Đề kiểm tra 1 tiết môn Lịch sử Lớp 11 (Có đáp án) - Năm học 2020-2021

Đề kiểm tra 1 tiết môn Lịch sử Lớp 11 (Có đáp án) - Năm học 2020-2021

Câu 1. Mĩ đã dùng chính sách gì để khống chế các nước khu vực Mĩ La-tinh?

A. “Ngoại giao chiến hạm”

B. “Cái gậy lớn” và “Ngoại giao đồng đô-la”.

C. Chính sách “Cái gậy lớn”.

D. Chính sách “Ngoại giao đồng đô-la”.

Câu 2. Vì sao nói, cuộc Duy tân Minh Trị ở Nhật Bản vào giữa thế kỉ XIX có tính chất như là một cuộc cách mạng tư sản?

A. Vì giai cấp tư sản là người lãnh đạo thực hiện.

B. Vì đã đẩy lùi được sự can thiệp của các nước phương Tây.

C. Vì đã mở đường cho kinh tế tư bản chủ nghĩa phát triển và đưa Nhật Bản hòa nhập với nền kinh tế tư bản phương Tây.

D. Vì đã lật đổ nền thống trị của giai cấp phong kiến

Câu 3. Ở châu Á cuối thế kỉ XIX đầu thế kỉ XX, Nhật Bản là nước duy nhất:

A. Có tư tưởng duy tân đất nước.

B. Có mâu thuẩn sâu sắc với chủ nghĩa tư bản phương Tây.

C. Thực hiện việc học tập và áp dụng khoa học – kĩ thuật phương Tây.

D. Trở thành một nước đế quốc tư bản.

 

doc 4 trang Người đăng Thùy-Nguyễn Ngày đăng 30/05/2024 Lượt xem 276Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra 1 tiết môn Lịch sử Lớp 11 (Có đáp án) - Năm học 2020-2021", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ĐỀ KIỂM TRA 45 PHÚT
 NĂM HỌC 2020-2021. MÔN: LỊCH SỬ 11
I – PHẦN TRẮC NGHIỆM (5 điểm)
Câu 1. Mĩ đã dùng chính sách gì để khống chế các nước khu vực Mĩ La-tinh?
A. “Ngoại giao chiến hạm”
B. “Cái gậy lớn” và “Ngoại giao đồng đô-la”.
C. Chính sách “Cái gậy lớn”.
D. Chính sách “Ngoại giao đồng đô-la”.
Câu 2. Vì sao nói, cuộc Duy tân Minh Trị ở Nhật Bản vào giữa thế kỉ XIX có tính chất như là một cuộc cách mạng tư sản?
A. Vì giai cấp tư sản là người lãnh đạo thực hiện.
B. Vì đã đẩy lùi được sự can thiệp của các nước phương Tây.
C. Vì đã mở đường cho kinh tế tư bản chủ nghĩa phát triển và đưa Nhật Bản hòa nhập với nền kinh tế tư bản phương Tây.
D. Vì đã lật đổ nền thống trị của giai cấp phong kiến
Câu 3. Ở châu Á cuối thế kỉ XIX đầu thế kỉ XX, Nhật Bản là nước duy nhất:
A. Có tư tưởng duy tân đất nước.
B. Có mâu thuẩn sâu sắc với chủ nghĩa tư bản phương Tây.
C. Thực hiện việc học tập và áp dụng khoa học – kĩ thuật phương Tây.
D. Trở thành một nước đế quốc tư bản.
Câu 4. Đảng Quốc đại là chính đảng đại diện cho:
A. Giai cấp tư sản Ấn Độ.	C. Giai cấp phong kiến Ấn Độ.
B. Giai cấp vô sản Ấn Độ.	D. Giai cấp tiểu tư sản Ấn Độ.
Câu 5. Hạn chế lớn nhất ở mục tiêu hành động mà Trung Quốc Đồng minh hội đưa ra là:
A. Không đặt ra mục tiêu lật đổ chế độ phong kiến Mãn Thanh.
B. Chủ trương bình quân ruộng đất nên không được giai cấp phong kiến ủng hộ.
C. Không chỉ rõ kẻ thù chủ yếu của cách mạng Trung Quốc ngoài chế độ phong kiến còn có cả thực dân đế quốc.
D. Thực hiện thành lập Trung Hoa dân quốc.
Câu 6. Nước duy nhất ở Đông Nam Á vẫn giữ được độc lập tương đối về chính trị vào cuối thế kỉ XIX là:
A. Xiêm (Thái Lan)	C. Ma-lai-xi-a
B. In-đô-nê-xi-a.	D. Lào.
Câu 7. Ai là người lãnh đạo nhân dân Lào tiến hành cuộc khởi nghĩa chống thực dân Pháp kéo dài suốt 37 năm (1901- 1937)
A. Chậu Pa-chay	C. Pha-ca-đuốc.
B. Ong kẹo và Com-ma-đam	D. A-cha-Xoa
Câu 8. Nước nào có phần thuộc địa ở Châu Phi rộng lớn nhất:
A.. Nước Nga	C. Nước Đức
B. Nước Pháp	D. Nước Anh
Câu 9. Ở Châu Phi có những quốc gia nào giữ được độc lập trước sự xâm nhập của Phương Tây?
A. Ai Cập, Nam Phi.	C. Ha-i-ti.
B. Ê-ti-ô-pi-a, Li-bê-ri-a.	D. Tô-gô, Ma-đa-gat-ca.
Câu 10. Đến đầu thế kỉ XX, ở Châu Âu đã hình thành khối quân sự nào?
A. Phe Liên Minh	C. Phe Hiệp Ước
B. Phe Trục	D. Cả A và C    
Câu 11. Địa danh nào dưới đây, đã diễn ra chiến dịch có tính chất quyết định của quân Pháp chống lại quân Đức trong cuộc Chiến tranh thế giới thứ nhất?
A. Xom-nơ	C. Véc-đoong.
B. Sông Mác- nơ	D. Pa-ri
Câu 12. Vì sao đế quốc Đức là kẻ hung hăng nhất trong cuộc đua giành giật thuộc địa?
A. Vì Đức có tiềm lực kinh tế và quân sự nhưng lại ít thuộc địa.
B. Vì Đức là một nước “đế quốc trẻ” bị Anh, Pháp tìm mọi cách kìm hãm.
C. Vì Đức đã được thống nhất.
D. Vì Đức là nước lãnh đạo phe Liên Minh.
Câu 13. Nước thu được nhiều lợi nhuận nhất trong Chiến tranh thế giới thứ nhất là:
A. Mĩ 	C. Nhật Bản
B. I-ta-li-a	D. Pháp.
Câu 14. Chiến trường chính của Chiến tranh thế giới thứ nhất diễn ra ở:
A. Châu Á.	C. Châu Phi
B. Châu Âu	D. Châu Mĩ
Câu 15. Tác giả của tập Thơ Dâng đạt giải Nô-ben văn học năm 1913 là:
A. A.Pu-skin	C. R. Ta-go
B. Béc-na Sô	D. E. Hai- nơ
Câu 16. Nội dung cơ bản của tư tưởng và văn học – nghệ thuật ở thế kỉ XVIII là:
A. Tố cáo hiện thực xã hội.	C. Ca ngợi tinh thần tự do, bình đẳng, dân chủ.
B. Khát vọng về cuộc sống tốt đẹp 	D. Tất cả các ý trên
Câu 17. Mông-te-xki-ơ, Vôn-te, Rút-xô là:
A. Những nhà văn hiện thực lớn nhất của nước Pháp.
B. Những nhà tư tưởng lớn, tiêu biểu của trào lưu Triết học Ánh sáng .
C. Những họa sĩ nổi tiếng ở thế kỉ XVIII
D. Những nhà soạn nhạc vĩ đại của thế kỉ XVIII
Câu 18. Sai lầm lớn nhất của Trung Quốc Đồng minh hội sau khi giành được chính quyền ở Nam Kinh là:
A. Không giải quyết vấn đề ruộng đất cho dân cày.
B. Không giải quyết vấn đề tự do dân chủ.
C. Không tiếp tục chống triều đình phong kiến Mãn Thanh.
D. Không quan tâm đến việc xây dựng quân đội và bảo vệ chính quyền.
Câu 19. Quốc dân đại hội họp ở Nam Kinh và thành lập Chính phủ lâm thời vào năm:
A. 1910	C. 1912
B. 1911	D.1913
Câu 20. Người bác sĩ trẻ tuổi nào sớm nuôi khát vọng “trị bệnh” cho xã hội Trung Quốc, sau này đã trở thành một nhà yêu nước nổi tiếng được nhân dân Trung Quốc yêu mến?
A. Hồng Tú Toàn.	C. Đàm Tự Đồng.
B. Mao Trạch Đông.	D. Tôn Trung Sơn.
II – PHẦN TỰ LUẬN(( 5 điểm)
Câu 1. Vì sao Xiêm là nước duy nhất ở khu vực Đông Nam Á không trở thành thuộc địa của Phương Tây? (2 điểm)
Câu 2. Nêu nguyên nhân và kết cục của Chiến tranh thế giới thứ nhất. Qua kết cục của chiến tranh gợi cho em suy nghĩ gì về chiến tranh thế giới? (3 điểm)
.Hết..
ĐÁP ÁN
I – PHẦN TRẮC NGHIỆM (5 điểm)
Câu
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
13
14
15
16
17
18
19
20
Chọn
B
C
D
A
C
A
B
D
B
D
C
A
A
B
C
D
B
A
C
D
II – PHẦN TỰ LUẬN (5 điểm)
Câu 1: Cần nêu được 2 nội dung:
- Một là cuộc cải cách của vua Ra-ma V tạo điều kiện cho đất nước có những biến đổi sâu sắc, Xiêm dần mạnh lên về kinh tế, quân sự. → Nền kinh tế Xiêm phát triển theo hướng tư bản chủ nghĩa. (1đ)
- Hai là Xiêm đã khôn khéo lợi dụng vị trí “nước đệm”, và chính sách ngoại giao mềm dẻo cát nhượng một số vùng đất. Nhờ vậy mà Xiêm giữ được chủ quyền của đất nước. (1đ)
Câu 2 .
Nguyên nhân của Chiến tranh thế giới thứ nhất
* Nguyên nhân sâu xa:
Sự phát triển không đều của các nước đế quốc, mâu thuẫn giữa các đế quốc về thuộc địa ngày càng gay gắt (trước tiên là giữa đế quốc Anh với đế quốc Đức) là nguyên nhân cơ bản dẫn đến chiến tranh. (0,5đ)
* Nguyên nhân trực tiếp:
+ Sự hình thành hai khối quân sự đối lập, kình địch nhau.
+ Duyên cớ: 28/6/1914 Thái tử Áo-Hung bị ám sát tại Bô-xni-a (Xéc bi). Nhân cơ hội đó Đức hùng hổ bắt Áo phải tuyên chiến với Xéc-bi → chiến tranh đã được châm ngòi (0,5đ)
Nêu hậu quả chiến tranh: (1đ)
- 10 triệu người chết
- 20 triệu người bị thương.
- Tiêu tốn 85 tỉ đô la . 
- Học sinh nêu cảm nghĩ của mình về kết cục của chiến tranh (căm ghét chủ nghĩa thực dân và chiến tranh, thương xót những người dân vô tội bị sát hại bởi bom đạn của chiến tranh, những người linh bị lôi cuốn trở thành công cụ của chiến tranh..) (1đ)
..Hết

Tài liệu đính kèm:

  • docde_kiem_tra_1_tiet_mon_lich_su_lop_11_co_dap_an_nam_hoc_2020.doc