I. MỤC TIÊU DẠY HỌC
Mức độ cần đạt:
1. Biết được nhiệm vụ, phân loại hệ thống khởi động.
2. Biết được cấu tạo và nguyên lý làm việc của hệ thống khởi động bằng động cơ điện.
1. Về kiến thức
- Hiểu được nhiệm vụ, phân loại hệ thống khởi động.
- Hiểu được cấu tạo và nguyên lý làm việc của hệ thống khởi động bằng động cơ điện
2. Về năng lực
2.1. Năng lực Công nghệ
- Nêu được nguyên lý làm việc của hệ thống khởi động bằng động cơ điện.
2.2. Năng lực chung
- Năng lực sử dụng ngôn ngữ kỹ thuật trình bày được hệ thống khởi động.
3. Về phẩm chất
- Có ý thức trách nhiệm tự học nghiên cứu về hệ thống khởi động.
Ngày soạn: 06/03/2022 Lớp Ngày dạy Kiểm diện 11A / /202... 11B / /202... Tiết 36 - Bài 30 HỆ THỐNG KHỞI ĐỘNG I. MỤC TIÊU DẠY HỌC Mức độ cần đạt: Biết được nhiệm vụ, phân loại hệ thống khởi động. Biết được cấu tạo và nguyên lý làm việc của hệ thống khởi động bằng động cơ điện. 1. Về kiến thức - Hiểu được nhiệm vụ, phân loại hệ thống khởi động. - Hiểu được cấu tạo và nguyên lý làm việc của hệ thống khởi động bằng động cơ điện 2. Về năng lực 2.1. Năng lực Công nghệ - Nêu được nguyên lý làm việc của hệ thống khởi động bằng động cơ điện. 2.2. Năng lực chung - Năng lực sử dụng ngôn ngữ kỹ thuật trình bày được hệ thống khởi động. 3. Về phẩm chất - Có ý thức trách nhiệm tự học nghiên cứu về hệ thống khởi động. II. THIẾT BỊ DẠY HỌC/HỌC LIỆU + Các tranh hoặc clip tư liệu (google.com). + Máy chiếu. III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC 1. Hoạt động 1. Mở đầu 1.1. Mục tiêu: Tạo tâm thế gợi mở sẵn sàng tiếp nhận nhiệm vụ học tập cho HS. 1.2. Nội dung: HS được yêu cầu để trả lời các câu hỏi: GV: Hãy dùng cử chỉ (không dùng lời nói) mô tả thao tác của một người đi xe máy? GV: chiếu một số hình ảnh về hệ thống khởi động 1.3. Sản phẩm: HS: Diễn tả các thao tác của một người đi xe máy. 1.4. Tổ chức thực hiện: Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ - Giáo viên chia mỗi bàn là 1 nhóm làm việc: suy nghĩ và trả lời câu hỏi của GV. Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ - Trong quá trình hoạt động nhóm, GV quan sát học sinh tự học, thảo luận, trợ giúp kịp thời khi các em cần hỗ trợ. Bước 3: Báo cáo, thảo luận - Đại diện các nhóm báo cáo kết quả. Ghi nhận kết quả làm việc của cá nhân hoặc nhóm học sinh. Bước 4: Kết luận, nhận định - Giáo viên đánh giá kết quả hoạt động để làm cơ sở đánh giá học sinh. GV: Bài hôm nay chúng ta sẽ cùng nhau tìm hiểu về hệ thống khởi động, bài 30. 2. Hoạt động 2. Tìm hiểu nhiệm vụ, phân loại của hệ thống khởi động 2.1. Mục tiêu: Hiểu nhiệm vụ, phân loại hệ thống khởi động 2.2. Nội dung: Học sinh quan sát SGK để tìm hiểu nội dung kiến thức theo yêu cầu của GV. 2.3. Sản phẩm: HS hoàn thành tìm hiểu kiến thức. 2.4. Tổ chức thực hiện HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS DỰ KIẾN SẢN PHẨM Bước 1: Chuyển giao nhiêm vụ học tập - GV: ? Hãy cho biết nhiệm vụ của hệ thống khởi động? ? có bao nhiêu cách khởi động động cơ? Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ học tập - HS đọc SGK tìm hiểu câu hỏi. - Thảo luận với bạn đáp án. Bước 3: Báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập - HS trả lời. - Các bạn khác nhận xét, bổ sung. Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập - Thể chế hóa kiến thức - Chiếu hình ảnh minh họa. I- Nhiệm vụ, phân loại: 1. Nhiệm vụ: + Cung cấp năng lượng ban đầu làm quay trục khuỷu đến cơ số vòng nhất định để động cơ tự làm việc. 2. Phân loại: + Hệ thống khởi động bằng tay: - Dùng sức người để khởi động động cơ, - Dùng cho động cơ có công suất nhỏ. + Hệ thống khởi động bằng động cơ điện: - Dùng động cơ điện 1 chiều để khởi động động cơ - Dùng cho động cơ có công suất nhỏ, trung bình. + Hệ thống khởi động bằng động cơ phụ: - Dùng động cơ xăng cỡ nhỏ để khởi động động cơ chính. - Dùng cho động cơ Điezen cỡ trung bình. + Hệ thống khởi động bằng khí nén: - Đưa khí nén vào các Xilanh để làm quay trục khuỷu + Dùng cho động cơđiêzen cỡ trung bình và cỡ lớn. 3. Hoạt động 3. Tìm hiểu cấu tạo và nguyên lí làm việc của hệ thống khởi động 3.1. Mục tiêu: Hiểu nguyên lí hoạt động của hệ thống khởi động. 3.2. Nội dung: Học sinh quan sát SGK để tìm hiểu nội dung kiến thức theo yêu cầu của GV. 3.3. Sản phẩm: HS hoàn thành tìm hiểu kiến thức. 3.4. Tổ chức thực hiện HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS DỰ KIẾN SẢN PHẨM Bước 1: Chuyển giao nhiêm vụ học tập - GV: cô chia 1 bàn thành một nhóm, các nhóm hãy quan sát hình ảnh hệ thống khởi động trên phông sau 4p lên chỉ rõ cấu tạo của hệ thống và nguyên lí làm việc của nó. - Yêu cầu cả nhóm đều phải trình bày được. Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ học tập - HS thảo luận câu hỏi theo nhóm. - HS thảo luận tích cực đóng góp ý kiến. Bước 3: Báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập - HS: trình bày kết quả thảo luận, hỏi, trả lời. Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập - Thể chế hóa kiến thức - Chiếu hình ảnh về hệ thống khởi động. ĐK C1 C2 C3 C4 C5 1 2 3 H30.1. Sơ đồ cấu tạo các bộ phận chính của HT khởi động bằng động cơ điện. II. Hê thống khởi động bằng động cơ điện: 1. Cấu tạo: Gồm: 1: Động cơ điện 2: Lò xo 3: Lõi thép 4: Thanh kéo 5: Cần gạt 6: Khớp truyền động 7: Trục roto của động cơ điện 8: Bánh đà đ/c đốt trong 9: Trục khuỷu động cơ + Khớp 6 chỉ truyền động một chiều từ động cơ đến bánh đà, vành răng của khớp 6 chỉ ăn khớp với vành răng của bánh đà động cơ khi động cơ điện 8 đã chạy. + Đầu trục 7 roto có cấu tạo then hoa để lắp khớp với moay ơ của khớp trruyền động một chiều 6. + Bộ phận điều khiển gồm: Thanh kéo 4 nối cứng với lõi thép 3, nối khớp với cần gạt 5. đầu dưới của 5 gài vào rãnh vòng của khớp truyền động 6. 2.Nguyên lý làm việc: + Khi khởi động động cơ, đóng khoá khởi động, rơle được cấp điệnà lõi 3 bị hút sang tráià nửa dưới của 5 chuyển động sang phải à 6 được đẩy sang phải ăn khớp với vành răng trên bánh đà 8. Đồng thời động cơ điện được đóng điện à truyền mômen quay cho 6à quay bánh đà của động cơ đốt trongàtrục khuỷu quay à Động cơ được khởi động + Khi động cơ đốt trong đã hoạt động, tắt khóa khởi độngà Rơle, động cơ 1 ngừng hoạt độngàlò xo 2 dãn đẩy 3 sang phảiàThanh 5 đưa 6 về vị trí ban đầu. 4. Hoạt động 4. Luyện tập 4.1. Mục tiêu: Học sinh làm bài luyện tập theo yêu cầu của GV. 4.2. Nội dung: Học dựa vào kiến thức để trả lời câu hỏi: Tại sao phải quay trục khuỷu động cơ đến vân tốc nhất định? 4.3. Sản phẩm: HS trả lời câu hỏi: Khi quay đến một tốc độ nhất định các hệ thống khác làm việc động cơ mới tự làm việc (nổ) được. 4.4. Tổ chức thực hiện Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập: Như phần nội dung. Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ - Trong quá trình hoạt động nhóm, GV quan sát học sinh tự học, thảo luận, trợ giúp kịp thời khi các em cần hỗ trợ. Bước 3: Báo cáo, thảo luận - Đại diện các nhóm báo cáo kết quả. Ghi nhận kết quả làm việc của cá nhân hoặc nhóm học sinh. Bước 4: Kết luận, nhận định - Giáo viên đánh giá kết quả hoạt động để làm cơ sở đánh giá học sinh. Sản phẩm của từng cá nhân và của nhóm. Học sinh thống nhất phần đáp án và trình bày vào vở ghi của mình. 5. Hoạt động 5. Vận dụng 5.1. Mục tiêu: Học sinh tìm hiểu thêm thông tin bổ sung về hệ thống khởi động. 5.2. Nội dung: Học sinh nghiên cứu và bổ sung thêm thông tin. 5.3. Sản phẩm: HS hoàn thành yêu cầu của GV: 5.4. Tổ chức thực hiện: a. GV giao nhiệm vụ: Yêu cầu HS về nhà hoàn thành câu hỏi phần nội dung. b. HS thực hiện nhiệm vụ: HS thực hiện nhiệm vụ ở nhà. c. GV tổ chức báo cáo kết quả và thảo luận: Vào đầu tiết học sau, GV sẽ gọi hs lên trình bày sản phẩm của mình. d. Kết luận: GV nhận xét việc thực hiện nhiệm vụ của giáo viên giao. (Trong tiết học sau).
Tài liệu đính kèm: