Câu 1: Sự hấp thụ nước ở tế bào lông hút được thực hiện theo cơ chế:
A. Thụ động
B. Chủ động không tiêu tốn năng lượng
C. Chủ động có tiêu tốn năng lượng
D. Cả A và B.
Câu 2: Vai trò nào sau đây không thuộc của quá trình thoát hơi nước?
A. Là động lực phía trên của quá trình hút và vận chuyển nước.
B. Tránh sự đốt nóng lá cây bởi ánh sáng mặt trời.
C. Kích thích quá trình quang hợp và hô hấp diễn ra với tốc độ bình thường.
D. Giúp cây hấp thụ CO2 và giải phóng ôxi.
SỞ GD&ĐT .......... TRƯỜNG THPT .................. ĐỀ THI GIỮA HỌC KÌ 1 NĂM HỌC 2020 - 2021 MÔN: SINH HỌC - LỚP 11 Thời gian làm bài: 45 phút TRẮC NGHIỆM (5,0 điểm) Câu 1: Sự hấp thụ nước ở tế bào lông hút được thực hiện theo cơ chế: A. Thụ động B. Chủ động không tiêu tốn năng lượng C. Chủ động có tiêu tốn năng lượng D. Cả A và B. Câu 2: Vai trò nào sau đây không thuộc của quá trình thoát hơi nước? A. Là động lực phía trên của quá trình hút và vận chuyển nước. B. Tránh sự đốt nóng lá cây bởi ánh sáng mặt trời. C. Kích thích quá trình quang hợp và hô hấp diễn ra với tốc độ bình thường. D. Giúp cây hấp thụ CO2 và giải phóng ôxi. Câu 3: Cắt cây thân thảo (bầu, bí, cà chua...) ở gần gốc, sau vài phút thấy những giọt nhựa rỉ ra ở phần thân bị cắt. Hiện tượng này gọi là: A. Ứ giọt B. Rỉ nhựa C. Trào nước D. Rỉ nhựa hoặc ứ giọt Câu 4: Chất không phải là sản phẩm của pha sáng là: A. Ôxi. B. ATP C. Đường C6H12O6 D. NADPH Câu 5: Thực vật hấp thụ nitơ dưới dạng nào? A. Nitơ phân tử B. NH4-, NO3+ C. NH4+, NO3- D. NH4, NO3 Câu 6: Sản phẩn ổn định đầu tiên trong quá trình cố định CO2 ở thực vật C3 là: A. Axit phôtpho glixêric B. Phôtpho enol piruvat C. Ribulozơ 1-5 diphôtphat D. Axit oxalo axêtic Câu 7: Cường độ thoát hơi nước được điều chỉnh chủ bởi A. Cơ chế khuếch tán hơi nước qua lớp cutin. B. Cơ chế cân bằng nước. C. Cơ chế khuếch tán hơi nước từ bề mặt lá ra không khí xung quanh D. Cơ chế đóng, mở khí khổng. Câu 8: Phát biểu nào sau đây là đúng? A. Khi nồng độ ôxi trong đất giảm thì khả năng hút nước của cây giảm B. Khi sự chênh lệch giữa nồng độ dung dịch đất và dịch của tế bào rễ thấp thì khả năng hút nước của cây sẽ cao C. Khả năng hút nước của cây ở rễ không phụ thuộc vào sự thoát hơi nước ở lá. D. Bón phân càng nhiều cây sinh trưởng càng tốt. Câu 9: Kết luận nào dưới đây không đúng? A. Pha tối trong quá trình quang hợp ở thực vật CAM chỉ diễn ra ở lục lạp của một loại tế bào. B. Ở thực vật CAM, quá trình cố định CO2 từ môi trường xảy ra vào ban đêm, quá trình tổng hợp đường xảy ra vào ban ngày. C. Pha tối trong quá trình quang hợp ở thực vật C4 diễn ra ở lục lạp của hai loại tế bào. D. Trong các con đường cố định CO2, hiệu quả quang hợp ở các nhóm thực vật được xếp theo thứ tự C3>C4>CAM Câu 10: Xác động vật và thực vật phải trải qua quá trình biến đổi nào cây mới có thể sử dụng được nguồn nitơ? A. Quá trình nitrat hoá và phản nitrat hoá. B. Quá trình nitrat hoá và amôn hoá C. Quá trình amôn hoá và hình thành axit amin. D. Quá trình cố định ni tơ II. Phần tự luận (5,0 điểm) Câu 1. Trình bày sự giống và khác nhau trong quá trình quang hợp ở thực vật C3 và C4? (3,0 điểm) Câu 2. Bón phân hợp lý có tác dụng gì đối với năng suất cây trồng và bảo vệ môi trường? (2,0 điểm) SỞ GD&ĐT ............. TRƯỜNG THPT ......................... ĐÁP ÁN ĐỀ THI GIỮA HỌC KÌ 1 NĂM HỌC 2020 - 2021 MÔN: SINH HỌC - LỚP 11 Trắc nghiệm A C B C C A D A D B B. Tự luận Câu 1. (3,0 điểm) Nêu được: * Giống nhau: - Ở pha sáng (0,5 điểm) - Pha tối diễn ra vào ban ngày (0,5 điểm) * Khác nhau: Ở pha tối Tiêu chí TVC3 TVC4 Điểm Chu trình chu trình Canvin chu trình C4 và Canvin 0,5 Chất nhận CO2 Ri 1,5 diphôtphat PEP 0,5 Sản phẩm ổn định đầu tiên APG AOA 0,5 Diễn ra ở tế bào Mô giậu Mô giậu và bao bó mạch 0,5 Câu 2 (2,0 điểm) - Giúp tăng năng suất cây trồng (0,5 điểm) - Môi trường: + Ổn định tính chất của đất (0,5 điểm) + Bảo vệ môi trường nước (0,5 điểm) + Bảo vệ sức khoẻ của con người (0,5 điểm)
Tài liệu đính kèm: