BÀI VIẾT VĂN SỐ 1
Môn: Ngữ văn 11 (Ban KHTN và Cơ bản A, B)
A. Đề bài:
Đề 1: Lợi ích và hứng thú của việc tự học.
Đề 2: Ngạn ngữ Hi Lạp có câu: “Học vấn có chùm rễ đắng ngắt nhưng hoa quả lại rất ngọt ngào”. Em hiểu như thế nào về câu nói đó?
BÀI VIẾT VĂN SỐ 1 Môn: Ngữ văn 11 (Ban KHTN và Cơ bản A, B) Năm học: 2009 - 2010 A. Đề bài: Đề 1: Lợi ích và hứng thú của việc tự học. Đề 2: Ngạn ngữ Hi Lạp có câu: “Học vấn có chùm rễ đắng ngắt nhưng hoa quả lại rất ngọt ngào”. Em hiểu như thế nào về câu nói đó? B. Đáp án: Đề 1: I. Mở bài: Giới thiệu phương pháp tự học – một phương pháp học hiệu quả. II. Thân bài: - Học là gì ? - Có những cách học phổ biến nào ? Ưu, nhược điểm của mỗi cách học ấy ? + Học trên lớp. + Học theo nhóm. + Tự học. - Thế nào là tự học ? (học tập một mình, độc lập) - Lợi ích và hứng thú từ việc tự học: + Rèn luyện khả năng làm việc tự lực, độc lập. + Có điều kiện đánh giá, xem xét đúng khả năng của bản thân. + Dễ tìm ra điểm yếu để bù đắp, điểm mạnh để phát huy à sử dụng thời gian một cách linh động và hiệu quả nhất. + Không bị phân tán, dễ tập trung và công việc giúp theo duổi và thực hiện thành công những ý tưởng độc đáo, sáng tạo của bản thân. + Rèn luyện tính cách, tâm hồn. - Làm thế nào để tự học ? + Sắp xếp thời gian hợp lý. + Kết hợp với các hình thức học khác: học trên lớp, học nhóm III. Kết bài: Tự học là phương pháp học tối ưu, cho phép phát huy tối đa năng lực học tập của cá nhân. Đề 2: I. Mở bài: - Nêu tầm quan trọng của học vấn đối với con người (lấy một số tấm gương học tập, rèn luyện của các nhà khoa học, nhà văn hóa, nhà văn nổi tiếng để làm lời vào bài cho sinh động). - Nêu câu ngạn ngữ. II. Thân bài: 1. Giải thích ngắn gọn ý nghĩa câu ngạn ngữ. Từ “ chùn rễ đắng ngắt” đến “ hoa quả ngọt ngào” là con đường gian nan. 2. Đánh giá vấn đề: - Con đường học vấn rât khó khăn, nhiều chông gai, là “chùm rễ đắng ngắt”. Bởi: + Tri thức nhân lọai thì rộng vô cùng, khả năng con người thì có hạn, liệu con người có đủ kiên nhẫn để chiếm lĩnh nó: + Trên con đường học vấn có nhiều thử thách, con người có vượt qua trở ngạivà vượt qua chính mình? - Muốn có học vấn, con người không chỉ vượt qua khó khăn còn phải: + Cân cù, nhẫn nại. + Biết cách tích lũy kiến thức. + Có thể phải học cả đời. - Có học vấn – có cái gốc – tức là có thành quả - “hoa quả ngọt ngào”: 3. Mở rộng vấn đề. III. Kết bài: Khẳng định ý nghĩa vấn đề, rút ra bài học đối với bản thân: - Xác định quan niệm học tập đúng đắn. - Không ngừng bồi dưỡng nghị lực và rèn luyện quyết tâm đi tiếp con đường học vấn. Giáo viên Đoàn Thu Thị Ánh Tuyết BÀI VIẾT SỐ 2 (KHỐI 11). I. Đề bài : Qua các bài thơ “ Bánh trôi nước”, “ Tự tình II” của Hố Xuân Hương và “ Thương vợ” của Trần Tế Xương, anh (chị) hiểu gì về người phụ nữ thời xưa ? II. Đáp án : 1. Mở bài : - Giới thiệu hình tượng người phụ nữ trong văn học nói chung. - Cảm hứng về người phụ nữ trong bài “Bánh trôi nước”, “ Tự tình II” của Hồ Xuân Hương và “ Thương vợ” của Trần Tế Xương . 2. Thân bài : * Thời đại, hoàng cảnh, nội dung cơ bản trong thơ của hai tác giả trên. * Người phụ nữ Việt Nam thời xưa vừa đẹp người, vừa đẹp nết : - Đẹp người : Vẻ đẹp ấy hóa thân vào ; Chiếc bánh “ vừa trắng vừa tròn” “ Cái hồng nhan”. - Đẹp nết : + Dù chịu nhiều nỗi khổ đau, gian nan, thiệt thòi: Vì vất vả cực nhọc (Thương vợ). Vì số phận chìm, nổi lênh đênh à không có quyền quyết định tình duyên và cuộc sống của mình (Bánh trôi nước). Vì thân phận cô độc, bẻ bàng, thiếu vắng hạnh phúc lứa đôi, không người yêu thương thông cảm (Tự tình II) : + Nhưng họ : Vẫn tràn đầy yêu thương, nhân hậu, một lòng vì chồng, vì con. Vẫn đảm đang, tháo vát. Vẫn chung thủy, sắt son không để phẩm hạnh mất đi trong cuộc đời chìm nổi. Vẫn mạnh mẽ, dám vượt lên đau đớn để tìm hạnh phúc mà mình hằng khao khát. Họ là hiện thân cho nỗi đau của con người trong xã hội xưa, đồng thời là sự kết tinh của những đức tính truyền thống đẹp đẽ mà dân tộc Việt Nam tích lũy được trong hàng ngàn năm lao động và tranh đấu. 3. Kết bài : - Người phụ nữ xưa phải gặp nhiều bất hạnh và sự hạn chế của ý thức xã hội. - Nhắc nhở con người biết trân trọng hạnh phúc hôm nay. Giáo viên Đoàn Thu Thị Ánh Tuyết BÀI VIẾT SỐ 3 (KHỐI 11). I. Đề bài : Anh (chị) hãy làm sáng tỏ vẻ đẹp của hình tượng người nghĩa sĩ nông dân trong bài “Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc” của Nguyễn Đình Chiểu. II. Đáp án : 1. Mở bài : - Giới thiệu hình ảnh người nghĩa sĩ nông dân trong “Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc” của Nguyễn Đình Chiểu. 2. Thân bài : - Hoàn cảnh ra đời của tác phẩm. - Vẻ đẹp của những người nông dân, người lao động sản xuất ra của cải vật chất: “Mười năm công vỡ ruộng chưa chắc còn danh nổi tợ phao”, “cui cút làm ăn, toan lo nghèo khó”,à Lần đầu tiên trong lịch sử văn học nhìn người nông dân với tư cách là người lao động sản xuất ra của cải vật chất, nuôi sống xã hội. - Vẻ đẹp của người nông dân nghĩa sĩ: + Có lòng yêu nước, căm thù giặc: “Bữa thấy bòng bong che trắng lốp, muốn tới ăn gan, ngày xem ống khói chạy đen sì, muốn ra cắn cổ”, + Tự nguyện hiến dâng sức lực đánh giặc: “Nào đợi ai đòi ai bắt, phen này xin ra sức đoạn kình; chẳng thèm rốn ngược, trốn xuôi, chuyến này dốc ra tay bộ hổ,” + Họ thiếu thốn, bị triều đình bỏ rơi nhưng chiến đấu vo cùng anh dũng: Mười tám ban võ nghệ, nào đợi tập rèn; chín chục trận binh thư, không chờ bày bố. Kẻ đâm ngang, người chém ngược, làm cho mã tà ma ní hồn kinh; bọn hè trước, lũ ó sau, trói kệ tàu sắt, tàu đồng súng nổ. à Lần đầu tiên trong lịch sử văn học xây dựng tượng đài bất hủ về người nông dân nghĩa sĩ. - Người nông dân hiện lên với vẻ đẹp cảm động về những con người đã dựng xây và bảo vệ Tổ quốc. 3. Kết bài : “Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc” là bài ca về những con người thất thế nhưng vẫn hiên ngang. Người phát thảo Đoàn Thu Thị Ánh Tuyết BÀI VIẾT SỐ 05 Cảm nhận của anh (chị) về hình tượng nhân vật Chí Phèo trong truyện ngắn cùng tên của Nam Cao . Mở bài: Giới thiệu hình tượng của người nông dân trong văn học Việt Nam. Nhân vật Chí Phèo trong tác phẩm cùng tên của nhà văn Nam Cao để lại cho người đọc nhiều cảm nhận sâu sắc. Thân bài: Bối cảnh tác phẩm : Tác phẩm ra đời trước Cách mạng tháng Tám – 1945, tác phẩm có bối cảnh là một làng quê dưới chế độ xã hội nửa thực dân nửa phong kiến. Cảm nhận về hình tượng nhân vật Chí Phèo qua các giai đoạn của cuộc đời nhân vật. + Tuổi thơ bất hạnh : mồ côi, phải đi ở rồi làm thuê cho nhiều gia đình ở trong làng; là một cố nông hiền lành, chăm chỉ, có những ước mơ giản dị và lương thiện à Tiêu biểu cho số phận long đong, lận đận của người nông dân Việt Nam trước cách mạng những bản chất lại chất phác, thật thà, giàu tự trọng. + Bị bá Kiến đẩy đi ở tù . Ra tù, Chí bị tha hóa cả về ngoại hình lẫn tính cách. Trở thành “ con quỷ ” của làng, tiếp tay cho bá Kiến làm điều ác à Con đường tha hóa của người nông dân, bị chế độ xã hội vùi giập. + Chí Phèo gặp Thị Nở. Tình yêu làm hồi sinh nhân tính nhưng cũng khiến hắn nhận ra bi kịch không thể hoàn lương của đời mình à Giết bá Kiến và tự sát. Hình tượng nhân vật Chí Phèo có giá trị tố cáo sâu sắc; qua đó Nam Cao lên án xã hội thực dân phong kiến đã tước bỏ quyền làm người , quyền được hưởng hạnh phúc của con người. Kết luận : Nhân vật Chí Phèo tiêu biểu cho người nông dân Việt Nam trước Cách mạng tháng Tám – 1945 về nỗi đau bị tha hóa về nhân phẩm. Nhân vật để lại cho người đọc nhiều niềm cảm thông sâu sắc, qua đây bộc lộ giá trị nhân đạo của tác phẩm. Người soạn Đoàn Thu Thị Ánh Tuyết BÀI VIẾT SỐ 06 Phân tích tác hại của thái độ thiếu trung thực trong thi cử. Theo anh (chị) phải làm thế nào để khắc phục được thái độ đó? Mở bài: Tầm quan trọng của thi cử. Trong thi cử có những hành vi sai trái, làm giảm hiệu quả của thi cử, gây hậu quả nghiêm trọng cho giáo dục. Thân bài: Thế nào là những hành vi sai trái trong thi cử ? (cóp bài, gian lận, mua điểm. cấy điểm , chạy điểm,) Thực trạng vấn đề : + Học sinh quay bài, cóp bài, làm phao, + Phụ huynh chạy điểm, “đi thầy” cho con, + Nhà trường: thầy cô tiếp tay cho sai trái của học trò. Hậu quả : + Các kì thi không phát huy hết vai trò. Nền giáo dục bị đe dọa vì chất lượng “ảo”. + Nhiều học sinh bị thiệt thòi, nhiều học sinh “ngồi nhầm lớp”. + Tạo ra thế hệ học sinh bị lệch lạc về tư tưởng, hạn chế về năng lực. + Tốn kém cho cá nhân, gia đình, xã hội. - Biện pháp khắc phục: + Các cấp các ngành cần quả lý sát sao, giám sát nghiêm túc hoạt động thi cử. + Giáo dục học sinh. + Xử lý nghiêm minh các trường hợp vi phạm. Kết luận : Chống lại thái độ sai trong thi cử là công việc của toàn xã hội. Người soạn Đoàn Thu Thị Ánh Tuyết
Tài liệu đính kèm: