Chủ đề tháng 01 thanh niên với việc giữ gìn bản sắc văn nhóa dân tộc

Chủ đề tháng 01 thanh niên với việc giữ gìn bản sắc văn nhóa dân tộc

I. MỤC TIÊU:

 Sau hoạt động này, học sinh cần:

 - Hiểu nội dung và ý nghĩa các chính sách văn hóa của Đảng và Nhà nước, đồng thời hiểu quyền được biết, được cung cấp tư liệu, thông tin về các chính sách văn hóa có liên quan đến quyền lợi cho các em.

 - Có thái độ đồng tình và ủng hộ cách chính sách văn hóa của Nhà nước ta.

 - Biết thực hiện và tuyên truyền, bảo vệ tính đúng đắn của các chính sách văn hóa.

II. NỘI DUNG VÀ HÌNH THỨC HOẠT ĐỘNG:

1. Nội dung hoạt động:

 a. Văn hóa là gì?

 - Văn hóa là toàn bộ những giá trị vật chất và tinh thần do loài người sáng tạo ra.

 - Văn hóa Việt Nam là tổng thể những giá trị vật chất và tinh thần do cộng đồng các dân tộc Việt Nam sáng tạo ra trong quá trình dựng nước và giữ nước.

 - Ví dụ: tư tưởng, đạo đức, lối sống, phong tục tập quán, trang phục, lễ hội, cách giao tiếp, tác phẩm văn học, nghệ thuật, đình chùa, những công trình kiến trúc, danh lam thắng cảnh

 

doc 4 trang Người đăng quocviet Lượt xem 9465Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem tài liệu "Chủ đề tháng 01 thanh niên với việc giữ gìn bản sắc văn nhóa dân tộc", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
CHỦ ĐỀ THÁNG 01
THANH NIÊN VỚI VIỆC GIỮ GÌN BẢN SẮC VĂN NHÓA DÂN TỘC
HOẠT ĐỘNG 1
TÌM HIỂU CÁC CHÍNH SÁCH VĂN HÓA CỦA NHÀ NƯỚC
Thời lượng: 45 phút
I. MỤC TIÊU:
 Sau hoạt động này, học sinh cần:
 - Hiểu nội dung và ý nghĩa các chính sách văn hóa của Đảng và Nhà nước, đồng thời hiểu quyền được biết, được cung cấp tư liệu, thông tin về các chính sách văn hóa có liên quan đến quyền lợi cho các em.
 - Có thái độ đồng tình và ủng hộ cách chính sách văn hóa của Nhà nước ta.
 - Biết thực hiện và tuyên truyền, bảo vệ tính đúng đắn của các chính sách văn hóa.
II. NỘI DUNG VÀ HÌNH THỨC HOẠT ĐỘNG:
1. Nội dung hoạt động:
 a. Văn hóa là gì?
 - Văn hóa là toàn bộ những giá trị vật chất và tinh thần do loài người sáng tạo ra.
 - Văn hóa Việt Nam là tổng thể những giá trị vật chất và tinh thần do cộng đồng các dân tộc Việt Nam sáng tạo ra trong quá trình dựng nước và giữ nước.
 - Ví dụ: tư tưởng, đạo đức, lối sống, phong tục tập quán, trang phục, lễ hội, cách giao tiếp, tác phẩm văn học, nghệ thuật, đình chùa, những công trình kiến trúc, danh lam thắng cảnh
 - Văn hóa có tác dụng thúc đẩy sự phát triển của con người, sự phát triển của xã hội; có chức năng góp phần bồi dưỡng nhân cách và tinh thần cao đẹp của con người. Văn hóa có liên quan chặt chẽ tính ổn định xã hội, đến an ninh quốc gia, đến dân tộc để phát triển toàn bộ đời sống vật chất và tinh thần của đời sống xã hội.
 b. Các chính sách văn hóa của Đảng và Nhà nước:
 - Các chính sách văn hóa của Đảng và Nhà nước ta thể hiện ở một số văn kiện chủ yếu:
 + Đề cương văn hoá năm 1943: Văn hóa bao gồm cả tư tưởng, học thuật, nghệ thuật. Văn hóa là một trong ba mặt trận kinh tế, chính trị, văn hóa.
 + Hội nghị văn hóa toàn quốc lần thứ hai năm 1948 đã mở rộng khái niệm văn hóa bao gồm cả văn học, nghệ thuật, khoa học, triết học, phong tục, tôn giáo, lối sống dân tộc
 + Từ năm 1986, bắt đầu đường lối đổi mới của Đảng trong đó có đổi mới về văn hóa được thể hiện trong các văn kiện Đại hội VI, VII, VIII; đặc biệt Hội nghị Trung ương V – Khóa VIII chuyên đề về văn hóa
 + Hiến pháp 1992 khẳng định rõ chính sách văn hóa của Nhà nước ta đã đề cập đến văn hóa ở các khía cạnh:
 - Nhà nước chủ trương bảo tồn phát triển văn hóa Việt Nam, các di sản văn hóa dân tộc, những giá trị của nền văn hiến các dân tộc Việt Nam, tư tưởng, đạo đức, tác phong Hồ Chí Minh và tiếp thu tinh hoa văn hóa nhân loại, chống truyền bá tư tưởng văn hóa phản động, đồi trụy, bài trừ mê tín, hủ tục.
 - Văn hóa có chức năng góp phần bồi dưỡng nhân cách và tinh thần cao đẹp của con người Việt Nam.
 c. Nội dung một số điều khoản của Công ước Liên hợp quốc về quyền trẻ em:
Điều 8: 
 - Các quốc gia thành viên cam kết tôn trọng quyền của trẻ em được giữ gìn bản sắc của mình, kể cả quốc tịch, họ tên và các quan hệ gia đình được pháp luật thừa nhận, mà không có sự can thiệp phi pháp.
 - Nơi nào có trẻ em bị tước đoạt một cách phi pháp một vài hoặc tất cả các yếu tố cấu thành bản sắc của các em, thì các quốc gia thành viên phải giúp đỡ và bảo vệ thích hợp, nhằm nhanh chóng khôi phục lại bản sắc cho các em đó.
2. Hình thức hoạt động:
 - Thi tìm hiểu.
 - Trò chơi giải ô chữ.
 - Có các tiết mục văn nghệ xen kẽ.
III. CÔNG TÁC CHUẨN BỊ:
1. Giáo viên:
 - Định hướng nội dung cần tìm hiểu cho học sinh về văn hóa, di sản văn hóa, các chính sách văn hóa
 - Hướng dẫn, giới thiệu các tài liệu dể học sinh tìm hiểu: Công ước quốc tế về quyền trẻ em (Điều 8), Nghị quyết Trung ương V – khóa VIII, sách Lịch sử lớp 10 về khái niệm Văn hóa
 - Giao cho cán bộ lớp và BCH chi đòan phối hợp tổ chức hoạt động.
 - Góp ý các khâu chuẩn bị và có những điều chỉnh kịp thời, hợp lý cho nhóm học sinh đảm trách công tác chuẩn bị.
 - Mời các giáo viên môn GDCD cùng phối hợp làm cố vấn cho hoạt động thi tìm hiểu của HS và chuẩn bị đáp án.
2. Học sinh:
 - Cán bộ lớp và BCH Chi đoàn hội ý bàn bạc, thống nhất các việc phải chuẩn bị.
 - Xây dựng chương trình hoạt động, cử người điều khiển.
 - Mời giáo viên chủ nhiệm
 - Cử ban giám khảo.
 - Giao cho các tổ chuẩn bị các nội dung.
 - Máy tính, Projector, giấy A0
 - Phân công trang trí, kê bàn ghế
IV. TIẾN HÀNH HOẠT ĐỘNG:
NGƯỜI DẪN CHƯƠNG TRÌNH
NGƯỜI THAM DỰ
Hoạt động 1:
Tuyên bố lý do, giới thiệu đại biểu, ban giám khảo, các thầy cô trong ban cố vấn.
Giới thiệu chương trình hoạt động.
Hoạt động 2: Thi hiểu biết:
H 1: Văn hóa là gì?
Mở rộng: Văn hóa có tác dụng thúc đẩy sự phát triển của con người, sự phát triển của xã hội; có chức năng góp phần bồi dưỡng nhân cách và tinh thần cao đẹp của con người. Văn hóa có liên quan chặt chẽ tính ổn định xã hội, đến an ninh quốc gia, đến dân tộc để phát triển toàn bộ đời sống vật chất và tinh thần của đời sống xã hội.
H2: Hãy cho biết tên của công trình văn hóa của nước ta thời trung đại được mệnh danh là “An Nam tứ đại khí” ?
H3: Chủ đề chính của Hội nghị TW V – khóa VIII là gì?
H4: Trong cuộc kháng chiến chống quân Thanh, Hoàng đế Quang Trung có một bài thơ nêu cao tính thần đấu tranh để bảo vệ non sông đất nước, bảo vệ nền hóa truyền thống của dân tộc, bạn hãy đọc bài thơ đó?
H5: Nêu những nét chính của điều 8 – Công ước Liên hợp quốc về quyền trẻ em?
H6: Bạn hiểu thế nào là một nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc?
H7: Bạn hãy nêu một số loại hình văn hóa nghệ thuật âm nhạc dân gian của nước ta? Hãy thể hiện minh họa một trong những loại hình nghệ thuật âm nhạc dân gian mà bạn biết?
H8: Có ý kiến cho rằng: Người có học vấn cao sẽ có văn hóa cao. Quan điểm của bạn trước ý kiến này?
Giành quyền trả lời theo hình thức giơ tay nhanh: Văn hóa là toàn bộ những giá trị vật chất và tinh thần do loài người sáng tạo ra.
Văn hóa Việt Nam là tổng thể những giá trị vật chất và tinh thần do cộng đồng các dân tộc Việt Nam sáng tạo ra trong quá trình dựng nước và giữ nước.
Ví dụ: tư tưởng, đạo đức, lối sống, phong tục tập quán, trang phục, lễ hội, cách giao tiếp, tác phẩm văn học, nghệ thuật, đình chùa, những công trình kiến trúc, danh lam thắng cảnh
Tháp Báo thiên, chuông Quy điền, vạc Phổ Minh và tượng Phật ở chùa Quỳnh Lâm.
Xây dựng và phát triển nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc.
“Đánh cho để dài tóc,
Đánh cho để đen răng,
Đánh cho nó chích luân bất phản,
Đánh cho nó phiến giáp bất hoàn,
Đánh cho sử tri Nam quốc anh hùng chi hữu chủ”
Các quốc gia thành viên cam kết tôn trọng quyền của trẻ em được giữ gìn bản sắc của mình, kể cả quốc tịch, họ tên và các quan hệ gia đình được pháp luật thừa nhận, mà không có sự can thiệp phi pháp.
Nơi nào có trẻ em bị tước đoạt một cách phi pháp một vài hoặc tất cả các yếu tố cấu thành bản sắc của các em, thì các quốc gia thành viên phải giúp đỡ và bảo vệ thích hợp, nhằm nhanh chóng khôi phục lại bản sắc cho các em đó.
Là nền văn hóa trong đó những giá trị văn hóa truyền thống quý báu được giữ vững, được phát triển; đồng thời nền văn hóa đó không phải khép kín, mà là nền văn hóa mở rộng, tiếp thu nhưng tinh hoa văn hóa thế giới một cách phù hợp.
Ca trù, chèo, quan họ, các điệu hò, bài chòi, hát tuồng, ca cổ
Giữa khái niệm “Học vấn” và “Văn hóa” có mối liên hệ với nhau, nhưng không thể hiểu là đồng nhất. Người có học vấn cao, có hiểu biết rộng không hẳn đã có văn hóa cao. Học vấn, hiểu biết chỉ là nền tảng, là điều kiện cần, nhưng chưa phải là đủ. Còn những người không có nhiều bằng cấp, không có học vấn cao, nhưng họ có khả năng tự hoàn thiện, tự điều chỉnh hành vi, thái độ tốt thì họ vẫn là người có văn hóa cao.
Hoạt động 3: trò chơi giải ô chữ
Người dẫn chương trình hướng dẫn cho các đội chơi chọn các cột hàng ngang, sau đó nêu các dữ kiện thể hiện một phần thông tin của dòng chữ hàng ngang này để người chơi dự đoán trả lời.
(Theo phần trình chiếu Power Point).
V. KẾT THÚC HOẠT ĐỘNG:
Mời giáo viên chủ nhiệm tiến hành việc đánh giá, nhận xét hoặc tiến hành một số công việc.

Tài liệu đính kèm:

  • doc11Thang 01 tim hieu cac chinh sach van hoa cua nha nuoc.doc