Đề cương ôn tập môn Ngữ văn khối 10 học kì II

Đề cương ôn tập môn Ngữ văn khối 10 học kì II

ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP MÔN NGỮ VĂN

KHỐI 10 HKII – NĂM 2009 – 2010

I. LÝ THUYẾT

1. Phong cách ngôn ngữ nghệ thuật.

Câu 1: Thế nào là ngôn ngữ nghệ thuật?

Câu 2: Phong cách ngôn ngữ nghệ thuật có những đặc trưng nào?

2. Yêu cầu sử dụng tiếng Việt đúng chuẩn.

Câu 1: Nêu các yêu cầu cơ bản khi sử dụng tiếng Việt?

Câu 2: Để đạt hiệu quả giao tiếp cao khi sử dụng tiếng Việt ta cần phải làm gì?

3. Tác gia Nguyễn Du.

Câu 1: Trình bày những nét cơ bản về cuộc đời nhà thơ Nguyễn Du?

Câu 2: Nêu một vài đặc điểm về nội dung và nghệ thuật thơ văn Nguyễn Du?

II. KỸ NĂNG THỰC HÀNH.

1. Nghị luận xã hội.

 Nêu suy nghĩ của bản thân về một câu tục ngữ:

“Tốt gỗ hơn tốt nước sơn”

“Có công mài sắt có ngày nên kim”

“Gần mực thì đen gần đèn thì sáng”

 

doc 8 trang Người đăng minh_thuy Lượt xem 1645Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem tài liệu "Đề cương ôn tập môn Ngữ văn khối 10 học kì II", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP MÔN NGỮ VĂN
KHỐI 10 HKII – NĂM 2009 – 2010
I. LÝ THUYẾT
1. Phong cách ngôn ngữ nghệ thuật.
Câu 1: Thế nào là ngôn ngữ nghệ thuật?
Câu 2: Phong cách ngôn ngữ nghệ thuật có những đặc trưng nào?
2. Yêu cầu sử dụng tiếng Việt đúng chuẩn.
Câu 1: Nêu các yêu cầu cơ bản khi sử dụng tiếng Việt?
Câu 2: Để đạt hiệu quả giao tiếp cao khi sử dụng tiếng Việt ta cần phải làm gì?
3. Tác gia Nguyễn Du.
Câu 1: Trình bày những nét cơ bản về cuộc đời nhà thơ Nguyễn Du?
Câu 2: Nêu một vài đặc điểm về nội dung và nghệ thuật thơ văn Nguyễn Du?
II. KỸ NĂNG THỰC HÀNH.
1. Nghị luận xã hội.
 Nêu suy nghĩ của bản thân về một câu tục ngữ:
“Tốt gỗ hơn tốt nước sơn”
“Có công mài sắt có ngày nên kim”
“Gần mực thì đen gần đèn thì sáng”
2. Thuyết minh về một đoạn trích trong tác phẩm, tác giả.
- Bình ngô đại cáo (Nguyễn Trãi)
- Chuyện chức phán sự đền Tản Viên (Nguyễn Dữ)
- Truyện Kiều (Nguyễn Du): Trao duyên; Nỗi thương mình?
- Thuyết minh về cuộc đời và sử nghiệp sáng tác của Nguyễn Trãi?
- Thuyết minh về cuộc đời và sử nghiệp sáng tác của Nguyễn Du? 
PHẦN ĐỊNH HƯỚNG NỘI DUNG ÔN TẬP
I. LÝ THUYẾT(giáo viên hướng dẫn học sinh học từ bài giảng)
II. KỸ NĂNG THỰC HÀNH.
1. Nghị luận xã hội.
Câu 1:
Nêu suy nghĩ của bản thân về câu tục ngữ: “Có công mài sắt có ngày nên kim”
- Câu tục ngữ có hai vế: Vế đầu là điều kiện: Có công mài sắt, vế sau là kết quả đạt được: Có ngày nên kim .
- Giải thích: Cây kim bé nhỏ nhưng cũng thật hoàn hảo. Thân kim tròn và nhỏ, đầu kim nhọn, phần cuối có một lỗ bé xíu để luồn chỉ qua. Cây kim là một vật có ích được làm bằng sắt. Từ sắt lên kim là một quá trình tôi luyện mài dũa công phu. Ai có công mài sắt sẽ có ngày nên kim. Đức kiên trì, bền bỉ chính là yếu tố quan trọng dẫn đến thành công.
- Lời khẳng định trên hoàn toàn có cơ sở: 
	+ Trong lịch sử chống ngoại xâm, dân tộc ta phải thực hiện chiến lược “Trường kỳ kháng chiến”. Từ cuộc kháng chiến chống quân Minh cho đến cuộc kháng chiến chống Pháp – chống Mỹ suốt mấy chục năm, tất cả đều thể hiện ý chí, nghị lực kiên cường, bất khuất của toàn dân tộc. Cuối cùng chúng ta đã thắng lợi vẻ vang, giữ vững chủ quyền độc lập, tự do của đất nước.
	+ Trong đời sống lao động sản xuất: (Nêu dẫn chứng)
	+ Trong học tập, đức kiên trì cũng cần thiết để giúp ta thành công.
è Câu tục ngữ ngắn gọn, xúc tích nhưng bao hàm ý chí sâu xa. Ông cha ta đã đúc kết kinh nghiệm từ cuộc sống chiến đấu và lao động nhằm khuyên nhủ mọi người phải kiên trì, nhẫn lại để có thể vượt qua những khó khăn thử thách, đi tới thành công.
- Trong hoàn cảnh hiện nay, ngoài đức tính kiên trì nhẫn lại còn cần phải vận dụng óc thông minh, sáng tạo để đạt được hiệu quả cao nhất trong học tập, lao động góp phần vào sự nghiệp xây dựng đất nước ngày càng giàu mạnh.
Câu 2: “Gần mực thì đen gần đèn thì sáng”
- Câu tục ngữ là sự đúc kết của nhân dân ta: Môi trường xã hội và đặc biệt là mối quan hệ bạn bè có ảnh hưởng rất lớn tới nhân cách đạo đức của mỗi người. 
- Giải thích câu tục ngữ:
	+ “Mực” có màu đen, nếu sơ ý bị mực dây vào chân tay, quần áo thì khó tẩy sạch. Vì vậy người xưa mượn “Mực” để ám chỉ những cái xấu xa.
	+ “Đèn” là vật phát ra ánh sáng. Đến gần đèn ta sẽ được soi sáng. Cho nên đèn tượng trưng cho điều tốt đẹp, sáng sủa. 
	+ Mượn hai hình ảnh tương phản nhau là mực và đèn, câu tục ngữ nhằm nhắc nhở: Nếu giao du với hạng người xấu, ta sẽ bị tiêm nhiễm thói hư tật xấu; Nếu ta kết bạn với những người tốt thì ta sẽ học tập được nhiều điều hay, điều tốt.
è Ý nghĩa của câu tục ngữ trên là đúng.
- Trong gia đình, nếu cha mẹ hòa thuận và coi trọng việc giáo dục con cái, anh em yêu thương nhau thì đó là gia đình hạnh phúc, sẽ có được những đứa con ngoan ngoãn, hiếu thảo, giỏi giang. Ngược lại, nếu cha mẹ lục đục, anh em bất hòa thì chắc chắn con cái sẽ hư hỏng, khó nên người.
- Ngoài xã hội, nếu tiếp xúc thường xuyên với những đối tượng xấu xa, lừa đảo thì một ngày nào đó ta sẽ bị tiêm nhiễm thói hư tật xấu.
- Có ý kiến cho rằng: “Gần mực chưa chắc đã đen, gần đèn chưa chắc đã rạng” ý kiến này có phần nào cũng có lí.
	+ Ý kiến trên nhấn mạnh yếu tố con người là quan trọng. Nếu làm chủ được bản thân, có ý chí lập trường, quan điểm vững vàng thì chúng ta khó bị tha hóa bởi cái xấu.
èCâu tục ngữ là một lời khuyên thiết thực và bổ ích.
- Bài học rút ra cho bản thân: không ngừng tu dưỡng, rèn luyện đạo đức, tác phong để có được một quan điểm sống lành mạnh, đúng đắn. Tránh xa bóng tối, của những cám dỗ xấu xa: chọn bạn tốt mà chơi để học tập và phấn đấu trở thành con ngoan, trò giỏi. Gần “đèn” để được “soi sáng” nhưng ngọn đèn sáng nhất vẫn là ngọn đèn tỏa chiếu từ chính tâm hồn mình.
Câu 3: “Tốt gỗ hơn tốt nước sơn”
- Câu tục ngữ nêu lên kinh nghiệm đánh giá, nhìn nhận con người thông qua cách nhìn nhận, đánh giá một sự vật, đồ vật cụ thể.
- Câu tục ngữ đúng về cả nghĩa đen lẫn nghĩa bóng.
	+ Nó nêu lên một kinh nghiệm để nhìn nhận về chất lượng một đồ vật bằng gỗ mà ta dùng hằng ngày. Nước sơn tạo nên sự hấp dẫn về hình thức nhưng nước sơn cũng có thể che dấu chất gỗ tạo nên bên trong. Gỗ là nguyên liệu làm nên đồ vật, nếu gỗ không tốt thì đồ vật ta dùng cũng chóng hưng.
	+ Con người cũng vậy, cái quyết định không phải là hình thức bên ngoài mà là phẩm chất, tư tưởng, đạo đức của người đó.
- Câu tục ngữ không hề xem nhẹ hình thức mà chủ yếu so sánh giữa nội dung và hình thức để thấy nội dung quan trọng hơn. Điều đó là đúng. Nhưng hình thức cũng hết sức quan trọng, hình thức góp phần làm tăng thêm vẻ đẹp của nội dung.
èNội dung và hình thức, cái bên ngoài và cái bên trong thống nhất, có quan hệ chặt chẽ và liên hệ với nhau. Nội dung quyết định giá trị, hình thức góp phần nâng cao giá trị nội dung.
Câu tục ngữ là một lời khuyên luôn đúng cho mọi thế hệ.
2. Thuyết minh về một tác phẩm.
Đề 1: Anh (chị) hãy thuyết minh đoạn văn: “Từng nghe:chứng cớ còn ghi” và giải thích vì sao Đại cáo Bình Ngô được xem như một bản “Tuyên ngôn độc lập”.
v Thuyết minh:
- Đoạn trích thể hiện luận đề chính nghĩa dẫn đến việc tác giả viết bài cáo.
+ Cốt lõi tư tưởng nhân nghĩa của Nguyễn Trãi là nhân nghĩa gắn liền với tư tưởng yêu nước chống ngoại xâm, tức lấy dân làm gốc à tư tưởng tiến bộ.
+ Tác giả khẳng định độc lập chủ quyền của nước Đại Việt ta. Những căn cứ để xác định độc lập chủ quyền gồm: cương vực lãnh thổ; phong tục tập quán; nền văn hiến lâu đời; có các triều đại nối tiếp nhau; có chế độ riêng,
Từ đó tác giả khẳng định bằng cách đưa ra các dẫn chứng rất nhiều thế lực ngoại xâm thất bại trên đất nước ta.
- Nghệ thuật: nghệ thuật đối lập (Từ Triệu, Đinh, Lí..xứng đế mỗi bên một phương) đó là những dẫn chứng xác thực, lời văn hùng hồn có sức tác động lớn đến lòng người.
v Giải thích:
- BNĐC khẳng định chủ quyền độc lập của dân tộc Việt Nam ta thời Đại Việt.
- BNĐC thể hiện sức mạnh chính nghĩa và niềm tự hào dân tộc.
à Tuyên ngôn độc lập.
Đề 2: Anh (chị) hãy thuyết minh đoạn thơ:
“Cậy em em có chịu lời
Ngậm cười chín suối hãy còn thơm lây”.
Để làm rõ sự thông minh, tế nhị cũng như tâm hồn cao quý của Thúy Kiều khi phải đối mặt với bi kịch tình yêu.
v Thuyết minh:
- Hai câu đầu: bằng các từ ngữ trọn lọc: “Cậy, chịu, lạy, thưa” tác giả thể hiện cách nói khiêm nhường tỏ lòng biết ơn của Thúy Kiều trước sự hi sinh cao quý của Vân, đồng thời tạo được không khí thiêng liêng của cuộc trao duyên. 
- Hai câu tiếp: Bằng những hình ảnh ẩn dụ: “Đứt gánh tương tư, Chắp mối tơ thừa” lời trao duyên chưa chính thức nhưng Kiều đã có ý ràng buộc, phó mặc cho em tùy em định mệnh.
- Bốn câu tiếp: “Kể từ khi gặp chàng KimHiếu tình khôn lẽ hai bề vẹn hai” Kiều nhắc lại vắn tắt mối tình đẹp đẽ giữa mình với Kim Trọng và cho biết giữa hiếu và tình, Kiều đã chọn hiếu mà hy sinh tình yêu. Ngầm ý Kiều đã hy sinh cho gia đình thì Vân phải có trách nhiệm với chị.
- Bốn câu tiếp: “Ngày xuân em hãy còn dàihãy còn thơm lây” lí do Kiều trao duyên cho em là: “Ngày xuân em hãy còn dài”, Kiều thuyết phục Vân bằng tình máu mủ và lòng biết ơn sâu nặng.
- Nghệ thuật: Đoạn thơ sử dụng nhiều thành ngữ, hình ảnh ẩn dụ, ngôn ngữ trau chuốt, từ ngữ trọn lọc.
v Nhận xét nhân vật Thúy Kiều:
- Đoạn trích thể hiện sự thông minh tinh tế của Thúy Kiều bởi vì: Trao duyên là một việc khó nói khiến người được trao duyên khó chấp nhận, nhưng bằng cách nói khiêm nhường, thông minh Kiều đã đặt Vân vào thế không thể chối từ đồng thời làm cho Vân thấy việc chấp nhận mối tơ duyên của chị là một trách nhiệm.
- Qua đoạn trích ta thấy được tâm hồn cao quý của nhân vật, Kiều đã hy hạnh phúc tình yêu của mình vì chữ hiếu. Kiều đã trao duyên cho em để thể hiện trách nhiệm của lời thề nguyền với Kim Trọng.
Đề 3: Anh (chị) hãy thuyết minh đoạn trích “Khi tỉnh rượu lúc tàn canh ai tri ân đó mặn mà với ai” và nhận xét về tâm trạng và nhân cách của nhân vật.
v Thuyết minh: 
Hai câu đầu: “Khi tỉnh rượu xót xa” Kiều bàng hoàng, hốt hoảng, xót xa thương thân mình bị vùi dập.
	“Khi sao phong gấm bấy thân”
Nghệ thuật đối lập, tiếng giả thể hiện sự đau đớn giữa quá khứ êm đềm với hiện tại nhục nhã ê chề
“Mặc người nào biết có xuân là gì” Kiều cảm thấy chán chường, trơ lì trước những thú vui lầu xanh
“Đòi phen trăng thâu” Kiều cảm thấy mòn mỏi tẻ nhạt, cô đơn trước cảnh sắc thiên nhiên, trước sự trôi chảy của thời gian.
“Cảnh nào  bao giờ” Nỗi buồn của Kiều thấm đẫm cả không gian và cảnh vật.
“Đòi phen  mặn mà với ai” Lầu xanh với những thú vui tao nhã: Cầm, ky, thi, họa nhưng với Kiều tất cả đều gượng gạo, tẻ nhạt, chán chường.
- Nghệ thuật: Đoạn trích sử dụng cách nói ước lệ, nhiều điển tích, điển cố, đối xứng. Bên cạnh đó tác giả sử biện pháp điệp từ, câu hỏi tu từ kết hợp với câu cảm, ngôn ngữ trau chuốt, biểu cảm. 
v Nhận xét tâm trạng và nhân cách của nhân vật.
- Đoạn trích thể hiện tâm trạng ngỗn ngang, rối bời, xót xa cay đắng của nhân vật trước cuộc sống hiện tại.
- Kiều là một cô gái có nhân phẩm cao đẹp, có ý thức về nhân cách sống trong cảnh trụy lạc nhưng nàng không buông thả vào cuộc sống ấy, tâm hồn nàng không vẫn đụcà đó là nét đẹp tâm hồn của Kiều.
Đề 4: Anh (chị) hãy thuyết minh về nhân vật Ngô Tử Văn. Cuộc đấu tranh của nhân vật thể hiện ý nghĩa gì?
v Thuyết minh: 
- Xuất thân là một kẻ sĩ, người huyện Yên Dũng, đất Lạng Giang, tính khảng khái, nóng nảy, nổi tiếng cương trực.
- Tức giận trước những việc làm tác oai tác quái của yêu quái hại dân, anh đã đốt đền tà.
- Trong lúc mọi người lắc đầu, lè lưỡi Ngô Tử Văn vung tay không cần gì cả, chứng tỏ bản lĩnh cứng cỏi không sợ gian tà.
- Trước sự đe dọa của hồn ma tên tướng giặc, Ngô Tử Văn ngồi tự nhiên ngất ngưởng coi thường những lời đe dọa của tướng giặc.
- Việc làm của Ngô Tử Văn thể hiện tinh thần dân tộc, trừ giặc tận gốc, bảo vệ dân làng, bảo vệ thổ công đất Việt.
- Hồn ma tướng giặc không để Ngô Tử Văn yên, mà kiện Ngô Tử Văn ở Phong Đô.
- Bị giải đi Ngô Tử Văn không hề khiếp sợ, đối diện với Diêm Vương chàng một mực kêu oan, đòi được phán xử minh bạch, công khai.
- Quyết tâm đấu tranh đến cùng cho công lí, đã giúp Ngô Tử Văn chiến thắng. Diêm vương cho đối chấp tướng giặc bị trừng phạt, thổ công đất Việt được trả lại công bằng, Ngô Tử Văn được trở về dương gian
- Vì những việc làm chính nghĩa, vì đức độ của chàng, Ngô Tử Văn được tiến cử giữ chức phán sự ở đền Tản Viên.
v Ý nghĩa: 
- Cuộc đấu tranh của Ngô Tử Văn là cuộc đấu tranh sống còn giữa hai thế lực: Một bên là con người(Ngô Tử Văn), một bên là thần linh ma quỷ (hồn ma tướng giặc).
- Cuộc đấu tranh khẳng định chính nghĩa thắng gian tà, thiện thắng ác. Cuộc đấu tranh khẳng định nhân cách cứng cỏi của kẻ sĩ đương thời, trọng công lí mà chưa được thực hiện.
- Cuộc đấu tranh còn cho thấy sự phức tạp của thời đại khi thế lực cường quyền, phong kiến bè phái đương thời dựa vào thần linh để dễ bề thống trị, dễ bề chà đạp nhân dân.
- Cuộc đấu tranh cũng lên án bọn giặc Minh đã chết nhưng vẫn còn gây tội ác.
Đề 5: Thuyết minh về cuộc đời và sự nghiệp sáng tác của Nguyễn Trãi ?
I. CUỘC ĐỜI.
- Nguyễn Tri sinh năm 1830 mất năm 1442, hiệu Ức Trai. Quê gốc Hải Dương.
- Xuất thân trong gia đình có truyền thống yêu nước và văn hóa.
- Là người có sự nghiệp anh hùng cứu nước và hoài bão lớn, suốt đời vì dân vì nước.
- Là người có tài năng nhiều mặt, là nhà văn hóa lớn.
- Cuộc đời mang bi kịch lớn nhất lịch sử xã hội phong kiến. ( vụ án Lệ Chi Viên)
- Được UNESCO công nhận là danh nhân văn hoá thế giới (1980). 
II. SỰ NGHIỆP THƠ VĂN:
1. Tác phẩm chính:
a. Văn chính luận: Quân trung từ mệnh tập, Bình Ngô đại cáo, Chí Linh sơn phú, Băng Hồ di sự lục
b. Lịch sử: Lam Sơn thực lục, Văn bia Vĩnh Lăng
c. Địa lí: Dư địa chí
d. Thơ: Ức Trai thi tập, Quốc âm thi tập
2. Nội dung:
a. Quan điểm sáng tác: Văn thơ mang tính chiến đấu vì độc lập dân tộc vì đạo lí chính nghĩa:
Đao bút phải dùng tài đã vẹn
Chỉ thư nấy chép việc càng chuyên.
b. Tư tưởng nhân nghĩa: yêu nước, thương dân là nội dung bao trùm trong thơ văn Nguyễn Trãi:
- Yêu nước là phải lo cuộc sống an lành của dân. Khi có giặc ngoại xâm, phải đặt nhiệm vụ chống ngoại xâm lên hàng đầu:
Việc nhân nghĩa cốt ở yên dân
Quân điếu phạt trước lo trừ bạo.
Khi đất nước thanh bình, nhân bàn về âm nhạc trong triều, ông nói: “Hoà bình là gốc của nhạc” và ước ao “trong thôn cùng xóm vắng không còn tiếng hờn giận oán sầu”, và:
Dẻ có Ngu cầm đàn một tiếng, 
Dân giàu đủ khắp đòi phương.
Nỗi lo cho dân cho nước luôn canh cánh bên lòng:
Còn có một lòng lo việc nước,
Đêm đêm thức nhẵn nẻo sơ chung.
Tác phẩm Nguyễn Trãi tràn đầy tinh thần tự tôn và niềm tự hào dân tộc:
Như nước Đại Việt ta từ trước, 
Vốn xưng nền văn hiến đã lâu.
Núi sông bờ cõi đã chia,
Phong tục Bắc Nam cũng khác... 
(Đại cáo bình Ngô)
c. Thơ văn Nguyễn Trãi thể hiện trí tuệ sâu sắc và nỗi đau đời:
- Đọc sách thì thông đòi nghĩa sách,
Đem dân mựa nữa mất lòng dân.
(Bảo kính cảnh giới – bài 57)
Dưới công danh đeo khổ nhục
Trong dại dột có phong lưu.
(Ngôn chí – bài 2)
- Ngoài chưng mọi chốn đều thông hết
Bui một lòng người cực hiểm thay.
d. Thơ văn Nguyễn Trãi thể hiện vẻ đẹp khí phách, tâm hồn phong phú:
- Mượn hình tượng cây tùng, cây trúc, Nguyễn Trãi thể hiện khí tiết của người quân tử:
Vườn quỳnh có chim kêu hót
Cõi trần có trúc đứng ngay.
Và chọn lối sống thanh cao:
 Chân mềm ngại lúc mây xanh
Chốn cũ tìm về cảnh cũ thanh.
Nguyễn Trãi viết về thiên nhiên rất nhiều, qua đó thể hiện sự rung động tinh tế của tâm hồn trước vẻ đẹp thiên nhiên:
Nước biếc non xanh thuyền gối bãi
Đêm thanh nguyệt bạc khách lên lầu. 
(Bảo kính cảnh giới – bài 26)
Cây xa tăm tắp, xanh lồng khói
Cát phẳng mênh mông, trắng lượn cò.
Nguyễn Trãi xem thiên nhiên là bầu bạn và dành cho thiên nhiên một tình cảm đặc biệt:
	Rùa nằm hạc lẫn nên bầy bạn
U ấp cùng ta làm cái con. 
- Nghĩa vua tôi và tình cha con trong thơ Nguyễn Trãi biểu hiện sâu sắc, cảm động:
Quân thân chưa báo lòng canh cánh
Tình phụ cơm trời áo cha. 
Tình quê hương thắm thiết: 
Duy có non quê là nhớ mãi
Chừng nào lều được cất bên hoa ? Những vần thơ tình cảm ấy rất bình dị đằm thắm, góp phần thể hiện con người đời thường mang đậm chất nhân văn trong con người anh hùng Nguyễn Trãi. 
3. Nghệ thuật :
- Nguyễn Trãi đã Việt hoá thể Đường luật ở hai bình diện thể loại và ngôn ngữ. Thi văn liệu ít mang tính ước lệ công thức mà bình dị, dân dã : mồng tơi, rau muống, cây chuối
- Nguyễn Trãi vận dụng thành công ca dao, tục ngữ, lời nói hàng ngày của nhân dân.
III. KẾT LUẬN : 
- Nguyễn Trãi là anh hùng dân tộc, là nhân vật toàn tài hiếm có.
- Thơ văn Nguyễn Trãi mở đường cho giai đoạn văn học mới phát triển. Nội dung kết tinh hai tư tưởng lớn : yêu nước và nhân đạo. Là nhà văn chính luận kiệt xuất, là nhà thơ mở đường cho văn chương tiếng Việt.
 Đề 6: Thuyết minh về cuộc đời và sử nghiệp sáng tác của Nguyễn Du?
I. CUỘC ĐỜI.
1. Tiểu sử.
- Nguyễn Du ( 1765-1820) Tên chữ là Tố Như, hiệu là Thanh Hiên, làng Tiên Điền - Nghi xuân -Hà Tĩnh.
-Cha là Nguyễn Nghiễm , mẹ là Trần Thị Tần, quê Bắc Ninh.
-Sau khi cha mẹ qua đời, Nguyễn Du đến sống với người anh là Nguyễn Khản.
-Quân Tây Sơn tiến ra Bắc, Nguyễn Du về quê vợ sống long đong nghèo khổ.
-Sau khi Tây Sơn sụp đổ, nhà Nguyễn thống nhất đất nước, Nguyễn Du ra làm quan cho nhà Nguyễn và làm đến chức Cần chánh điện học sĩ.
2. Những nhân tố làm nên thiên tài Nguyễn Du.
- Quê hương : 
+ Quê cha: Nghi Xuân- Hà Tĩnh, đất địa linh nhân kiệt.
+ Quê mẹ: Kinh Bắc, cái nôi của dân ca quan họ.
+ Quê vợ: Thái Bình, vùng đất yên bình, trù phú.
à Nguyễn Du may mắn được tiếp nhận truyền thống văn hóa của nhiều vùng quê khác nhau.
- Gia đình quan lại có danh gia vọng lớn.
- Lịch sử: Nguyễn Du sống trong giai đoạn biến động dữ dội của lịch sử.
- Bản thân: có cuộc sống đầy thăng trầm , bản thân chịu nhiều nỗi buồn.
è Bên cạnh tài năng bẩm sinh, những yếu tố trên đã tác động đến cuộc đời Nguyễn Du , góp phần làm nên thiên tài Nguyễn Du.
II. SỰ NGHIỆP VĂN CHƯƠNG.
1. Những tác phẩm chính.
a. Sáng tác chữ Hán:
- Thanh Hiên thi tập (78 bài).
- Nam trung tạp ngâm (40 bài).
- Bắc hành tạp lục (131 bài)
b. Sáng tác bằng chữ Nôm.
- Truyện Kiều.
- Văn chiêu hồn.
2.Đặc điểm nội dung và nghệ thuật thơ văn Nguyễn Du.
a. Nội dung: - Chữ tình.
- Tình cảm chân thành, cảm thông sâu sắc của tác giả đối với cuộc sống và con người:bất hạnh, phụ nữ
- Bản chất tàn bạo của chế độ phong kiến, vua chúa tàn bạo, bất công, chà đạp quyền sống con người.
- Đề cao quyền sống con người, đồng cảm ca ngợi tình yêu lứa đôi tự do, khát vọng tự do hạnh phúc của con người.
b. Nghệ thuật.
-Thơ chữ Hán: ngũ ngôn, ngũ ngôn luật, thất ngôn, ca hành.
-Thơ chữ Nôm: thất ngôn bát cú, bát cúà Với thơ văn chữ Nôm , nguyễn Du đã góp phần trau dồi ngôn ngữ văn học dân tộc, làm giàu cho tiếng Việt, làm rạng rỡ thể thơ bát cú của dân tộc .
------------ The and ------------

Tài liệu đính kèm:

  • docDE CUONG HKII 10.doc