đặc điểm loại hình của tiếng Việt.
GV: Giải thích một số khái niệm:
- Ngữ âm là toàn bộ các âm, các thanh, các kết hợp âm thanh và giọng điệu trong từ, trong câu của ngôn ngữ.
- Âm tiết là đơn vị phát âm nhỏ nhất của lời nói, dù phát âm chậm đến đâu thì chúng ta cũng không thể chia cắt âm tiết ra được.
GV: Giúp học sinh phân tích ví dụ SGK và lấy thêm các ví dụ.
GV: Giúp học sinh phân tích ví dụ SGK.
Hoạt động 2:HS Nêu thắc mắc để giáo viên lí giải cụ thể.
HS: Lấy thêm ví dụ và phân tích.
HS: Phân tích ví dụ sách giáo khoa.
HS: Đọc kĩ ghi nhớ SGK.
II. Đặc điểm loại hình của tiếng Việt.
 1. Tiếng là đơn vị cơ sở của ngữ pháp.
- Về mặt ngữ âm, tiếng là âm tiết.
- Về mặt sử dụng, tiếng có thể là từ hoặc yếu tố cấu tạo từ.
VD1:Sao anh không về chơi thôn Vĩ?
 ( Hàn Mặt Tử).
+ Câu thơ trên có bảy tiếng, cũng là bảy âm tiết, bảy từ, đọc và viết đều tách rời nhau.
+ Mỗi tiếng trên cũng có thể là yếu tố cấu tạo từ: về ->trở về; chơi -> ăn chơi; thôn -> thôn xóm.
VD2: Từ ấy trong tôi bừng nắng hạ,
 Mặt trời chân lí chói qua tim.
 (Tố Hữu).
+ Hai câu thơ trên có mười bốn tiếng (âm tiết).
+ Về từ : Có mười một từ ( có ba từ, mỗi từ có cấu tạo bởi hai tiếng :Nắng hạ, mặt trời, chân lí).
 2. Từ không biến đổi hình thái.
* Trong tiếng Việt dù dùng trong trường hợp nào, giữ chức vụ nào trong câu, từ vẫn không biến đổi hình thái ngữ âm và chữ viết.
VD: Cười người1 chớ vội cười lâu,
Cười người2 hôm trước, hôm sau người3 cười.
+ Xét về mặt ngữ âm và chữ viết thì chúng ta thấy không có sự khác biệt nào giữa người3 ( chủ ngữ ) và người1, người2 ( bổ ngữ).
+ Trong tiếng Anh thì hoàn toàn lại khác.
VD: SGK.
3. Biện pháp chủ yếu để biểu thị ý nghĩa ngữ pháp là sắp đặt từ theo thứ tự trước sau và sử dụng các hư từ.
* Trong tiếng Việt nếu thay đổi trật tự sắp đặt từ hoặc thay đổi các hư từ thì nghĩa của cụm từ, của câu sẽ thay đổi hoặc trở nên vô nghĩa.
VD: Tôi học bài.
- Học bài với tối!/ Học bài cùng tôi!
- Tôi đang học bài./ Tôi đã học bài.
 ( các hư từ : với, cùng, đang, đã.)
15
Hoạt động 3: Hướng dẫn học sinh luyện tập.
GV: Hướng dẫn học sinh làm bài tập 1 SGK.
Hoạt động 3 HS Đọc bài tập 1 và phân tích theo yêu cầu của SGK.
III. Luyện tập.
 Bài tập 1 SGK.
- Nụ tầm xuân 1 : Phụ ngữ của cụm động từ chỉ đối tượng của hoạt động hái.
 nụ tầm xuân2 : Chủ ngữ của động từ nở.
- bến1 : Phụ ngữ của cụm động từ chỉ đối tượng của động từ nhớ.
 bến2: Chủ ngữ của động từ đợi. 
- trẻ1: Phụ ngữ của cụm động từ chỉ đối tượng của động từ yêu.
 trẻ2: Chủ ngữ của động từ đến.
-.
3.Cuûng coá 
 *Nắm được đặc điểm loại hình của tiếng Việt : Là đơn vị nói rời, viết rời, không biến đổi hình thái
4. Daën doø 
- Baøi taäp veà nhaø: Làm các bài tập còn lại trong phần Luyện tập.

Tài liệu đính kèm:

  • docđặc điểm loại hình TV.doc