Giáo án Công nghệ Lớp 11 - Tiết 21, Bài 19: Tự động hóa trong chế tạo cơ khí - Năm học 2021-2022

Giáo án Công nghệ Lớp 11 - Tiết 21, Bài 19: Tự động hóa trong chế tạo cơ khí - Năm học 2021-2022

I. MỤC TIÊU DẠY HỌC

Mức độ cần đạt.

1. Biết được các khái niệm về máy tự động, máy điều khiển số, người máy công nghệ và dây chuyền tự động.

2. Biết được các biện pháp bảo đảm sự phát triển bền vững trong sản xuất cơ khí.

1. Về kiến thức

- Hiểu được các khái niệm về máy tự động, máy điều khiển số, người máy công nghệ và dây chuyền tự động.

- Hiểu được các biện pháp bảo đảm sự phát triển bền vững trong sản xuất cơ khí.

2. Về năng lực

2.1. Năng lực Công nghệ

- Trình bày được các khái niệm về máy tự động,máy điều khiển số, người máy công nghệ và dây chuyền tự động.

- Trình bày được các biện pháp bảo đảm sự phát triển bền vững trong sản xuất cơ khí.

2.2. Năng lực chung

- Năng lực sử dụng ngôn ngữ kỹ thuật trình bày được công nghệ tự động hóa trong chế tạo cơ khí.

3. Về phẩm chất

- Xác định được vai trò quan trọng của người máy công nghiệp, thái độ đúng đắn với vấn đề môi trường trong sản xuất cơ khí.

- HS có thể phân loại được rô bốt.

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC/HỌC LIỆU

+ Nghiên cứu tài liệu có liên quan

+ Các tranh hoặc clip tư liệu(google.com)

- Trò chơi trực tuyến trên padlet gv tạo: bài 19.

HS: - Tìm hiểu về máy tự động; người máy công nghiệp và dây truyền tự động.

 

docx 4 trang Người đăng Hoài Thơm Ngày đăng 20/06/2023 Lượt xem 438Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Công nghệ Lớp 11 - Tiết 21, Bài 19: Tự động hóa trong chế tạo cơ khí - Năm học 2021-2022", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 02/01/2022
Lớp
Ngày dạy
Kiểm diện
11A
 / /202...
11B
/ /202...
Tiết 21 - Bài 19
TỰ ĐỘNG HÓA TRONG CHẾ TẠO CƠ KHÍ
I. MỤC TIÊU DẠY HỌC
Mức độ cần đạt. 
Biết được các khái niệm về máy tự động, máy điều khiển số, người máy công nghệ và dây chuyền tự động. 
Biết được các biện pháp bảo đảm sự phát triển bền vững trong sản xuất cơ khí. 
1. Về kiến thức
- Hiểu được các khái niệm về máy tự động, máy điều khiển số, người máy công nghệ và dây chuyền tự động. 
- Hiểu được các biện pháp bảo đảm sự phát triển bền vững trong sản xuất cơ khí.
2. Về năng lực
2.1. Năng lực Công nghệ
- Trình bày được các khái niệm về máy tự động,máy điều khiển số, người máy công nghệ và dây chuyền tự động. 
- Trình bày được các biện pháp bảo đảm sự phát triển bền vững trong sản xuất cơ khí.
2.2. Năng lực chung
- Năng lực sử dụng ngôn ngữ kỹ thuật trình bày được công nghệ tự động hóa trong chế tạo cơ khí.
3. Về phẩm chất	
- Xác định được vai trò quan trọng của người máy công nghiệp, thái độ đúng đắn với vấn đề môi trường trong sản xuất cơ khí.
- HS có thể phân loại được rô bốt.
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC/HỌC LIỆU
+ Nghiên cứu tài liệu có liên quan 
+ Các tranh hoặc clip tư liệu(google.com)
- Trò chơi trực tuyến trên padlet gv tạo: bài 19.
HS: - Tìm hiểu về máy tự động; người máy công nghiệp và dây truyền tự động.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
1. Hoạt động 1. Mở đầu
1.1. Mục tiêu: Hình thành và phát triển phẩm chất trung thực, tự trọng, tự lập, tự tin, chấp hành kỉ luật.
1.2. Nội dung: Hs xem video cô giáo gửi và trả lời câu hỏi của Giáo viên.
1.3. Sản phẩm: Kiến thức hs thu thập được.
1.4. Tổ chức thực hiện:
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ
- Giáo viên chia mỗi bàn là 1 nhóm làm việc:
GV: Các em đã xem video cô gửi ở bài trước chưa?
(Gv Chiếu đoạn clip về tự động hóa trong chế tạo cơ khí. Hãy nêu những nội dung chính của bài học hôm nay?) 
HS: Trình bày câu trả lời.
- Trong quá trình hoạt động nhóm, GV quan sát học sinh tự học, thảo luận, trợ giúp kịp thời khi các em cần hỗ trợ. Ghi nhận kết quả làm việc của cá nhân hoặc nhóm học sinh. 
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ 
- Trong quá trình hoạt động nhóm, GV quan sát học sinh tự học, thảo luận, trợ giúp kịp thời khi các em cần hỗ trợ.
Tình huống đặt ra: Có thể có 1 số học sinh chưa xem link (do nhà không có mạng internet) giáo viên có thể trình chiếu lại video cho các em xem.
Bước 3: Báo cáo, thảo luận
- Đại diện các nhóm báo cáo kết quả. 
Ghi nhận kết quả làm việc của cá nhân hoặc nhóm học sinh. 
Bước 4: Kết luận, nhận định
- Giáo viên đánh giá kết quả hoạt động để làm cơ sở đánh giá học sinh.
Sản phẩm của từng cá nhân và của nhóm.
GV: Chúng ta sẽ tìm hiểu thêm một công nghệ chế tạo cơ khí trong bài hôm nay đó là công nghệ tự động hóa trong chế tạo cơ khí.
2. Hoạt động 2. Tìm hiểu máy tự động, máy điều khiển số, người máy công nghệ và dây chuyền tự động. 
2.1. Mục tiêu: Giúp học sinh hiểu về máy tự động, máy điều khiển số, người máy công nghệ và dây chuyền tự động. 
2.2. Nội dung: Học sinh quan sát SGK để tìm hiểu nội dung kiến thức theo yêu cầu của GV.
2.3. Sản phẩm: HS hoàn thành tìm hiểu kiến thức.
2.4. Tổ chức thực hiện
HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS
DỰ KIẾN SẢN PHẨM
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập
- Tham khảo tài liệu chuẩn bị các câu hỏi cho học sinh.
- Thực hiện hỏi các câu hỏi để học sinh giải đáp
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ học tập
- HS tìm hiểu câu trả lời.
Bước 3: Báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập
GV: Theo em thế nào là máy tự động?
+ Có thể có những loại máy tự động nào?
- HS: Đưa ra các tư liệu sưu tầm+ thuyết trình giới thiệu
GV:
 +Theo em thế nào là người máy cồng nghiệp?
+ Người máy công nghiệp có thể đảm nhận những công việc nào?
- HS: (Đưa ra các tư liệu sưu tầm+ thuyết trình giới thiệu)
- HS: đưa ra câu hỏi nếu có cho HS khác, 
- GV:nhận xét, kết luận
GV: Thế nào là dây truyền tự động?
- HS: (Đưa ra các tư liệu sưu tầm+ thuyết trình giới thiệu)
- GV: Hãy nêu ưu điểm của việc dùng Rôbốt trong sản xuất?
- HS: (Đưa ra các tư liệu sưu tầm+ thuyết trình giới thiệu)
Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập
- GV thể chế hóa kiến thức.
- Nhận xét buổi học, chốt lại bài.
- Nhận xét, kết luận lồng ghép giáo dục bảo vệ môi trường.
- Sử dụng công nghệ cao để tiết kiêm chi phí, nguyên liệu
- Có biện pháp xử lí chất thải sản xuất
- Giáo dục ý thức con người.
I- Máy tự động, Người máy công nghiệp, Dây truyền tự động:
1. Máy tự động:
* Khái niệm: 
- Là máy hoàn thành một nhiệm vụ nào đó theo 1 chương trình trước mà không cần sự tham gia trực tiếp của con người
* Phân loại: 
+ Máy tự động cứng: 
- Điều khiển nhờ cam
- Cam được xem là nơi lưu trữ chương trình
- Thay đổi chi tiết cần thay đổi cam
+ Máy tự động mềm: 
- Có thể thay đổi chương trình hoạt động dễ dàng.
2. Người máy công nghiệp:
* Khái niệm: 
+ Là thiết bị tự động đa chức năng, hoạt động theo chương trình nhằm phục vụ hoạt động tự động hoá các chương trình sản xuất.
+ Có thể thay đổi hướng chuyển động, xử lí thông tin...
* Công dụng:
+ Dùng trong các dây truyền sản xuất công nghiệp.
+ Làm thay con người tại nơi môi trường độc hại, nguy hiểm.
3. Dây truyền tự động:
+ Là tổ hợp của các máy các thiết bị tưk động được sắp xếp theo trật tự xác định để thực hiện công việc khác nhau nhằm hoàn thành sản phẩm nào đó.
+ Dùng Rôbốt trong sản xuất => Tiết kiệm thời gian, hạ chi phí sản xuất...
II- Các biện pháp đảm bảo sự phát triển bền vững trong sản xuất cơ khí:
1. Ô nhiễm môi trường trong sản xuất cơ khí:
+ Ô nhiễm môi trường, môi trường lao động là vấn đề cấp bách toàn cầu
+ Những chất thải: Dầu mỡ, Chất bôi trơn,...không xử lí thải trực tiếp vào môi trường.
2. Các biện pháp:
* Phát triển bền vững là: Thỏa mãn nhu cầu của thế hệ hiện tại nhưng không ảnh hưởng đến khả năng thỏa mãn nhu cầu của thế hệ sau
* Cần xây dựng hệ thống sản xuất Xanh - Sạch. Cụ thể:
- Sử dụng công nghệ cao để tiết kiêm chi phí, nguyên liệu
- Có biện pháp xử lí chất thải sản xuất
- Giáo dục ý thức con người.
3. Hoạt động 3. Luyện tập 
3.1. Mục tiêu: Hệ thống hóa kiến thức.
3.2. Nội dung: Yêu cầu học sinh trả lời câu hỏi: 
Muốn đảm bảo sự phát triển bền vững trong sản xuất cơ khí cần thực hiện những giải pháp gì?
3.3. Sản phẩm: HS trả lời câu hỏi:
- Sử dụng công nghệ cao để tiết kiêm chi phí, nguyên liệu
- Có biện pháp xử lí chất thải sản xuất
- Giáo dục ý thức con người.
3.4. Tổ chức thực hiện
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập: Như phần nội dung. 
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ 
- Trong quá trình hoạt động nhóm, GV quan sát học sinh tự học, thảo luận, trợ giúp kịp thời khi các em cần hỗ trợ. 
Bước 3: Báo cáo, thảo luận
- Đại diện các nhóm báo cáo kết quả. 
Ghi nhận kết quả làm việc của cá nhân hoặc nhóm học sinh. 
Bước 4: Kết luận, nhận định
- Giáo viên đánh giá kết quả hoạt động để làm cơ sở đánh giá học sinh.
Sản phẩm của từng cá nhân và của nhóm.
Học sinh thống nhất phần đáp án và trình bày vào vở ghi của mình.
5. Hoạt động 5. Vận dụng
5.1. Mục tiêu: bổ sung thêm hiểu biết cho học sinh về rô bốt.
5.2. Nội dung: - Giáo viên yêu cầu học sinh: bổ sung kiến thức về cách phân loại rô bốt.
5.3. Sản phẩm: Kiến thức học sinh lĩnh hội được: 
Phân loại robot: theo hình dạng hình học của không gian hoạt động, người ta chia robot thành các loại: robot tọa độ vuông góc, robot tọa độ trụ, robot tọa độ cầu và robot liên kết bản lề. 
5.4. Tổ chức thực hiện:
a. GV giao nhiệm vụ: Yêu cầu HS về nhà tìm hiểu về cách phân loại robot và trình bày vào tiết học sau
b. HS thực hiện nhiệm vụ: HS về nhà tìm hiểu trên sách báo, internet theo yêu cầu của GV
c. GV tổ chức báo cáo kết quả và thảo luận: Vào đầu tiết học sau.
d. Kết luận: GV nhận xét phần trình bày của HS: GV xác nhận kết quả bài làm và cho điểm (Trong tiết học sau). 

Tài liệu đính kèm:

  • docxgiao_an_cong_nghe_lop_11_tiet_21_bai_19_tu_dong_hoa_trong_ch.docx