Giáo án Công nghệ Lớp 11 - Tiết 19+20, Bài 17: Công nghệ cắt gọt kim loại - Năm học 2021-2022

Giáo án Công nghệ Lớp 11 - Tiết 19+20, Bài 17: Công nghệ cắt gọt kim loại - Năm học 2021-2022

I. MỤC TIÊU DẠY HỌC

Mức độ cần đạt.

1. Biết được bản chất của gia công kim loại bằng cắt gọt.

2. Biết được nguyên lý cắt.

3. Biết được chuyển động khi tiện và khả năng gia công của tiện.

1. Về kiến thức

- Hiểu được bản chất của gia công kim loại bằng cắt gọt.

- Hiểu được nguyên lý cắt.

- Hiểu được chuyển động khi tiện và khả năng gia công của tiện.

2. Về năng lực

2.1. Năng lực Công nghệ

- Trình bày bản chất của gia công kim loại bằng cắt gọt

- Trình bày được nguyên lý cắt.

- Trình bày được các bộ phận chính của máy tiện, chuyển động khi tiện và khả năng gia công của tiện.

2.2. Năng lực chung

- Năng lực sử dụng ngôn ngữ kỹ thuật trình bày được công nghệ gia công kim loại bằng cắt gọt và các loại chuyển động khi tiện.

3. Về phẩm chất

- Từ bài học học sinh hiểu thêm về công nghệ cắt gọt kim loại, biết được sự phát triển vượt trội của ngành công nghệ.

- HS có ý thức bảo vệ môi trường: xử lý đúng cách các phoi tạo ra trong quá trình cắt kim loại và mặc đồ bảo hộ lao động đầy đủ trong quá trình gia công.

 

docx 7 trang Người đăng Hoài Thơm Ngày đăng 20/06/2023 Lượt xem 376Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Công nghệ Lớp 11 - Tiết 19+20, Bài 17: Công nghệ cắt gọt kim loại - Năm học 2021-2022", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 20/12/2021
Lớp
Ngày dạy
Kiểm diện
11A
 / /202...
11B
/ /202...
11A
 / /202...
11B
/ /202...
CHƯƠNG 4:
CÔNG NGHỆ CẮT GỌT KIM LOẠI VÀ TỰ ĐỘNG HÓA TRONG CHẾ TẠO CƠ KHÍ
Tiết 19, 20 - Bài 17
CÔNG NGHỆ CẮT GỌT KIM LOẠI
I. MỤC TIÊU DẠY HỌC
Mức độ cần đạt. 
Biết được bản chất của gia công kim loại bằng cắt gọt. 
Biết được nguyên lý cắt. 
Biết được chuyển động khi tiện và khả năng gia công của tiện.
1. Về kiến thức
- Hiểu được bản chất của gia công kim loại bằng cắt gọt. 
- Hiểu được nguyên lý cắt.
- Hiểu được chuyển động khi tiện và khả năng gia công của tiện.
2. Về năng lực
2.1. Năng lực Công nghệ
- Trình bày bản chất của gia công kim loại bằng cắt gọt
- Trình bày được nguyên lý cắt.
- Trình bày được các bộ phận chính của máy tiện, chuyển động khi tiện và khả năng gia công của tiện.
2.2. Năng lực chung
- Năng lực sử dụng ngôn ngữ kỹ thuật trình bày được công nghệ gia công kim loại bằng cắt gọt và các loại chuyển động khi tiện.
3. Về phẩm chất	
- Từ bài học học sinh hiểu thêm về công nghệ cắt gọt kim loại, biết được sự phát triển vượt trội của ngành công nghệ.
- HS có ý thức bảo vệ môi trường: xử lý đúng cách các phoi tạo ra trong quá trình cắt kim loại và mặc đồ bảo hộ lao động đầy đủ trong quá trình gia công.
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC/HỌC LIỆU
- Kế hoạch bài dạy, tài liệu liên quan.
- Theo tài liệu SGK, và google.com, đường link truy cập: 
https://www.youtube.com/watch?v=M6PNqXWuMSQ&t=1340s 
- Trò chơi trực tuyến trên blooket: bài 17.
HS: - Theo hướng dẫn về nhà của giáo viên
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
1. Hoạt động 1. Mở đầu
1.1. Mục tiêu: Hình thành và phát triển phẩm chất trung thực, tự trọng, tự lập, tự tin, chấp hành kỉ luật.
1.2. Nội dung: HS dựa vào kiến thức để hoàn thành bài tập luyện tập.
1.3. Sản phẩm: Bài làm của học sinh.
1.4. Tổ chức thực hiện:
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ
- Giáo viên chia mỗi bàn là 1 nhóm làm việc:
GV: Các em đã xem link cô gửi ở bài trước chưa?
(Gv Chiếu đoạn clip về gia công cắt gọt kim loại? Các em có biết nội dung của đoạn clip này không?) 
HS: Trình bày câu trả lời.
- Trong quá trình hoạt động nhóm, GV quan sát học sinh tự học, thảo luận, trợ giúp kịp thời khi các em cần hỗ trợ. Ghi nhận kết quả làm việc của cá nhân hoặc nhóm học sinh. 
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ 
- Trong quá trình hoạt động nhóm, GV quan sát học sinh tự học, thảo luận, trợ giúp kịp thời khi các em cần hỗ trợ.
Tình huống đặt ra: Có thể có 1 số học sinh chưa xem link (do nhà không có mạng internet) giáo viên có thể trình chiếu lại video cho các em xem.
Bước 3: Báo cáo, thảo luận
- Đại diện các nhóm báo cáo kết quả. 
Ghi nhận kết quả làm việc của cá nhân hoặc nhóm học sinh. 
Bước 4: Kết luận, nhận định
- Giáo viên đánh giá kết quả hoạt động để làm cơ sở đánh giá học sinh.
Sản phẩm của từng cá nhân và của nhóm.
Học sinh thống nhất phần đáp án và trình bày vào vở ghi của mình.
GV: Chúng ta sẽ tiếp tục tìm hiểu về các công nghệ khác trong chế tạo phôi cơ khí ngoài 3 phương pháp đã học.
2. Hoạt động 2. Tìm hiểu bản chất của gia công kim loại bằng cắt gọt và nguyên lý cắt
2.1. Mục tiêu: Giúp học sinh hiểu bản chất của gia công kim loại bằng cắt gọt và nguyên lý cắt
2.2. Nội dung: Học sinh quan sát SGK để tìm hiểu nội dung kiến thức theo yêu cầu của GV.
2.3. Sản phẩm: HS hoàn thành tìm hiểu kiến thức.
2.4. Tổ chức thực hiện
HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS
DỰ KIẾN SẢN PHẨM
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập
- GV: Đối với phần I.1, I.2 hs đọc độc lập mỗi phần trong 3 phút sau đó ghép cặp với bạn bên cạnh để thảo luận trong 3 chỉ ra bản chất, nguyên lý cắt. Rồi đưa ra các câu hỏi về những nội dung chưa rõ cần được giải đáp.
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ học tập
- HS: nghiên cứu độc lập SGK, ghép cặp thảo luận nhóm hoàn thành nhiệm vụ.
Bước 3: Báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập
- Từng nhóm trình bày kết quả thảo luận.
- Các nhóm nhận xét, hỏi đáp, trả lời.
Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập
GVnhận xét, chốt kiến thức
Câu hỏi dự kiến:
?1 Xem hình vẽ17.1, cho biết bản chất của phương pháp gia công bằng cắt gọt?
?2 Sự khác nhau của phương pháp gia công bằng cắt gọt với các phương pháp gia công đã học?
 H17.1
- Quan sát tranh vẽ 17.1, 17.2b , cho biết: 
?. Mô tả quá trình hình thành hình thành phoi?
?. Chuyển động của dao cắt khi tiện, phay, bào như thế nào ?
* Liên hệ BMT:
?. Qua trình gia công cắt gọt kim loại có gây ÔNMT và ảnh hưởng đến sức khoẻ của con người không?
?. Hãy nêu các biện pháp để BVMT, sức khoẻ của con người?
- HS: ....
- GV: có gây ÔNMT và ảnh hưởng đến sức khoẻ con người do những mạt sắt rất nhỏ và phoi sắt nhỏ, nhọn taọ ra khi tiện. Do vậy khi tiện cần có biện pháp thu gom như dùng từ tính và các thiết bị bảo hộ cho người lao động.
I. Nguyên lý cắt và dao cắt
1. Bản chất của gia công kim loại bằng cắt gọt
- Lấy đi một phần kim loại của phôi dưới dạng phoi nhờ các dụng cụ cắt để thu được chi tiết có hình dạng và kích thước theo yêu cầu.
- Là phương pháp gia công phổ biến nhất vì tạo ra được chi tiết máy có độ chính xác cao.
2. Nguyên lý cắt
a. Quá trình hình thành phoi
- Dao cắt có dạng cái chêm cắt, dưới tác dụng của lực (do máy tạo ra), dao tiến vào phôi làm cho kim loại phía trước dao bị dịch chuyển
- Kim loại bị cắt trượt trên mặt trượt tạo thành phoi
b. Chuyển động cắt
- Là chuyển động quay tròn của phôi
3. Hoạt động 3. Tìm hiểu về máy tiện
3.1. Mục tiêu: Học sinh tìm hiểu các bộ phận chính của máy tiện.
3.2. Nội dung: HS quan sát SGK để tìm hiểu nội dung kiến thức theo yêu cầu của GV.
3.3. Sản phẩm: HS hoàn thành tìm hiểu kiến thức.
3.4. Tổ chức thực hiện
HOẠT ĐỘNG CỦA GV – HS
DỰ KIẾN SẢN PHẨM
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập
- GV: Đối với phần II.1, cô yêu cầu các sau như bạn hoạt động:
- Cô chia mỗi bàn thành một nhóm, các nhóm theo dõi clip giới thiệu về máy tiện
- Sau xem clip các nhóm có 3p thảo luận để:
Nhiệm vụ: Nêu được các bộ phận chính của máy tiện, chức năng của chúng và đưa ra các câu hỏi chưa rõ cần được giải đáp.
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ học tập
- HS xem clip.
- HS cùng thảo luận nhóm hoàn thành nhiệm vụ.
Bước 3: Báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập
- HS trả lời phần thảo luận.
- Hỏi đáp và nhận xét của các nhóm khác.
Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập
GV: thể chế hóa kiến thức
II. Gia công trên máy tiện
1. Máy tiện(15p)
1. Ụ trước (ụ đứng) và hộp trục chính: Để đỡ trục chính và hộp tốc độ, gá vật gia công nhờ mâm cặp và truyền chuyển động quay cho vật gia công, thay đổi số vòng quay của vật và truyền chuyển động quay cho hộp bước tiến
2. Mâm cặp, Mâm cặp giữ phôi chuyển động quay tròn được dẫn động bởi động cơ điện tạo ra chuyển động cắt.
3. Đài gá dao, dùng để lắp và cố định dao khi gia công, chuyển động cơ bản cũng là chuyển động tịnh tiến vì nó được gắn chặt trên bàn xe dao ngang.
 4. Bàn dao dọc trên có thể chuyển động tịnh tiến dọc băng máy, có hệ thống điều khiển tịnh tiến tự động khi gia công 
5. Ụ động(ụ sau), có mũi tâm dùng để giữ phôi khi chiều dài phôi lớn, tránh cong phôi 
6. Bàn dao ngang, gắn trực tiếp trên bàn xe dao dọc theo cơ cấu có thể tịnh tiến ngang so với trục máy. 
7. Bàn xe dao, nhận chuyển động quay từ hộp bước tiến qua các trục biến chuyển động quay thành chuyển động tịnh tiến của bàn dao khi tiện trơn, tiện ren và chuyển động tịnh tiến ngang khi tiện tự động ngang (Để khoả mặt đầu hoặc cắt đứt....).
- Giúp người thợ điều khiển cho dao tiến dọc, ngang bằng tay hoặc tự động. Thông qua cơ cấu an toàn có thể tự động ngắt các chuyển động của bàn dao khi quá tải.
- Bàn xe dao dùng gá dao tiện, có thể chuyển động dọc hoặc ngang 
8. Thân máy, để đỡ ụ đứng, ụ động, bàn dao, đồng thời để ụ động và bàn dao di chuyển và di trượt trên băng máy. 
9. Hộp bước tiến dao, Nhận chuyển động quay từ trục chính truyền đến. Truyền chuyển động cho các trục. Thay đổi tốc độ quay của các trục ( tức là thay đổi trị số bước tiến của dao cắt khi chạy tự động) 
4. Hoạt động 4. Tìm hiểu về các chuyển động khi tiện và khả năng gia công của máy tiện
4.1. Mục tiêu: Học sinh tìm hiểu các bộ phận chính của máy tiện.
4.2. Nội dung: HS quan sát SGK để tìm hiểu nội dung kiến thức theo yêu cầu của GV.
4.3. Sản phẩm: HS hoàn thành tìm hiểu kiến thức.
4.4. Tổ chức thực hiện
HOẠT ĐỘNG CỦA GV – HS
DỰ KIẾN SẢN PHẨM
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập
- GV: Đối với phần II.2,3 cô yêu cầu các sau như bạn hoạt động:
- Xem clip về gia công trên máy tiện.
- Sau xem clip mỗi bạn tự nghiên cứu sgk kết hợp với kiến thức phần II.1 trả lời các các câu hỏi sau:
Nhiệm vụ: 
?Trong khi cắt phôi có những chuyển động nào?
? Khi tiện có những chuyển động nào?
? Kể tên một số sản phẩm được gia công của tiện?
- Dự kiến các câu hỏi em cần được giải đáp?
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ học tập
- HS xem clip, nghiên cứu SGK hoàn thành nhiệm vụ.
Bước 3: Báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập
- Đại diện nhóm báo cáo kết quả
- Ghi nhận kết quả làm việc của cá nhân hoặc nhóm học sinh. 
Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập
- Giáo viên đánh giá kết quả hoạt động để làm cơ sở đánh giá học sinh..	
- Học sinh thống nhất phần đáp án và trình bày vào vở ghi của mình.
* Liên hệ BMT:
?. Qua trình gia công cắt gọt kim loại có gây ÔNMT và ảnh hưởng đến sức khoẻ của con người không?
?. Hãy nêu các biện pháp để BVMT, sức khoẻ của con người?
- GV: có gây ÔNMT và ảnh hưởng đến sức khoẻ con người do những mạt sắt rất nhỏ và phoi sắt nhỏ, nhọn taọ ra khi tiện. Do vậy khi tiện cần có biện pháp thu gom như dùng từ tính và các thiết bị bảo hộ cho ngươig lao động.
2. Các chuyển động khi tiện
 - Chuyển động cắt: Phôi quay tròn tạo ra tốc độ cắt Vc (m/phút).
- Chuyển động tiến dao gồm:
+ Chuyển động tiến dao ngang (Sng) được thực hiện nhờ bàn dao ngang 6 để cắt đứt phôi hoặc gia công mặt đầu.
+ Chuyển động tiến dao dọc: (Sd) được thực hiện nhờ bàn dao dọc trên 4 hoặc bàn xe dao 7 để gia công theo chiều dài chi tiết
 + Chuyển động tiến dao phối hợp : Phối hợp chuyển động tiến dao ngang và tiến dao dọc tạo thành chuyển động tiến dao chéo để gia công các mặt côn hoặc các mặt định hình.
3. Khả năng gia công của tiện 
- Tiện gia công được các mặt tròn xoay ngoài và trong , các mặt đầu , các mặt côn ngoài và trong , các mặt tròn xoay định hình , các loại ren ngoài và ren trong.
Hình 17.4a
Hình 17.4b
4. Hoạt động 4. Luyện tập 
4.1. Mục tiêu: Hệ thống hóa kiến thức.
4.2. Nội dung: Yêu cầu học sinh trả lời câu hỏi: 
Nêu các chuyển động khi tiện?
4.3. Sản phẩm: HS trả lời câu hỏi:
 - Chuyển động cắt: Phôi quay tròn tạo ra tốc độ cắt Vc (m/phút).
- Chuyển động tiến dao gồm:
+ Chuyển động tiến dao ngang (Sng) được thực hiện nhờ bàn dao ngang 6 để cắt đứt phôi hoặc gia công mặt đầu.
+ Chuyển động tiến dao dọc: (Sd) được thực hiện nhờ bàn dao dọc trên 4 hoặc bàn xe dao 7 để gia công theo chiều dài chi tiết
 + Chuyển động tiến dao phối hợp : Phối hợp chuyển động tiến dao ngang và tiến dao dọc tạo thành chuyển động tiến dao chéo để gia công các mặt côn hoặc các mặt định hình.
4.4. Tổ chức thực hiện
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập: Như phần nội dung. 
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ 
- Trong quá trình hoạt động nhóm, GV quan sát học sinh tự học, thảo luận, trợ giúp kịp thời khi các em cần hỗ trợ. 
Bước 3: Báo cáo, thảo luận
- Đại diện các nhóm báo cáo kết quả. 
Ghi nhận kết quả làm việc của cá nhân hoặc nhóm học sinh. 
Bước 4: Kết luận, nhận định
- Giáo viên đánh giá kết quả hoạt động để làm cơ sở đánh giá học sinh.
Sản phẩm của từng cá nhân và của nhóm.
Học sinh thống nhất phần đáp án và trình bày vào vở ghi của mình.
5. Hoạt động 5. Vận dụng
5.1. Mục tiêu: làm bài tập trên trang chơi trò chơi blooket.
5.2. Nội dung: - Giáo viên hướng dẫn học sinh HS truy cập vào trang web: blooket.com.
Học sinh vào đó chơi trò chơi trả lời các câu hỏi hs nào về đích trước sẽ đc tặng sao (quy đổi: 10 sao được 1 điểm 10). Học sinh nào trả lời 2 lượt sẽ không được tặng sao.
5.3. Sản phẩm: Kiến thức học sinh lĩnh hội được. Kết quả cuộc thi trên quizzi tiết học trước:
5.4. Tổ chức thực hiện:
a. GV giao nhiệm vụ: Yêu cầu HS đăng nhập vào trang blooket.com, giáo viên cung cấp mã đăng nhập:
b. HS thực hiện nhiệm vụ: HS về nhà xem video theo hướng dẫn của GV
c. GV tổ chức báo cáo kết quả và thảo luận: Vào đầu tiết học sau, GV chọn một số HS trình bày về quy trình đúc chuông, tượng phật.
d. Kết luận: GV nhận xét phần trình bày của HS: GV xác nhận kết quả bài làm và cho điểm (Trong tiết học sau). 
GIAO NHIỆM VỤ VỀ NHÀ:
- Giáo viên tạo 1 padlet lớp học bài 19, cho học sinh mã QR hoặc link truy cập để HS vào xem trước video bài học mới.
+ Mã QR: 
+ Hoặc sử dụng link:
https://padlet.com/hoangmaigiang2212/uqbnxmubxp70ovmb

Tài liệu đính kèm:

  • docxgiao_an_cong_nghe_lop_11_tiet_1920_bai_17_cong_nghe_cat_got.docx