Giáo án Công nghệ Lớp 11 - Tiết 31, Bài 25: Hệ thống bôi trơn - Năm học 2021-2022

Giáo án Công nghệ Lớp 11 - Tiết 31, Bài 25: Hệ thống bôi trơn - Năm học 2021-2022

I. MỤC TIÊU DẠY HỌC

Mức độ cần đạt:

1. Biết được nhiệm vụ, cấu tạo chung và sơ đồ nguyên lý của hệ thống bôi trơn cưỡng bức.

2. Đọc được sơ đồ nguyên lý của hệ thống bôi trơn cưỡng bức.

1. Về kiến thức

- Hiểu được nhiệm vụ, cấu tạo, nguyên lí hoạt động của hệ thống bôi trơn cưỡng bức.

2. Về năng lực

2.1. Năng lực Công nghệ

- Đọc được sơ đồ nguyên lý của hệ thống bôi trơn cưỡng bức.

2.2. Năng lực chung

- Năng lực sử dụng ngôn ngữ kỹ thuật trình bày được hệ thống bôi trơn cưỡng bức.

3. Về phẩm chất

- Có ý thức trách nhiệm tự học nghiên cứu về hệ thống bôi trơn cưỡng bức.

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC/HỌC LIỆU

+ Các tranh hoặc clip tư liệu (google.com).

+ Máy chiếu.

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

1. Hoạt động 1. Mở đầu

1.1. Mục tiêu: Tạo tâm thế gợi mở sẵn sàng tiếp nhận nhiệm vụ học tập cho HS.

 

docx 5 trang Người đăng Hoài Thơm Ngày đăng 20/06/2023 Lượt xem 498Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Công nghệ Lớp 11 - Tiết 31, Bài 25: Hệ thống bôi trơn - Năm học 2021-2022", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 07/02/2022
Lớp
Ngày dạy
Kiểm diện
11A
 / /202...
11B
/ /202...
Tiết 31 - Bài 25
HỆ THỐNG BÔI TRƠN
I. MỤC TIÊU DẠY HỌC
Mức độ cần đạt: 
Biết được nhiệm vụ, cấu tạo chung và sơ đồ nguyên lý của hệ thống bôi trơn cưỡng bức.
Đọc được sơ đồ nguyên lý của hệ thống bôi trơn cưỡng bức.
1. Về kiến thức
- Hiểu được nhiệm vụ, cấu tạo, nguyên lí hoạt động của hệ thống bôi trơn cưỡng bức.
2. Về năng lực
2.1. Năng lực Công nghệ
- Đọc được sơ đồ nguyên lý của hệ thống bôi trơn cưỡng bức. 
2.2. Năng lực chung
- Năng lực sử dụng ngôn ngữ kỹ thuật trình bày được hệ thống bôi trơn cưỡng bức.
3. Về phẩm chất	
- Có ý thức trách nhiệm tự học nghiên cứu về hệ thống bôi trơn cưỡng bức. 
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC/HỌC LIỆU
+ Các tranh hoặc clip tư liệu (google.com).
+ Máy chiếu.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
1. Hoạt động 1. Mở đầu
1.1. Mục tiêu: Tạo tâm thế gợi mở sẵn sàng tiếp nhận nhiệm vụ học tập cho HS.
1.2. Nội dung: Trước khi mở đầu bài học GV chiếu kết quả làm bài của 1 số em hs trong bài trước để tuyên dương:
GV: Chiếu một số hình ảnh, clip về hệ thống bôi trơn. Yêu cầu học sinh cho biết hình ảnh đó là của cơ cấu, hệ thống nào?
1.3. Sản phẩm: Kiến thức hs thu thập được.
1.4. Tổ chức thực hiện:
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ
- Giáo viên chia mỗi bàn là 1 nhóm làm việc: suy nghĩ và trả lời câu hỏi của GV.
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ 
- Trong quá trình hoạt động nhóm, GV quan sát học sinh tự học, thảo luận, trợ giúp kịp thời khi các em cần hỗ trợ.
Bước 3: Báo cáo, thảo luận
- Đại diện các nhóm báo cáo kết quả. 
Ghi nhận kết quả làm việc của cá nhân hoặc nhóm học sinh. 
Bước 4: Kết luận, nhận định
- Giáo viên đánh giá kết quả hoạt động để làm cơ sở đánh giá học sinh.
GV: Bài hôm nay chúng ta sẽ cùng nhau tìm hiểu một cách khái quát về hệ thống bôi trơn, bài 25.
2. Hoạt động 2. Tìm hiểu nhiệm vụ, phân loại của hệ thống bôi trơn.
2.1. Mục tiêu: Tìm hiểu nhiệm vụ, cấu tạo của hệ thống bôi trơn cưỡng bức.
2.2. Nội dung: Học sinh quan sát SGK để tìm hiểu nội dung kiến thức theo yêu cầu của GV.
2.3. Sản phẩm: HS hoàn thành tìm hiểu kiến thức.
2.4. Tổ chức thực hiện
HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS
DỰ KIẾN SẢN PHẨM
Bước 1: Chuyển giao nhiêm vụ học tập
- GV: Chiếu hình ảnh, clip về hệ thống bôi trơn. 
? Hãy cho biết nhiệm vụ của hệ thống bôi trơn?
? Kể tên các phương pháp bôi trơn?
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ học tập
- HS nhận và thực hiện nhiệm vụ
- GV hổ trợ trong quá trình tìm hiểu.
 * Báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập
- HS trả lời, nhận xét, bổ sung.
* Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập
- Khuyến khích học sinh trình bày kết quả thảo luận.
- Chính xác hóa các kiến thức cần hình thành cho học sinh.
I- Nhiệm vụ- phân loại
1. Nhiệm vụ:
+ Đưa dầu bôi trơn đến các bề mặt ma sát, đảm bảo điều kiện làm việc bình thường cho các chi tiêt
+ Tăng tuổi thọ các chi tiết
2. Phân loại:
+ Bôi trơn cưỡng bức
+ Bôi trơn bằng vung té
+ Bôi trơn bằng cách hòa dầu bôi trơn vào nhiên liệu.
3. Hoạt động 3. Tìm hiểu cấu tạo và nguyên lí làm việc của hệ thống bôi trơn.
3.1. Mục tiêu: Tìm hiểu nguyên lí hoạt động của hệ thống bôi trơn cưỡng bức.
3.2. Nội dung: Học sinh quan sát SGK để tìm hiểu nội dung kiến thức theo yêu cầu của GV.
3.3. Sản phẩm: HS hoàn thành tìm hiểu kiến thức.
3.4. Tổ chức thực hiện
HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS
DỰ KIẾN SẢN PHẨM
Bước 1: Chuyển giao nhiêm vụ học tập
- GV: cô chia 2 bàn thành một nhóm, các nhóm có 5 phút thảo luận nhiệm vụ trên cơ sở đã được giao về nhà sau đó lên báo cáo.
- GV: Chiếu clip về hệ thống bôi trơn. 
? Nhiệm vụ: Hãy nêu cấu tạo và nguyên lí làm việc của hệ thông bôi trơn?
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ học tập
- HS thảo luận câu hỏi.
- Trong quá trình thực hiện nhiệm vụ có sự hợp tác chặt chẽ của các thành viên trong nhóm.
 Bước 3: Báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập
- Đại diện mỗi nhóm trình bày nội dung đã thảo luận.
- Các nhóm khác có ý kiến bổ sung
 Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập
- Khuyến khích học sinh trình bày kết quả thảo luận.
- Chính xác hóa các kiến thức cần hình thành cho học sinh.
- Bầu lọc là loại bầu lọc li tâm một phần dùng tạo mômen quay cho bầu lọcàcacte(lọc mạt kim loại4 bị mài mòn ra)
II- Hệ thống bôi trơn cưỡng bức:
1. Cấu tạo(10p)
+ Cấu tạo bao gồm:
1: Lưới lọc dầu
2: Đường ống dẫn dầu(bôi trơn trục cam, đường dẫn chính, các bộ phận khác)
3: Bơm dầu
4: Van an toàn bơm dầu
5: Bình lọc dầu
7: Két làm mát dầu
8: Van khống chế lượng dầu qua két
9: Đồng hồ báo áp suất dầu
 10: Đường dầu bôI trơn trục khuỷu
11: Cácte dầu
2. Nguyên lý làm việc(20p)
* Khi hệ thống hoạt động bình thường:
Dầu được hút từ cácte bởi bơm hút dầuà Qua bầu lọc àQua van khống chếà Đường dầu chính à Các đường dầu khácàBôi trơn các bề mặt ma sátà Cácte.
* Trường hợp sự cố:
+ Nếu áp suất trên các đường vượt quá trị số cho phépà Van an toàn sẽ mở à Một phần dầu sẽ trở lại cácte, phần còn lại tiếp tục đi bôi trơn như trường hợp động cơ làm việc bình thường.
+ Nếu nhiệt độ dầu tăng à Van khống chế sẽ đóngà Dầu qua két làm mát để làm mátà à Đường dầu chính à Các đường dầu khácàBôi trơn các bề mặt ma sátà Cácte.
4. Hoạt động 4. Luyện tập 
4.1. Mục tiêu: Học sinh dựa vào kiến thức để thực hiện bài tập được giao.
4.2. Nội dung: Học dựa vào kiến thức để hoàn thành bài tập luyện tập.
Vì sao nhiệt độ dầu tăng thì van khống chế lượng dầu đóng? Tại sao khi nhiệt độ nhỏ van này lại mở?
4.3. Sản phẩm: HS trả lời câu hỏi:	
Do chảy qua các bề mặt ma sát.
4.4. Tổ chức thực hiện
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập: Như phần nội dung. 
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ 
- Trong quá trình hoạt động nhóm, GV quan sát học sinh tự học, thảo luận, trợ giúp kịp thời khi các em cần hỗ trợ. 
Bước 3: Báo cáo, thảo luận
- Đại diện các nhóm báo cáo kết quả. 
Ghi nhận kết quả làm việc của cá nhân hoặc nhóm học sinh. 
Bước 4: Kết luận, nhận định
- Giáo viên đánh giá kết quả hoạt động để làm cơ sở đánh giá học sinh.
Sản phẩm của từng cá nhân và của nhóm.
Học sinh thống nhất phần đáp án và trình bày vào vở ghi của mình.
5. Hoạt động 5. Vận dụng
5.1. Mục tiêu: Học sinh được củng cố lại kiến thức thông qua bài tập ứng dụng.
5.2. Nội dung: HS sử dụng SGK và vận dụng kiến thức đã học để trả lời câu hỏi:
Vẽ sơ đồ khối mô tả cấu tạo và trình bày nguyên lí làm việc hệ thống bôi trơn?
5.3. Sản phẩm: Sơ đồ khối mô tả cấu tạo và trình bày nguyên lí làm việc hệ thống bôi trơn:
Hệ thống bôi trơn cưỡng bức
5.4. Tổ chức thực hiện:
a. GV giao nhiệm vụ: Yêu cầu HS làm việc độc lập ở nhà
b. HS thực hiện nhiệm vụ: HS thực hiện nhiệm vụ được giao vào vở.
c. GV tổ chức báo cáo kết quả và thảo luận: Vào đầu tiết học sau, GV sẽ kiểm tra kết quả làm bài của học sinh.
d. Kết luận: GV nhận xét việc thực hiện nhiệm vụ của giáo viên giao. (Trong tiết học sau). 

Tài liệu đính kèm:

  • docxgiao_an_cong_nghe_lop_11_tiet_31_bai_25_he_thong_boi_tron_na.docx