Câu hỏi và bài tập ôn tập Tin học 11

Câu hỏi và bài tập ôn tập Tin học 11

Câu 1:

 Hãy nêu sự khác biệt giữa 2 loại của chương trình dịch là biên dịch và thông dịch?

Câu 2:

 Trong chế độ biên dịch, một chương trình đã được dịch thông suốt, hệ thống không báo lỗi. Có thể khẳng định rằng ta đã có một chương trình đúng hay chưa? Tại sao?

Câu 3:

 Hãy nêu các thành phần cơ bản của ngôn ngữ lập trình?

Câu 4

 Trong một chương trình còn lỗi cú pháp, thông thường chương trình biên dịch hay chương trình thông dịch phát hiện ra lỗi nhanh hơn?

 

doc 14 trang Người đăng quocviet Lượt xem 17903Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem tài liệu "Câu hỏi và bài tập ôn tập Tin học 11", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Sở Gd - ĐT BắC Giang Cộng hoà xã hội chủ nghĩa việt nam
 Trường THPT Cẩm Lý Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
	Cẩm Lý, Ngày tháng năm 2009
câu hỏi và bài tập ôn tập tin học 11
Họ và tên giáo viên ra đề: Nguyễn Thị Uyên
Tổ: Toán - Tin
Câu hỏi:
Chương I
Câu 1:
	Hãy nêu sự khác biệt giữa 2 loại của chương trình dịch là biên dịch và thông dịch?
Câu 2:
	Trong chế độ biên dịch, một chương trình đã được dịch thông suốt, hệ thống không báo lỗi. Có thể khẳng định rằng ta đã có một chương trình đúng hay chưa? Tại sao?
Câu 3:
	Hãy nêu các thành phần cơ bản của ngôn ngữ lập trình?
Câu 4
	Trong một chương trình còn lỗi cú pháp, thông thường chương trình biên dịch hay chương trình thông dịch phát hiện ra lỗi nhanh hơn?
Câu 5
	Hãy nêu 3 từ khoá, 3 tên chuẩn và ý nghĩa của chúng trong ngôn ngữ lập trình mà em biết?
Câu 6:
	Trong dòng thông tin chú thích có thể chứa các kí tự ngoài bảng chữ cái của ngôn ngữ hay không? Tại sao?
Câu7:
	Hãy nêu sự khác biệt giữa hằng và biến trong ngôn ngữ lập trình?
Chương II
Câu 8:
	Nêu cấu trúc chung của một chương trình viết bằng ngôn ngữ lập trình bậc cao?
Câu 9:
	Khi tìm hiểu một kiểu dữ liệu chuẩn ta cần phải nắm được các đặc trưng gì của nó? Cho ví dụ với kiểu char?
Câu 10:
	Nếu khai báo thừa biến hoặc hằng, tức là khai báo các biến, hằng không dùng đến trong phần thân chương trình, chương trình dịch có báo sai hay không?
Câu 11:
	Nhắc lại quy tắc đặt tên trong ngôn ngữ lập trình Pascal?
Câu 12:
	Vì sao cần phải khai báo biến? Khi khai báo biến cần phải chú ý những điều gì?
Câu 13:
	1.Chuyển biểu diễn của biểu thức sau từ dạng toán học sang Pascal:
	a. 	b. 
	2. Chuyển biểu thức sau từ dạng biểu diễn trong Pascal sang dạng biểu thức toán học:
	a. abs(x-y)/sqrt(sqr(x*y)+sqrt(abs(x)))
	b. cos(5*PI*x/2)-sin (5*PI*x/2) 
Câu 14:
	Viết biểu thức logic kiểm tra một số là số nguyên dương chẵn?	
Câu 15:
	Hãy chỉ ra các lỗi trong khai báo sau:
	Var i, j, n, m: Byte;
	C, CC: Char;
	I, G: Byte;
	P=100;
Câu 16:
	Chương trình dịch Pascal sẽ cấp phát bao nhiêu byte bộ nhớ cho các biến trong khai báo sau?
	Var x,y,z: Byte;
	C: Char;
	I, G: Real;
	P,H: Integer;
Câu 17:
	Viết biểu thức logic kiểm tra ba số a, b, c có là độ dài của ba cạnh tam giác không?
Câu 18: 
	Xét chương trình Pascal sau:
	Program vidu;
	Var x,y: byte;
	Begin
	Write(‘x=’); Readln(x);
	y:=(((x+2)*x+5)*x+6)*x+15;	
	Writeln(‘y=’, y);
	Readln;
	End.
Chương trình trên tính giá trị của biểu thức nào? Với x=2 thì trên màn hình in ra giá trị bao nhiêu?
Câu 19:
	Thắng gọi điện cho Đông để trao đổi bài. Cứ mỗi phút dùng điện thoại phải trả a đồng. Cuộc trao đổi kéo dài t phút. Hãy lập trình tính và đưa ra màn hình số tiền mà nhà bạn Thắng phải trả cho cuộc trao đổi này. Các số a, t nguyên dương được nhập vào từ bàn phím.
Câu 20:
	Lập trình nhập từ bàn phím hai số thực a, b tính và đưa ra màn hình:
Trung bình tổng các bình phương của hai số đó;
trung bình cộng các giá trị tuyệt đối của a và b;
Câu 21:
	Lập trình nhập từ bàn phím hai số nguyên khác không a, b (a, b<=32767). Tính tổng, hiệu, tích, thương (chia nguyên) của hai số đó và đưa ra màn hình kết quả dạng
	=
Câu 22:
	Lập trình nhập từ bàn phím các số thực (Xa,Ya), (Xb,Yb), (Xc,Yc) là toạ độ các đỉnh A, B, C của tam giác ABC. Tính và đưa ra màn hình diện tích tam giác theo công thức Hê- rông:
	S =	trong đó a, b,c là độ dài các cạnh tam giác và 
	p=	
Câu 23:
	Lập trình nhập từ bàn phím các số thực a, b, c và x. Tính và đưa ra màn hình giá trị biểu thức ax2+ bx+c 
Câu 24:
	Lập trình nhập từ bàn phím các số thực a, b, c, d và x. Tính và đưa ra màn hình giá trị biểu thức ax3+ bx2+cx+d 
Câu 25:
	Hãy chỉ ra lỗi trong chương trình Pascal sau:
	Var x, y, z= Byte;
	Begin
	x :=100 ;
	y :=150
	z=x*x*y ;
	Readln
	End.
Câu 26 :
	Xét chương trình sau thực hiện việc gì ?
uses crt ;
var x,y :integer ;
begin
	clrscr ;
	Write(‘Nhap x=’) ; Readln(x) ;
	Write(‘Nhap x=’) ; Readln(x) ;
	x:=x+y;
	y:=x-y;
	x:=x-y;
	Writeln(‘gia tri moi cua x=’, x);
	Writeln(‘gia tri moi cua x=’, x);
	Readln
End.
Câu 27:
	Hãy chỉ ra các lỗi trong chương trình Pascal sau:
Program vidu;
Uses crt;
var i,j,n: byte;
	a,b:real;
Begin
	i:=10;
	a:=12.5;
	i:=10.5;
	b:=2*a;
	j:=900;
	k:=100;
End.
Câu 28:
	 Biến x có thể nhận các giá trị 10, 20, 30, 35, 50 và biến y có thể nhận các giá trị 0.5; 1.5; 2.5; 3.5 vậy ta có thể khai báo kiểu dữ liệu nào cho các biến trên sao cho tốn ít bộ nhớ nhất?
Câu 29:
	Hãy viết biểu thức logic kiểm tra xem một số N có ba chữ số có nghĩa hay không?
Câu 30:
	Theo quy định của nhà trường, mỗi trường hợp trong sổ ghi đầu bài được điểm 10 sẽ được cộng 2 điểm thi đua vào điểm thi đua của lớp, được 9 cộng 1 điểm, được dưới 2 bị trừ 1 điểm. Sổ ghi đầu bài ghi nhận trong tuần có t trường hợp được điểm 10, n trường hợp được điểm 9 và m trường hợp được điểm dưới 5.
	Hãy nhập các dữ liệu này từ bàn phím và đưa ra màn hình số điểm thi đua mà lớp được cộng và bị trừ trong tuần. Và đưa ra thông tin lớp được cộng điểm nhiều hơn hay bị trừ điểm nhiều hơn?
Chương III
Cõu 1:
Hóy cho biết sự giống và khỏc nhau của hai cõu lệnh If- then?
Cõu 2: 
	Cõu lệnh ghộp là gỡ? Tại sao phải cú cõu lệnh ghộp ?
Cõu 3:
	Viết chương trỡnh nhập từ bàn phớm 3 số nguyờn a, b, c và kiểm tra xem ba số đú cú là độ dài ba cạnh của tam giỏc hay khụng ? Nếu phải hóy tớnh diện tớch của tam giỏc đú ?
Cõu 4 : 
Viết chương kiểm tra số nhập vào từ bàn phím là số lẻ hay chẵn?
Câu 5: 
Viết chương trình nhập ba số nguyên a, b, c khác 0. Kiểm tra ba số này, theo thứ tự nhập từ bàn phím có tạo thành một cấp số nhân (cấp số cộng) hay không
Câu 6:
	 Viết đoạn chương trình chứa các câu lệnh if tính
Câu 7: 
	Viết chương trình yêu cầu nhập điểm trung bình của một học sinh rồi xuất ra màn hình kết quả học lực của học sinh đó biết
Nếu điểm trung bình <5 thì xếp loại yếu
Nếu 5<=điểm trung bình <6.5 thì xếp loại trung bình
Nếu 6.5<=điểm trung bình <8 thì xếp loại khá
Nếu 8<=điểm trung bình <9 thì xếp loại giỏi
Nếu điểm trung bình >9 thì xếp loại giỏi
Câu 8: 
	Viết chương trình tính tổng của N số nguyên liền nhau (1, 2, 3...N)
Câu 9: 
	Viết chương trình tính N! với N do người dùng nhập từ bàn phím (N<10)
Câu 10: 
	So sánh các câu lệnh lặp
Câu 11: 
	Viết chương trình thực hiện ra trên màn hình
a. 	
*
**
***
****
*****
******
b. 
$$$$$$
$$$$$
$$$$
$$$
$$
$
Câu 12: 
	Giải thích từng dòng lệnh trong chương trình sau 
	Var a, b, t: byte;
	Begin
	Writeln(‘Nhap vao a va b’);
	Readln(a,b);
	t:=a;
	a:=b;
	b:=t;
	Write(‘gia tri a=’, a);
	Write(‘gia tri b=’, b);
	Readln
	End.
	Nếu nhập bộ dữ liệu 3 và 5 vào thì khi in ra màn hình giá trị của a và b thế nào?
Câu 13: 
	Loại biểu thức gì nhất thiết phải có mặt trong câu lệnh rẽ nhánh?
Câu 14: 
	Lập trình nhập từ bàn phím ba số nguyên a,b,c, đưa ra màn hình giá trị lớn nhất trong ba số đó
Câu 15: 
	Cho câu lệnh For i:=1 to n do write(i*(i+1)div2)	;
Hãy thay thế câu lệnh trên bằng đoạn chương trình dùng While - do	
Câu 16:
	Lập trình nhập từ bàn phím hai số nguyên khác nhau a và b, thay số nhỏ hơn bằng hiệu của số lớn với số bé, thay số lớn hơn bằng tổng của hai số ban đầu
Câu 17: 
	Lập trình giải bài toán sau: nhập hai số nguyên a và b từ bàn phím(a<b). Xác định số lượng các số nguyên lẻ i trong đoạn a và b. Đưa ra màn hình các số lẻ này mỗi số trên một dòng
Câu 18: 
	Lập trình giải bài toán sau: nhập vào hai số nguyên a và b. Đưa ra màn hình giá trị lớn nhất và nhỏ nhất trong hai số đó
Câu 19:
	Lập trình: nhập từ bàn phím số nguyên dương N. Tính và đưa ra màn hình giá trị N!
Câu 20:
	Viết chương trình kiểm tra số đã nhập có phải là số nguyên tố hay không
Câu 21:
	Viết chương trình bằng ngôn ngữ lập trình Pascal để giải bài toán sau:
	Nhập từ bàn phím số nguyên dương N ( với N<=100), tính và đưa ra màn hình tổng các số là số chẵn trong phạm vi từ 1 đến N?
Câu 22:
Viết chương trình tính tổng các ước số của một số nguyên dương N được nhập từ bàn phím (không kể ước là chính nó)
	 GIáO VIÊN ra đề
	 Nguyễn thị Uyên
Hướng dẫn giải một số bài tập đơn giản
Dạng bài tập
Hướng dẫn
Câu 1: Viết chương trỡnh nhập từ bàn phớm 3 số nguyờn a, b, c và kiểm tra xem ba số đú cú là độ dài ba cạnh của tam giỏc hay khụng ? Nếu phải hóy tớnh diện tớch của tam giỏc đú ?
HD:
- Khai báo tên chương trình
- Khai báo biến
- Nhập a,b,c từ bàn phím 
- Nếu a,b,c lớn hơn 0 và tổng hai cạnh lớn hơn cạnh còn lại thì là độ dài ba cạnh của tam giác và
 Diện tích của tam giác tính theo công thức Herông
s=
với p=
- Ngược lại thì thông báo không là độ dài ba cạnh của tam giác
Cõu 2 : Viết chương kiểm tra 1 sốnguyên nhập vào từ bàn phím là số lẻ hay chẵn?
Khai báo tên chương trình
Khai báo biến
Nhập số từ bàn phím
kiểm tra điều kiện là số chẵn: nếu số chia hết cho 2 thì thông báo là số chẵn
ngươc lại thông báo không là số chẵn
Câu 3: Viết chương trình nhập ba số nguyên a, b, c khác 0. Kiểm tra ba số này, theo thứ tự nhập từ bàn phím có tạo thành một cấp số nhân (cấp số cộng) hay không
HD: 
Khai báo a,b,c thuộc kiểu nguyên
 - Nhập a,b,c từ bàn phím
a,b,c tạo thành cấp số nhân (cộng) nếu thoả mãn b/a=c/b hoặc a*c=b*b (b-a=c-b hoặc a+c=2*b)
Câu 4: Viết đoạn chương trình chứa các câu lệnh if tính
z=
HD:
- Khai báo các biến x,y và z
- Nếu x>1 và y>1 thì z= x+y
- Nếu x>1 và y<=1 thì z= x-y
- Nếu x 0 thì z= -x+y
- Nếu x<=1 và y<=0 thì z=-x-y
Câu 5 : Viết chương trình tính tổng của N số nguyên liền nhau (1, 2, 3...N)với N nguyên dương nhập từ bàn phím.
HD :
Khai báo N nguyên dương, biến s để tính tổng
Nhập N từ bàn phím 
Ban đầu gán tổng s=0
Với mỗi i tăng từ 1 đến N thì cộng thêm vào s một giá trị tương ứng i
Đưa giá trị tổng s ra màn hình
Câu 6: Viết chương trình in ra màn hình hình tam giác như sau:
*
**
***
****
*****
******
Hỏi: hãy dùng câu lệnh lặp để đưa ra màn hình như trên
Câu 7: Viết chương trình giải phương trình bậc nhất một ẩn ax+b=0
HD: 
- Khai báo các hệ số a,b
- Biến x có kiểu thực để lưu giá trị nghiệm của pt
- Nhập các hệ số a và b
- Nếu a=0 ta bắt đầu so sánh :
 Nếu b=0 thì thông báo pt vô số nghiệm 
ngược lại (b0) thì thông báo pt vô nghiệm
Ngược lại (a0) thông báo pt có nghiệm –b/a
Cách 2:
Nhập hệ số a và b
Nếu a khác 0 thì thông báo pt có nghiệm –b/a
Ngược lại (a bằng 0) thì:
+ Nếu b bằng 0 thì tbáo pt vô số nghiệm
Ngược lại (b bằng 0) thì thông báo pt vô nghiệm
Câu 8: Viết chương trình giải pt bậc hai một ẩn ax2+bx+c=0 (với a0 )trường hợp pt có nghiệm
Câu 9: Viết chương trình giải pt bậc hai một ẩn ax+bx+c=0 (với a0 )
HD:
Khai báo các biến là các hệ số a,b,c có kiểu thực
Khai báo biến d có kiểu thực để lưu trữ giá trị b*b-4*a*c
Khai báo biến x1, x2 lưu trữ nghiệm của pt
Nhập a,b,c
Tính d=b2-4ac
Nếu d<0 thì tbáo pt vô nghiệm
Ngược lại (d>=0) thì
 Bắt đầu tính x1=(-b-)/2a và 
x2=-b/a-x1
Đưa thông báo nghiệm ra màn hình
Kết thúc
Câu 10: Viết chương trình tính tổng các ước số của một số nguyên dương N được nhập từ bàn phím (không kể ước là chính nó)
HD
- Khai báo biến N là số nhập từ bàn phím
- Khai báo biến s để tính tổng các ước của N
- Biến i là biến chạy thể hiện các ước của N
- Ban đầu s bằng 0
- Cho biến i lần lượt từ 2 đến phần nguyên của phép chia N cho 2
Nếu N chia hết cho i thì i là ước của N ta đem cộng vào tổng S 
Program bai1;
Var a,b,c,s,p: Real;
Begin
 Write(‘Nhap ba so a,b,c tu ban phim’);
 Readln(a,b,c);
 if (a>0) and (b>0) and (c>0) and (a+b>c) and (b+c>a) and (a+c>b) then
 Begin
 Writeln(‘la do dai ba canh cua tam giac’);
 p:=(a+b+c)/2;
 s:=sqrt(p*(p-a)(p-b)(p-c));
 Write(‘dien tich tam giac la’, s:5:2);
 End
 else write(‘khong la do dai ba canh tam giac’);
Readln
End.
Program bai2;
Var a:integer;
Begin
 Writeln(‘Nhap mot so nguyen tu ban phim’);
 Readln(a);
 If (a mod 2=0) then writeln(‘la so chan’) 
 Else write(‘la so le’);
 Readln
End.
Program bai3;
Var a,b,c: Integer;
Begin
 Writeln(‘Nhap ba so a,b,c’);
 Readln(a,b,c);
 if a*c=b*b then write(‘la cap so 
 nhan’)
 else write(‘khong la cap so nhan’);
 Readln
End.
Program bai4;
Var x,y,z: Real;
Begin
 Writeln(‘Nhap x,y=’);
 Readln(x,y);
 If x>1 and y>1 then z:=x+y;
 If x>1 and y<=1 then z:=x-y;
 If x0 then z:=-x+y;
 If x<=1 and y<0 then z:=-x-y;
 Readln
End.
Program Bai5;
Var N,s: byte;
Begin
 Writeln(‘Nhap so N nguyen duong’);
 Readln(N);
 s:=0;
 For i:=1 to N do 
 s:=s+i;
 Writeln(‘tong can tinh la:’, S);
 Readln
End.
Program bai6;
Var i: byte;
Begin
Writeln(‘*’);
Writeln(‘**’);
Writeln(‘***’);
Writeln(‘****’);
Writeln(‘*****’);
Writeln(‘******’);
Readln
End.
program Bai7;
uses crt;
var a,b: integer;
 x:real;
begin
 clrscr;
 writeln('Nhap cac he so');
 readln(a,b);
 if a=0 then
 begin
 if b=0 then write('pt day 
 nghiem)
 else write(‘pt vo nghiem’);
 end
 else write(-b/a:5:2, 'la nghiem cua pt');
 readln
end.
program b1;
var a,b,x:real;
begin
 write('nhap a,b: ');
 readln(a,b);
 if a0 then write('phuong trinh co
 nghiem’,-b/a:5:2) 
 else
 if b=0 then writeln('phuong trinh vo so nghiem’)
 else writeln('pt vo nghiem’);
 readln
end.
program giai_ptb2;
uses crt;
var a,b,c,d,x1,x2:real;
begin
 clrscr;
 writeln('Nhap cac he so a,b,c:');
 readln(a,b,c);
 d:=sqrt(b*b-4*a*c);
 x1:=(-b-d)/(2*a);
 x2:=-b/a-x1;
 write('x1=', x1:5:3, ' x2= ', x2:5:3);
 readln
end.
program Bai9;
uses crt;
var a, b, c, d, x1, x2:Real;
Begin
 clrscr;
 write('a, b, c:');
 readln(a, b, c);
 d:=b*b-4*a*c;
 if d<0 then writeln('Phuong trinh vo
 nghiem’)
 else
 Begin
 x1:=(-b-sqrt(d))/(2*a);
 x2:=-b/a-x1;
 writeln('x1=',x1:8:3,' x2=',x2:8:2);
 end;
 readln
end.
Var N, i: word; S: longint;
Begin 
 write(‘Nhap N ’); Readln(N);
 S:= 0;
 For i:= 1 to N div 2 Do 
 if N mod i = 0 then S:=S+i;
 writeln(‘Tong tinh duoc la: ’, S);
 Readln
End.
một số câu hỏi kiểm tra trắc nghiệm
Chọn câu trả lời cho những câu hỏi sau
Câu 1 : 
Trong ngôn ngữ lập trình Pascal để biên dịch chương trình ta nhấn:
A.
Phím F2
B.
Tổ hợp phím Alt+F3
C.
Tổ hợp phím Ctrl+F9
D.
Tổ hợp phím Alt+F9
Câu 2 : 
Chương trình dịch Pascal sẽ cấp phát bao nhiêu byte bộ nhớ cho các biến trong khai báo sau:
Var m,n,x,y: Integer;
 a,b: Real;
 K: Word;
 Z: char;
A.
20
B.
19
C.
25
D.
23
Câu 3 : 
Trong các tên sau, tên nào không phải tên dành riêng ?
A.
Begin
B.
Integer
C.
Var
D.
Const
Câu 4 : 
Nếu biến x có thể nhận các giá trị 10 ; 20 ; 30 và biến y có thể nhận các giá trị 0.1 ; 0.5; 1. 
Khai báo nào trong các khai báo sau là đúng?
A.
Var x: Real;
 y: Byte;
B.
Var x,y: Byte;
C.
Var y: Real;
 x: Byte;
D.
Var x,y: Real;
Câu 5 : 
Cho một biến có giá trị nằm trong khoảng từ 2500 đến 40000 thì khai báo biến thuộc kiểu 
dữ liệu nào là đúng và tốn ít bộ nhớ nhất?
A.
Byte
B.
Real
C.
Word
D.
Integer
Câu 6 : 
Từ khoá Program dùng để khai báo gì trong ngôn ngữ lập trình Pascal?
A.
Thư viện
B.
Tên chương trình
C.
Biến
D.
Hằng
Câu 7 : 
Trong các phát biểu sau, phát biểu nào không nằm trong các bước thực hiện của trình biên 
dịch ?
A.
Dịch toàn bộ chương trình nguồn thành một chương trình đích có thể thực hiện trên máy 
và có thể lưu trữ để sử dụng khi cần thiết
B.
Kiểm tra tính đúng đắn của câu lệnh tiếp theo trong chương trình nguồn;
C.
Thực hiện các câu lệnh vừa chuyển đổi được;
D.
Chuyển đổi câu lệnh đó thành một hay nhiều câu lệnh tương ứng trong ngôn ngữ máy;
Câu 8 : 
Trong Turbo Pascal, tên là
A.
một dãy liên tiếp không quá 127 kí tự bao gồm chữ cái, chữ số và dấu gạch dưới và được 
bắt đầu bởi chữ cái hoặc dấu gạch dưới
B.
một dãy liên tiếp không quá 127 kí tự bao gồm chữ cái, chữ số và dấu gạch dưới và được
 bắt đầu bởi chữ số hoặc dấu gạch dưới
C.
một dãy liên tiếp không quá 255 kí tự bao gồm chữ cái, chữ số và dấu gạch dưới và được 
bắt đầu bởi chữ cái hoặc dấu gạch dưới
D.
một dãy liên tiếp không quá 255 kí tự bao gồm chữ cái, chữ số và dấu gạch dưới và được 
bắt đầu bởi chữ số hoặc dấu gạch dưới
Câu 9 : 
Trong cấu trúc chương trình
A.
Phần khai báo nhất thiết phải có
B.
Phần thân chương trình nhất thiết phải có
C.
Phần khai báo có thể có hoặc không
D.
Phần thân chương trình có thể có hoặc không
Câu 10 : 
Các thành phần cơ bản của ngôn ngữ lập trình là
A.
Bảng chữ cái, cú pháp, ngữ nghĩa
B.
Tên, tên dành riêng, tên chuẩn, tên do
 người lập trình đặt
C.
Hằng, biến
D.
Chương trình dịch và ngôn ngữ lập trình
Câu 11 : 
Chỉ ra tên sai trong các tên sau trong Pascal
A.
ten- 123
B.
_tin
C.
_56
D.
abc
Câu 12 : 
Trong các kiểu dữ liệu sau, phạm vi giá trị của kiểu nào là lớn nhất?
A.
Integer
B.
Longint
C.
Real
D.
Word
Câu 13 : 
Biểu thức (((x+4)*x+5)*x+6)*x+18 có biểu diễn trong toán học
A.
x+4x+5x+6x+18
B.
6x4+4x3+20x2+6x+18
C.
(x+4)(x+5)(x+6)+18
D.
x4+4x3+5x2+6x+18
Câu 14 : 
Xét biểu thức logic: (n mod 1000). Với giá trị nào của n dưới đây 
biểu thức trên cho giá trị True? 
A.
100
B.
250
C.
506
D.
56
Câu 15 : 
Biểu thức logic nào sau đây kiểm tra n là một số dương chẵn?
A.
(n mod 2=0) and (n div 2=0)
B.
(n >0) and (n div 2=0)
C.
(n mod 2=0) and (n >0)
D.
(n mod 2=0) and (n div 20)
Câu 16 : 
Để biểu diễn hằng xâu Hoa binh trong ngôn ngữ Pascal ta viết:
A.
“Hoa binh”
B.
‘Hoa binh’
C.
“Hoa binh’
D.
(*Hoa binh*)
Câu 17 : 
Để nhập dữ liệu từ bàn phím ta dùng thủ tục
A.
Write(); hoặc Writeln(); 
B.
Write(); hoặc Writeln(); 
C.
Write(); hoặc Read(); 
D.
Read(); hoặc Readln(); 
Câu 18 : 
Biểu thức toán học có dạng biểu diễn trong pascal như thế nào?
A.
(a+sin(x))/sqr(a+sqr(a+sqr(a*b)))
B.
a+sin(x)/sqrt(a+a+a*b)
C.
(a+sinx)/sqrt(a+a+sqrt(b))
D.
(a+sin(x))/sqrt(a+sqrt(a+sqrt(a*b)))
Câu 19 : 
Trong ngôn ngữ lập trình Pascal, chú thích được viết trong cặp dấu :
A.
{ và} hoặc /* và */
B.
(* và *) hoặc { và}
C.
(* và *)
D.
/* và */
Câu 20 : 
Phát biểu nào sau đây về tên dành riêng (hay từ khoá) là chính xác nhất ?
A.
Là tên được ngôn ngữ lập trình quy định dùng với ý nghĩa riêng xác định, người lập trình
 không được dùng với ý nghĩa khác
B.
Là tên được ngôn ngữ lập trình dùng với ý nghĩa nhất định nào đó
C.
Là tên được người lập trình quy định dùng với ý nghĩa riêng xác định, người lập trình không 
được dùng với ý nghĩa khác
D.
tên dành riêng do người lập trình đặt dùng với ý nghĩa riêng, xác định bằng cách khai báo
 trước khi sử dụng
Câu 21 : 
Cỏc tờn do người lập trỡnh đặt sau đõy, tờn nào sai với quy định của Pascal?
A.
Begin_BAI
B.
BAI1
C.
Program
D.
TP_Pascal
Câu 22 : 
Bộ nhớ cấp phỏt cho biến i cú kiểu dữ liệu Integer số byte là:
A.
1
B.
2
C.
4
D.
6
Câu 23 : 
Cõu lệnh sau for i:= 4 to 20 do writeln(‘chao cac ban’);
 thực hiện việc gỡ?
A.
Viết ra màn hỡnh dũng: chao cac ban
B.
Viết ra màn hỡnh 4 dũng: chao cac ban
C.
Viết ra màn hỡnh 20 dũng:, chao cac ban
D.
Viết ra màn hỡnh 17 dũng: chao cac ban
Câu 24
Cỏc biến x, n1, n2 phải được khai bỏo như thế nào thỡ cấu trỳc lặp sau thực hiện được: 
FOR x := n1 TO n2 DO Begin End; 
A.
 Var x: integer ; n1, n2: real; 	
B.
 Var x, n1, n2: integer; 
C.
 Var x, n1, n2: real; 
D.
 Var n1, n2: char; x: integer;
Câu 25 
. Cho đoạn chương trỡnh sau:
i:=1; s:=0;
While s<25 do
 Begin
 s:=s+3;
 i:=i+1;
 end;
Kết quả I bằng bao nhiờu? 
A.
1
B.
5
C.
9
D.
10
Câu 26 
Hàm div dựng để: 
A.
Chia lấy phần dư
B.
Làm trũn 1 số
C.
Chia lấy phần nguyờn
D.
Tớnh căn bậc
 hai
Câu 27: 
Từ nào là tờn chuẩn: 
A.
end
B.
Readln
C.
if
D.
type
Câu 28: 
Trong NNLT Pascal, đoạn chương trỡnh sau thực hiện cụng việc gỡ? 
I := 0; While I 0 Do write(I, ' ');
A.
Lặp vụ hạn việc đưa ra màn hỡnh cỏc chữ số 0
B.
Đưa ra màn hỡnh 10 chữ số 0
C.
Khụng đưa ra thụng tin gỡ
D.
Đưa ra màn hỡnh 1 chữ số 0 
Câu 29: 
Giả sử a là biến cú kiểu thực ,chọn lệnh phự hợp khi viết chương trỡnh: 
A.
B.
a:=b*b
C.
D.
Câu 30: 
Để in ra dóy số: 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 
A.
For i:=1 To 10 do write('1 2 3 4 5 6 7 8 9 10'); 
B.
For i:=1 To 10 do write(i);
C.
For I : = 1 To 10 Do write(I , ' '); 
D.
For I :=1 To 10 Do writeln('I ');

Tài liệu đính kèm:

  • docDE CUONG ON TAP HK I.doc