Đề cương ôn tập học kì I - Năm học 2009 - 2010 Vật lí cơ bản 11

Đề cương ôn tập học kì I - Năm học 2009 - 2010 Vật lí cơ bản 11

I. ĐIỆN TÍCH – ĐỊNH LUẬT CU LÔNG:

1. Hai loại điện tích. Sự nhiễm điện của các vật.

a) Hai loại điện tích:

 + Điện tích dương ( Thiếu electron):Độ lớn điện tích q = ne ( n: số electron thiếu)

 + Điện tích âm (Thừa electron) :Độ lớn điện tích q = ne (n: số electron thừa)

- Các điện tích cùng dấu thì đẩy nhau, các điện tích trái dấu thì hút nhau.

b) Sự nhiễm điện của các vật.

- Nhiễm điện do cọ xát.

- Nhiễm điện do tiếp xúc.

- Nhiễm điện do hưởng ứng.

 

doc 6 trang Người đăng quocviet Lượt xem 1864Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem tài liệu "Đề cương ôn tập học kì I - Năm học 2009 - 2010 Vật lí cơ bản 11", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TRƯỜNG THPT TRẦN PHÚ
TỔ VẬT LÍ
@&?
ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP HỌC KÌ I NĂM HỌC 2009 - 2010
VẬT LÍ CƠ BẢN 11
A – Lý thuyết:
CHƯƠNG I – ĐIỆN TÍCH. ĐIỆN TRƯỜNG

I. ĐIỆN TÍCH – ĐỊNH LUẬT CU LÔNG:
1. Hai loại điện tích. Sự nhiễm điện của các vật.
a) Hai loại điện tích:	
	+ Điện tích dương ( Thiếu electron):Độ lớn điện tích q = ne ( n: số electron thiếu)
	+ Điện tích âm (Thừa electron) :Độ lớn điện tích q = ne (n: số electron thừa)
- Các điện tích cùng dấu thì đẩy nhau, các điện tích trái dấu thì hút nhau.	
b) Sự nhiễm điện của các vật.
Nhiễm điện do cọ xát.
Nhiễm điện do tiếp xúc.
Nhiễm điện do hưởng ứng.
2. Định luật Cu-lông:
a) Nội dung: Về lực tương tác giữa các điện tích điểm đặt trong điện môi
b) Biểu thức: 
Trong đó: + k = 9.109Nm2 /C2 : hệ số tỉ lệ.; e: hằng số điện môi
 + r : khoảng cách giữa hai điện tích điểm.
	 + q1, q2 : độ lớn của hai điện tích điểm.
q1 q2>0
r
r
q2 q1<0
Biểu diễn: 
3.Thuyết electron: dựa vào sự cư trú và di chuyển e để giải thích các hiện tượng về điện. 
4. Định luật bảo toàn điện tích: Trong một hệ cô lập về điện tổng đại số các điện tích không đổi.
hằng số
II. ĐIỆN TRƯỜNG:
1.Điện trường:
a) Khái niệm điện trường: Xung quanh mỗi điện tích có điện trường của điện tích đó.
b)Tính chất cơ bản của điện trường: Tác dụng lực điện lên điện tích khác đặt trong đó.
2. Cường độ điện trường: Đặc trưng cho độ mạnh yếu của điện trường về phương diện tác dụng lực.
 a.Biểu thức tính cường độ điện trường tại một điểm đặt điện tích q:
q
Dạng véc tơ: ; dạng độ lớn: E = Đơn vị: E(V/m) 
q
+ Nếu q > 0:cùng phương, cùng chiều với; 
+ Nếu q < 0:cùng phương, ngược chiều với
b.Điện trường của một điện tích điểm Q: 
Q > 0
 M
Nếu Q > 0 : hướng ra xa điện tích Q:
Q < 0
M
Nếu Q < 0 : hướng vào điện tích Q:
3. Nguyên lí chồng chất điện trường:
Nếu chỉ có và thì dựngtheo quy tắc hình bình hành và tìm độ lớn E bằng 3 phương pháp.
4. Đường sức điện:
a) Định nghĩa: Là đường mà tiếp tuyến tại một điểm của nó là giá của véc tơ cường độ điện trường
b) Các đặc điểm của đường sức điện: 4 đặc điểm
5. Điện trường đều :
- Cường độ điện trường tại mọi điểm như nhau: 
- Đường sức của điện trường đều là những đường thẳng song song và cách đều nhau.
III. CÔNG CỦA LỰC ĐIỆN – HIỆU ĐIỆN THẾ.	
1. Công của lực điện:
Điện tích q di chuyển từ điểm M đến N trong điện trường đều, công của lực điện trường:
 = MN.cosa: hình chiếu của MN lên phương của điện truờng.
(d > 0 khi MN cùng chiều ; d < 0 khi MN ngược chiều )
Công của lực điện tác dụng lên điện tích q không phụ thuộc dạng đường đi của điện tích mà chỉ phụ thuộc vào vị trí điểm đầu và điểm cuối của đường đi. 
Lực điện là lực thế và điện trường tĩnh là một trường thế.
2. Thế năng của một điện tích điểm q tại điểm M trong điện trường bất kỳ:
WM = AM¥ = q.VM 
3. Công của lực điện và hiệu thế năng của điện tích: AMN = WM – WN (J)
4. Điện thế. VM = (V) (W¥ = 0)
5. Hiệu điện thế, điện thế: hay AMN = qUMN 
- Khái niệm hiệu điện thế: Độ chênh lệch về điện thế và đo bằng hiệu điện thế giữa hai điểm.
- Điện thế của điện trường phụ thuộc vào cách chọn mốc điện thế. Điện thế ở mặt đất và ở một điểm xa vô cùng V¥ = 0 .
6. Liên hệ giữa cường độ điện trường và hiệu điện thế: hay U = Ed
 d là hình chiếu của M, N lên phương đường sức điện, d có chiều từ M đến N. 
{ d = MN.cosa(MN và )}
IV. TỤ ĐIỆN:
1.Tụ điện là một hệ hai vật dẫn đặt gần nhau và ngăn cách nhau bằng một lớp cách điện.
- Tụ điện dùng để chứa điện tích.
- Tụ điện phẵng gồm hai bản kim loại phẵng đặt song song với nhau và ngăn cách nhau bằng một lớp điện môi.
 Kí hiệu tụ điện 
2. Điện dung của tụ: Đặc trưng cho khả năng tích điện của tụ
công thức : C = Đơn vị : F (Fara)
* Mỗi tụ điện C đều có một hiệu điện thế định mức Uđm hay Ugh (hiệu điện thế giới hạn) và hiệu điện thế đặt vào hai bản tụ phải : U ≤ Uđm vì nếu U > Uđm thì tụ cháy. Do đó QMax = CUđm
Chú ý : Khi tính điện lượng các tụ điện nhớ phải đổi đơn vị khác về đơn vị F( fara)
3. Năng lượng điện trường của tụ điện : W = (J)
- Năng lượng bộ tụ Wb = 
- Lưu ý : Nối tụ điện vào nguồn thì U = const , ngắt tụ điện khỏi nguồn thì Q = const
4. Ghép các tụ chưa tích điện:
- Dùng các công thức về 2 cách ghép :
a. Ghép nối tiếp : , ( C < Ci ) , Q1= Q2 = = Qn = Qb , U1+U2++Un = U
b. Ghép song song : C = C1+C2++ Cn , ( C > Ci ) , Q1+Q2++Qn = Q , U1= U2 == Un = U
- Những điểm có cùng điện thế thì chập lại 
- Tính hiệu điện thế giữa 2 điểm trên 2 nhánh rẽ , chèn thêm điện thế : UMN = UMA+ UAN , khi đó phải để ý hiệu điện thế tụ được tính từ bản dương đến bản âm
Chú ý: Vận dụng định luật bảo toàn điện tích cho trường hợp ghép song song hai tụ điện đã được tích điện với nhau: Ta đều có: 
Qb = Q1’ + Q2’ ; Cb = C1 + C2;
Q1’ = C1 U1’ ; Q2’= C2 U2’ ; Ub = U1’ = U2’
TH1 ghép các cặp bản tụ cùng dấu:
QTrc = Q1 + Q2; Qsau = Q’1+Q2’ Theo ĐL BTĐT ta có: Qtrc = Qsau suy ra Qb = Q1 + Q2
TH2 ghép các cặp bản tụ trái dấu:
QTrc = ÷Q1 - Q2÷; Qsau = Q’1+ Q2’ Theo ĐL BTĐT ta có: Qtrc = Qsau suy ra Qb = ÷Q1 - Q2÷;
* Chú ý: Ub ≤ Ubđm và QbMax = CbUbđm
CHƯƠNG II – DÒNG ĐIỆN KHÔNG ĐỔI.
I – DÒNG ĐIỆN:
1. Định nghĩa: Dòng điện là dòng dịch chuyển có hướng của các hạt tải điện(điện tích tự do), có chiều quy ước là chiều chuyển động của các hạt điện tích dương. 
2. Tác dụng của dòng điện:
- Tác dụng đặc trưng của dòng điện là tác dụng từ. Ngoài ra dòng điện còn có thể có các tác dụng nhiệt, hoá và một số tác dụng khác.
3. Cường độ dòng điện là đại lượng đặc trưng định lượng cho tác dụng của dòng điện. Đối với dòng điện không đổi thì (chiều và cường độ không đổi) (A)
4. Điều kiện để có dòng điện: hiệu điện thế(điện trường) đặt vào hai đầu vật dẫn(hạt tải điện)
II – NGUỒN ĐIỆN:
1) Nguồn điện là thiết bị để tạo ra và duy trì hiệu điện thế.
2) Suất điện động của nguồn điện E : được xác định bằng thương số giữa công của lực lạ làm dịch chuyển điện tích dương q bên trong nguồn điện và độ lớn của điện tích q đó.
 (V)
3) Pin điện hóa và ác quy: pin điện hóa có cấu tạo chung gồm hai cực bản chất hóa học khác nhau; Ác quy là nguồn điện hóa học dựa trên phản ứng thuận nghịch.
III – ĐỊNH LUẬT ÔM:
1) Định luật Ôm với một điện trở thuần: hay UAB = VA – VB = IR
Tích IR gọi là độ giảm điện thế trên điện trở R. Đặc trưng vôn – ampe của điện trở thuần có đồ thị là đoạn thẳng qua gốc toạ độ.
2) Định luật Ôm cho đoạn mạch chứa các điện trở thuần mắc song song và nối tiếp:
a) Định luật Ôm cho đ/m chứa điện trở mắc nt:
R1
R2
Rn
I = I1 = I2 =...= In
U = U1 + U2 + ...+ Un
R
R
R
R = R1 + R2 + ..+ Rn
b) ĐL Ôm cho đ/m chứa R mắc song song: 
U = U1 = U2 = ...Un
I = I1 + I2 + ...+ In
 (nếu 2 điện trở: R12 = )
c) Định luật nút và tính chất cộng U:
- ĐL “nút”: 
- Tính chất cộng U: UAB =UAM + UMB 
3) Định luật Ôm cho toàn mạch: 
Trong đó: + Hiệu điện thế 2 cực nguồn điện( UN mạch ngoài): UN = I.RN = E – Ir
 + I cường độ dòng điện trong mạch chính(đi qua nguồn hoặc bộ nguồn)
	 + RN: Điện trở tương đương của mạch ngoài.
4) Định luật Ôm cho đoạn mạch chứa nguồn điện:
( UAB ngược chiều I, vào cực +) hay UAB = E – I(R+r)
*Chú ý: quy ước dấu E, I
IV - GHÉP CÁC NGUỒN ĐIỆN THÀNH BỘ:
1) Ghép nối tiếp: ; rb = r1 + r2 + ... + rn
2) Ghép song song: (n nguồn giống nhau): Eb = E và rb = 
3) Ghép hỗn hợp đối xứng (có n dãy, 1 dãy có m nguồn nối tiếp): Eb = mE; rb = 
V - Điện năng và công suất điện. Định luật Jun Lenxơ
- Công suất tiêu thụ toàn mạch (là công suất của nguồn điện): P nguồn = E.I (W)
- Công suất tiêu thụ đoạn mạch(là công suất của dòng điện): P = UI (W)
- Công suất điện tiêu thụ mạch ngoài : P N = I2RN = UNI (W)
- Công suất điện tiêu thụ của điện trở (công suất tỏa nhiệt): P = I2R = UI (W)
- Điện năng tiêu thụ : A = P.t (J) ; Qtỏa ra = P.t (ĐL Jun – len xơ)
- Hiệu suất của nguồn điện : H = 
*Chú ý : Với bóng đèn số ghi là : Uđm – Pđm : Đèn coi như điện trở có : Rđ = 
Độ sáng của đèn phụ thuộc Iđ (Uđ) thực tế của đèn so với Iđm(Uđm) 
CHƯƠNG III – DÒNG ĐIỆN TRONG CÁC MÔI TRƯỜNG
I – ĐIỀU KIỆN ĐỂ CÓ DÒNG ĐIỆN TRONG CÁC MÔI TRƯỜNG:
 cần: phải có hạt tải điện ; đủ : phải có điện trường ngoài
II – DÒNG ĐIỆN TRONG KIM LOẠI:
1) Bản chất là dòng electron tự do chuyển động có hướng ngược chiều điện trường ngoài.
* Chú ý: electron tự do trong kim loại là electron hóa trị, mật độ e rất lớn: n0 (số e/m3)
2) Tính chất điện của kim loại: dẫn điện tốt; ở nhiệt độ không đổi dòng điện trong kim loại tuân theo định luật Ôm; kim loại có điện trở phụ thuộc theo hàm bậc nhất nhiệt độ 
r = r0[1 + a(t – t0)] hay R = R0[1 + a(t – t0)]; dòng điện qua kim loại tỏa nhiệt...
3) Các hiện tượng của dòng điện KL: 
a) Hiện tượng siêu dẫn: Khi t0 giảm xuống đến khi r = 0 hay R = 0 KL trở thành vật liệu siêu dẫn.
b) Hiện tượng nhiệt điện: Hiện tượng nhiệt độ 2 mối hàn của 2 kim loại khác nhau về bản chất khác nhau có dòng nhiệt điện chạy trong mạch. E = aT(T1 – T2)
4) Một số công thức dòng điện trong kim loại: 
Mật độ electron: n0 = ; I = n0.S.v.e (S: tiết diện dây dẫn; v: vận tốc electron, e = 1,6.10-19C)
(NA = 6,023.1023hạt; D khối lượng riêng(g/m3); A khối lượng mol(g/mol) )
B – Bài tập:
- Học sinh làm tất cả các bài tập trắc nghiệm khách quan trong SGK và SBTVL11CB
- Có hai loại bài tập trắc nghiệm: 
trắc nghiệm lý thuyết và trắc nghiệm công thức bài tập nhỏ.
- Học sinh chú ý đọc kỹ các câu hỏi lựa chọn đáp án đúng hay không đúng (sai)
Móng Cái, ngày 10 tháng 12 năm 2009
	GV lập đề cương
	 Nguyễn Song Toàn
CÂU HỎI ÔN TẬP
Chương I
Câu 1: Các phương pháp làm cho một vật nhiễm điện ?
Câu 2: Làm thế nào để nhận biết một vật nhiễm điện ?
Câu 3: Tương tác các điện tích thế nào ? Điện tích điểm là gì ?
Câu 4: Ý nghĩa của hằng số điện môi ?
Câu 5: Nguyên nhân gây ra các hiện tượng điện và tính chất điện ?
Câu 6: Giải thích các hiện tượng nhiễm điện theo thuyết e?
Câu 7: Điện trường là gì ? Tính chất cơ bản của điện trường ? 
Câu 8: Cường độ điện trường là gì ?Cường độ điện trường là đại lượng vô hướng hay véc tơ?
Câu 9: Phân biệt và viết các công thức tính điện trường ? Nguyên lý chồng chất điện trường?
Câu 10: Các đặc điểm của đường sức điện trường ?Của điện trường đều ?
Câu 11: Cường độ điện trường có phụ thuộc điện tích thử và lực điện tác dung lên nó hay không ?
Câu 12: Viết các công thức tính công của lực điện trường ? Các công thức liên hệ giữa U, E...?
Câu 13: Tụ điện là gì ? Đặc điểm của tụ điện? Điện tích của tụ là điện tích nào?
Câu 14: Điện dung là gì? Điện dung của tụ điện phụ thuộc vào các yếu tố nào? Có phụ thuộc Q, U không ?
Câu 15: Viết công thức tính năng lượng của tụ điện ?
Chương II
Câu 1: Đại lượng nào cho biết tác dụng mạnh yếu của dòng điện ?
Câu 2: Dòng điện không đổi là gì ? So sánh với dòng điện một chiều ?
Câu 3: Điều kiện để có dòng điện ?
Câu 4: Nguồn điện có tác dụng gì ? Điều kiện duy trì dòng điện trong mạch ?
Câu 5: Suất điện động là gì ? Ý nghĩa của công của lực lạ?
Câu 6: Hiện tượng đoản mạch xảy ra khi nào ?
Câu 7: Cách ghép nguồn nào làm suất điện động tăng? Điện trở trong tăng ? (giảm) ? Viết công thức ?
Chương III
Câu 1: Nội dung thuyết electron về tính dẫn điện của kim loại ?electron tự do là electron hình thành từ đâu ?
Câu 2: Bản chất dòng điện trong kim loại ?
Câu 3: Giải thích các tính chất điện của kim loại ?
Câu 4: Điện trở kim loại phụ thuộc nhiệt độ như thế nào ?
Câu 5: Khi nào thì xảy ra hiện tượng siêu dẫn ? Khi có dòng điện chạy trong vật liệu siêu dẫn thì dòng điện có tác dụng nhiệt không ? và còn tuân theo định luật Ôm không ?
Câu 6: Khi đốt nóng một đầu dây kim loại con một đầu làm lạnh thì có hiện tượng gì ?
Câu 7: Hai dây dẫn kim loại mà tiếp xúc nhau tại chỗ tiếp xúc có hiện tượng gì?
Câu 8: Hiện tượng nhiệt điện xảy ra khi nào ?

Tài liệu đính kèm:

  • docDe cuong on tap Vat li 11 hoc ki I.doc