Câu 1: Một ống dây có hệ số tự cảm L = 0,1 (H), cường độ dòng điện qua ống dây giảm đều đặn từ 2(A) về 0 trong khoảng thời gian là 4 (s). Suất điện động tự cảm xuất hiện trong ống trong khoảng thời gian đó là:
A. 0,06 (V). B. 0,05 (V). C. 0,03 (V). D. 0,04 (V).
Câu 2: Dây dẫn mang dòng điện không tương tác với
A. các điện tích đứng yên. B. các điện tích chuyển động.
C. nam châm chuyển động. D. nam châm đứng yên.
Câu 3: Chiều của lực Lorenxơ được xác định bằng:
A. Qui tắc vặn nút chai. B. Qui tắc bàn tay trái. C. Qui tắc cái đinh ốc. D. Qui tắc bàn tay phải.
Câu 4: Độ lớn của lực Lorexơ được tính theo công thức
A. B. C. D.
Câu 5: Phát biểu nào sau đây về cách khắc phục tật cận thị của mắt là đúng?
A. Sửa tật cận thị là làm tăng độ tụ của mắt để có thể nhìn rõ được các vật ở xa.
B. Sửa tật cận thị là chọn kính sao cho ảnh của các vật ở xa vô cực khi đeo kính hiện lên ở điểm cực cận của mắt.
C. Sửa tật cận thị là mắt phải đeo một thấu kính phân kỳ có độ lớn tiêu cự bằng khoảng cách từ quang tâm tới viễn điểm.
SỞ GDĐT LÂM ĐỒNG ĐỀ THI HỌC KÌ I MÔN VẬT LÝ 11NC TRƯỜNG THPT PRÓ THỜI GIAN: 45 PHÚT MĐ 357 HỌ VÀ TÊN: .. LỚP 11A Câu 1: Một ống dây có hệ số tự cảm L = 0,1 (H), cường độ dòng điện qua ống dây giảm đều đặn từ 2(A) về 0 trong khoảng thời gian là 4 (s). Suất điện động tự cảm xuất hiện trong ống trong khoảng thời gian đó là: A. 0,06 (V). B. 0,05 (V). C. 0,03 (V). D. 0,04 (V). Câu 2: Dây dẫn mang dòng điện không tương tác với A. các điện tích đứng yên. B. các điện tích chuyển động. C. nam châm chuyển động. D. nam châm đứng yên. Câu 3: Chiều của lực Lorenxơ được xác định bằng: A. Qui tắc vặn nút chai. B. Qui tắc bàn tay trái. C. Qui tắc cái đinh ốc. D. Qui tắc bàn tay phải. Câu 4: Độ lớn của lực Lorexơ được tính theo công thức A. B. C. D. Câu 5: Phát biểu nào sau đây về cách khắc phục tật cận thị của mắt là đúng? A. Sửa tật cận thị là làm tăng độ tụ của mắt để có thể nhìn rõ được các vật ở xa. B. Sửa tật cận thị là chọn kính sao cho ảnh của các vật ở xa vô cực khi đeo kính hiện lên ở điểm cực cận của mắt. C. Sửa tật cận thị là mắt phải đeo một thấu kính phân kỳ có độ lớn tiêu cự bằng khoảng cách từ quang tâm tới viễn điểm. D. Một mắt cận khi đeo kính chữa tật sẽ trở thành mắt tốt và miền nhìn rõ sẽ từ 25 (cm) đến vô cực. Câu 6: Ảnh của một vật qua thấu kính hội tụ A. luôn lớn hơn vật. B. có thể lớn hơn hoặc nhỏ hơn vật C. luôn cùng chiều với vật. D. luôn nhỏ hơn vật. Câu 7: Nhận xét nào sau đây về tác dụng của thấu kính phân kỳ là không đúng? A. Có thể tạo ra chùm sáng hội tụ từ chùm sáng song song. B. Có thể tạo ra chùm sáng song song từ chùm sáng hội tụ. C. Có thể tạo ra chùm sáng phân kì từ chùm sáng phân kì. D. Có thể tạo ra chùm sáng hội tụ từ chùm sáng hội tụ. Câu 8: Đơn vị của hệ số tự cảm là: A. Henri (H). B. Tesla (T). C. Vêbe (Wb). D. Vôn (V). Câu 9: Muốn làm giảm hao phí do toả nhiệt của dòng điện Fucô gây trên khối kim loại, người ta thường: A. tăng độ dẫn điện cho khối kim loại. B. sơn phủ lên khối kim loại một lớp sơn cách điện. C. chia khối kim loại thành nhiều lá kim loại mỏng ghép cách điện với nhau. D. đúc khối kim loại không có phần rỗng bên trong. Câu 10: Một tia sáng tới vuông góc với mặt AB của một lăng kính có chiết suất và góc chiết quang A = 300. Góc lệch của tia sáng qua lăng kính là: A. D = 130. B. D = 220. C. D = 150. D. D = 50. Câu 11: Chiết suất tuyệt đối của một môi trường truyền ánh sáng A. luôn lớn hơn 0. B. luôn nhỏ hơn 1. C. luôn bằng 1. D. luôn lớn hơn 1. Câu 12: Nhận xét nào sau đây là đúng? A. Với thấu kính hội tụ, vật thật luôn cho ảnh lớn hơn vật. B. Với thấu kính phân kì, vật thật luôn cho ảnh ảo. C. Với thấu kính phân kì, vật thật luôn cho ảnh lớn hơn vật. D. Với thấu kính hội tụ, vật thật luôn cho ảnh thật. Câu 13: Phát biểu nào sau đây là không đúng? A. Ta luôn có tia khúc xạ khi tia sáng đi từ môi trường có chiết suất nhỏ sang môi trường có chiết suất lớn hơn. B. Khi có sự phản xạ toàn phần, cường độ sáng của chùm phản xạ gần như bằng cường độ sáng của chùm sáng tới. C. Khi chùm tia sáng phản xạ toàn phần thì không có chùm tia khúc xạ. D. Ta luôn có tia khúc xạ khi tia sáng đi từ môi trường có chiết suất lớn sang môi trường có chiết suất nhỏ hơn. Câu 14: Cho một đoạn dây dẫn mang dòng điện I đặt song song với đường sức từ, chiều của dòng điện ngược chiều với chiều của đường sức từ, khi đó A. lực từ tăng khi tăng cường độ dòng điện. B. lực từ đổi chiều khi ta đổi chiều dòng điện. C. lực từ giảm khi tăng cường độ dòng điện. D. lực từ luôn bằng không khi tăng cường độ dòng điện. Câu 15: Phát biểu nào sau đây là không đúng? Chiếu một chùm sáng vào mặt bên của một lăng kính đặt trong khong khí: A. Chùm sáng bị lệch đi khi đi qua lăng kính. B. Góc tới r’ tại mặt bên thứ hai bé hơn góc ló i’. C. Luôn luôn có chùm tia sáng ló ra khỏi mặt bên thứ hai. D. Góc khúc xạ r bé hơn góc tới i. Câu 16: Phát biểu nào sau đây là không đúng? A. Hiện tượng cảm ứng điện từ trong một mạch điện do chính sự biến đổi của dòng điện trong mạch đó gây ra gọi là hiện tượng tự cảm. B. Hiện tượng tự cảm là một trường hợp đặc biệt của hiện tượng cảm ứng điện từ. C. Suất điện động được sinh ra do hiện tượng tự cảm gọi là suất điện động tự cảm. D. Suất điện động cảm ứng cũng là suất điện động tự cảm. Câu 17: Đối với thấu kính phân kì, nhận xét nào sau đây về tính chất ảnh của vật thật là đúng? A. Vật thật luôn cho ảnh thật, ngược chiều và nhỏ hơn vật. B. Vật thật luôn cho ảnh ảo, cùng chiều và nhỏ hơn vật. C. Vật thật có thể cho ảnh thật hoặc ảnh ảo tuỳ thuộc vào vị trí của vật. D. Vật thật luôn cho ảnh thật, cùng chiều và lớn hơn vật. Câu 18: Một khung dây phẳng, diện tích 20 (cm2), gồm 10 vòng dây đặt trong từ trường đều. Vectơ cảm ứng từ làm thành với mặt phẳng khung dây một góc 300 và có độ lớn B = 2.10-4 (T). Người ta làm cho từ trường giảm đều đến không trong khoảng thời gian 0,01 (s). Suất điện động cảm ứng xuất hiện trong khung dây trong khoảng thời gian từ trường biến đổi là: A. 0,2 (mV). B. 4 (mV). C. 3,46.10-4 (V). D. 4.10-4 (V). Câu 19: Đặt vật AB = 2 (cm) trước thấu kính phân kỳ có tiêu cự f = - 12 (cm), cách thấu kính một khoảng d = 12 (cm) thì ta thu được A. ảnh thật A’B’, ngược chiều với vật, vô cùng lớn. B. ảnh ảo A’B’, cùng chiều với vật, vô cùng lớn. C. ảnh ảo A’B’, cùng chiều với vật, cao 1 (cm). D. ảnh thật A’B’, ngược chiều với vật, cao 4 (cm). Câu 20: Khi sử dụng điện, dòng điện Fucô sẽ xuất hiện trong: A. Bếp điện. B. Bàn là điện. C. Siêu (nồi) điện. D. Quạt điện. B. PHẦN TỰ LUẬN Câu 1: Vật sáng AB qua thấu kính hội tụ có tiêu cự f = 15 (cm) cho ảnh thật A’B’ cao gấp 5 lần vật. Xác định khoảng cách từ vật tới thấu kính. Câu 2: Đặt một vật phẳng nhỏ AB trước một thấu kính O1, vuông góc với trục chính của thấu kính và cách thấu kính 60cm. Thấu kính có tiêu cự f1 = 20cm. Phía sau thấu kính O1, đặt một thấu kính hội tụ O2, có tiêu cự f2 = 10cm, có trục chính trùng với trục chính của O1 và cách O1 50cm. Xác định vị trí, tính chất và độ phóng đại của ảnh cuối cùng cho bởi hệ hai thấu kính. Vẽ hình. ----------------------------------------------- ----------- HẾT ----------
Tài liệu đính kèm: