Điện tích - Định luật Coulomb Thuyết electron - Định luật bảo toàn điện tích

Điện tích - Định luật Coulomb Thuyết electron - Định luật bảo toàn điện tích

Bài tập giải mẫu:

 1. So sánh lực tĩnh điện và lực hấp dẫn giữa một electron và một proton nếu khoảng cách giữa chúng bằng 5.10-9 cm. Cho mp = 1,67.10-27 kg, me = 9,1.10-31kg.

 2. Cho ba điện tích bằng nhau q1 = q2 = q3 = 2.10-7C đặt tại ba đỉnh của một tam giác đều cạnh a = 3cm.

 (a) Tính lực điện tổng hợp tác dụng lên mỗi điện tích

 (b) Nếu ba điện tích đó không được giữ cố định thì phải đặt thêm một điện tích thứ 4 ở đâu, có dấu và độ lớn như thế nào, để cho hệ bốn điện tích điểm nằm cân bằng?

 3. Hai quả cầu nhỏ bằng kim loại, cùng khối lượng m = 1,8g được treo tại cùng một điểm bằng hai sợi dây mảnh có cùng chiều dài l = 1,5m.

 (a) Truyền cho hệ hai quả cầu một điện tích q = 1,2.10-8C thì thấy hai quả cầu cách ra xa nhau một đoạn a. Xác định a. Xem góc lệch của các sợi dây so với phương thẳng đứng là rất nhỏ. Lấy g = 10m/s2.

 (b) Do một nguyên nhân nào đó một trong hai quả cầu bị mất hết điện tích. Khi đó hiện tượng sẽ xảy ra như thế nào? Tính khoảng cách mới giữa các quả cầu.

Bài tập tự giải:

 4. Cho ba điện tích điểm q1 = +2.10-8C, q2 = - 3.10-7C, q3 = +8.10-8C lần lượt nằm cố định tại ba điểm A, B, C có AB = 30cm, AC = 50cm, BC = 40cm.

 5. Cho hai điện tích q1 = 3.10-7C, q2 = 1,2.10-6C, không cố định, ban đầu được đặt cách nhau một đoạn a trong chân không. Người ta đặt thêm một điện tích thứ ba để hệ ba điện tích nằm cân bằng. Xác định độ lớn và vị trí của q3.

 

doc 44 trang Người đăng quocviet Lượt xem 3441Lượt tải 2 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Điện tích - Định luật Coulomb Thuyết electron - Định luật bảo toàn điện tích", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Chương 1
Điện tích. Định luật Coulomb
Thuyết electron. Định luật bảo toàn điện tích
A. BÀI TẬP TỰ LUẬN
Bài tập giải mẫu:
	1. So sánh lực tĩnh điện và lực hấp dẫn giữa một electron và một proton nếu khoảng cách giữa chúng bằng 5.10-9 cm. Cho mp = 1,67.10-27 kg, me = 9,1.10-31kg.
	2. Cho ba điện tích bằng nhau q1 = q2 = q3 = 2.10-7C đặt tại ba đỉnh của một tam giác đều cạnh a = 3cm.
	(a) Tính lực điện tổng hợp tác dụng lên mỗi điện tích
	(b) Nếu ba điện tích đó không được giữ cố định thì phải đặt thêm một điện tích thứ 4 ở đâu, có dấu và độ lớn như thế nào, để cho hệ bốn điện tích điểm nằm cân bằng?
	3. Hai quả cầu nhỏ bằng kim loại, cùng khối lượng m = 1,8g được treo tại cùng một điểm bằng hai sợi dây mảnh có cùng chiều dài l = 1,5m. 
	(a) Truyền cho hệ hai quả cầu một điện tích q = 1,2.10-8C thì thấy hai quả cầu cách ra xa nhau một đoạn a. Xác định a. Xem góc lệch của các sợi dây so với phương thẳng đứng là rất nhỏ. Lấy g = 10m/s2.
	(b) Do một nguyên nhân nào đó một trong hai quả cầu bị mất hết điện tích. Khi đó hiện tượng sẽ xảy ra như thế nào? Tính khoảng cách mới giữa các quả cầu.
Bài tập tự giải:
	4. Cho ba điện tích điểm q1 = +2.10-8C, q2 = - 3.10-7C, q3 = +8.10-8C lần lượt nằm cố định tại ba điểm A, B, C có AB = 30cm, AC = 50cm, BC = 40cm. 
	5. Cho hai điện tích q1 = 3.10-7C, q2 = 1,2.10-6C, không cố định, ban đầu được đặt cách nhau một đoạn a trong chân không. Người ta đặt thêm một điện tích thứ ba để hệ ba điện tích nằm cân bằng. Xác định độ lớn và vị trí của q3.
	6. Hai quả cầu kim loại nhỏ giống nhau, có cùng một khối lượng m = 0,1g, cùng điện tích q = 10-7C, được treo tại cùng một điểm bằng hai sợi dây mảnh có cùng chiều dài. Do lực đẩy tĩnh điện, hai quả cầu tách ra xa nhau một đoạn a = 30cm. Tính góc lệch của dây treo so với phương thẳng đứng. Lấy g = 10m/s2.
B. BÀI TẬP TRẮC NGHIỆM
1. Cách nào sau đây có thể làm nhiễm điện cho một vật ?
A. Cọ chiếc vỏ bút bi lên tóc.
B. Đặt một thanh nhựa gần một vật đã nhiễm điện.
C. Đặt một vật gần một nguồn điện.
D. Cho một vật tiếp xúc với cục pin.
2. Trong các hiện tượng sau, hiện tượng nào không liên quan đến nhiễm điện ?
A. Về mùa đông, lược dính rất nhiều tóc khi chải đầu.
B. Chim thường xù lông về mùa rét.
C. Ô tô chở nhiên liệu thường thả một sợi dây xích kéo lê trên mặt đường.
D. Sét giữa các đám mây.
3. Một vật cách điện được tích điện và một miếng kim loại không tích điện:
A. luôn luôn đẩy nhau.
B. không tác dụng lực tĩnh điện lên nhau.
C. luôn hút nhau.
D. có thể hút hoặc đẩy, tùy thuộc vào dấu của điện tích trên vật cách điện.
4. Hai vật tích điện hút nhau với lực F. Nếu điện tích trên cả hai vật tăng gấp đôi và khoảng cách giữa chúng cũng tăng gấp đôi, lực giữa chúng sẽ là
A. 16 F.	B. 4 F.	C. F.	D. F/2.
5. Các chất cách điện tốt không dẫn điện bởi vì
A. các nguyên tử cấu thành chất không có electron nào cả.
B. các electron thành phần của nguyên tử được liên kết chặt chẽ với các nguyên tử ấy.
C. các nguyên tử không được sắp xếp trên một mạng tinh thể đều đặn.
D. các electron thành phần của nguyên tử có thể di chuyển tự do trong chất đó.
6. Phát biểu nào sau đây SAI ?
A. Hằng số điện môi của chân không bằng 1.
B. Điện môi là môi trường cách điện.
C. Hằng số điện môi có thể nhỏ hơn 1.
D. Hằng số điện môi của một môi trường cho biết lực tương tác tĩnh điện trong môi trường đó nhỏ hơn so với khi đặt chúng trong chân không bao nhiêu lần.
7. Định luật Coulomb áp dụng được cho trường hợp 
A. Hai điện tích điểm dao động quanh hai vị trí cố định trong một môi trường.
B. Hai điện tích điểm nằm tại hai vị trí cố định trong một môi trường.
C. Hai điện tích điểm nằm cố định gần nhau, một trong dầu, một trong nước.
D. Hai điện tích điểm chuyển động tự do trong cùng môi trường.
8. Cho hai điện tích có độ lớn không đổi, đặt cách nhau một khoảng không đổi. Lực tương tác điện giữa chúng sẽ lớn nhất khi đặt chúng trong môi trường
A. chân không.	B. nước nguyên chất.	C. dầu hỏa.	D. không khí ở điều kiện chuẩn
9. Sẽ không có ý nghĩa khi nói về hằng số điện môi của
A. nhựa đường.	B. plastic.	C. nhôm.	D. thủy tinh flint.
10. Trong vật nào sau đây không có điện tích tự do ?
A. Khối thủy ngân.	B. Thanh thép.	C. Miếng ván gỗ.	D. Thỏi than chì.
11. Xét cấu tạo nguyên tử về phương diện điện, phát biểu nào sau đây SAI ?
A. Khối lượng neutron xấp xỉ khối lượng proton.
B. Điện tích của proton và điện tích của electron gọi là điện tích nguyên tố.
C. Electron mang điện tích – 1,6. 10-19 C.
D. Số electron bằng tổng số neutron và proton trong hạt nhân nguyên tử.
12. Vật bị nhiễm điện do cọ xát vì khi cọ xát
A. electron chuyển từ vật này sang vật khác.	B. vật bị nóng lên.
C. các điện tích tự do được tạo ra trong vật.	D. các điện tích bị mất đi.
13. Ba quả cầu kim loại lần lượt tích điện là +3C, - 7C và -4C. Khi cho chúng tiếp xúc với nhau thì điện tích của hệ là
A. – 8C.	B. + 3C.	C. + 14C.	D. – 11C.
14. Nguyên tử đang có điện tích là – 3,2.10-19 C, khi được nhận thêm 1 electron thì
A. là ion dương.	
B. vẫn là một ion âm.
C. trung hòa về điện.
D. có điện tích không xác định được.
15. Hiện tượng nhiễm điện do hưởng ứng là hiện tượng nào sau đây ?
A. Quả cầu kim loại bị nhiễm điện do nó chạm vào thanh nhựa vừa cọ xát vào len dạ.
B. Đầu thanh kim loại bị nhiễm điện khi đặt gần một quả cầu mang điện.
C. Mùa hanh khô, khi mặc quần áo vải tổng hợp thường thấy vải bị dính vào người.
D. Vào mùa đông, khi kéo áo len qua khỏi đầu ta thường nghe tiếng nổ lách tách.
16. Hai điện tích điểm trái dấu có cùng độ lớn 3.10-6 C đặt cách nhau 10 cm trong dầu hỏa có hằng số điện môi bằng 2,1 thì chúng
A. hút nhau một lực bằng 3,86 mN.
B. đẩy nhau một lực bằng 3,86 mN.
C. hút nhau một lực bằng 3,86 N.
D. đẩy nhau một lực bằng 3,86 N.
17. Hai điện tích điểm có cùng độ lớn, đặt cách nhau 1 m trong nước nguyên chất, tương tác với nhau một lực bằng 10 N. Nước nguyên chất có e = 81. Độ lớn của mỗi điện tích là
A. 10-3C.	B. 0,3 mC.	C. 9.10-8C.	D. 9C
18. Hai điện tích điểm q1 = + 3.10-6C và q2 = - 4.10-6C đặt trong chân không, để lực tương tác giữa chúng là 12 mN thì chúng phải đặt cách nhau
A. 1m.	B. 10 cm.	D. 30cm.	D.3 m.
19. Ba điện tích sắp xếp như trên hình vẽ (đặt trong không khí). Lực tổng hợp tác dụng lên điện tích q2 có độ lớn
A.18.10-3 N.	B. 9.10-3 N.	C. 27.10-3 N.	D. 0,9. 10-3 N.
20. Ba điện tích sắp xếp như trên hình vẽ (đặt trong không khí). Lực tổng hợp tác dụng lên điện tích q2 có độ lớn
A. 9. 10-3 N.	B. 27.10-3 N.	C. 0,405 N.	D. 20.10-3 N.
21. Một điện tích dương sẽ chịu tác dụng của hợp lực bằng 0 nếu nó đặt ở (trên hình vẽ)
A. M.
B. N.
C. M hoặc P.
D. N hoặc P.
22. Hai điện tích điểm được đặt cố định trong một bình không khí thì lực tương tác Coulomb giữa chúng là 12 N. Khi đổ đầy một chất lỏng cách điện vào bình thì lực tương tác giữa chúng là 3 N. Hằng số điện môi của chất lỏng này là
A. 4.	B. 1/4.
C. 2.	D. 36.
Điện trường
A. BÀI TẬP TỰ LUẬN
Bài tập giải mẫu:
	1. Một hạt bụi có khối lượng 2.10-6 kg được tích điện 3mC. Tính điện trường cần thiết để hạt bụi lơ lửng trong không khí.
	2. Tại các đỉnh A, B, C của một hình vuông ABCD có cạnh a = 1,5cm lần lượt đặt cố định ba điện tích q1, q2, q3.
	(a) Tính q1 và q3 biết rằng cường độ điện trường tổng hợp tại D bằng không.
	(b) Xác định cường độ điện trường tại tâm O của hình vuông.
	(c) Đặt tại O một điện tích q = +3.10-9C. Xác định lực điện tác dụng lên q. Nếu đặt điện tích q đó tại D thì lực điện tác dụng lên q bằng bao nhiêu?
Bài tập tự giải:
	3. Cho hai điện tích điểm q1 = 10-12C và q2 = - 4.10-12C đặt tại hai điểm A và B cách nhau một đoạn 8cm. 
	(a) Xác định cường độ điện trường tại C, biết AC = 10cm, BC = 2cm.
	(b) Xác định lực điện tác dụng lên điện tích q = 2.10-7 C đặt tại C.
	4. Cho hai điện tích điểm q1 = 4.10-8C và q2 = - 10-8C đặt tại hai điểm A và B cách nhau một đoạn
AB = l = 5cm. Xác định vị trí của điểm mà tại đó cường độ điện trường bằng không.
B. BÀI TẬP TRẮC NGHIỆM
1. Cường độ điện trường do một điện tích điểm gây ra tại một điểm không phụ thuộc vào
A. khoảng cách từ điện tích điểm tới điểm đó.
B. môi trường đặt điện tích.
C. độ lớn của điện tích điểm.
D. độ lớn của điện tích thử.
2. Lực điện tác dụng lên một điện tích điểm âm đặt trong điện trường
A. cùng chiều với vec-tơ cường độ điện trường tại điểm đó.
B. ngược chiều với vec-tơ cường độ điện trường tại điểm đó.
C. có giá trị âm.
D. có giá trị dương.
3. Cường độ điện trường do một hạt proton sinh ra tại một điểm cách nó 2 cm có độ lớn là
A. 3,6.10-6 V/m.	B. 7,2.10-8 V/m.	C. 3,6.10-10 V/m.	D. 1,8.10-6 V/m.
4. Một hạt electron bay vào trong một điện trường đều có độ lớn E = 2.106 V/m. Lực điện tác dụng lên electron có độ lớn là
A. 0,8.10-25 N.	B. 3,2.10-13 N.	C. 1,25.1025 N.	D. 1,6.10-12 N.
5. Đặt một điện tích q = - 1 mC tại một điểm, nó chịu một lực điện 1 mN có hướng từ trái sang phải. Cường độ điện trường tại đó có hướng và độ lớn là
A. 1000 V/m, từ trái sang phải.
B. 1000 V/m, từ phải sang trái.
C .1 V/m, từ trái sang phải.
D. 1 V/m, từ phải sang trái.
6. Một điện tích q = - 1 mC đặt trong chân không sinh ra điện trường tại một điểm cách nó 1 m có độ lớn và hướng là
A. 9.103 V/m, hướng về phía nó.
B. 9.103 V/m, hướng ra xa nó.
C. 9.109 V/m, hướng về phía nó.
D. 9.109 V/m, hướng ra xa nó.
7. Trong không khí, người ta bố trí hai điện tích có cùng độ lớn 0,1 mC nhưng trái dấu đặt cách nhau 2 m. Tại trung điểm của đường nối liền hai điện tích, cường độ điện trường là
A. 1,8.103 V/m, hướng về phía điện tích dương.	B. 1,8.103 V/m, hướng về phía điện tích âm.
C. bằng 0.	D. 900 V/m, hướng vuông góc với đường nối hai điện tích.
8. Tại một điểm có hai cường độ điện trường thành phần vuông góc với nhau và có độ lớn là 30V/m và 40 V/m. Độ lớn của cường độ điện trường tổng hợp là
A. 10 V/m.	B. 70 V/m.	C. 50 V/m.	D. 1200 V/m.
9. Khi tăng độ lớn của điện tích điểm lên 3 lần và tăng khoảng cách từ điện tích điểm đó tới điểm đang xét lên 3 lần thì cường độ điện trường tại điểm đó
A. tăng 3 lần.	B. giảm 3 lần.	C. tăng 9 lần.	D. giảm 9 lần.
10. Đặt bốn điện tích điểm cùng có độ lớn là +Q tại bốn đỉnh của một hình vuông cạnh a. Cường độ điện trường tại tâm của hình vuông là
A. .	B. .	C. .	D. bằng 0.
11. Cho hai điện tích điểm có cùng độ lớn, cùng dấu đặt tại A và B. Cường độ điện trường tại một điểm trên đường trung trực của AB có phương
A. vuông góc với đường trung trực của AB.	B. trùng với đường trung trực của AB.
C. trùng với đường nối của AB.	D. tại với đường nối AB góc 45o.
12. Cho hình vẽ thể hiện đường sức điện của hệ hai điện tích điểm Q1 và Q2. Kết luận nào ĐÚNG?
	A. Điện trường có thể bằng không ở P1
	B. Điện trường có thể bằng không ở O
	C. Q1 và Q2 cùng dấu
	D. Q1 và Q2 trái dấu
13. Đồ thị nào dưới đây thể hiện sự phụ thuộc của cường độ điện trường của một điện tích điểm và khoảng cách từ điện tích điểm đó đến điểm đang xét?
14. Đặt ba điện tích điểm q1, q2, q3tại ba đỉnh của một tam giác đều ABC. Để cường độ điện trường tại trọng tâm G của tam giác bằng không thì
	A. q1 = q2 = q3/2	B. q1 = q2 = - q3/2
	C. q1 ... Nếu đổi chiều I2 thì lực đó thay đổi như thế nào?
2. Hai dây dẫn song song thẳng dài vô hạn mang dòng điện I1 = 10 A, I2 = 20 A chạy cùng một chiều đặt cách nhau 10 cm trong không khí. Hỏi phải đặt một dây dẫn thứ ba mang điện I3 bằng bao nhiêu và đặt theo phương, chiều nào để lực từ tác dụng lên nó bằng không?
Từ trường và Lực từ
Bài 1. Một đoạn dây dẫn thẳng dài 10 cm mang dòng điện 10 A đặt trong từ trường đều có cảm ứng từ B = 0,04 T. Đoạn dây vuông góc với . Tính lực từ tác dụng lên đoạn dây dẫn.
Bài 2. Một khung dây hình chữ nhật có các cạnh là b = 10 cm và a = 15 cm. Khung có 5 vòng dây và được đặt trong từ trường đều cảm ứng từ B = 4.10-4 T, vec-tơ cảm ứng từ song song với các cạnh NP và MQ của khung. Cho dòng điện I = 1 A chạy qua khung và có chiều như trên hình. Xác định lực từ (phương, chiều, độ lớn) tác dụng lên các cạnh của khung.
Bài 3. Trong buồng MNPQ có từ trường đều B = 2.10-3 T. Đường sức từ song song với mặt phẳng hình vẽ và các cạnh MN, PQ. Trong buồng có đoạn dây dẫn ab dài l = 15 cm nằm trong mặt phẳng hình vẽ và mang dòng điện I = 2 A. Hỏi phải xoay đoạn dây ab cho nó nằm theo phương nào để độ lớn của lực từ tác dụng lên nó: (a) nhỏ nhất và tính giá trị nhỏ nhất đó; (b) lớn nhất và tính giá trị lớn nhất đó.
Bài 4. Một đoạn dây dẫn thẳng MN, chiều dài l, khối lượng của đơn vị dài của dây là D = 0,05 kg/m, đươc treo bằng hai dây dẫn nhẹ thẳng đứng và đặt trong một từ trương đều có cảm ứng từ vuông góc với mặt phẳng chứa MN và dây treo, 
B = 0,05 T. (a) Xác định chiều và độ lớn của dòng điện I chạy qua dây để lực căng của các dây treo bằng không. (b) Cho MN = 20 cm, I = 6 A và có chiều từ N đến M. Tính lực căng của mỗi dây treo. Lấy g = 10 m/s2.
Cảm ứng từ và Lực từ (trắc nghiệm)
1. Từ trường không tương tác với
	A. các điện tích chuyển động.	B. các điện tích đứng yên.
	C. các nam châm vĩnh cửu nằm yên.	D. các nam châm vĩnh cửu chuyển động.
2. Phương pháp mô tả từ trường bằng các đường sức từ là cách mô tả trực quan dễ hiểu. Phát biểu nào dưới đây không đúng?
	A. Quỹ đạo chuyển động của hạt bụi sắt trong từ trường trùng với đường sức từ.
	B. Đường cong, mà tiếp tuyến với nó ở mỗi điểm trùng với trục nam châm thử đặt tại đó, là đường sức từ.
	C. Quỹ đạo chuyển động của điện tích trong từ trường trùng với đường sức từ.
	D. Các đường sức từ chỉ là sản phẩm của phương pháp hình học mô tả từ trường, trong thực tế chúng không tồn tại.
3. Lực từ tác dụng lên một đoạn dây dẫn MN có dòng điện chạy qua đặt vuông góc với đường sức từ sẽ không thay đổi khi
	A. dòng điện đổi chiều.	B. từ trường đổi chiều.
	C. cường độ dòng điện thay đổi.	D. dòng điện và từ trường đồng thời đổi chiều.
4. Khi một dòng điện chạy trong dây dẫn theo hướng từ trong mặt giấy ra, trong một từ trường tạo bởi hai cực của một nam châm vĩnh cửu hình chữ U thì dây dẫn sẽ dịch chuyển
	A. xuống dưới.	B. lên trên.
	C. ngang về phía bên trái.	D. ngang về phía bên phải.
5. Một dòng điện 2 A chạy trong sợi dây dẫn đặt vuông góc với các đường sức từ của một từ trường đều. Từ trường này tác dụng lên phần tử dây dẫn dài 0,5 m một lực bằng 4 N. Cảm ứng từ của từ trường có giá trị bằng
	A. 0,25 T.	B. 1 T.	C. 4 T.	D. 16 T.
6. Dòng điện 5 A chạy trong dây dẫn đặt trong từ trường có cảm ứng từ 10 T. Góc tạo thành giữa chiều của dòng điện và chiều của từ trường bằng 60o. Nếu từ trường tác dụng lên dây dẫn một lực bằng 20 N thì chiều dài của dây dẫn là
	A. 0,82 m.	B. 0,64 m.	C. 0,46 m.	D. 0,52 m.
7. Khi hai dây dẫn song song có hai dòng điện cùng chiều chạy qua thì
	A. hai dây đó đẩy nhau.	B. xuất hiện các mômen quay tác dụng lên hai dây.
	C. hai dây đó hút nhau.	D. không xuất hiện lực cũng như mômen quay tác dụng lên 2 dây.
8. Một dây dẫn thẳng dài 10 cm mang dòng điện 5 A đặt trong từ trường đều có cảm ứng từ B = 0,08 T. Đoạn dây vuông góc với . Lực từ tác dụng lên đoạn dây có giá trị là
	A. 0,04 N.	B. 0,4 N.	C. 0,08 N.	D. 0,8 N.
9. Một dây dẫn mang dòng điện có chiều từ trái sang phải nằm trong một từ trường có chiều từ dưới lên thì lực từ có chiều
	A. từ trái sang phải.	B. từ trên xuống dưới.
	C. từ trong ra ngoài.	D. từ ngoài vào trong.
10. Một dây dẫn mang dòng điện được bố trí theo phương nằm ngang, có chiều từ trong ra ngoài. Nếu dây dẫn chịu lực từ tác dụng lên dây có chiều từ trên xuống dưới thì cảm ứng từ có chiều
	A. từ trái sang phải.	B. từ trên xuống dưới.
	C. từ phải sang trái.	D. từ dưới lên trên.
11. Một dây dẫn thẳng dài 1 m mang dòng điện 10 A, đặt trong một từ trường đều 0,1 T thì chịu một lực 0,5 N. Góc lệch giữa cảm ứng từ và chiều dòng điện trong dây dẫn là
	A. 0,5o.	B. 30o.	C. 45o.	D. 60o.
12. Một đoạn dây dẫn mang dòng điện 1,5 A chịu một lực từ 5 N. Sau đó cường độ dòng điện thay đổi thì lực từ tác dụng lên dây là 20 N. Cường độ dòng điện đã
	A. tăng thêm 4,5 A.	B. tăng thêm 6 A.	C. giảm bớt 4,5 A.	D. giảm bớt 6 A.
13. Đặt một đoạn dây dẫn thẳng dài 120 cm song song với từ trường đều có độ lớn 0,8 T. Dòng điện trong dây dẫn là 20 A thì lực từ có độ lớn là
	A. 19,2 N.	B. 1920 N.	C. 1,92 N.	D. 0 N.
14. Nếu lực từ tác dụng lên đoạn dây dẫn mang dòng điện tăng 2 lần thì độ lớn cảm ứng từ tại vị trí đặt đoạn dây đó
	A. vẫn không đổi.	B. tăng 2 lần.	C. giảm 2 lần.	D. tăng 4 lần.
Lực Lorentz
1. Trong một từ trường đều có chiều từ trong ra ngoài, một điện tích âm chuyển động theo phương ngang từ trái sang phải. Nó chịu tác dụng của lực Lorentz có chiều
	A. từ dưới lên trên.	B. từ trên xuống dưới.
	C. từ trong ra ngoài.	D. từ trái sang phải.
2. Khi độ lớn của cảm ứng từ và độ lớn vận tốc của điện tích cùng tăng 2 lần thì độ lớn lực Lorentz
	A. tăng 4 lần.	B. tăng 2 lần.	C. không đổi.	D. giảm 2 lần.
3. Một điện tích chuyển động tròn đều dưới tác dụng của lực Lorentz, khi vận tốc của điện tích và độ lớn cảm ứng từ cùng tăng 2 lần thì bán kính quỹ đạo của điện tích
	A. tăng 4 lần.	B. tăng 2 lần.	C. không đổi.	D. giảm 2 lần.
4. Một điện tích có độ lớn 10 mC bay với vận tốc 105 m/s vuông góc với các đường sức vào một từ trường đều có độ lớn cảm ứng từ bằng 1 T. Độ lớn lực Lorentz tác dụng lên điện tích là
	A. 1 N.	B. 104 N.	C. 0,1 N.	D. 0 N.
5. Một electron bay vuông góc với các đường sức vào một từ trường đều độ lớn 100 mT thì chịu một lực Lorentz có độ lớn 1,6.10-12 N. Vận tốc của electron là
	A. 108 m/s.	B. 106 m/s.	C. 1,6.106 m/s.	D. 1,6.108 m/s.
6. Một điện tích 10-6 C bay với vận tốc 104 m/s xiên góc 30o so với các đường sức từ vào một từ trường đều có độ lớn 0,5 T. Độ lớn lực Lorentz tác dụng lên điện tích là
	A. 2,5 mN.	B. 25 N.	C. 2,5 N.	D. mN.
7. Hai điện tích q1 = 10 mC và điện tích q2 bay cùng hướng, cùng vận tốc vào một từ trường đều. Lực Lorentz lần lượt tác dụng lên q1 và q2 là 2.10-8 N và 5.10-8 N. Độ lớn của điện tích q2 là
	A. 25 mC.	B. 2,5 mC.	C. 4 mC.	D. 10 mC.
8. Một điện tích bay vào một từ trường đều với vận tốc 2.105 m/s thì chịu một lực Lorentz có độ lớn là 10 mN. Nếu điện tích đó giữ nguyên hướng và bay với vận tốc 5.105 m/s thì độ lớn lực Lorentz tác dụng lên điện tích là
	A. 25 mN.	B. 5 mN.	C. 4 mN.	D. 10 mN.
9. Một điện tích 1 mC có khối lượng 10 mg bay với vận tốc 1200 m/s vuông góc với các đường sức từ vào một từ trường đều có độ lớn 1,2 T. Bỏ qua trọng lực tác dụng lên điện tích. Bán kính quỹ đạo của nó là
	A. 0,5 m.	B. 1 m.	C. 10 m.	D. 0,1 mm.
10. Hai điện tích cùng độ lớn, cùng khối lượng bay vuông góc với các đường cảm ứng từ vào một từ trường đều. Bỏ qua độ lớn của trọng lực. Điện tích một bay với vận tốc 1000 m/s thì có bán kính quỹ đạo 20 cm. Điện tích hai bay với vận tốc 1200 m/s thì có bán kính quỹ đạo là
	A. 20 cm.	B. 24 cm.	C. 22 cm.	D. 200/11 cm.
Ôn tập chương Từ trường
1. Một dây dẫn được gập thành một khung dây có dạng hình tam giác đều có cạnh 10 cm. Đặt khung dây trong từ trường đều như hình vẽ. Coi khung dây nằm cố định trong mặt phẳng hình vẽ. Tính lực từ tác dụng lên mỗi cạnh của khung. Biết cường độ dòng điện I = 5 A và độ lớn cảm ứng từ B = 2.10-3 T.
2. Một khung dây tròn gồm 20 vòng dây bên trong có dòng điện chạy với cường độ I1 = 2 A đặt trong không khí. (a) Tính cảm ứng từ tại tâm khung dây. (b) Một dây dẫn thẳng mang dòng điện I2 = 1 A đặt xuyên qua tâm khung dây và vuông góc với mặt phẳng khung dây. Tính lực từ tác dụng lên dòng I2. Suy ra lực từ tác dụng lên khung dây.
3. Một dây dẫn thẳng mang dòng điện I1 = 20 A đặt trong không khí. (a) Tính cảm ứng từ tại điểm M cách dây dẫn 50 cm. (b) Tính lực từ tác dụng lên một đơn vị dài của dây dẫn mang dòng điện I2 = 8 A đi qua B và vuông góc với dây thứ nhất.
4. Cho ba dây dẫn mang dòng điện như hình vẽ. Xác định lực từ tác dụng lên mỗi đơn vị dài của dây I2. Giải lại bài toán với trường hợp I3 đổi chiều.
5. Một hạt mang điện có khối lượng 20 mg và độ lớn điện tích q = 3.10-6 C theo phương hợp với các đường sức của một từ trường đều một góc 90o, với vận tốc có độ lớn 2600 m/s. Độ lớn của cảm ứng từ là 2,5.10-2 T. (a) Xác định lực Lorentz tác dụng lên hạt mang điện đó. (b) Tính bán kính quỹ đạo của hạt mang điện trên trong từ trường.
6. Một khung dây hình chữ nhật có kích thước 20 x 30 cm mang dòng điện I = 2 A đặt trong một từ trường đều có cảm ứng từ B = 2 mT. Tính mômen lực lớn nhất tác dụng lên khung dây (đối với trục quay là trục đối xứng của khung).
Ôn tập Học kì 1
Câu 1: Cho hai điện tích q1 = - 3nC, q2 = + 1,6 mC đặt cố định tại A, B cách nhau 10 cm.
	(a) Xác định cường độ điện trường tổng hợp tại điểm C, cách A 20 cm, cách B 10 cm.
	(b) Xác định lực điện tác dụng lên điện tích q3 = - 3.10-5 C đặt tại C.
Câu 2: Ba pin giống nhau, cùng có suất điện động 1,5 V – điện trở trong 0,5 W được ghép thành bộ nguồn có suất điện động 3 V.
	(a) Hỏi ba pin ở trên được ghép nối với nhau như thế nào?
	(b) Dùng bộ nguồn trên cấp điện cho một bóng đèn 3 V – 3 W. Hỏi đèn có sáng bình thường không?
	(c) Tính công suất tiêu thụ của đèn ở câu b.
Câu 3. Hai dây dẫn thẳng mang dòng điện I1 = 25 A, I2 = 30 A chạy cùng chiều theo hai hướng song song nhau, cách nhau 20 cm.
	(a) Xác định cảm ứng từ tại những điểm cách dây thứ nhất 10 cm, cách dây thứ hai 30 cm.
	(b) Tính lực tác dụng lên mỗi mét chiều dài của mỗi dây.
	(c) Tìm quỹ tích những điểm có cảm ứng từ bằng không.
Câu 4. Một khung dây dẫn phẳng ABCD kích thước 30 cm x 40 cm đặt trong một từ trường đều có các đường sức song song với cạnh AB của khung, chiều của đường sức hướng từ A đến B. Cảm ứng từ của từ trường có độ lớn B = 2.10-5 T.
	(a) Tính lực từ tác dụng lên mỗi cạnh của khung dây.
	(b) Tính mô men ngẫu lực tác dụng lên khung.
Câu 5. Một bình điện phân chứa dung dịch muối niken có cực dương làm bằng niken. Hiệu điện thế giữa hai điện cực của bình lúc hoạt động là 20 V. Trong thời gian điện phân, điện năng tiêu thụ bởi bình là 0,5 kWh. Cho biết với niken: A = 58, n = 2.
	(a) Tính khối lượng niken bám vào ca-tôt của bình điện phân trong thời gian trên.
	(b) Nếu điện trở của bình là 1 W thì thời gian là bao lâu?
	(c) Cũng trong thời gian điện phân như trên, nếu tăng hiệu điện thế giữa hai cực của bình lên gấp 2 lần thì khối lượng niken giải phóng ở cực dương bằng bao nhiêu?

Tài liệu đính kèm:

  • docDe cuong on tap vat ly hoc ky 1.doc