Đề cương ôn tập học kì I môn Vật lý 11 năm học 2009 - 2010

Đề cương ôn tập học kì I môn Vật lý 11 năm học 2009 - 2010

I. Điện tích định luật Cu-lông

1. Điện tích là gì? Điện tích điểm là gì? Có những loại điện tích nào? Tương tác giữa các điện tích xẩy ra như thế nào?

2. phát biểu định luật Cu-lông. Vận dụng biểu thức định luật giải được một số bài toán đơn giản.

3. Hằng số điện môi cho ta biết điều gì?

II. Thuyết electron. Định luật bảo toàn điện tích

1. Trình bày nội dung cơ bản của thuyết electron.

2. Trình bày cấu tạo nguyên tử về phương diện điện.

3. Vận dụng thuyểt electron giải thích được các hiện tượng nhiễm điện.

III. Điện trường và cường độ điện trường. Đường sức điện trường

 1. Trình bày được khái niệm điện trường.

 2. Định nghĩa điện trường? viết công thức, các đại lượng vật lý, đơn vị.

 3. Định nghĩa đường sức điện, đặc điểm của đường sức điện, điện trường đều.

 4. Vận dụng công thức điện trường, nguyên lý chồng chất điện trường để giải bài tập.

IV. Công của lực điện trường

 1. Nắm công thức tính công của lực điện trong sự di chuyển của một điện tích trong điện trường đều.

 2. Nêu đặc điểm của công của lực điện.

 3. Nêu được mối liên hệ giữa công của lực điện và thế năng của điện tích trong điện trường. 4. Nêu được thế năng của điện tích thử q trong điện trường luôn luôn tỉ lệ thuận với q.

 

doc 2 trang Người đăng quocviet Lượt xem 1575Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem tài liệu "Đề cương ôn tập học kì I môn Vật lý 11 năm học 2009 - 2010", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TRƯỜNG THPT HÙNG VƯƠNG
TỔ TỰ NHIÊN
BỘ MÔN VẬT LÝ
===˜¯™===
ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP HỌC KÌ I 
MÔN VẬT LÝ 11
NĂM HỌC 2009-2010
===o0o===
CHƯƠNG I
ĐIỆN TÍCH – ĐIỆN TRƯỜNG
I. Điện tích định luật Cu-lông
1. Điện tích là gì? Điện tích điểm là gì? Có những loại điện tích nào? Tương tác giữa các điện tích xẩy ra như thế nào?
2. phát biểu định luật Cu-lông. Vận dụng biểu thức định luật giải được một số bài toán đơn giản.
3. Hằng số điện môi cho ta biết điều gì?
II. Thuyết electron. Định luật bảo toàn điện tích
1. Trình bày nội dung cơ bản của thuyết electron.
2. Trình bày cấu tạo nguyên tử về phương diện điện.
3. Vận dụng thuyểt electron giải thích được các hiện tượng nhiễm điện.
III. Điện trường và cường độ điện trường. Đường sức điện trường
	1. Trình bày được khái niệm điện trường.
	2. Định nghĩa điện trường? viết công thức, các đại lượng vật lý, đơn vị.
	3. Định nghĩa đường sức điện, đặc điểm của đường sức điện, điện trường đều.
	4. Vận dụng công thức điện trường, nguyên lý chồng chất điện trường để giải bài tập.
IV. Công của lực điện trường
	1. Nắm công thức tính công của lực điện trong sự di chuyển của một điện tích trong điện trường đều.
	2. Nêu đặc điểm của công của lực điện.
	3. Nêu được mối liên hệ giữa công của lực điện và thế năng của điện tích trong điện trường.	4. Nêu được thế năng của điện tích thử q trong điện trường luôn luôn tỉ lệ thuận với q.
V. điện thế - hiệu điện thế
	1. Định nghĩa, viết công thức tính điện thế tại một điểm trong điện trường.
	2. Định nghĩa hiệu điện thế. Viết công thức liên hệ giữa điện thế với công của lực điện và cường độ điện trường của một điện trường đều?
	3. Vận dụng giải một số bài tập đơn giản về điện thế và hiệu điện thế.
VI. tụ điện
	1. Tụ điện là gì?
	2. Định nghĩa điện dung của tụ điện?
	3. nêu được điện trường trong tụ điện có dự trử năng lượng.
	4. giải được bài tập đơn giản về tụ điện.
CHƯƠNG II
DÒNG ĐIỆN KHÔNG ĐỔI
I. Dòng điện không đổi. nguồn điện
	1. Định nghĩa cường độ dòng điện.
	2. Điều kiện để có dòng điện.
	3. Định nghĩa suất điện động của nguồn điện. Viết công thức.
	4. Mô tả cấu trúc chung của pin điện hóa?
	5. Mô tả cấu tạo của ắc quy chì?
	6. Vận dụng được các công thức giải bài tập đơn giản.
II. Điện năng công suất điện
Nêu được công của dòng điện là số đo điện năng mà đoạn mạch tiêu thụ khi có dòng điện chạy qua. Chỉ ra được lực nào thực hiện công ấy?
Chỉ ra được mối liên hệ giữa công của lực lạ thực hiện công bên trong nguồn điện và điện năng tiêu thụ trong đoạn mạch kín.
Tính được điện năng tiêu thụ và công suất điện của một đoạn mạch theo các đại lượng liên quan và ngược lại.
III. Định luật Ôm đối với toàn mạch
Phát biểu và viết biểu thức định luật Ôm đối với toàn mạch.
Biết độ giảm hiệu điện thế là gì và nêu được mối quan hệ giữa suất điện động của nguồn điện và độ giảm điện thế ở mạch ngoài và mạch trong.
Hiện tượng đoản mạch là gì?
Chỉ ra sự phù hợp định luật bảo toàn năng lượng và định luật ôm với toàn mạch.
Vận dụng định luật ôm toàn mạch và tính được hiệu suất của nguồn điện.
IV. Ghép các nguồn điện thành bộ
	1. Nêu được chiều dòng điện chạy qua đoạn mạch chứa nguồn điện.
	2. Nhận biết được các loại bộ nguồn mắc nối tiếp, song song, hỗn hợp đối xứng. Vận dụng định luật Ôm toàn mạch có chứa nguồn điện.
	3. Tính được suất điện động và điện trở trong của bộ nguồn.
CHƯƠNG III
DÒNG ĐIỆN TRONG CÁC MÔI TRƯỜNG
I. Dòng điện trong kim loại
1. Nêu được tính chất chung của các kim lọai , sự phụ thuộc của điện trở suất của kim loại theo nhiệt độ.
2. Nêu được nội dung chính của thuyết electron về tính dẫn điện của kim loại, công thức tính điện trở suất của kim loại.
II. Dòng điện trong chất điện phân
Thế nào là chất điện phân, hiện tượng điện phân, bản chất của dòng điện trong chất điện phân, thuyết điện ly.
Phát biểu định luật Fa-ra-đây về điện phân.
vận dụng giải thích các ứng dụng cơ bản của hiện tượng điện phân, giải các bài tập đơn giản.
III. Dòng điện trong chất khí
Phân biệt được sự dẫn điện tự lực và không tự lực trong chất khí.
Phân biệt hai sự dẫn điện tự lực là hồ quang điện và tia lửa điện.
Nêu được ứng dụng của quá trình phóng điện trong chất khí.
IV. Dòng điện trong chân không.
	1. Nêu được bản chất của dòng điện trong chân không.
	2. Nêu được bản chất và ứng dụng của tia catốt.
V. Dòng điện trong chất bán dẫn
	1. Chất bán dẫn là gì? Nêu được những đặc điểm của chất bán dẫn.
	2. Hai loại hạt tải điện trong bán dẫn là gì? Lỗ trống là gì?
	3. Chất bán dẫn loại n và loại p là gì?
	4. Lớp chuyển tiếp p-n là gì?
	5. Tranzito n-p-n là gì?
===HẾT===

Tài liệu đính kèm:

  • docde cuong on tap hoc ky I vat ly 11.doc