Câu hỏi gợi ý ôn tập khối 11 nâng cao

Câu hỏi gợi ý ôn tập khối 11 nâng cao

Câu 1: Định nghĩa hiện tượng khúc xạ ánh sáng?

Khúc xạ là hiện tượng chùm tia sáng bị đổi phương đột ngột khi đi qua mặt phân cách hai môi trường truyền ánh sáng .

Câu 2: Phát biểu định luật khúc xạ ánh sáng?

*Tia khúc xạ nằm trong mặt phẳng tới. Tia tới và tia khúc xạ nằm ở hai bên pháp tuyến tại điểm tới.

*Đối với 2 môi trường trong suốt nhất định, tỉ số giữa sin của góc tới và sin của góc khúc xạ là một hằng số.

*Sin i/sin r = n.

Câu 3: Chiết suất tuyệt đối là gì?

Chiết suất tuyệt đối của 1 môi trường là chiết suất tỉ đối của môi trường đó đối với chân không.

Câu 4: Khi một tia sáng đi từ môi trường này sang môi trường khác, chiết suất tỉ đối của hai môi trường cho ta biết gì về đường đi của tia sáng đó?

Chiết suất tỉ đối của hai môi trường càng lớn thì tia sáng đi qua mặt phân cách giữa hai môi trường bị khúc xạ càng nhiều.

Câu 5: Hiện tượng phản xạ toàn phần là gì?

Khi ánh sáng đi từ môi trường có chiết suất lớn hơn sang môi trường có chiết suất nhỏ hơn và có góc tới i lớn hơn góc giới hạn igh thì sẽ xảy ra hiện tượng phản xạ toàn phần, trong đó mọi tia sáng đều bị phản xạ, không có tia khúc xạ

 

doc 4 trang Người đăng quocviet Lượt xem 1955Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem tài liệu "Câu hỏi gợi ý ôn tập khối 11 nâng cao", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
CÂU HỎI GỢI Ý ÔN TẬP KHỐI 11 NÂNG CAO 
A.LÝ THUYẾT 
Câu 1: Định nghĩa hiện tượng khúc xạ ánh sáng? 
Khúc xạ là hiện tượng chùm tia sáng bị đổi phương đột ngột khi đi qua mặt phân cách hai môi trường truyền ánh sáng . 
Câu 2: Phát biểu định luật khúc xạ ánh sáng? 
*Tia khúc xạ nằm trong mặt phẳng tới. Tia tới và tia khúc xạ nằm ở hai bên pháp tuyến tại điểm tới. 
*Đối với 2 môi trường trong suốt nhất định, tỉ số giữa sin của góc tới và sin của góc khúc xạ là một hằng số. 
*Sin i/sin r = n. 
Câu 3: Chiết suất tuyệt đối là gì? 
Chiết suất tuyệt đối của 1 môi trường là chiết suất tỉ đối của môi trường đó đối với chân không. 
Câu 4: Khi một tia sáng đi từ môi trường này sang môi trường khác, chiết suất tỉ đối của hai môi trường cho ta biết gì về đường đi của tia sáng đó? 
Chiết suất tỉ đối của hai môi trường càng lớn thì tia sáng đi qua mặt phân cách giữa hai môi trường bị khúc xạ càng nhiều. 
Câu 5: Hiện tượng phản xạ toàn phần là gì? 
Khi ánh sáng đi từ môi trường có chiết suất lớn hơn sang môi trường có chiết suất nhỏ hơn và có góc tới i lớn hơn góc giới hạn igh thì sẽ xảy ra hiện tượng phản xạ toàn phần, trong đó mọi tia sáng đều bị phản xạ, không có tia khúc xạ. 
Câu 6: Điều kiện để có hiện tượng phản xạ toàn phần? 
Hai điều kiện: 
1/ AS đi từ môi trường có chiết suất lớn n1 sang môi trường có chiết suất n2 nhỏ hơn. 
2/ Góc tới i lớn hơn góc khúc xạ giới hạn igh 
với Sin igh = n2 / n1 
Câu 7: Cho biết cấu tạo của lăng kính? Vẽ hình đường đi của tia sáng đơn sắc qua lăng kính, ứng dụng của lăng kính phản xạ toàn phần? 
*Lăng kính là 1 khối trong suốt, đồng chất, được giới hạn bởi hai mặt phẳng không song song. 
*Các hình vẽ trong sách giáo khoa. 
Câu8: Thấu kính là gì? Có mấy loại? 
*Thấu kính là một khối trong suốt, được giới hạn bởi hai mặt cầu hoặc một mặt phẳng và một mặt cầu. 
*Có hai loại thấu kính: 
- Thấu kính mép mỏng được gọi là thấu kính hội tụ. 
- Thấu kính mép dày được gọi là thấu kính phân kỳ . 
Câu 9: Trình bày cách vẽ tia ló ứng với một tia tới bất kỳ? 
B.BÀI TOÁN: 
1.Bài toán về khúc xạ 
2.Bài toán về lăng kính 
3.bài toán về thấu kính 
ÔN TẬP LÝ ban CƠ BẢN HK2 NK 2008-2009 TRƯỜNG MINH KHAI 
A/ Lý thuyết 
1. Hiện tượng khúc xạ ánh sáng là gì? Hãy kể 1 ví dụ trong thực tế có liên quan đến hiện tượng này 
* Khúc xạ ánh sáng là hiện tượng lệch phương (gãy) của các tia sáng khi truyền xiên góc qua mặt phân cách giữa 2 môi trường trong suốt khác nhau. 
* Vd: ta nhìn thấy ảnh cái muỗng gãy qua ly nước. 
2. Phát biểu định luật khúc xạ ánh sáng? 
* Tia khúc xạ nằm trong mặt phẳng tới (tạo bởi tia tới và pháp tuyến) và ở phía bên kia pháp tuyến so với tia tới 
* Với 2 môi trường trong suốt nhất định, tỉ số giữa sin với góc tới (sin i) và sin góc khúc xạ (sinr) luôn không đổi. 
* Sin i/sin r = hằng số. 
3. Hiện tượng phản xạ toàn phần là gì? 
* Phản xạ toàn phần là hiện tượng phản xạ toàn bộ tia sáng tới, xảy ra ở mặt phân cách giữa 2 môi trường trong suốt. 
4. Điều kiện để có hiện tượng phản xạ toàn phần? 
* Ánh sáng truyền từ 1 môi trường đến 1 môi trường chiết quang kém hơn n2 igh 
5. Cho biết cấu tạo của lăng kính? 
* Lăng kính là 1 khối chất trong suốt, đồng chất (thủy tinh, nhựa) thường có dạng lăng trụ tam giác. 
6. Về phương diện quang học, 1 lăng kính được đặc trưng bởi các đại lượng nào? 
* ( giải: góc A, chiết suất n) 
7. Thấu kính là gì? Có mấy loại thấu kính? 
* Thấu kính là 1 khối chất trong suốt (thủy tinh, nhựa) giới hạn bởi 2 mặt cong hoặc 1 mặt cong và 1 mặt phẳng 
* Có 2 loại thấu kính: thấu kính lồi (thấu kính rìa mỏng) và thấu kính lõm (thấu kính rìa dày) 
B.BÀI TOÁN: 
1.Bài toán về khúc xạ 
2.Bài toán về lăng kính 
3.bài toán về thấu kính
I. Lí THUYẾT
Dạng 1: Các định nghĩa và khái niệm về đường sức từ, từ trường, suất điện động tự cảm, suất điện động cảm ứng, từ thông, lực Lo-ren-xơ, hiện tượng phản xạ toàn phần, thấu kính, cấu tạo của các dụng cụ quang học bỗ trợ cho mắt.
Dạng 2: Các quy tắc và định luật như: Định luật Lo-ren-xơ, định luật khúc xạ ánh sáng, quy tắc bàn tay trái, quy tắc nắm tay phải, định luật Len-xơ, cách vẽ ảnh của một vật qua thấu kính.
II. BÀI TẬP
Học sinh làm các dạng bài tập sau:
Dạng 1
 Bài 1: Một dây dẫn dài 5 cm trong có dòng điện cờng độ 10 A chạy qua. Đặt dây dẫn đó vào trong một từ trường đều có cảm ứng từ B= 2.10-4T, và có chiều hợp với chiều dòng điện trong dây dẫn góc 300
 Xác định phương, chiều, độ lớn của lực từ tác dụng lên đoạn dây dẫn đó 
 Bài 2: Một dây dẫn dài 10 cm trong có dòng điện cường độ I chạy qua 
 Đặt dây dẫn trong một từ trường đều có véc tơ cảm ứng từ B=1T và hướng hợp với chiều dòng điện trong dây góc 300, khi đó lực từ tác dụng lên đoạn dây dẫn đó có độ lớn 1N
 1) Xác định phương, chiều của lực từ tác dụng lên đoạn dây dẫn đó 
  2) Xác định độ lớn của cường độ dòng điện chạy trong dây dẫn 
 Bài 3: Treo một thanh dây dẫn có chiều dài 1m và khối lượng 200 gam vào hai sợi dây tơ mảnh không khối lượng, dài bằng nhau được đặt trong một từ trường đều có B=0,2 T và có chiều thẳng đứng từ dưới lên trên ở nơi có gia tốc rơi tự do g= 10m/s2. Cho dòng điện một chiều qua thanh dây dẫn thì thấy dây treo nó bị lệch góc 300  so với phương thẳng đứng 
  1) Tìm cường độ dòng điện trong dây dẫn 
  2) Coi lực căng của mỗi dây là như nhau. Tính lực căng của mỗi dây 
Dạng 2
 Bài 1 : Một khung dây dẫn mỏng hình tròn gồm 100 vòng dây. Mỗi vòng dây có bán kính R, đặt trong không khí. Trong mỗi vòng dây có dòng điện cường độ 2 A chạy qua. Cảm ứng từ tại tâm của vòng dây có độ lớn B=  4. 10 -4 (T)
 Xác định bán kính của mỗi vòng dây
 Bài 2: Một ống dây dẫn có chiều dài của ống là l = 10cm. Khi cho dòng điện 10 (A) chạy qua cảm ứng từ B trong lòng ống dây có độ lớn  B= 6,28.10-2 ( T).
 Tính mật độ dài của vòng dây trong ống dây và số vòng dây của cả ống dây
 Bài 3: Hai dây dẫn thẳng dài vô hạn d1và d2 đặt song song trong không khí cách nhau một khoảng 10 cm. Dòng điện trong hai dây cùng chiều và có cường độ I1=I2= 2,4 A
 Xác định cảm ứng từ tại điểm A, M và điểm N biết :
 1) Điểm A là trung điểm của đoạn thẳng vuông góc với hai dây 
 2) Điểm M nằm trong mặt phẳng chứa hai dây 
và cách dòng điện I2 10 cm, cách I1 20cm
 3) Điểm N cách dòng điện I1 8 cm và cách dòng điện I2 6 cm
 Bài 4: Hai vòng dây dẫn tròn đồng tâm có cùng bán kính R=10cm, đặt sao cho mặt phẳng chứa hai vòng tròn vuông góc nhau. Dòng điện trong hai vòng tròn có cường độ bằng nhau và bằng 5A. Hệ thống trong không khí 
 1)Xác định véc tơ cảm ứng từ do mỗi dòng điện gây ra tại tâm của vòng dây 
 2) Xác định véc tơ cảm ứng từ tổng hợp do hai dòng điện gây ra tại tâm của hệ hai vòng dây 
 Bài 5: Hai dây dẫn thẳng dài vô hạn d1và d2 đặt song song trong không khí cách nhau một khoảng 27 cm, trong có dòng điện cường độ tương ứng là 1A và 2A chạy qua 
 Tìm những điểm mà tại đó véc tơ cảm ứng từ tổng hợp bằng 0. Trong hai trường hợp sau : 
a) Hai dòng điện cùng chiều 
b) Hai dòng điện ngược chiều 
Dạng 3
 Bài 1: Một khung dây dẫn hình tròn gồm 400 vòng nối tiếp, đường kính mỗi vòng 10 cm.  Khung đặt trong từ trường đều có cảm ứng từ B= 0,005T. Cho từ trường giảm đều về 0 trong thời gian 0,1s. Tính SĐ cảm ứng trong cuộn dây 
 Bài 2: Một khung dây dẫn hình tròn gồm 400 vòng nối tiếp, đường kính mỗi vòng 10 cm.  Khung đặt trong từ trường đều có cảm ứng từ B= 0,005T. Lúc đầu mặt phẳng khung dây vuụng góc với veto B. Cho khung quay đều đến vị trí cuối mà mặt phẳng vòng dây song song với B trong thời gian 0,1s. Tính SĐ cảm ứng trong cuộn dây 
Dạng 4
Bài 1:  Một chiếc bình hình hộp có đáy là mặt phẳng nằm ngang, chứa một chất lỏng trong suốt có chiết suất n=1,73, chiều cao cột chất lỏng trong hộp h= 4 cm, trên là không khí  một tia sáng xuất phát từ nguồn điểm S dưới đáy hộp đi tới điểm I trên mặt chất lỏng 
Xác định góc tới i để tại I tia phản xạ và tia khúc xạ vuông góc với nhau 
 Bài 2: Một người ngồi trên bờ hồ nhúng chân vào nước hồ trong suốt có chiết suất n = 4/3. Quan sát dưới góc tới 45o 
1) Khoảng cách thực từ bàn chân người đó tới mặt nước là 44cm. Hỏi mắt người cảm thấy bàn chân mình cách mặt nước bao nhiêu? 
 2) Người này nhìn thấy một viên sỏi ở đáy hồ dường như cách mặt nước 1,5m.Tính độ sâu của đáy hồ 
  Bài 3: Một cái thước thẳng dài 70 cm được cắm thẳng đứng vuông góc với một đáy bể nằm ngang trong chứa nước có chiết suất n= 4/3. Phần thước trên mặt nước nhô lên cách mặt nước  40 cm. ánh nắng chiếu tới mặt nước với góc tới i có  sini = 0,8
  Tìm chiều dài của bóng thước dưới đáy bể 
Dạng 5
 Bài 1: Đặt vật sáng AB cao 20 cm, trước và vuông góc với trục chính của một thấu kính hội tụ có tiêu cự f= 20cm. AB cách thấu kính một khoảng d
  Xác định vị trí, tính chất, độ cao, chiều của ảnh A,B,  và vẽ ảnh  A,B, của AB
     cho bởi thấu kính trong các trường hợp sau 
1) Khi d= 30cm
2) Khi d= 10 cm 
 Bài 2 :  Một thấu kính phân kì có tiêu cự f= -30cm. Đặt trước thấu kính đó vật sáng AB cao 5cm, vuông góc với trục chính của thấu kính và cách thấu kính một khoảng d
 Hãy vẽ ảnh A,B,  của AB cho bởi thấu kính 
 Xác định khoảng cách từ ảnh A,B,  đến thấu kính, tính chất, độ cao của A,B,  
  Trong các trường hợp sau 
 1) d = 60 cm 
 2) d = 30 cm
 3) d = 10 cm 
Bài 3:  Cho hai thấu kính hội tụ L1, L2 có tiêu cự lần lượt là 20 (cm) và 25 (cm), đặt đồng trục và cách nhau một khoảng a = 80 (cm). Vật sáng AB đặt trước L1 một đoạn 30 (cm), vuông góc với trục chính của hai thấu kính. ảnh A”B” của AB qua quang hệ sẽ có tính chất như thế nào và cách hai thấu kính bao nhiêu?
 Bài 4:  Đặt một vật sáng AB trước một thấu kính và vuông góc với trục chính của thấu kính thì thấu kính cho ảnh A,B, cùng chiều và nhỏ bằng nửa AB. Biết AB cách thấu kính 30cm 
Tính tiêu cự của thấu kính 
Dạng 6:
Bài 1:  Cho hai thấu kính hội tụ L1, L2 có tiêu cự lần lượt là 20 (cm) và 25 (cm), đặt đồng trục và cách nhau một khoảng a = 80 (cm). Vật sáng AB đặt trước L1 một đoạn 30 (cm), vuông góc với trục chính của hai thấu kính. Ảnh A2B2 của AB qua quang hệ sẽ có tính chất như thế nào và cách hai thấu kính bao nhiêu?
Bài 2:  Một người cận thị đeo kính có độ tụ – 1,5 (đp) thì nhìn rõ được các vật từ 20 cm đến vô cực mà không phải điều tiết. Khi không đeo kính khoảng thấy rõ của người đó trong khoảng nào?
Bài 3: Một người viễn thị có điểm cực cận cách mắt 50 (cm). Khi đeo kính có độ tụ + 1,5 (đp), người này sẽ nhìn rõ được những vật gần nhất cách mắt bao nhiêu?
Bài 4 : Trên vành kính lúp có ghi x10, tiêu cự của kính là bao nhiêu?
Bài 5:  Một người mắt tốt có khoảng nhìn rõ từ 24 (cm) đến vô cực, quan sát một vật nhỏ qua kính hiển vi có vật kính O1 (f1 = 1cm) và thị kính O2 (f2 = 5cm). Khoảng cách O1O2 = 20cm. Độ bội giác của kính hiển vi trong trường hợp ngắm chừng ở vô cực là bao nhiêu?
Bài 6:  Một kính thiên văn gồm vật kính có tiêu cự f1 = 120 (cm) và thị kính có tiêu cự f2 = 5 (cm). Khoảng cách giữa hai kính khi người mắt tốt quan sát Mặt Trăng trong trạng thái không điều tiết là bao nhiêu

Tài liệu đính kèm:

  • docCAU HOI GOI Y ON TAP KHOI 11 NANG CAO.doc