Đề kiểm tra 45 phút lần 2 kì I - Môn Hóa học 12

Đề kiểm tra 45 phút lần 2 kì I - Môn Hóa học 12

Câu 1: Trường hợp nào được sắp xếp theo trật tự tính bazơ giảm dần

A. C6H5NH2 ; CH3NH2; NH3; NaOH

B. NaOH; C6H5NH2 ; CH3NH2 ; NH3

C. C6H5NH2 ; NH3; CH3NH2; NaOH

D. NaOH; CH3NH2 ; NH3; C6H5NH2

Câu 2: Trùng hợp etilen thu được polime có tên gọi là

A. polietilen. B. polistiren.

C. polipropilen. D. poli(vinyl clorua).

Câu 3: Hãy cho biết dùng quỳ tím có thể phân biệt được dãy các dung dịch nào sau đây ?

A. Glyxin, Alanin, Lysin

B. Glyxin, Valin, axit Glutamic

C. Glyxin, Lysin, axit Glutamic

D. Alanin, axit Glutamic, Valin.

Câu 4.Trong số các loại tơ sau: tơ tằm, tơ visco, tơ nilon-6,6, tơ axetat, tơ capron. Những tơ thuộc loại tơ nhân tạo là:

A. Tơ tằm và tơ nilon-6.

B. Tơ visco và tơ nilon-6,6.

C. Tơ nilon-6,6 và tơ capron.

D. Tơ visco và tơ axetat

 

docx 2 trang Người đăng hoan89 Lượt xem 777Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra 45 phút lần 2 kì I - Môn Hóa học 12", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TRƯỜNG THPT LỘC NINH
TỔ HÓA HỌC
ĐỀ CHÍNH THỨC
ĐỀ KIỂM TRA 45 PHÚT LẦN 2 HỌC KÌ I 
NĂM HỌC 2018 -2019
MÔN HÓA HỌC 12 – Nhóm lớp 12A7,10,11,12,13.
Thời gian làm bài: 45 phút
I. PHẦN TRẢ LỜI TRẮC NGHIỆM
Tô kín vào ô tròn tương ứng với đáp án đúng
II. ĐỀ KIÊM TRA ( Đề có 2 trang gồm 30 câu trắc nghiệm)
Câu 1: Trường hợp nào được sắp xếp theo trật tự tính bazơ giảm dần
A. C6H5NH2 ; CH3NH2; NH3; NaOH	
B. NaOH; C6H5NH2 ; CH3NH2 ; NH3
C. C6H5NH2 ; NH3; CH3NH2; NaOH	
D. NaOH; CH3NH2 ; NH3; C6H5NH2
Câu 2: Trùng hợp etilen thu được polime có tên gọi là 
A. polietilen. 	B. polistiren.	
C. polipropilen. 	D. poli(vinyl clorua).
Câu 3: Hãy cho biết dùng quỳ tím có thể phân biệt được dãy các dung dịch nào sau đây ? 
A. Glyxin, Alanin, Lysin	
B. Glyxin, Valin, axit Glutamic	
C. Glyxin, Lysin, axit Glutamic
D. Alanin, axit Glutamic, Valin.
Câu 4.Trong số các loại tơ sau: tơ tằm, tơ visco, tơ nilon-6,6, tơ axetat, tơ capron. Những tơ thuộc loại tơ nhân tạo là:
A. Tơ tằm và tơ nilon-6.	
B. Tơ visco và tơ nilon-6,6.
C. Tơ nilon-6,6 và tơ capron.	
D. Tơ visco và tơ axetat.
Câu 5. Cho m gam glyxin phản ứng vừa đủ với dung dịch NaOH thu được (m + 0,66) gam muối. Giá trị m là
A. 2,25	B. 1,89	 C. 0,75	 D. 1,5
Câu 6. Cho 0,2 mol amino axit X tác dụng vừa đủ với 100ml dung dịch HCl 2 M. Nếu cho 0,2mol X tác dụng với NaOH thì cần vừa đủ 200ml dung dịch NaOH 2M. Vậy khi cho quỳ tím vào X thì:
A. Qùy tím hóa xanh	 B. Qùy tím hóa đỏ	C. Qùy tím không đổi màu D.Không xác định được 
Câu 7. Chọn câu sai:
A. Protein đơn giản được tạo thành từ các gốc -amino axit	
B. Đipeptit có 1 liên kết peptit	
C. Protein tan tốt trong nước tạo thành dung dịch keo	
D. Khi nấu canh cua thấy mảng riêu cua nổi lên do hiện tượng đông tụ bởi nhiệt của protein.
Câu 8: Một amin có CTPT C3H9N có số đồng phân amin bậc I và bậc II tương ứng là:
A. 2 và 1	B. 1 và 2	C. 1 và 1	D. 2 và 2
Câu 9: Cho 0,1mol glyxin(H2NCH2COOH) phản ứng vừa đủ với dung dịch NaOH thu được m gam muối khan.Giá trị m là:
A. 9,7	B. 11,5	C. 11,9	D. 8,6
Câu 10. Hợp chất nào sau đây không phải là aminoaxit ?
A. H2N-CH2-COOH 	B. CH3-CH(NH2)-COOH C. CH3-CH2-CO-NH2 D. HOOC-CH2-CH(NH2)-COOH
Câu 11. Polime có tính cách điện tốt, bền được dùng làm ống nước, vải che mưa vật liệu điện là:
A. Cao su thiên nhiên	B. Thủy tinh hữu cơ	 C. Poli (vinyl clorua) D. Poli (etilen)
Câu 12. Chất nào sau đây không thể tham gia phản ứng trùng hợp hoặc trùng ngưng:
A. CH3-COOH	B. C6H5CH=CH2	C. H2N-CH2-COOH	D. HOOC-CH2-COOH
Câu 13.Cho các polime sau: (-CH2 – CH2-)n ; (- CH2- CH=CH- CH2-)n ; (- NH-CH2 -CO-)n
Công thức của các monome để khi trùng hợp hoặc trùng ngưng tạo ra các polime trên lần lượt là 
A. CH2=CHCl, CH3-CH=CH-CH3, CH3- CH(NH2)- COOH. 
B. CH2=CH2, CH2=CH-CH= CH2, NH2- CH2- COOH. 
C. CH2=CH2, CH3- CH=C= CH2, NH2- CH2- COOH. 
D. CH2=CH2, CH3- CH=CH-CH3, NH2- CH2- CH2- COOH. 
Câu 14: Amino axit nào sau đây có 2 nhóm cacboxyl?
A. Valin. 	B. Alanin. 	C. Lysin 	 D. Axit Glutamic.
Câu 15: Trung hòa 6,75 gam một amin đơn chức cần 150 ml dung dịch HCl 1M . CTPT của X là
A. C2H5N	B. CH5N	C. C2H7N	D. C3H9N
Câu 16.Polime dùng để điều chế thuỷ tinh hữu cơ (plexiglas) là
A. CH2=C(CH3)COOCH3. 	B. CH2 =CHCOOCH3. C. C6H5CH=CH2. 	D. CH3COOCH=CH2.
Câu 17: Một amin no đơn chức X có thành phần % về N là 23,73% theo khối lượng. X là:
 A. CH3NH2 	B. C2H5NH2 	C. C3H5NH2 D. C3H7NH2 
Câu 18.Dãy gồm các chất được dùng để tổng hợp cao su Buna-S là:
A. CH2=C(CH3)-CH=CH2, C6H5CH=CH2. 	B. CH2=CH-CH=CH2, C6H5CH=CH2.
C. CH2=CH-CH=CH2, lưu huỳnh. 	D. CH2=CH-CH=CH2, CH3-CH=CH2
Câu 19: Làm thí nghiệm với anilin hay bị kết tủa anilin trong ống nghiệm . Vậy để rửa lọ đựng anilin ta dùng?
A. Nước B. Nước vôi C. Dung dịch HCl D. Dung dịch Brom.
Câu 20: Thủy phân hoàn toàn 1 mol pentapeptit X, thu được 2 mol glyxin (Gly), 1 mol alanin (Ala), 2 mol valin (Val) .Thủy phân không hoàn toàn X thu được đipeptit Val-Ala và tripeptit Ala-Val-Gly . Chất X có công thức là :
A. Val-Ala –Gly-Val-Gly. 	B. Ala-Val-Gly-Ala-Val. 	
C. Gly-Val-Ala-Val-Gly. 	D. Gly-Ala-Val-Ala-Gly.
Câu 21. Tơ nitron dai, bền với nhiệt, giữ nhiệt tốt, thường được dùng để dệt vải và may quần áo ấm. Trùng hợp chất nào sau đây tạo thành polime dùng để sản xuất tơ nitron?
A. 	B. 
C. 	D. 
Câu 22: Trong các chất sau, chất nào là amin bậc II ?
A. CH3-CO-CH2-CH3 	 B. (CH3)3N C. CH3–NH–C6H5	D. C6H5NH2
Câu 23. Polime nào sau đây được tạo ra từ phản ứng trùng ngưng:
A. Cao su buna	B. Nilon-6,6.	C. Poli etilen	D. Tơ nitron
Câu 24: Để chứng minh (X) H2N-CH2-COOH lưỡng tính , ta cho X tác dụng với
A. HCl , Na2SO4	B. NaOH , HCl	C. KOH, Br2	D. HNO3 , CH3COOH
Câu 25: Cho 0,15 mol H2NC3H5(COOH)2 (axit glutamic) vào 100 ml dung dịch HCl 2M, thu được dung dịch X. Cho lượng NaOH vừa đủ vào dung dịch X. Sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, khối lượng muối khan thu được gần với giá trị nào nhất? 
A. 50	B. 40	C. 30	D. 60.
Câu 26: Đốt cháy hoàn toàn amin no đơn chức X, thu được 3,36 lít CO2 ; 0,56 lít N2 (đktc) và 4,05 g H2O. Công thức phân tử của X là:
A. C3H9N.	B. C3H7N.	C. C2H7N.	D. C4H9N.
Câu 27: Polime X có phân tử khối M=8680 đvC và hệ số trùng hợp n=310. X là: 
A. (-CH2-CH2-)n	B. (-CF2-CF2-)n	C. (-CH2-CHCl-)n	D. (-CH2-CH(CH3)-)n
Câu 28: Số liên kết peptit có trong một phân tử Ala-Gly-Val-Gly-Ala là
A. 2	B. 4	C. 5	D. 3
Câu 29: Công thức chung của amin no, đơn chức, mạch hở là
	A. CnH2n-1N (n 2)	B. CnH2n-5N (n 6)	C. CnH2n+1N (n 2)	D. CnH2n+3N (n 1)
Câu 30. Kết quả thí nghiệm của các dung dịch X, Y, Z, T với các thuốc thử được ghi ở bảng sau:
Mẫu thử
Thuốc thử
Hiện tượng
X
Quỳ tím
Chuyển màu xanh
Y
Dung dịch I2
Có màu xanh tím
Z
Cu(OH)2
Có màu tím
T
Nước Brom
Kết tủa trắng
Các dung dịch X, Y, Z, T lần lượt là:
A. Etylamin, hồ tinh bột, lòng trắng trứng, anilin B. Anilin, etylamin, lòng trắng trứng, hồ tinh bột.	
C. Etylamin, hồ tinh bột, anilin, lòng trắng trứng. D. Etylamin, lòng trắng trứng, hồ tinh bột, anilin.
----- HẾT -----

Tài liệu đính kèm:

  • docxde_kiem_tra_45_phut_lan_2_ki_i_mon_hoa_hoc_12.docx