Giáo án Công nghệ 11 - Tuần 20 đến tuần 36

Giáo án Công nghệ 11 - Tuần 20 đến tuần 36

Bài 15. VẬT LIỆU CƠ KHÍ (tiết 1)

I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức

 Biết được tính chất, công dụng của một số loại vật liệu dùng trong cơ khí.

2. Kĩ năng

 Nhận biết được một số loại vật liệu cơ khí thông dụng.

3. Thái độ

 Có ý thức thực hiện bài học một cách nghiêm túc.

4. Định hướng phát triển năng lực

- Năng lực chung: tự học, giải quyết vấn đề, sáng tạo, hợp tác, giao tiếp.

- Năng lực chuyên biệt:

+ Năng lực sử dụng kiến thức công nghệ: Sử dụng kiến thức để thực hiện nhiệm vụ học tập. Vận dụng kiến thức để nhận biết vật liệu cơ khí đơn giản.

+ Năng lực về phương pháp: Thu thập, đánh giá, lựa chọn và xử lí thông tin từ các nguồn khác nhau để giải quyết vấn đề trong học tập. Lựa chọn và sử dụng các công cụ toán học phù hợp với nội dung bài học. Xác định mục đích, đề xuất phương án, tiến hành xử lí kết quả thực hành và rút ra nhận xét.

+ Năng lực trao đổi thông tin: Trao đổi kiến thức và ứng dụng công nghệ bằng ngôn ngữ kĩ thuật và các cách diễn tả đặc thù của môn công nghệ. Lựa chọn, đánh giá được các nguồn thông tin khác nhau. Ghi lại được các kết quả từ các hoạt động học tập của mình (nghe giảng, tìm kiếm thông tin, thực hành, làm việc nhóm ). Trình bày các kết quả từ các hoạt động học tập của mình (nghe giảng, tìm kiếm thông tin, thực hành, làm việc nhóm ) một cách phù hợp. Thảo luận được kết quả công việc của mình và những vấn đề liên quan dưới góc nhìn công nghệ. Tham gia hoạt động nhóm trong học tập công nghệ.

+ Năng lực cá thể: Xác định được trình độ hiện có về kiến thức, kĩ năng , thái độ của cá nhân trong học tập công nghệ. Lập kế hoạch và thực hiện, điều chỉnh kế hoạch học tập nhằm nâng cao trình độ bản thân.

 

doc 141 trang Người đăng hoan89 Lượt xem 879Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Công nghệ 11 - Tuần 20 đến tuần 36", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 03/01/2020
Tuần: 20- Tiết KHDH: 20
Bài 15. VẬT LIỆU CƠ KHÍ (tiết 1)
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức
	Biết được tính chất, công dụng của một số loại vật liệu dùng trong cơ khí. 
2. Kĩ năng
	Nhận biết được một số loại vật liệu cơ khí thông dụng.
3. Thái độ
	Có ý thức thực hiện bài học một cách nghiêm túc.
4. Định hướng phát triển năng lực
- Năng lực chung: tự học, giải quyết vấn đề, sáng tạo, hợp tác, giao tiếp.
- Năng lực chuyên biệt:
+ Năng lực sử dụng kiến thức công nghệ: Sử dụng kiến thức để thực hiện nhiệm vụ học tập. Vận dụng kiến thức để nhận biết vật liệu cơ khí đơn giản.
+ Năng lực về phương pháp: Thu thập, đánh giá, lựa chọn và xử lí thông tin từ các nguồn khác nhau để giải quyết vấn đề trong học tập. Lựa chọn và sử dụng các công cụ toán học phù hợp với nội dung bài học. Xác định mục đích, đề xuất phương án, tiến hành xử lí kết quả thực hành và rút ra nhận xét.
+ Năng lực trao đổi thông tin: Trao đổi kiến thức và ứng dụng công nghệ bằng ngôn ngữ kĩ thuật và các cách diễn tả đặc thù của môn công nghệ. Lựa chọn, đánh giá được các nguồn thông tin khác nhau. Ghi lại được các kết quả từ các hoạt động học tập của mình (nghe giảng, tìm kiếm thông tin, thực hành, làm việc nhóm). Trình bày các kết quả từ các hoạt động học tập của mình (nghe giảng, tìm kiếm thông tin, thực hành, làm việc nhóm) một cách phù hợp. Thảo luận được kết quả công việc của mình và những vấn đề liên quan dưới góc nhìn công nghệ. Tham gia hoạt động nhóm trong học tập công nghệ.
+ Năng lực cá thể: Xác định được trình độ hiện có về kiến thức, kĩ năng , thái độ của cá nhân trong học tập công nghệ. Lập kế hoạch và thực hiện, điều chỉnh kế hoạch học tập nhằm nâng cao trình độ bản thân.
II. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH
1. Giáo viên
- Nghiên cứu bài 15 SGK.
	- Nghiên cứu các tài liệu có liên quan đến bài giảng như bài 18, 19 SGK công nghệ 8, SGK công nghệ thí điểm 11 phân ban.
	- Tìm kiếm, sưu tầm các thông tin, tư liệu, tranh ảnh, vật mẫu có liên quan đến vật liệu cơ khí (thép, sắt, đồng...).
2. Học sinh
- Đọc bài 15 SGK.
- Đọc các tài liệu có liên quan đến bài giảng như bài 18, 19 SGK công nghệ 8 
3. Bảng tham chiếu các mức yêu cầu cần đạt của câu hỏi, bài tập, kiểm tra, đánh giá 
Nội dung
Nhận biết
Thông hiểu
Vận dụng
Vận dụng cao
1. Một số tính chất đặc trưng của vật liệu
- Biết được các tính chất đặc trưng của vật liệu 
Hiểu được tác dụng của các tính chất đặc trưng khi sử dụng vật liệu 
Vì sao phải tìm hiểu một số tính chất đặc trưng của vật liệu? 
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
A. KHỞI ĐỘNG
Hoạt động 1. Mở đầu
(1) Mục tiêu: Quan sát hình ảnh để trả lời câu hỏi dẫn dắt vào nội dung bài học.
(2) Phương pháp/Kĩ thuật dạy học: Dạy học nêu vấn đề.
(3) Hình thức tổ chức hoạt động: Cá nhân, cặp đôi.
(4) Phương tiện dạy học: Tranh ảnh trên máy chiếu.
(5) Sản phẩm: HS quan sát hình ảnh để trả lời câu hỏi dẫn dắt vào nội dung bài học.
Nội dung hoạt động
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Yêu cầu HS quan sát hình ảnh và đặt câu hỏi:
 Những thiết bị này làm bằng chất liệu gì? Sử dụng chúng có bền hay không?
 GV đánh giá nhận xét và dẫn dắt vào nội dung bài.
Quan sát hình ảnh
Trao đổi thảo luận
Báo cáo kết quả.
Lắng nghe và ghi nhận kiến thức.
Ở lớp 8 các em đã được biết một số loại vật liệu cơ khí, vật liệu phi kim và các tính chất chung của chúng. Để hiểu rõ hơn về tính chất của các loại vật liệu cơ khí, chúng ta nghiên cứu bài Vật liệu cơ khí.
B. HÌNH THÀNH KIẾN THỨC KĨ NĂNG MỚI
Hoạt động 2: Tìm hiểu về một số tính chất đặc trưng của vật liệu
(1) Mục tiêu: Biết được một số tính chất đặc trưng của vật liệu.
(2) Phương pháp/Kĩ thuật dạy học: Dạy học nêu vấn đề, giải quyết vấn đề
(3) Hình thức tổ chức hoạt động: Cá nhân.
(4) Phương tiện dạy học: sách giáo khoa, máy chiếu.
(5) Sản phẩm: HS trả lời được các câu hỏi dẫn dắt để hình thành nên một số tính chất đặc trưng của vật liệu.
Nội dung hoạt động
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Vì sao phải biết các tính chất đặc trưng của vật liệu?
 Chọn vật liệu đúng yêu cầu chế tạo chi tiết.
Cho biết các tính chất đặc trưng của vật liệu cơ khí?
GV: Tính chất cơ học, vật lí, hoá học, công nghệ.
GV hỏi: Tính chất cơ học là gì?
GV: Nhắc lại khả năng của vật liệu chịu tác dụng của lực bên ngoài.
GV hỏi: Tính chất cơ học đặc trưng của vật liệu cơ khí?
GV: Độ bền, độ dẻo, độ cứng.
GV yêu cầu HS đọc SGK trả lời câu hỏi: Định nghĩa độ bền?
GV giải thích các thuật ngữ:
 - Chống lại biến dạng.
 - Phá huỷ của vật liệu.
GV hỏi: Độ bền có ý nghĩa gì đối với vật liệu cơ khí?
GV giải thích giới hạn bền.
GV yêu cầu HS đọc SGK trả lời câu hỏi: Định nghĩa độ dẻo?
GV giải thích độ dãn dài tương đối.
GV hỏi: Tại sao gang cứng hơn đồng?
GV hỏi: Làm thế nào để biết gang cứng hơn đồng?
GV hỏi: Độ cứng là gì ?
GV: giải thích các đơn vị đo dộ cứng.
- Để chọn vật liệu đúng theo yêu cầu kĩ thuật.
- Tính chất cơ học, vật lý, hoá học,
- Khả năng chịu tác dụng ngoại lực của vật. Tính cơ học đặc trưng như độ bền, độ dẻo, độ cứng,
- Độ bền, độ dẻo, độ cứng.
HS: đọc mục 1 trong sgk trả lời
HS: đọc mục 1 trong sgk trả lời
HS: đọc mục 2 trong sgk trả lời
HS: đọc mục 3 trong sgk trả lời
HS: đọc mục 3 trong sgk trả lời
NỘI DUNG CẦN ĐẠT
I. Một số tính chất đặc trưng của vật liệu
 1. Độ bền:
 a. Định nghĩa: Biểu thị khả năng chống lại biến dạng dẻo hay phá huỷ của vật liệu.
 b. Ý nghĩa: Độ bền là chỉ tiêu cơ bản của vật liệu.
 c. Giới hạn bền:
 - Giới hạn bền kéo:
 + Kí hệu: bk (N/mm2)
 + Ý nghĩa: Đặc trưng cho độ bền kéo của vật liệu.
 - Giới hạn bền nén:
 + Kí hiệu: bn
 + Ý nghĩa: Đặc trưng cho độ bền nén của vật liệu.
 Kết luận:Vật liệu có giới hạn bền càng lớn thì độ bền càng cao.
 2. Độ dẻo:
 a. Định nghĩa: Biểu thị khả năng biến dạng dẻo của vật liệu dưới tác dụng của ngoại lực.
 b. Độ dãn dài tương đối : Đặc trưng cho độ dẻo của vật liệu.
 - Kí hiệu: %
 Kết luận: Vật liệu có độ dãn dài tương đối càng lớn thì độ dẻo càng lớn.
 3. Độ cứng: 
a. Định nghĩa: Khả năng chống lại biến dạng dẻo của lớp bề mặt dưới tác dụng của ngoại lực.
 b. Đơn vị đo độ cứng:
 - Brinen (HB) đo các loại vật liệu có độ cứng thấp.
 Ví dụ: Gan xám (180 – 240 HB)
 - Rocven (HRC) đo các loại vật liệu có độ cứng trung bình.
 Ví dụ: Thép 45 (40 – 50 HRC)
 - Vicker (HV) đo độ cứng của các loại vật liệu có độ cứng cao.
 Ví dụ: Hợp kim (13500 – 16500 HV).
C. LUYỆN TẬP VÀ VẬN DỤNG
Hoạt động 4: Trả lời các câu hỏi củng cố
1) Mục tiêu: Trả lời các câu hỏi củng cố nội dung bài học.
(2) Phương pháp/Kĩ thuật dạy học: Rèn luyện tư duy phân tích, tổng hợp.
(3) Hình thức tổ chức hoạt động: Cá nhân và thảo luận nhóm
(4) Phương tiện dạy học: sách giáo khoa, máy chiếu.
(5) Sản phẩm: HS trả lời các câu hỏi củng cố nội dung bài học.
Nội dung hoạt động
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Phát phiếu học tập cho HS
Yêu cầu HS làm việc và lên bảng trình bày.
Các HS khác nhận xét.
GV đánh giá nhận xét, kết luận.
Trao đổi thảo luận
Báo cáo kết quả.
Lắng nghe và ghi nhận kiến thức.
NỘI DUNG CẦN ĐẠT
Phiếu học tập số 1: Các tính chất cơ học đặc trưng của vật liệu cơ khí là:
A. độ bền, độ dẻo, độ cứng B. độ bền, độ dãn dài, độ nén
C. độ đàn hồi, độ cứng, độ nén D. độ đàn hồi, độ dãn dài, độ nén
D. TÌM TÒI, MỞ RỘNG
Hoạt động 5: Tìm hiểu, sưu tầm một số loại vật liệu cơ khí trong thực tế cuộc sống
1) Mục tiêu: Biết được một số loại vật liệu cơ khí sử dụng trong thực tế cuộc sống.
(2) Phương pháp/Kĩ thuật dạy học: Thuyết trình, đàm thoại, phát hiện.
(3) Hình thức tổ chức hoạt động: Cá nhân và thảo luận nhóm
(4) Phương tiện dạy học: sách giáo khoa, máy chiếu.
(5) Sản phẩm: HS biết được một số loại vật liệu cơ khí sử dụng trong thực tế cuộc sống.
Nội dung hoạt động
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
GV yêu cầu HS tìm hiểu một số loại vật liệu cơ khí sử dụng trong thực tế cuộc sống để hiểu được tính chất đặc trung của chúng.
HS lắng nghe, suy nghĩ, tìm tòi thêm.
HS suy nghĩ, tìm hiểu để giải quyết yêu cầu.
E. HƯỚNG DẪN HỌC Ở NHÀ
- Ôn lại nội dung bài đã học.
- Đọc trước ở nhà nội dung bài mới.
- Sưu tầm, tìm hiểu các thông tin liên quan đến bài học thông qua các phương tiện truyền thông như internet, tivi, sách báo và trong thực tiễn cuộc sống.
IV. NỘI DUNG CÁC CÂU HỎI, BÀI TẬP
1. Câu hỏi, bài tập mức Biết
1.1. Nêu các tính chất đặc trưng về cơ học của vật liệu?
1.2. Thành phần của vật liệu hữu cơ? Có mấy loại?
1.3. Thành phần vật liệu compozit?
2. Câu hỏi, bài tập mức Hiểu
2.1. Hãy phân biệt độ bền, độ dẻo, độ cứng?
2.2. Các đơn vị HB, HV, HRC dùng để đo các vật liệu nào? Ví dụ? 
Ngày soạn: 03/01/2020
Tuần: 20- Tiết KHDH: 21
Bài 15. VẬT LIỆU CƠ KHÍ (tiết 2)
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức
	Biết được tính chất, công dụng của một số loại vật liệu dùng trong cơ khí. 
2. Kĩ năng
	Nhận biết được một số loại vật liệu cơ khí thông dụng.
3. Thái độ
	Có ý thức thực hiện bài học một cách nghiêm túc.
4. Định hướng phát triển năng lực
- Năng lực chung: tự học, giải quyết vấn đề, sáng tạo, hợp tác, giao tiếp.
- Năng lực chuyên biệt:
+ Năng lực sử dụng kiến thức công nghệ: Sử dụng kiến thức để thực hiện nhiệm vụ học tập. Vận dụng kiến thức để nhận biết vật liệu cơ khí đơn giản.
+ Năng lực về phương pháp: Thu thập, đánh giá, lựa chọn và xử lí thông tin từ các nguồn khác nhau để giải quyết vấn đề trong học tập. Lựa chọn và sử dụng các công cụ toán học phù hợp với nội dung bài học. Xác định mục đích, đề xuất phương án, tiến hành xử lí kết quả thực hành và rút ra nhận xét.
+ Năng lực trao đổi thông tin: Trao đổi kiến thức và ứng dụng công nghệ bằng ngôn ngữ kĩ thuật và các cách diễn tả đặc thù của môn công nghệ. Lựa chọn, đánh giá được các nguồn thông tin khác nhau. Ghi lại được các kết quả từ các hoạt động học tập của mình (nghe giảng, tìm kiếm thông tin, thực hành, làm việc nhóm). Trình bày các kết quả từ các hoạt động học tập của mình (nghe giảng, tìm kiếm thông tin, thực hành, làm việc nhóm) một cách phù hợp. Thảo luận được kết quả công việc của mình và những vấn đề liên quan dưới góc nhìn công nghệ. Tham gia hoạt động nhóm trong học tập công nghệ.
+ Năng lực cá thể: Xác định được trình độ hiện có về kiến thức, kĩ năng , thái độ của cá nhân trong học tập công nghệ. Lập kế hoạch và thực hiện, điều chỉnh kế hoạch học tập nhằm nâng cao trình độ bản thân.
II. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH
1. Giáo viên
- Nghiên cứu bài 15 SGK.
	- Nghiên cứu các tài liệu có liên quan đến bài giảng như bài 18, 19 SGK công nghệ 8, SGK công nghệ thí điểm 11 phân ban.
	- Tìm kiếm, sưu tầm các thông tin, tư liệu, tranh ảnh, vật mẫu có liên quan đến vật liệu cơ khí (thép, sắt, đồng...).
2. Học sinh
- Đọc bài 15 SGK.
- Đọc các tài liệu có liên quan đến bài giảng như bài 18, 19 SGK công nghệ 8 
3. Bảng tham chiếu các mức yêu cầu cần đạt của câu hỏi, bài tập, kiểm tra, đánh giá 
Nội dung
Nhận biết
Thông hiểu
Vận dụng
Vận dụng cao
2. Một số loại vật liệu thông dụng
- Biết được một số loại vật liệu thông dụng 
- Hiểu được thành phần, tính chất và ứng dụng của các loại v ... ơn chúng ta học bài 36.
3. Nội dụng bài dạy:
Nội dung
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Hoạt động 1: Tìm hiểu đặc điểm của ĐCĐT dùng cho máy nông nghiệp
* Công dụng:
GV sử dụng đĩa hình (nếu có) hoặc treo tranh ảnh về máy nông nghiệp, yêu cầu HS quan sát. Nếu không có tranh yêu cầu HS quan sát hình 36.1 SGK để tìm hiểu về các máy nông nghiệp.
- Quan sát tranh trên bảng (SGK) hãy cho biết tên các máy nông nghiệp và công dụng của chúng trong nông nghiệp?
(GV vừa gợi ý vừa hỏi)
GV kết luận: Máy kéo, máy cày, máy gặt, xe vận chuyển, máy gặt đập liên hợp (nếu có).
HS quan sát, tim hiểu nội dung qua SGK và GV giảng.
HS trả lời.
HS ghi kết luận.
* Đặc điểm:
- Quan sát hình 36.1 SGK và vận dụng kiến thức thực tế hãy cho biết máy nông nghiệp thường làm việc trong những môi trường nào?
GV: Lầy lội, trơn trượt, sức cản lớn, đi lại khó khăn
- Em hãy liên hệ thực tế và cho biết ĐCĐT dùng trong nông nghiệp thường là loại động cơ gì?
GV: Động cơ Điêzen.
- Vì sao dùng động cơ Điêzen?
- Hãy nêu những đặc điểm của ĐCĐT dùng cho máy nông nghiệp?
+ Công suất?
+ Tốc độ quay?
+ Hệ thống làm mát?
+ Hệ thống khởi động?
+ Hệ số dư công suất? Vì sao hệ số dư công suất phải lớn?
+ Bánh, xích khởi động?
GV: liên hệ với điều kiện làm việc để giải thích vì sao lại có đặc điểm như đã nêu trên.
HS quan sát tranh, liên hệ thực tiễn để trả lời.
Ghi giải thích của GV.
Vận dụng kiến thức đã học trả lời.
HS trả lời.
HS trả lời.
Trả lời câu hỏi và ghi giải thích của GV.
Hoạt động 2: Giới thiệu khái quát về máy nông nghiệp
GV yêu cầu HS quan sát tranh 36.1 SGK và giới thiệu về một số loại máy nông nghiệp.
HS quan sát tranh và trả lời câu hỏi.
Máy nông nghiệp có nhiều loại song có thể chia thành 3 nhóm:
+ Máy canh tác: hình 36.2 a, b SGK.
+ Máy thu hoạch: hình 36.2 c SGK.
+ Máy vận chuyển; hình 36.2 d SGK.
Máy kéo có thể dùng để cày, bừa, vận chuyển (kéo móoc).
+ Ưu điểm: Máy kéo có thể lắp thêm các thiết bị, các dụng cụ canh tác khác nhau để thực hiện được nhiều tính năng khác nhau.
Ghi chép các nội dung GV nhấn mạnh.
HS phải nhớ ddwwocj tính năng quan trọng này của máy kéo bánh hơi.
GV yêu cầu HS tìm hiểu thêm các loại máy nông nghiệp dùng ĐCĐT khác.
GV kết luận.
HS liên hệ trả lời.
Hoạt động 3: Tìm hiểu đặc điểm của HTTL trên máy nông nghiệp
* Nguyên tắc:
- Hãy nêu nguyên tắc ứng dụng ĐCĐT trên máy nông nghiệp?
- Để máy công tác làm việc được cần có điều kiện gì?
- Để thay đổi mô men cần hệ thống nào?
GV: Kết luận về nguyên tắc chung. Tuy nhiên mỗi loại máy có những cấu tạo riêng phù hợp điều kiện làm việc.
- Quan sát hình 36.2, 36.3 SGK em có nhận xét gì về hệ thống truyền lực của máy kéo bánh hơi và máy kéo bánh xích so với ô tô?
(Tương tự như ở trên ô tô, chỉ khác là ở máy kéo có thêm HTTL cuối cùng.).
HS suy nghĩ theo hướng dẫn của GV.
HS nghe giảng và tự ghi.
HS trả lời.
Hoạt động 4: Tìm hiểu HTTL ở máy kéo bánh hơi
* Các bộ phận chính:
GV yêu cầu HS quan sát hình 36.2 a, b SGK để giới thiệu vị trí và nhiệm vụ các bộ phận chính của HTTL trên máy kéo bánh hơi.
+ Động cơ (1).
+ Li hợp (2).
+ Hộp số (3).
+ Truyền lực chính (4, 11).
+ Truyền lực cuối cùng (6, 13).
+ Hộp số phân phối (9).
+ Bộ vi sai (5, 12).
+ Truyền lực Các đăng (8, 10).
+ Bánh xe chủ động (7, 14)
* Nguyên tắc làm việc:
GV yêu cầu HS quan sát hình 36.2 SGK và trả lời câu hỏi:
- Trên cơ sở HTTL trên ô tô hãy cho biết quá trình truyền lực của máy kéo bánh hơi?
GV kết hợp hỏi và giảng để củng cố kiến thức của các bài trước hoặc giao phiếu học tập cho các nhóm HS thực hiện.
PHIẾU HỌC TẬP
Họ và tên HS hoặc nhóm: 	
Nội dung công việc:
Hãy chọn các từ, cụm từ thích hợp điền vào chỗ 	 để được mệnh đề đúng.
Nguồn động lực, điều chỉnh tốc độ quay của truyền lực cuối cùng, thay đổi tốc độ. thay đổi chiều mô men, ngắt nối truyền mô men, ngắt đường truyền, thay đổi hướng truyền mô men, tăng mô men, giảm tốc độ, phân phối mô men.
A, Động cơ đốt trong là 	 trên máy nông nghiệp bánh hơi.
B, Li hợp có nhiệm vụ 	 trong máy kéo bánh hơi.
C, Trong máy kéo bánh hơi, hộp số thực hiện nhiệm vụ 	
D, Truyền lực chính làm nhiệm vụ 	 trong HTTL của máy kéo bánh hơi.
E, Bộ vi sai được nối với trục Các đăng và bánh xe chủ động có nhiệm vụ 	
GV gọi một số HS đọc kết quả hoặc thu phiếu học tập của một số nhóm xem nhanh và nhận xét.
HS ghi lời giảng.
* Đặc điểm riêng của máy kéo:
- Vì sao phải bố trí hai bánh xe chủ động? Truyền lực cuối cùng và hộp phân phối?
GV hướng dẫn HS liên hệ điều kiện làm việc của máy kéo: chuyển động với tốc độ thấp, lầy lội, dễ quá tải, trượt, nhiều chức năng,  đồng thời giải thích lí do.
GV giới thiệu việc thay bánh chủ động bằng bánh lồng để cày ruộng nước ở Việt Nam là một sáng kiến phù hợp với điều kiện thực tế.
+ Tỉ số truyền mô men từ động cơ tới bánh xe chủ động lớn.
- Trục trích công suất có tác dụng gì?
GV: đi trên đường bộ cần một bánh xe chủ động, đường ruộng cần hai bánh chủ động cùng làm việc.
+ Phân phối mô men đến bánh xe chủ động có thể trực tiếp từ hộp số chính hoặc qua hộp số phân phối.
HS trả lời.
Nghe hỏi và giải thích của GV.
Ghi các đặc điểm.
Hoạt động 5: Tìm hiểu HTTL trên máy kéo bánh xích
* Các bộ phận chính:
GV yêu cầu HS quan sát hình 36.3 a, b trong SGK để giới thiệu các bộ phận chính của hệ thống truyền lực trên máy kéo bánh xích.
GV yêu cầu HS quan sát hình 36.3 trong SGK và trả lời câu hỏi:
- Trên cơ sở HTTL của máy kéo bánh hơi, cho biết quá trình truyền lực của máy kéo bánh xích?
GV giới thiệu vị trí, nhiệm vụ các bộ phận trong HTTL.
+ Cơ cấu quay vòng (5).
+ Truyền lực Các đăng (9).
+ Các bánh sau chủ động (7).
+ Truyền lực cuối cùng 6) 
* Nguyên tắc lam việc:
GV đặt câu hỏi và điền vào ô trong sơ đồ khối.
- Quan sát hình 36.3 a, b trong SGK hãy điền tên các bộ phận chính vào ô trống trong bảng dưới đây để mô tả quá trình truyền lực của máy kéo bánh xích?
Đáp án:
GV giải thích về tác dụng của các bộ phận trong khi máy kéo bánh xích làm việc.
HS tự ghi chép.
* Đặc điểm riêng:
- Máy kéo bánh xích quay vòng bằng cách nào?
GV cho HS quan sát hình 36.3 trong SGK giải thích:
+ Quay vòng.
+ Quay vòng tại chỗ.
+ Cơ cấu giúp cho việc quay vòng.
HS trả lời.
Nghe hỏi và giái thích của GV.
- Đặc điểm điều kiện làm việc của máy kéo bánh xích?
GV giải thích: Do điều kiện làm việc mà cấu tạo phải phù hợp, cụ thể:
+ Mô men quay phải rất lớn.
+ Cơ cấu quay vòng giúp thay đổi hướng chuyển động của máy kéo.
HS liên hệ với bài 35 để trả lời câu hỏi.
Nghe và ghi giải thích của GV.
Hoạt động 6: Tổng kết, đánh giá bài dạy
Do nội dung bài dài GV chỉ nhện xét về ý thức, tinh thần, thái độ học tập của HS.
Dặn dò HS học bài, chuẩn bị bài sau.
Ngày soạn: 15/04/2020
Tuần: 36- Tiết (PPCT): 52
Bài 39: ÔN TẬP
PHẦN CHẾ TẠO CƠ KHÍ VÀ ĐỘNG CƠ ĐỐT TRONG
A. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức:
Qua bài giảng cần làm cho HS:
- Nắm vững những kiến thức cơ bản nhất của phần Gia công cơ khí và ĐCĐT.
- Những ứng dụng của các nội dung đã học trong hai phần trên.
2. Kĩ năng:
Biết cách tổng hợp kiến thức và xác định trọng tâm.
B. CHUẨN BỊ BÀI DẠY:
I. Phương pháp:
Kết hợp các phương pháp:
- Phương pháp thuyết trình để tổng hợp kiến thức.
- Phương pháp hỏi đáp.
II. Chuẩn bị về nội dung:
1. GV:
- Nghiên cứu lập sơ đồ hệ thống hóa kiến thức trong SGK.
- Lập kế hoạch bài dạy chú ý đến hệ thống câu hỏi hướng dẫn.
2. HS:
Đọc lại phần Gia công cơ khí và Động cơ đốt trong.
3. Thiết bị, đồ dùng dạy học:
Phóng to sơ đồ hệ thống hóa kiến thức trong SGK (trang 161, 162).
C. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:
I. Phân bố bài giảng:
Bài giảng thực hiện trong 1 tiết, gồm các nội dung sau:
- Hệ thống hóa kiến thức phần Gia công cơ khí.
- Hệ thống hóa kiến thức phần Động cơ đốt trong.
- Hướng dẫn HS trả lời một số câu hỏi trong SGK.
II. Các hoạt động dạy học:
1. Ổn định lớp:
2. Nội dung bài dạy:
Đây là bài học có nội dung dài, tùy theo thời gian mà GV cần phân bố cho hợp lí để đảm bảo dạy đủ kiến thức cho HS. GV nên sử dụng các câu hỏi trong phần “Câu hỏi ôn tập phần Gia công cơ khí và Động cơ đốt trong” để hướng dẫn HS học tập.
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Hoạt động 1: Hệ thống hóa kiến thức phần Gia công cơ khí
GV dùng sơ đồ hẹ thống hóa kiến thức phần Gia công cơ khí trong SGK hướng dẫn HS nắm được các nội dung chính. Có thể sử dụng các câu hỏi trong phần ôn tập yêu cầu HS trả lời.
1. Vật liệu cơ khí (từ câu 1 đến câu 4): Phần này cần nhấn tính chất cơ học của Vật liệu cơ khí.
2. Công nghệ chế tạo phôi (từ câu 5 đến câu 8): Phần này nhấn mạnh phương pháp gia công đúc trong khuôn cát. HS phải hiểu được quy trình của các phương pháp gia công và so sánh ưu, nhược của các phương pháp trên.
3. Công nghệ cắt gọt kim loại và tự động hóa trong chế tạo cơ khí (từ câu 9 đến câu 13): GV khái quát lại cho HS hiểu về:
+ Bản chất của gia công kim loại bằng cắt gọt.
+ Hiểu quá trình hình thành phôi, có nghĩa là biết được các chuyển động của dao cắt.
4. Tự động hóa trong chế tạo cơ khí (từ câu 14 đến câu 19): GV yêu cầu HS hiểu bản chất của máy tự động và tự động hóa trong sản xuất cơ khí, lợi ích của máy tự động và dây chuyền tự động hóa. GV khắc sâu khái niệm “Phát triển bền vững trong sản xuất cơ khí”; nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường và biện pháp bảo vệ; liên hệ với địa phương nơi HS sống.
HS quan sát sơ đồ trên bảng kết hợp với đọc SGK để tìm hiểu bài.
HS nghe và ghi những nội dung trọng tâm.
Hoạt động 2: Hệ thống hóa kiến thức phần Động cơ đốt trong
GV dùng sơ dồ đã chuẩn bị hoặc vẽ lên bảng để hướng dẫn HS hệ thống hóa kiến thức, yêu cầu HS quan sát SGK, ghi tóm tắt những kết luận. GV sử dụng các câu hỏi trong SGK yêu cầu HS trả lời một số vấn đề trọng tâm của nội dung phần Động cơ đốt trong.
1. Đại cương về ĐCĐT (từ câu 1 đến câu 5): Phần này HS cần hiểu rõ một số khái niệm cơ bản, thuật ngữ kĩ thuật dùng trong ĐCĐT. Biết được tên các cơ cấu, hệ thống chính của ĐCĐT. Phần nguyên lí làm việc của ĐCĐT GV hướng dẫn HS hiểu nguyên lí làm việc, so sánh ưu, nhược điểm của các loại động cơ 2 kì, 4 kì thông qua tìm hiểu nguyên lí làm việc của ĐCĐT.
2. Cấu tạo của ĐCĐT (từ câu 5 đến câu 24): Phần này gồm các nội dung chính của phần ĐCĐT. Các bài có cấu trúc nội dung tương tự, vì vậy GV khái quát những nội dung HS cần biết, hiểu. Cụ thể là:
+ Biết nhiệm vụ của các cơ cấu, hệ thống.
+ Biết phân loại, cấu tạo của các loại ĐCĐT.
+ Hiểu được nguyên lí làm việc của các cơ cấu, hệ thống trong động cơ xăng, động cơ Diezen.
GV yêu cầu HS hiểu quy trình làm việc của các hệ thống, cơ cấu, không đi sâu vào cấu tạo các chi tiết của cơ cấu và hệ thống.
3. Ứng dụng của ĐCĐT (từ câu 25 đến câu 30): GV hướng dẫn HS hệ thống lại các ứng của ĐCĐT trong sản xuất và đời sống. Các ứng dụng theo một nguyên tắc nhất định, tương tự nhau, vì vậy GV yêu cầu HS hiểu được ứng dụng của ĐCĐT trên ô tô. Qua đó hiểu được các ứng dụng khác của ĐCĐT vào xe máy, tàu thủy, máy nông nghiệp, máy phát điện.
Hoạt động 3: Tổng kết, đánh giá giờ dạy
GV nhận xét, đánh giá giờ học, yêu cầu HS về cụ thể hóa các kiến thức các nội dung đã được học chuẩn bị cho việc kiểm tra cuối năm học.

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_cong_nghe_11_tuan_20_den_tuan_36.doc