Giáo án bám sát nâng cao Ngữ văn 10

Giáo án bám sát nâng cao Ngữ văn 10

Tuần 1-2-3-4:( 4 tiết )

Giáo án bám sát nâng cao

NHỮNG YÊU CẦU CHUNG VỀ SỬ DỤNG TIẾNG VIỆT

NHỮNG LỖI THƯỜNG GẶP TRONG SỬ DỤNG TIẾNG VIÊT

 THỰC HÀNH CHỮA LỖI

( 4 tiết )

A. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT :

Giúp HS :

- Nắm vững những yêu cầu sử dụng Tiếng Việt về phương diện ngữ âm, chữ viết, dùng từ, đặt câu, cấu tạo văn bản và phong cách ngôn ngữ .

- Từ đó HS biết được những lỗi thường gặp, nguyên nhân mắc lỗi và biết cách sữa lỗi, khắc phục

- Biết yêu quý Tiếng Việt và nâng cao kĩ năng nói và viết bằng Tiếng Việt.

B. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC :

- Ổn định lớp

- Nêu mục tiêu của chuyên đề cần đạt

- Bài học:

 

doc 41 trang Người đăng minh_thuy Lượt xem 2632Lượt tải 2 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án bám sát nâng cao Ngữ văn 10", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 1-2-3-4:( 4 tiết )
Giáo án bám sát nâng cao
NHỮNG YÊU CẦU CHUNG VỀ SỬ DỤNG TIẾNG VIỆT 
NHỮNG LỖI THƯỜNG GẶP TRONG SỬ DỤNG TIẾNG VIÊT
 THỰC HÀNH CHỮA LỖI
( 4 tiết )
A. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT : 
Giúp HS :
- Nắm vững những yêu cầu sử dụng Tiếng Việt về phương diện ngữ âm, chữ viết, dùng từ, đặt câu, cấu tạo văn bản và phong cách ngôn ngữ .
- Từ đó HS biết được những lỗi thường gặp, nguyên nhân mắc lỗi và biết cách sữa lỗi, khắc phục 
- Biết yêu quý Tiếng Việt và nâng cao kĩ năng nói và viết bằng Tiếng Việt.
B. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC :
- Ổn định lớp 
- Nêu mục tiêu của chuyên đề cần đạt
- Bài học:
TG
HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS
NỘI DUNG BÀI HỌC
Những phương tiện ngôn ngữ là gì? à ngữ âm, chữ viêt, từ vựng
Chuẩn : là theo những qui tắc chung được mọi người thừa nhận.
Gv nêu một số hiện tượng sai- phân tích nguyên nhân sai.
- Vì sao cần có thói quen phát âm theo chuẩn? Vì đó là cơ sở cho việc viết đúng chính tả.
Ngữ âm chuẩn là ngữ âm được qui định qua hình thức quốc ngữ ghi trong từ điển Tiếng Việt, không nhất thiết phải là âm miền Bắc hay miền Nam mà là tiếng nói phổ thông của tiếng Việt. 
GV nêu dẫn chứng minh họa.
Cho ví dụ câu sai ngữ pháp. Phân tích để thấy hạn chế trong diễn đạt.
Lấy ví dụ thực tế trong giao tiếp hảng ngày.
GV nêu ví dụ và yêu cầu HS phát hiện lỗi sai
Phân tích lỗi dùng từ sai do không xác đinh đúng nghĩa của từ
Ví dụ : yếu điểm ( điểm quan trọng)- điểm yếu (TViệt) đồng nghĩa với điểm yếu kém, nhược điểm 
(Những tuần sau chúng ta tiếp tục tìm hiểu về lỗi ngữ pháp, lỗi đoạn văn, và thực hành sửa lỗi) 
 Tuần 3-4: Giáo án bám sát nâng cao (tiếp theo)
Hãy cho biết câu trên sai chỗ nào? Gọi lỗi ấy là lỗi gì? Có thể sửa lại như thế nào? 
GV ghi ví dụ trên bảng
Gọi HS lên bảng sửa, gọi HS khác nhận xét.
GV ghi ví dụ lên bảng, HS phát hiện lỗi. GV hướng dẫn cách chữa.
GV nêu ví dụ trước, nêu kiểu lỗi sau:
- câu trên mắc lỗi gì?
- Hướng sửa lỗi như thế nào? 
Câu sai lỗi gì? Chú ý có nòng cốt câu hay chưa?
Xác định kiểu câu, phát hiện lỗi sai trong câu, sửa lại cho đúng
Có thể hiểu như thế nào nếu diến đạt như thế ? Nên sửa lại như thế nào? 
Ví dụ 2 nên thêm dấu câu như thế nào? 
I. Những yêu cầu chung về sử dụng Tiếng Việt:
1. Lời nói phải đúng với các qui tắc ngôn ngữ 
a) Sử dụng đúng ngữ âm và chính tả:
+ Về ngữ âm: Cần phát âm đúng hình thức ngữ âm. Chuẩn ngữ âm liên quan đến tất cả các thành phần của âm tiết: phụ âm đầu, âm đệm,âm chính, âm cuối và thanh điệu.
Mỗi vùng miền có một số hạn chế về ngữ âm do phát âm theo thổ âm địa phương. Ví dụ ở miền Bắc thường lẫn lộn các phụ âm đầu ch- tr; l-n; d-r . Trong khi đó, miền trung và miền Nam thường không phân biệt s-x, d- gi hoặc thường phát âm sai vần của tiếng.
Học sinh Quảng Ngãi thường phát âm sai vần và không phân biệt được thanh điệu, một số phụ âm đầu. Từ đó dẫn đến chính tả cũng sai theo.
Cụ thể là:
- Phát âm sai do tập quán nói năng:
 Ví dụ : a à oa : miêu tỏa, ngôi nhòa
 a à ô : dũng cổm, việc lồm, triễn lỗm
 - Không phân biệt được vần có cấu tạo gần giống nhau:
Ví dụ : các vần iêu- iu- êu thường nói gần giống nhau
Đìu độ ( điều độ ), đồng đìu ( đồng đều), điêù hiêu ( đìu hiu); em – êm ( anh em- êm đềm )
- Không phân biệt được vần có âm cuối C –T , N- NG.
Ví dụ : mặt trời - mặc cả; cảm thán – ngày tháng; vắn tắc - vắng vẻ.
- Không phân biệt thanh điệu hỏi ngã.: 
Ví dụ : Củng cố- cũng được , sợ hãi - hải phận
- Không phân biệt phụ âm đầu : S- X, D- GI 
Ví dụ :xuất sắc- công xuất; dữ dội- giữ gìn.
+ Cần phát âm hướng tới ngữ âm chuẩn:
Ngữ âm chuẩn là ngữ âm được qui định qua hình thức quốc ngữ ghi trong từ điển Tiếng Việt.
- Hạn chế phát âm quá nặng theo tiếng địa phương đến mức độ sai lệch cả vần. Nhất là khi đọc diễn cảm thơ văn.
- Cần có ý thức phát âm đúng và viết đúng các từ ngữ có cấu tạo gần giống nhau để phân biệt khi thể hiện chính tả.
+ Cùng với phát âm chuẩn là chính tả.
 - Viết chính tả theo phát âm chuẩn của Tiếng Việt, tránh trường hợp nói sao viết vậy.
- Viết theo những qui định chính tả hiện hành của chữ quốc ngữ, những qui định về viết hoa, viết từ phiên âm tiếng nước ngoài
Ví dụ : ngành nghề - không viết nghành ngề.
hoặc viết tên nước ngoài: Nhật Bản, In-đô-nê-xi-a, Ai-len, Tây Ban Nha, Thổ Nhĩ Kì.., Phi lip pin
b) Sử dụng từ đúng quan hệ ngữ nghĩa và ngữ pháp:
- Kêt hợp từ phải đúng quan hệ ngữ nghĩa
Ví dụ : nghe nói phong phanh ( sai)à phong thanh( đúng)
hoặc: Chúng ta phải xét sự việc dựa trên nhiều phương tiện ( sai) à phương diện ( đúng) 
- Kết hợp từ phải đúng quan hệ ngữ pháp : 
Ví dụ : rất độc đáo lắm, vô cùng đẹp nhất là kết hợp sai
hoặc : tự hào về các bạn – không nói tự hào bạn
- Trật từ từ phù hợp: nếu thay đổi thì nghĩa cũng khác đi
Ví dụ : con gà- gà con, nói hay- hay nói
c) Đặt câu đúng ngữ pháp: phải nắm được các kiểu câu của tiếng Việt. Câu thiếu thành phần, không tách bạch các bộ phận, các vế câu thì việc diễn đạt không trong sáng.
d) Viết đoạn văn và văn bản phải mạch lạc, thống nhất về chủ đề và phù hợp với đặc điểm của tình huống giao tiếp.
2/ Sử dụng ngôn ngữ phù hợp với tình huống giao tiếp.
a) Nhân vật giao tiếp : phải xác định nói với ai? viết cho ai ? à lựa chọn cách diễn đạt, nội dung giao tiếp 
b) Hoàn cảnh giao tiếp: Nói viết trong hoàn cảnh nào?
Hoàn cảnh giao tiếp mang tính chính thức hay không chính thức? Ở nơi nào? à lựa chọn hình thức và nội dung giao tiếp phù hợp.
- Tùy vào từng lĩnh vực giao tiếp mà chọn lựa từ ngữ, đặt câu, bố cục văn bản cho phù hợp.
c) Mục đích giao tiếp: xá định nói viết nhằm mục đích gì? à lựa chọn nội dung và hình thức diễn đạt 
II. Một số lỗi thường gặp khi sử dụng tiếng Việt – 
những cách chữa cơ bản:
1. Lỗi chính tả 
a) Lỗi do không nắm được các qui tắc ghi âm tiếng Việt
Ví dụ : GH, NGH + các nguyên âm i, e, ê còn G, NG + các nguyên âm còn lại
b) Lỗi do phát âm không chuẩn: nói sao viết vậy
Ví dụ : con dịch ( vịt) nóng hóa ( quá), hải đen ( hải đăng)
- Không phân biệt được vần có cấu tạo gần giống nhau:
Ví dụ : các vần iêu- iu- êu thường nói gần giống nhau
Đìu độ ( điều độ ), đồng đìu ( đồng đều), điêù hiêu ( đìu hiu); em – êm ( anh em- êm đềm )
- Không phân biệt được vần có âm cuối C –T , N- NG.
Ví dụ : mặt trời – mặc cả; cảm thán – ngày tháng; vắn tắc – vắng vẻ.
- Không phân biệt thanh điệu hỏi ngã.: 
Ví dụ : Củng cố- cũng được , sợ hãi – hải phận
- Không phân biệt phụ âm đầu : S- X, D- GI 
Do vậy khi viết cần cẩn thận đối chiếu, lựa chọn và luôn lấy ngữ âm chuẩn làm cơ sở.
c) Lỗi viết hoa : do không tuân theo những qui định về viết hoa tên riêng, địa danh, tên cơ quan tổ chức, tên nước ngoài 
2. Lỗi dùng từ : 
a) Dùng từ sai về hình thức ngữ âm ngữ nghĩa
Ví dụ : lẫn lộn hai từ : yếu điểm, điểm yếu, bàng quan- bàn quang .
b) Lỗi dùng sai về kết hợp từ: 
Ví dụ : lượng mưa kéo dài suốt cả ngày
c) Lỗi dùng sai về quan hệ ngữ pháp: 
Ví dụ : Tôi đã gặp và chia sẻ ý kiến này anh A. 
à Tôi đã gặp anh A và chia sẻ ý kiến này với anh ấy.
d) Lõi dùng thừa từ, lặp từ: 
Ví dụ : Tôi đã gặp một ông bác sĩ già lớn tuổi.
Nhân vật Chí Phèo trong tác phẩm Chí Phèo của Nam Cao được Nam Cao khắc họa như một nhân vật điển hình cho người nông dân.
d) Dùng từ sao rỗng : Tình yêu thương con người tha thiết mang đậm chất nhân văn cao cả của thời đại được thể hiện sâu sắc trong muôn vàn tác phẩm văn học ưu tú của nhân loại được loài người sùng bái qua bao thế hệ từ ngày xưa đến ngày nay
c) Dùng từ sai về phong cách ngôn ngữ văn bản : 
Ví dụ : Bài thơ gây cho ta xúc động quá đi mất.
3. Lỗi đặt câu: 
a) Lỗi cấu tạo ngữ pháp:
§ Lỗi thiếu thành phần câu, vế câu:
Xem xét trường hợp sau:
- Lỗi thiếu chủ ngữ: 
Ví dụ 1: Qua tác phẩm Tắt đèn đã cho ta thấy cuộc sống của người nông dân trong xã hội cũ.
à câu trên thiếu thành phần chủ ngữ. Sửa lại bằng ba cách sau:
C1: Qua tác phẩm Tắt đèn , Ngô Tất Tố đã cho ta thấy cuộc sống của người nông dân trong xã hội cũ.( bổ sung chủ ngữ )
C2: Tác phẩm Tắt đèn đã cho ta thấy cuộc sống của người nông dân trong xã hội cũ.(biến thành phần trạng ngữ thành chủ ngữ)
C3: Qua tác phẩm Tắt đèn, chúng ta thấy cuộc sống của người nông dân trong xã hội cũ.( Biến vị ngữ thành một cụm chủ vị- bỏ từ cho)
 Ví dụ 2: Với nghệ thuật châm biếm sắc sảo của tác giả dân gian đã phê phán bản chất tham lam của bọn quan lại ngày xưa.
Lỗi : Nhầm lẫn định ngữ tác giả dân gian với chủ ngữ của câu. 
Sửa lại bằng cách bỏ từ của, thêm dấu phẩy để biến định ngữ thành chủ ngữ: 
Bằng nghệ thuật châm biếm sắc sảo, tác giả dân gian đã phê phán bản chất tham lam của bọn quan lại ngày xưa.
( tương tự cho HS sửa lỗi câu sau: Bằng trí tuệ sắc bén, thông minh của người lao động không những đấu tranh trực tiếp mà còn đấu tranh gián tiếp chống chế độ phong kiến thông qua tiếng cười trào phúng hóm hỉnh) 
- Lỗi thiếu vị ngữ: 
Ví dụ : Tình cảm của chúng tôi dành cho thầy, người thấy đã cho chúng tôi những bài học đầu tiên về cuộc sống.
à Người viết nhầm tưởng thành phần phụ chú là vị ngữ của câu. 
Sửa lại : thêm vị ngữ phù hợp:
Tình cảm của chúng tôi dành cho thầy, người thấy đã cho chúng tôi những bài học đầu tiên về cuộc sống, luôn theo chúng tôi trong những năm tháng chiến tranh ác liệt.
Hoặc tạo ra một cumk C-V mới :
 Chúng tôi vẫn giữ mãi những tình cảm dành cho thầy, người thấy đã cho chúng tôi những bài học đầu tiên về cuộc sống.
- Lỗi thiếu cả chủ ngữ lẫn vị ngữ:
Ví dụ : Để có cơ hội nhận được việc làm trong tương lai, ngay từ bây giờ, khi còn ngồi trên ghế nhà trường.
à trương hợp này chưa thành câu vì thiếu cả cụm CV nòng cốt ( chỉ mang tính chất trạng ngữ)
Sửa : : Để có cơ bản hội nhận được việc làm trong tương lai, ngay từ bây giờ, khi còn ngồi trên ghế nhà trường, chúng ta phải phấn đấu học tập thật tốt.
 CN VN 
- Lỗi thiếu vế câu ghép:
Ví dụ : Ngày mai, nếu trời có mưa hoặc có gió lớn. Mà có lẽ sẽ có mưa to, gió lớn vì trung tâm khí tượng thủy văn đã dự báo như thế.
à Câu trên thiếu vế câu ghép ( nếu.thì) do vậy cần có vế sau
Sửa: Ngày mai, nếu trời có mưa hoặc có gió lớn. Mà có lẽ sẽ có mưa to, gió lớn vì trung tâm khí tượng thủy văn đã dự báo như thế thì chúng ta cũng phải thực hiện kế hoạch đã đặt ra.
- Lỗi sắp xếp sai trật tự các thành phần trong câu:
Ví dụ 1:
Chúng tôi luôn chú ý đến các hoạt động giáo dục về bảo vệ thiên nhiên và môi trường trong nhà trường.
à Dễ hiểu nhầm là bảo vệ thiên nhiên và môi trường trong phạm vi nhà trường mà thôi
Do vây cần sắp xếp cụm từ trong nhà trường sau từ giáo dục:
Chúng tôi luôn chú ý đến các hoạt động giáo dục trong nhà trường về bảo vệ thiên nhiên và môi trường. 
Ví dụ 2: Lỗ Tấn là nhà văn nổi tiếng Trung Quốc.
à Lỗ Tấn là nhà văn Trung Quốc nổi tiếng. 
§ Lỗi sử dụng sai dấu câu:
Ví dụ1: Tôi không hiểu vì sao bài toán ấy dễ như thế mà tôi không làm được ? à dấu hỏi đặt cuối câu không đúng vì đây không phải là câu hỏi .
Ví dụ 2 : An Dương Vương xây xong thành Cổ Loa được Rùa Vàng cho vuốt làm nỏ thần nên đánh tan quân xâm lược Triệu Đà Triệu Đà bèn cầu hòa cầu hôn An Dương Vương đồng ý gả con gái cho Trọng Thủy.
b) Lỗi về nghĩa trong câu:
Ví dụ : Trong học tập nói chung và trong đê ...  mà sâu sắc. Tâm trạng nhà thơ vừa thể hiện qua hình ảnh thơ ( hai câu đầu) vừa bộc lộ trực tiếp ( hai câu sau) 
5. Chủ đề: Tình yêu quê hương đất nước của nhà thơ thật chân thành, đằm thắm, thiết tha.Thông qua những hình ảnh dân dã, giàu sức gợi tả , tác giả thể hiện tình cảm gắn bó tha thiết với cuộc sống bình dị của quê nhà.
 V. NỖI OÁN CỦA NGƯỜI PHÒNG KHUÊ
( Khuê oán của Vương Xương Linh)	
1. Thể loại : Bài thơ viết theo thể thất ngôn tứ tuyệt: 
2. Nội dung :
a) Về hình ảnh người thiếu phụ trong câu 1: 
- Nhan đề bài thơ là Khuê oán ( nỗi oán của người thiếu phụ khuê phòng) nhưng câu 1 lại nói " bất tri sầu" ( không biết buồn). Điều này tưởng như phi lí nhưng lại có lí trong hoàn cảnh thời đại lúc bấy giờ: đấng nam nhi ra trận, lập công, được phong hầu là giấc mộng của họ. Cho nên người thiếu phụ trong bài thơ này tỏ ra vô tư, xem chuyện chinh chiến của chồng là lẽ thường tình nên nàng vẫn không buồn , vẫn lên lầu trông ra xa, vẫn trang điểm như một việc bình thường hằng ngày.
b) Về hình ảnh người thiếu phụ trong câu 3:
Lên lầu, thiếu phụ quan sát và chợt thấy sắc( xuân) của cây dương liếu đầu đường. Chữ " hốt" ( bỗng, chợt) đánh dấu một sự đột biến trong tâm trạng của người thiếu phụ. Màu dương liễu trong thơ cổ thường là hình ảnh ước lệ nói về sự biệt li, xa xôi cách trở. Vì vậy, thiếu phụ bỗng cảm thấy ân hận khi đã động viên chồng tham gia chinh chiến. 
c) Câu 4: Hối giao phu tế mịch phong hầu" ( Hối hận đã để chồng đi kiếm tước hầu. Vậy là nhận thức của người thiếu phụ chuyển từ " không biết sầu" tới " hối hận" ( từ vô tư đến nhận thức lí trí ) 
Hối hận vì đã động viên chồng đi tìm cái vô nghĩa để gia đình li tán, tuổi thanh xuân của con người trôi đi một cách phí hoài oan uổng. Lời than oán của người thiếu phụ có ý nghĩa phản đối chiến tranh phi nghĩa. 
3. Nghệ thuật : 
 a) Ý nghĩa của nhan đề: chiến tranh và phụ nữ là đề tài thể hiện giá trị nhân đạo, được mọi người , mọi thời quan tâm. Vì thế , nhan đề Khuê oán thu hút sự chú ý của người đọc ngay từ đầu.
b) Cảnh vật và con người hài hòa trong một bức tranh xuân đẹp đẽ: thiếu phụ trang điểm bước lên lầu cao, lầu sơn màu xanh biếc ( thúy lâu), màu xanh của cây liễu mùa xuân
c) Tứ thơ chuyển biến đột ngột mà hợp lí, tự nhiên trong sự mạch lạc của bài thơ cũng như trong cảm xúc của nhân vật trữ tình .
4.Chủ đề: thông qua quá trình nhận thức, chuyển biến tâm lí và lời oán thán của người thiếu phụ có chồng đi chinh chiến, tác giả giúp người đọc hiểu được tinh thần phản đối chiến tranh phi nghĩa của nhân dân Trung Quốc thời Đường 
CÂU HỎI VÀ BÀI TẬP
1. Nỗi vất vả , bất trắc của người lao động ngày xưa được thể hiện trong 2 bài ca dao như thế nào? 
2. Phân tích nỗi khổ trăm bề và tình cảm yêu thương con rất mực của người phụ nữ trong xã hội phong kiến được thể hiện qua bài ca dao " Mười tay "
3. Phân tích nét độc đáo về nghệ thuật của bài thơ Hứng trở về của Nguyễn Trung Ngạn.Vẻ đẹp tâm hồn của nhà thơ thể hiện như thế nào qua bài thơ này? 
4. Viết một đoạn văn nêu ý nghĩa sâu sắc của bài thơ Cáo bệnh, bảo mọi người của Mãn Giác thiền sư
Tuần 17: ( 1 tiết ) 
NHỮNG LỖI DIỄN ĐẠT TRONG VIỆC VIẾT BÀI VĂN
A. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT : Giúp HS 
- Nhận thức được yêu cầu về diễn đạt trong một bài văn và những lỗi mắc phải khi viết văn
- Có kĩ năng phân tích và chữa lỗi về diễn đạt trong bài văn , để hoàn thiện và nâng cao kĩ năng diễn đạt khi viết văn.
- Nâng cao thái độ thận trọng khi viết văn, có ý thức diễn đạt đúng và thích hợp khi viết bài văn .
B. NỘI DUNG CHỦ ĐỀ:
TG
HOẠT ĐỘNG CỦA GV -HS
NỘI DUNG BÀI HỌC
 Hoạt động 1: Tóm tắt một số vấn đề về lí thuyết
- Khái niệm về kĩ năng diễn đạt .
- Kĩ năng diễn đạt thể hiện ở các phương diện : chữ viết, từ ngữ, đặt câu, liên kết câu, liên kết đoạn, trình bày văn bản .
Hoạt động 2 : Tìm hiểu một số yêu cầu cơ bản về việc diễn đạt trong bài văn 
Hoạt động 3: Phân tích và sửa lỗi diễn đạt 
GV yêu cầu HS đọc ,tìm hiểu và phát hiện lỗi sai. Phân tích các lỗi trong đoạn văn.
Hướng dẫn HS sửa lỗi.
Đoạn văn diễn đạt ý mâu thuẩn nhau: thương con- không biết thương con
Sửa lại: thay quan hệ từ, viết lại cho đúng quan hệ lập luận .
Xác định chủ đề cần trình bày, xem xét quan hệ logịc về nội dung giữa các câu.
GV đọc đoạn văn . Các câu nào trong đoạn diễn đạt ý trùng lặp ?
Sửa lại bằng cách nào? 
Nội dung luận điểm của đoạn văn đúng đắn chưa? Cách dùng từ có lỗi ở chỗ nào?
Đoạn văn diễn đạt có đúng phong cách ngôn ngữ văn nghị luận không? 
Có thể sửa lại như thế nào? 
I. Khái quát về kĩ năng diễn đạt trong bài văn:
1. Khái niệm kĩ năng diễn đạt :
Là kĩ năng biểu hiện nhận thức, tư tưởng, tình cảm của mình bằng phương tiện ngôn ngữ , khiến người đọc người nghe lĩnh hội đầy đủ, chính xác những nội dung đó.
+ Kĩ năng diễn đạt bằng ngôn ngữ dạng viết thể hiện ở những phương diện :
- Kĩ năng viết chữ: viết đúng các qui định về chữ viết, chính tả, viết hoa, viết từ nước ngoàivề việc dùng dấu câu, cách thức trình bày văn bản 
- Kĩ năng dùng từ sao cho đúng, cho hay, đúng về nghĩa, về đặc điểm ngữ pháp trong việc kết hợp để cấu tạo từ, cụm từ
- Kĩ năng đặt câu đũng ngữ pháp sao cho thể hiện được nội dung diễn đạt 
- Kĩ năng liên kết các câu với nhau để tổ chức đoạn văn, bài văn .
- Kĩ năng tách đoan văn và liên kết các đoạn , mục , phần trong bài văn 
2. Một số yêu cầu cơ bản về diễn đạt trong bài văn 
a) Cần diễn đạt cho trong sáng, gãy gọn
b) Cần diễn đạt cho chặt chẽ, nhất quán, không mâu thuẩn.
c) Cần diễn đạt ngắn gọn, gảin dị, tránh cầu kì , sáo rỗng.
d) Cần diễn đạt phù hợp với phong cách ngôn ngữ của bài văn .
3. Phân tích và chữa lỗi diễn đạt :
a) Diễn đạt tối nghĩa, quan hệ ý nghĩa không rõ ràng:
Ví dụ : Trong khi gia đình bị tan nát, bọn sai nha hoành hành, hách ịch đem xử Vương Ông, vơ vét của cải, Nguyễn Du đã vạch trần bộ mặy thật của chúng là trên địa vị đồng tiền đã làm đổi trắng thay đen, đồng tiền đã tác oai tác phúc hãm hại người lương thiện để làm giàu cho bọn quan nha, thật hết sức vô liêm sĩ.
Phân tích lỗi: 
Diễn đạt ở ví dụ trên mắc nhiều lỗi:
- Quan hệ ý nghĩa giữa phần trạng ngữ (Trong khi gia đình bị tan nát) và chủ ngữ ( Nguyễn Du) không phù hợp.
- Phần " Trên địa vị của đồng tiền có thể đổi trắng thay đen" rất tối nghĩa.
- Sai hình thức cấu tạo của cụm từ tác oai tác phúc( phải là tác oai tác quái), dùng sai từ hãm hại .
- Phần thật hết sứ vô liêm sỉ không có quan hệ ý nghĩa rõ ràng với các phần trên.
Có thể chữa như sau:
Gia đình Thúy Kiều rơi vào cảnh tan nát. Bọn sai nha hoành hành, hách dịch vơ vét của cải và tra khảo Vương Ông. Nguyễn Du đã nhìn thấy bộ mặt thật của chúng là chỉ 
vì tiền. Đồng tiền khiến cho bọn chúng có thể " đổi trắng thay đen". Tiền tài đã tác oai tác quái trong xã hội , gây bao tai họa cho người dân lương thiện, trái lại đã làm giàu cho lũ sai nha và bon quan lại. Vì tiền, bọn chúng trở thành những kẻ hết sức vô liêm sỉ.
b) Lỗi diễn đạt lủng củng, dài dòng, rối ý:
- Đọc đoạn văn và phát hiện, phân tích lỗi sai: câu lằng nhằng rối ý, trạng ngữ và chủ ngữ không phân định, dùng quan hệ từ không đúng chỗ, sắp xếp các phần chưa họp lí
Có thể sửa lại : 
Cuộc đời và sự nghiệp thơ văn của Nguyễn Trãi cho chúng ta thấy ông có lòng yêu nước , căm thù giặc sâu sắc. Vì yêu nước, thương dân nên ông đã cống hiến cả cuộc đời mình cho dân, cho nước . Thơ văn của ông trở thành vũ khí sắc bén góp phần to lớn vào thắng lợi của cuộc kháng chiến chống quân Minh, giành độc lập chủ quyền cho đất nước . Vì thế, giá trị của nó mãi mãi trường tồn cùng lịch sử dân tộc .
c) Diễn đạt không nhất quán, ý mâu thuẩn: 
Chị Dậu rất yêu chồng thương con. Trong hoàn cảnh sưu thuế bức bách, chồng chị bị đánh đập hành hạ , chị phải bán đi đứa con của mình để lấy tiền nộp sưu cho chồng. Điều đó chứng tỏ chị thương chồng mà không biết thương con. Có người mẹ nào lại đi bán đứa con của mình như chị Dậu. Tuy vậy trong lòng chị vô cùng đau đớn xót xa vì thương con. 
à Sửa lại: Bỏ đi ý diễn đạt mâu thuẩn
d) Diễn đạt không đúng quan hệ lập luận:
Ví dụ : Quan lại tham nhũng bóc lột nhân dân . Chính vì thế mà tên quan xử kiện đã bắt cha và em Thúy Kiều giam cầm để đòi tiền chuộc.
Phân tích lỗi: đoạn văn dùng hình thức quan hệ lập luận nhân - quả nhưng ý nghĩa của câu trước không logic về lập luận với câu sau : câu trước không có nguyên nhân của kết luận ở câu sau
à Sửa lại : Quan lại tham nhũng bóc lột nhân dân. Điều đó biểu hiện ngay trong sự việc bọn quan lại đã vơ vét của cải rồi bắt giam cha và em của Kiều , đánh đạp tra tấn để đòi ba trăm lạng tiền chuộc.
e) Diễn đạt rời rạc, đứt mạch, không có sự liên kết:
Ví dụ : Dưới chế độ phong kiến , thân phận người phụ nữ luôn luôn bị chà đạp, bị đối xử bất công, hoàn toàn bị phụ thuộc. Người phụ nữ có nhan sắc lẽ ra phải có cuộc sống hạnh phúc. Người phụ nữ thường than thở cho số phận của mình. Trong gia đình họ rất thương yêu chồng con. Chị Dậu là người có những phẩm chất tốt đẹp mà chịu nỗi đau khổ oan ức. 
Phân tích lỗi: Câu chủ đề là : Dưới chế độ phong kiến , thân phận người phụ nữ luôn luôn bị chà đạp, bị đối xử bất công, hoàn toàn bị phụ thuộc.
Nhưng các câu sau không làm rõ luận điểm. Nhiều câu rời rạc với chủ đề của đoạn hoặc không diễn đạt trọn vẹn ý cần diễn đạt 
Sửa lỗi: Viết lại các câu cho logic, trọn vẹn; câu lạc lõng về ý thì bỏ đi , thay vào câu khác có ý nghĩa xoay quanh chủ đề. Chẳng hạn, các câu: Người phụ nữ có nhan sắc lẽ ra phải có cuộc sống hạnh phúc ( cần triển khai rõ ý hơn),Trong gia đình họ rất thương yêu chồng con ( không phù hợp nên bỏ đi.; nỗi đau khổ oan ức ( dùng từ cẩu thả, không phù hợp với đối tượng ) 
g) Diến đạt trùng lặp: Ý được lặp đi lặp lại trong đoạn
Ví dụ : xem tư liệu tham khảo
Sửa lại: lược bỏ những câu trùng lặp ý
h) Diễn đạt sáo rỗng :
Ví dụ ( STL) 
Phân tích lỗi: Đoạn văn có nhiều từ dùng khoa trương nhưng không biểu hiện ý nghĩa cụ thể nào. Do vậy dù dùng từ rất kêu nhưng ý nghĩa cạn.
à sửa lại bằng cách: xuất phát từ ý muốn diễn đạt mà nêu luận điểm, luận cứ cụ thể, kết hợp dẫn chứng cụ thể về tác giả, tác phẩm để minh họa.
i) Diễn đạt thô thiển : dùng từ thô thiển hoặc không phù hợp với ngôn ngữ viết
Ví dụ: Trọng Thủy là kẻ lừa thầy phản bạn vô cùng xấu xa bỉ ổi . Nếu hắn còn sống thì chắc có lẽ nhân dân ta đã băm vằm hắn ra từng khúc cho hả giận.
Có thể sửa lại: Trọng Thủy là kẻ đã phản bội tình yêu trong trắng của Mị Châu. Nhân dân ta đã không tha thứ cho Trọng Thủy nên để cho hắn phải chết bằng hành động lao đầu xuống giếng tự tử. 
k) Diễn đạt không phù hợp với phong cách ngôn ngữ :
Ví dụ 2: Vì An Dương Vương quá tin vào cái nỏ thần nên rất chủ quan ngồi đánh cờ " không sợ nỏ thần sao" chớ nếu biết cảnh giác thì đâu đến nỗi phải bỏ chạy thục mạng như vậy. 
à Đoạn văn trên chưa đúng với phong cách ngôn ngữ nghị luận. Diễn đạt nhiều chỗ giống như ngôn ngữ nói. 
Vì An Dương Vương cậy vào nỏ thần lợi hại nên rất chủ quan, khinh địch. Vua vẫn ung dung ngồi đánh cờ, cười nói " Đà không sợ nỏ thần sao" .Nếu biết cảnh giác trước kẻ thù thì An Dương Vương không thất bại và nước Âu Lạc sẽ không rơi vào ách đô hộ của ngoại bang.

Tài liệu đính kèm:

  • docChuyen de day bam sat nang cao NV 10[1].doc