Đề cương ôn tập Ngữ văn học kì I

Đề cương ôn tập Ngữ văn học kì I

HỆ THỐNG CÂU HỎI

A: Lý thuyết

Câu 1: Thế nào là thao tác lập luận phân tích ?

Câu 2: Thế nào là thao tác lập luận so sánh ?

Câu 3: Khái niệm , nhân tố, vai trò của ngữ cảnh ?

Câu 4: Phong cách ngôn ngữ báo chí là gì ?

Câu 5: Đặc trưng cơ bản của phong cách ngôn ngữ báo chí ?

Câu 6: Khái niệm về thơ ?

Câu 7: Khái lược về truyện?

Câu 8: Nam Cao : - Tiểu sử -Con người

 -Quan điểm sáng tác - Đề tài

 

doc 20 trang Người đăng minh_thuy Lượt xem 1553Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Đề cương ôn tập Ngữ văn học kì I", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP NGỮ VĂN HỌC KÌ I
HỆ THỐNG CÂU HỎI
A: Lý thuyết
Câu 1: Thế nào là thao tác lập luận phân tích ?
Câu 2: Thế nào là thao tác lập luận so sánh ?
Câu 3: Khái niệm , nhân tố, vai trò của ngữ cảnh ?
Câu 4: Phong cách ngôn ngữ báo chí là gì ?
Câu 5: Đặc trưng cơ bản của phong cách ngôn ngữ báo chí ?
Câu 6: Khái niệm về thơ ?
Câu 7: Khái lược về truyện?
Câu 8: Nam Cao : 	- Tiểu sử	-Con người
	-Quan điểm sáng tác	- Đề tài
B. Tập làm văn :
Câu 1: Bức tranh phong cảnh làng quê Bắc Bộ trong bài “ Câu cá mùa thu” của Nguyễn Khuyến.
Câu 2: Phong cách nhà nho chân chính trong “ Bài ca ngắn đi trên bãi cát” của Cao bá Quát.
Câu 3: Phong cách nhà nho chân chính trong	 “ Bài ca ngất ngưỡng” của Nguyễn Công Trứ.
Câu 4: Vẻ đẹp hình tượng người nghĩa sĩ nhân trong trong “ Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc”.
Câu 5: Bức tranh phố huyện trong truyện ngắn “ Hai đứa trẻ của Thạch Lam.
Câu 6: Tâm trạng nhân vật Liên trong truyện ngắn “ Hai đứa trẻ của Thạch Lam.
Câu 7: Vẻ đẹp hình tượng nhân vật Huấn Cao trong “ Chữ người tử tù “ của Nguyễn Tuân.
Câu 8: Nghệ thuật trào phúng trong “ Hạnh phúc của một tang gia”.
Câu 9: Bi kịch làm người của nhân vật Chí Phèo trong tác phẩm “ Đời thừa” của Nam Cao.
HƯỚNG DẪN TRẢ LỜI
A Lý thuyết 
Câu 1:
	Thao tác lập luận phân tích là đi làm rõ đặc điểm về nội dung, hình thức,cấu trúc và các mối quan hệ bên ngoài của đối tượng( sự vật, hiện tượng).
‏	 Khi phân tích cần chia tách đối tượng thành những yếu tố theo những tiêu chí, quan hệ nhất định (Quan hệ giữa các yếu tố tạo nên đối tượng, quan hệ nhân quả, quan hệ giữa đối tượng với các đối tượng liên quan, quan hệ giữa người phân tích với đối tượng phân tích)
	 Phân tích cần đi sâu vào từng yếu tố, từng khái cạnh, sogn cần đặc biệt lưu ý đến quan hệ giữa chúng với nhau trong một chỉnh thể toàn vẹn thống nhất.
Câu 2:
	Thao tác lập luận so sánh là đi làm sáng tỏ đối tượng đang nghiên cứu trong tương quan với đối tượng khác.So sánh đúng làm cho bài văn nghị luận sáng rõ,cụ thể, sinh động và có sức thuyết phục‏. 
Khi so sánh phải đặt các đối tượng vào cùng một bình diện, đánh giá trên cùng một tiêu chí mới thấy được sự giống nhau và khác nhau giữa chúng, đồng thời phải nêu rõ ý kiến , quan điểm của người nói ( người viết).
Câu 3:
 	Ngữ cảnh là bối cảnh ngôn ngữ làm cơ sở cho việc sử dụng từ ngữ và tạo lập lời nói, đồng thời làm căn cứ để lĩnh hội thấu đáo lời nói
	Ngữ cảnh bao gồm: - nhân vật giao tiếp,Bối cảnh rộng và hẹp, hiện thực được đề cập đến, văn cảnh.
Ngữ cảnh có vai trò quan trọng cả với quá trình tạo lập và quá trình lĩnh hội lời nói.
* Nhân tố của ngữ cảnh 
- Nhân vật giao tiếp : Là toàn bộ những người tham gia vào hoạt động giao tiếp, quan hệ của các nhân vật này luôn chi phối nội dung lời nói câu văn
-Bối cảnh ngoài ngôn ngữ
	+ Bối cảnh giao tiếp rộng: toàn bộ những nhân tố xã hội , địa lí, phong tục tập quán,.
	+Bối cảnh giao tiếp hẹp (tình huống) : Nơi chốn, thời gian phát sinh câu nói cùng những sự việc hiện tượng xãy ra xung quanh.
+Hiện thực được nói tới: Hiện thực đc nói tới tạo nên phần nghĩa sự việc của câu. Đó có thể là hiện thực bên ngoài nhân vật giao tiếp, có thể là hiện thực tâm trạng của con người 
-Văn cảnh
Câu 4: Ngôn ngữ báo chí là ngôn ngữ dùng đẻ thông báo tin tức thời sự tron nước và quốc tế, phản ánh chính kiến của tờ báo và dư luận quần chúng,nhằm thúc đẩy sự tiến bộ của xã hội.Ngôn ngữ báo chí được sử dụng ở nhìu thể loại tiêu biểu là bản tin, phóng sự, tiểu phẩm....v..v
	Ngôn ngữ báo chí có 3 đặc trưng cơ bản : Tính thông tin thời sự, ngắn gọn, sinh động hấp dẩn. Các đặc trưng đó được thể hiện ở những phương tiện diễn đạt đảm bảo chức năng thông tin của báo chí tạo nên phong cách ngôn ngữ báo chí.
Câu 5:
 a.Thơ
Thơ tiêu biểu cho loại trữ tình. Thơ thể hiện cảm xúc suy nghĩ , tâm trạng con người bằng ngôn ngữ cô đọng , gợi cảm giàu hình ảnh và nhạc điệu.
Tham khảo : Thơ là một thể loại văn học có phạm vi phổ biến rộng và sâu. Thơ tác động đến người đọc bằng sự nhận thức cuộc sống, những liên tưởng, tưởng tượng phong phú, nhưng cái cốt lõi của thơ là trữ tình. Thơ bao giờ cũng là tấm gương của tâm hồn, là tiếng nói của tình cảm con người, những rung động của trái tim trước cuộc đời. Thơ có các đặc điểm sau:
Thơ thổ lộ những cảm xúc với những sắc thái khác nhau, những ý tình tinh tế.
Thơ chú trọng đến cái đẹp ,phần thi vị của tâm hồn con người và cuộc sống khách quan.Vẻ đẹp và tính chất gợi cảm , truyền cảm của thơ có được còn do ngôn ngữ thơ cô đọng , hàm súc,giàu hình ảnh nhạc điệu. Sự phân dòng và hiệp của lời thơ, cách ngắt nhịp,thanh điệu,làm tăng sự âm vang và sức lan tỏa,thấm sâu của ý thơ.
b.Truyện
Truyện tiêu biểu cho loại tự sự, thường có cốt truyện, nhân vật , lời kể. Truyện có khả năng phản ánh hiện thực cuộc sống rộng lớn, đi sâu vào những mảnh đời cụ thể và cả những diễn biến sâu xa tron tâm hồn con người
Tham khảo: Khác với thơ in đậm dấu ấn chủ quan, truyện phản ánh đời sống tron tính khách quan của nó, qua con người, hành vi , sự kiện được miêu tả và kể lại bởi một người kể chuyện (trần thuật ) nào đó.Truyện có các đặc điểm sau:
Truyện có cốt truyện là một chuỗi các tình tiết, sự kiện, biến cố xãy ra liên tiếp tạo ra sự vận động của hiện thực được phản ánh, góp phần khắc họa rõ nét tính cách của các nhân vật, số phận từng cá nhân.
Nhân vật trong truyện được miêu tả chi tiết và sinh động trong mối quan hệ chặt chẽ và hoàn cảnh với môi trường xung quanh. Truyện không bị gò bó về không gian, thời gian, có thể đi sâu vào tâm trạng con người.
Truyện rất giàu các loại và hình thức ngôn ngữ . Ngoài ngôn ngữ người kể chuyện còn có ngôn ngữ nhân vật. Bên cạnh lời đối đáp lại có lời độc thoại nội tâm. Lời kể kho thì ở bên ngoài , khi lại nhập vào lời nhân vật. Ngôn ngữ truyện khác với thơ, rất gần với ngôn ngữ đời sống.
Câu 8: Nhà văn NAM CAO
TIỂU SỬ 
•Nhà văn Nam Cao tên thật là Trần Hữu Trí, (còn có các bút danh khác: Thúy Rư, Xuân Du, Nguyệt, Nhiêu Khê. . . ), sinh ngày 29 tháng 10 năm 19 17.
Quê quán: làng Đại Hoàng, phủ Lý Nhân, tỉnh Hà Nam (nay là xã Hoà Hậu, huyện Lý Nhân, Hà Nam). 
Hy sinh ngày 30 tháng 11 năm 195l, tại Hoàng Đan (Ninh Bình). 
Đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam.
Khi còn nhỏ Nam Cao học ở làng và thành phố Nam Định. 
- Từ 1936, bắt đầu viết văn in trên các báo : Tiểu thuyết thứ bảy, ích Hữu. . . 
- Năm 1938, dạy học tư ở Hà Nội và viết báo. 
- Năm 194l, ông dạy học tư ở Thái Bình. 
- Năm 1942, ông trở về quê, tiếp tục viết văn. 
- Năm 1943, Nam Cao gia nhập Hội Văn hóa Cứu quốc. 
- Cách mạng Tháng Tám ( 1945), ông tham gia cướp chính quyền ở phủ Lý Nhân, và được cử làm Chủ tịch xã. Năm 1946, ông ra Hà Nội, hoạt động trong Hội Văn hoá Cứu quốc và là thư ký toà soạn tạp chí Tiên Phong của Hội . Cùng năm đó, ông tham gia đoàn quân Nam Tiến với tư cách phóng viên, hoạt động ở Nam Bộ. Sau đó lại trở về nhận công tác ở Ty Văn hoá Hà Nam. 
- Mùa thu năm 1947, Nam Cao lên Việt Bắc, làm phóng viên báo Cứu quốc, cùng phụ trách báo Cứu quốc và thư ký toà soạn báo Cứu quốc Việt Bắc. 
- Năm 1950 , ông nhận công tác ở tạp chí Văn Nghệ (thuộc Hội Văn nghệ Việt Nam ) và là ủy viên Tiểu ban Văn nghệ Trung ương. 
- Năm 195l, ông tham gia đoàn công tác thuế nông nghiệp ở khu III. Bị địch phục kích và hy sinh.
QUAN ĐIỂM SÁNG TÁC
Tính độc đáo riêng về phong cách của tác giả: Người viết phải khám phá, tìm tòi, sang tạo trong phong cách diễn đạt, trong nội dung, nghệ thuật để tạo cho mình một phong cách riêng biệt.
Quan điểm nghệ thuật của Nam Cao.
“Sự cẩu thả trong bất cứ nghề nào cũng đã là một sự bất lương. Sự cẩu thả trong văn chương thì thật là đê tiện”.
-    Qua sự lên án gay gắt của Nam Cao về sự cẩu thả trong nghề viết văn, tác giả muốn nói cho người đọc về lương tâm của người cầm bút:
“ Văn chương không cần những người thợ khéo tay làm theo một vài kiểu mẫu đưa cho. Văn chương chỉ dung nạp những kẻ biết đào sâu, tìm tòi, khơi những nguồn chưa ai khơi; sang tạo những gì chưa có”.
-    Nam Cao đã đánh tan định kiến cho rằng sang tác văn chương chỉ cần một chút khéo tay và kĩ xảo là đủ. Ông cho rằng nghề văn là một nghề sang tạo; viết văn là cả một quá trình lao động nghiêm túc vất vả để khám phả, sang tạo nghệ thuật.
“Một tác phẩm thật có giá trị phải vượt lên trên tất cả các bờ cõi và giới hạn. Nó phải ca ngợi tình thương lòng bác ái, sự công bình. Nó làm cho người xích lại gần người hơn”.
-    Nam Cao cho rằng viết văn phải hết sức trung thực.
“Nghệ thuật không phải là ánh trăng lừa dối, càng không nên là ánh trăng lừa dối”.
-    Theo Nam Cao, một tác phẩm có giá trị phải có các đặc điểm:
+ Tác phẩm ấy phải hướng tới giá trị nhân đạo cao cả.
+ Nội dung trong tác phẩm phải xoay quanh vấn đề về số phận con người: buồn, vui, hoà bình, đấu tranh giành lấy cuộc sống hạnh phúc, công băng, hoà hợp.
Trong hoàn cảnh xã hội thực dân phong kiến, trong cái thị trường văn chương bát nháo ấy, quan điểm nghệ thuật của Nam Cao nêu lên thật sâu sắc và tiến bộ.
Tham khảo
Có lẽ bất cứ một con người nào, dù ở các cương vị xã hội khác nhau cũng đều cần nuôi dưỡng tâm hồn, nhân cách của mình bằng cách này hay cách khác mà trong đó, các tác phẩm văn học là một loại hình rất có ý nghĩa trong quá trình này. Nam Cao, nhà văn đã sống cách chúng ta hàng nửa thế kỷ, người đã từng luôn tự giày vò khổ sở vì lẽ sống thế nào cho phải, viết thế nào cho hay...để cho ra đời những tác phẩm mà cho đến bây giờ và cả mãi mãi sau này vẫn còn nguyên giá trị. Lâu nay, nhiều người thường đề cập đến “văn hoá đọc” với không ít mối lo ngại, quả thực nếu nhìn nhận ở một số không nhỏ lớp trẻ, kể cả một số cán bộ viên chức thì thấy rằng nỗi lo ngại ấy không phải là không có cơ sở. Đọc tác phẩm của Nam Cao, cảm nhận được rất nhiều điều trong đó nổi bật lên tình người, lòng nhân ái, bao dung thấm đậm chất nhân văn, ta học được ở ông sự quan sát, phân tích, đánh giá sự vật; ta nhận thấy nỗi day dứt trăn trở trước thời cuộc và số phận con người, biết nhạy cảm trước cái đẹp, cái xấu, cái thiện, cái ác, cái cao thượng, cái thấp hèn và đứng trước một tác phẩm văn học nói chung và tác phẩm của Nam Cao nói riêng, ta thấy cuộc sống này có rất nhiều điều mà thông qua ngôn ngữ của nhà văn ta được “hưởng thụ” nhanh nhất và cũng phần nào nhờ đó mà ta thấy cuộc sống quanh ta vô cùng ý nghĩa, vô cùng thú vị.
Nam Cao là một nhà văn hiện thực. Các tác phẩm của ông đã phản ánh hiện thực bộ mặt xã hội Việt Nam trước Cách mạng tháng 8, một xã hội mà ở đó số phận của những người nông dân chất phác hồn hậu đã bị bần cùng trong đói khổ, quằn quại trong sự chèn ép và thông qua việc sử dụng ngôn ngữ tài tình, tinh tế với những tình huống điển hình Nam Cao đã làm được một việc lớn lao hơn hẳn một số nhà văn hiện thực phê phán tiêu biểu cùng thời là “sự tổng hợp của nhiều tiếng nói, nhiều giọng điệu, nhiều lớp ý nghĩa, nhiều màu sắc thẩm mỹ, gợi sự suy ngẫm, liên tưởng” của người đọc khi đọc tác phẩm của ông và qua tác phẩm của ông thấy yêu quý, trân trọng ông – một nhà văn đầy nhân ái, đầy tình người.
Sẽ có một khoảng trống không nhỏ nếu vì một lý do nào đấy dòng văn học ... ười sung sướng lắm”. Câu văn tưởng chừng ngược đời kia của Vũ Trọng Phụng đã thâu tóm cả một thứ “thế thái nhân tình”. Nhận định ấy không hề là một sự bịa đặt cho vui của nhà văn. Sự thật rành rành rất cụ thểnày đây: Ông phán mọc sừng, sau cái chết của ông bố vợ, bỗng thấy cái “sự mọc sừng” của mình đột nhiên tăng giá lên thêm vài nghìn đồng. Cụ cố Hồng sung sướng “mơ màng đến cái lúc mặc đồ xô gai, lụ khụ chống gậy, vừa ho khạc vừa khóc mếu” để được người ta ngợi khen “một cái đám ma như thế, một cái gậy như thế”. Còn ông Văn Minh, cháu đích tôn, nhà cải cách xã hội? Ông ta sung sướng tột đỉnh, bởi vì, với cái chết của ông nội, ông ta thấy rằng cái tờ di chúc đã được thực hiện, nghĩa là cái ao ước cho ông nội mình chết đi, để chia của, đã trở thành sự thật. Bà Văn Minh sung sướng theo đúng cách của một phụ nữ tân thời, bà ta nhận ra từ cái chết của ông nội chồng một dịp may hiếm có để có thể mặc “tang phục tân thời”, đồ xô gai tân thời, “dernìeres créations” của tiệm may Âu Hóa! Tâm địa cái lũ người kia tưởng đến thế đã là tởm. Nhưng chưa hết. Đến đây, Vũ Trọng Phụng còn đầy mâu thuẫn lên một tầng nữa. Bởi bọn con cháu bất hiếu bất mục nhất trần đời đó còn muốn tỏ ra mình là những kẻ có hiếu có thảo cũng nhất trần đời nữa kia. Thế là dưới ngòi bút của nhà văn trào phúng, sự bịp bợm cao nhất, đáng phỉ nhổ nhất cũng bộc lộ ra. Những kẻ mong cho ông già mau chết đã tổ chức một đám ma thật to để bày tỏ lòng hiếu thảo, nghĩa tiếc thương đối với người đã chết! Chính vì thế, ngòi bút của Vũ Trọng Phụng đã tập trung sức mạnh, như có thần, trong phần thứ hai của chương sách, nghĩa là phần tả cảnh đám ma. Trước hết, nhà văn tả cô Tuyết, một cô gái hư hỏng như chỉ “hư hỏng một nửa”, một thứ thiếu nữ đang rất tiêu biểu trong xã hội “tân thời ngày ấy”. Tuyết mặc bộ tang phục “ngây thơ” nửa kín nửa hở, với nét mặt có “vẻ buồn lãng mạn” (vì nhớ nhân tình chứ không phải vì thương người chết) đã gây một hiệu quả lạ lùng: các vị tai to mặt lớn đi đưa đám chỉ nhìn vào vẻ khêu gợi của Tuyết để mà cảm động, cứ như thực sự cảm động trước nỗi buồn tang tóc vậy. Đám ma thật to, to đến nước “có thể làm cho người chết nằm trong quan tài cũng phải mỉm cười sung sướng”. Người ta đã lợi dụng đám ma đến mức cao nhất để khoe giàu khoe sang và khoe lòng hiếu thảo giả vờ của mình! Nếu như mong muốn của tất cả đám con cháu của người chết kia là, trong đám ma này, đưa sự giả dối, bịp bợm đồng thời cũng là sự tàn nhẫn, bất nhân, đểu giả của mình lên đến mức hoàn toàn, thì quả thật chúng đã đạt được một cách trọn vẹn, xuất sắc. Nhưng chưa hết đâu, dưới mắt Vũ Trọng Phụng, cái lũ người giả dối không chỉ bao gồm một nhóm nhỏ ấy đâu. Chúng đông đảo lắm. Chúng là toàn xã hội. Bắt đầu là đại diện bộ máy cảnh sát, nghĩa là đại diện của Nhà nước: thầy Min Đơ và thầy Min Toa. Tác giả đã nói đến vẻ mừng rỡ hí hửng của hai thầy khi được nhà chủ đám ma thuê làm người giữ trật tự. Lí do của sự mừng rỡ duy nhất chỉ là vì họ đang không có việc gì để làm, và đang “buồn rầu như nhà buôn sắp vỡ nơ”. Thứ đến là các vị tai to mặt lớn, lớp “tinh hoa” của giới thượng lưu xã hội, mặt mũi long trọng, ngực đeo đầy đủ thứ “bội tinh”. Trong đám ma này, sự cảm động của họ không phải vì tưởng nhớ đến người đã khuất, cũng không vì tiếng kèn đưa ma não ruột bi ai, mà chỉ vì được ngắm không mất tiền làn da trắng thập thò trong làn áo mỏng của cô Tuyết. Sự xuất hiện của hai tên đại bịp trong dịp này lại khiến người ta “cảm động” đến cực điểm: Xuân Tóc Đỏ và sư cụ Tăng Phú. Vì sao? Vì với sáu chiếc xe kéo và những vòng hoa đồ sộ, hai kẻ này đã làm cho đám ma thêm long trọng, to tát. Đến bà cụ cố Hồng, có lẽ người lương thiện nhất trong cái gia đình vừa hư hỏng vừa đại bịp ấy, cũng cảm động đến hớt hãi lên. Những người đi đưa đám thật đông đảo. Bằng điệp khúc “Đám cứ đi” được nhắc lại đến mấy lần, tác giả như muốn nói: đám ma thật là to, thật là đông, thiên hạ tha hồ màchiêm ngưỡng để thấy rõ sự to tát của nó. Nhưng cứ tìm thử xem trong đám người đông đảo ấy có ai là người đang thực sự “đi đưa đám”, nghĩa là thực sự có chút tiếc thương đối với người chết mà họ đang đưa tiễn? Không có ai cả. Tất cả mọi người đàn ông cũng như đàn bà, già cũng như trẻ, tuy đang giữ một vẻ nghiêm chỉnh, nhưng đều đang nói một điều gì đó, làm một điều gì đó, nghĩ một điều gì đó không dính dáng đến người chết và đám ma cả. Trai thanh gái lịch thì chim nhau, bình phẩm, chê bai nhau, ghen tuông nhau, hẹn hò nhau nhưng tất cả đều “bằng vẻ mặt buồn rầu của những người đi đưa ma”. Thật là nhẫn tâm, thật là vô liêm sỉ. Ta sẽ nghĩ thế. Nhưng với Vũ Trọng Phụng, có nghe được những lời mà bọn họ nói với nhau mới thấy sự vô liêm sỉ ấy còn trơ tráo đến mức nào. Và nhà văn đã đưa ra một số lời ấy. “Đám cứ đi” nghĩa là sự vô liêm sỉ ấy không hề khép lại, nó còn kéo dài. Đến lúc đám không “cứ đi” nữa mà dừng lại để hạ huyệt. Vũ Trọng Phụng còn hiến cho người đọc hai chi tiết đặc sắc, đẩy cảnh đưa đám này lên đến đỉnh điểm. Chi tiết thứ nhất là cảnh cậu Tú Tân bắt bẻ từng người một làm những động tác, giữ những tư thế đau buồn để cho cậu ta.. chụp ảnh. Chi tiết thứ hai là ông phán mọc sừng, cái kẻ giả dối và vô liêm sỉ nhất trong gia đình này, đã khóc đến tưởng chừng ngất đi. Tuy vậy, giữa lúc oằn người khóc lóc, chính ông ta đã giúi vào tay Xuân Tóc Đỏ món tiền năm đồng vì đã có công gọi ông ta là “người chồng mọc sừng” (chính là cái công gián tiếp khiến cho ông già đã chết). Thật là những kịch sĩ thượng hạng của những tấn trò đời. Hai chi tiết ấy đóng lại một cách trọn vẹn và sắc sảo chương sách nói về sự giả dối của người đời. Những điều Vũ Trọng Phụng viết trong chương sách là chuyện thật ư? Lẽ nào Những diều ấy toàn là hư cấu ư? Nhưng những điều ấy đều hợp lí lắm mà, và hình như đều có thật cả. Ngòi bút Vũ Trọng Phụng đúng là sắc như dao. Đằng sau những lời nói như đùa, sự thật của đời sống cứ hiện ra lồ lộ trên đó nổi lên hai điều lớn nhất: sự tàn nhẫn và sự dối trá.
Câu 9: Bi kịch làm người của nhân vật Chí Phèo trong tác phẩm “ Đời thừa” của Nam Cao.
Chí Phèo - một tấn bi kịch của một người nông dân nghèo bị tha hóa trong xã hội cũ, một con người điển hình. Bản chất của Chí Phèo là một con người lương thiện, luôn khao khát được sống như một người bình thường, muốn sống lương thiện nhưng lại bị xã hội lúc bấy giờ biến thành con quỷ dữ của làng Vũ Đại. Bi kịch này bắt đầu diễn ra trong nội tâm Chí Phèo khi hắn gặp Thị Nở với “bát cháo hành”. Chính tình yêu Chí Phèo - Thị Nở đã đánh thức con người lương thiện của hắn. Hay nói cách khác chính sự xuất hiện của Thị đã cứu Chí Phèo thoát khỏi tấn bi kịch đó dù chỉ là trong phút chốc.
Chí Phèo là kiệt tác của Nam Cao. Trên cơ sở người thật, việc thật ở quê mình, tác giả đã hư cấu, sang tạo nên bức tranh hiện thực sống động về xã hội nông thôn Việt Nam trước CMT8 với tất cả sự tăm tối, ngột ngạt cùng bao nhiêu bi kịch đau đớn, kinh hoàng... Dù có được đặt tên là Cái lò gạch cũ, Đôi lứa xứng đôi hay Chí Phèo thì tác phẩm ấy vẫn được nhận ra bởi giá trị hiện thực và nhân đạo vô cùng to lớn của nó.
Nhân vật chính Chí Phèo là đại diện điển hình cho bi kịch của những người nôn dân bị tha hoá trong xã hội cũ. Nhưng những cảnh ngộ cùng quẫn, bi đát trong caí xã hội ấy đã không thể làm cho những người dân quê khốn khổ như Chí Phèo mất đi niềm khao khát được sống tốt đẹp và lương thiện. Trong con người họ lúc nào cũng luôn âm ỉ một sự phản khánh vô cùng mạnh mẻ. 
Một chút về Chí Phèo, ta có thể thấy hắn là một đưa con rơi, ra đời trong cái lò gạch cũ, lớn lên bằng tình thương bố thí của những người nghèo. Khi lớn lên làm canh điền trong nhà Bá Kiến lại bị vợ ba Bá Kiến gọi lên “bóp chân”; Bá Kiến sanh long ghen tuông nên đưa đi tù. Thời gian sau, Chí Phèo lại trở thành “con quỷ dữ của làng “Vũ Đại” tác oai tác quái dân lành. Chí Phèo chìm trong cơn say, chỉ có một lần hắn tỉnh thật sự vào một buối sáng (đã được Thị Nở đánh thức). Nhưng rồi tình yêu bị đổ vỡ. Bế tắc, đi tìm lương thiện, hắn giết Bá Kiến rồi tự giết mình. Chí Phèo chết nhưng chưa hết truyện. Thị Nở “nhìn nhanh xuống bụng” và “và thoáng hiện ra cái lò gạch cũ”. Một “Chí Phèo con” sắp ra đời. Cách sắp xếp khá tinh tế độc đáo. Cứ mỗi lần Chí Phèo ngoi lên thì lại bị cuộc đời này đè xuống. Khiến người đọc phải theo dõi liên tục không thể rời được.
Hay cho Nam Cao khi xây dựng được một chiều diễn biến tâm lý nhân vật thật xuất sắc. Ta có thể nhận thấy dễ dàng nhất ở đoạn Chí Phèo mở mắt thì trời đã sang Một lần hắn tỉnh. Những thanh sắc cuộc sống “mặt trời chắc đã cao”, “tiếng chim ríu rít” lại hiện lên mặc dù hắn đang ở trong cái lều ẩm thấp. Lần đầu tiên hắn tỉnh, và cũng là lần đầu tiên hắn có những rung động với trước cuộc sống. Hắn nghe “tiếng cười nói của những người đi chợ”, “nghe tiếng thuyền chài gõ mái chèo đuổi cá”.
- Rồi những kỉ niệm xưa lại hiện về. Có lần hắn ước ao “một gia đình nho nhỏ. Chồng cày thuê cuốc mướn, vợ dệt vảimặc dù chỉ là mơ hồ.
- Từ đấy hắn cảm thấy buồn cô độc.
+ Cái diễn biến tâm lí của một con quỷ đang hướng về lương thiện.
Trong truyện ngắn Chí Phèo , quá trình bị cự tuyệt quyền làm người thật ra đã bắt đầu từ lâu, diễn ra đồng thời với quá trình bị tha hoá. Tiếng chửi ngay từ đầu tác phẩm đã thể hiện điều đó.Chí cất lên tiếng chửi trời, chửi đời, chửi làng xóm, tất cả mọi người - những kẻ không chửi lại, cả những kẻ đã đẻ ra hắn. Tiếng chửi ấy như là tiếng hát để được giải thoát, vu vơ, ngân ngơ của một thằng say. Vậy mà nó thật trừu tượng mà cụ thể, xa đến gần, có thứ tự và vô cùng văn vẻ. Tiếng chửi là khao khát được giao tiếp với đời dù là hình thức giao tiếp hạ đẳng nhất .nhưng nó lại không được ai đáp lại cả. Nhưng phải từ khi gặp Thị Nở, tức là từ khi Chí Phèo thức tỉnh, bi kịch mới thật sự bắt đầu. CP ngạc nhiên ,xúc động khi TN bê bát cháo hành sang cho CP.Hương vị cháo hạnh là hương vị của tình yêu chân thành, hạnh phúc giản dị mà to lớn. Rồi liên tiếp, CP đều cảm thấy hơi cháo hành thoang thoảng trong mũi. Lần đầu là khi Thị từ chối, hắn nghĩ ngợi một tí, rồi hình như hiểu, hiểu mình đã có quá nhiều tội lỗi, ngẩn người ra để tự hổi làm sao để trở lại làm một con người bình thường?! Lần thứ hai là lần quyết định hành động, hắn uống thật nhiều rượu nhưng càng uống lại càng tình, tình ra lại buồn, lúc đó hơi cháo hành lại thoang thoảng xuất hiện, đó là ý nghĩa biểu trưng, hắn lại nghĩ đến Thị, phân vân giữa việc làm người và một con quỹ, đó chính là ước mơ lương thiện, làm một con người như mọi người! Rồi đến lúc gặp mặt Bá Kiên, những hành động đó mới là tư thế làm người cuối cùng trước khi chết của CP. 
Một CP tỉnh đã giết chết 1 CP say . CP bằng xương , bằng thịt đã chết nhưng còn lại trong lọng người đọc là CP đòi quyền sống , đang dõng dạc đòi làm người lương thiện. Như vậy, khi ý thức nhân phẩm đã trở về , CP không bằng lòng sống như trước nữa . Và CP chết trong bi kịck đau đớn , chết trên ngưỡng cửa trở về cuộc sống . Đây khong thể là hành động lưu manh mà là sự vùng lên tuyệt vọng của người nông dân khi thức tỉnh cuộc sống. Mang đậm giá trị tố cáo rất cao, lên án giai cấp pk thống trị tha hoá, những bị kịch như vậy sẽ còn tiếp diễn

Tài liệu đính kèm:

  • docde_cuong.doc