Giáo án Ngữ văn khối 11 - Tương tư

Giáo án Ngữ văn khối 11 - Tương tư

A. Tìm hiểu chung:

I/ Tác giả: NGUYỄN BÍNH

1) Cuộc đời:

a) Tiểu sử

b) Con người

2) Sự nghiệp văn học

II/ Tác phẩm: TƯƠNG TƯ

1) Hoàn cảnh ra đời

2) Chủ đề

3) Bố cục

4) Giá trị đặc sắc

a/ Giá trị nội dung

b/ Giá trị nghệ thuật

 

doc 4 trang Người đăng minh_thuy Lượt xem 5633Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn khối 11 - Tương tư", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tìm hiểu chung:
I/ Tác giả: NGUYỄN BÍNH
Cuộc đời:
Tiểu sử
Con người
Sự nghiệp văn học
II/ Tác phẩm: TƯƠNG TƯ
Hoàn cảnh ra đời
Chủ đề
Bố cục
Giá trị đặc sắc
a/	Giá trị nội dung
b/	 Giá trị nghệ thuật
Phân tích:
I/ Nội dung:
Nỗi nhớ mong của chàng trai
Những cung bậc tình cảm
Khát vọng tình yêu
II/ Nghệ thuật:
A.TÌM HIỂU CHUNG
I.Tác giả:	NGUYỄN BÍNH
1)Cuộc đời:
	a) Tiểu sử:
- Sinh 1918, mất 1966, tại xóm Trạm, thôn Thiện Vịnh, xã Đồng Đội (nay là xã Cộng Hòa), huyện Vụ Bản, tỉnh Nam Định.
- Tên khai sinh là Nguyễn Trọng Bính, vào Nam Bộ lấy tên là Nguyễn Bính Thuyết. 
- Mẹ mất sớm, được cậu ruột đón về nuôi dạy, sau theo anh trai vào Hà Nội. Những năm đầu thập niên 1940, Nguyễn Bính nhiều lần lưu lạc vào miền Nam. Năm 1954, ông tập kết ra Bắc, công tác tại Nhà xuất bản Hội nhà văn. Năm 1964, Nguyễn Bính trở về Nam Định.
- Được truy tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh về văn học nghệ thuật năm 2000.
	b)Con người: 
-Một thi sĩ chân quê.
-Cùng với Xuân Diệu, được mệnh danh là ‘’Vua thơ tình’’.
- Con người thơ đa tài và đa tình luôn mang trong trái tim mình một tình yêu cháy bỏng.
-Trong suốt 30 năm, Nguyễn Bính đã sáng tác nhiều thể loại như thơ, kịch, truyện thơ... Ông sáng tác rất mạnh, viết rất đều và sống hết mình cho sự nghiệp thi ca.
-Nguyễn Bính là một hiện tượng đặc biệt và độc đáo trên thi đàn nước ta giai đoạn 1930-1945.
3)Sự nghiệp văn học
	a)Đặc điểm và phong cách riêng trong sáng tác:
-Trong khi hầu hết các thi sĩ trong phong trào Thơ mới chịu ảnh hưởng của thơ phương Tây, Nguyễn Bính lại gắn bó và hấp thụ tinh hoa ca dao, dân ca, truyện thơ dân gian cả về nội dung lẫn hình thức. Bài thơ "Chân quê" chính là tuyên ngôn của thơ Nguyễn Bính.
Van em, em hãy giữ nguyên quê mùa
....
Hoa chanh nở giữa vườn chanh
Thầy u mình với chúng mình chân quê.
-Thơ ông không chỉ bộc lộ cái tôi thân phận, số phận nhỏ bé, mỏng manh đơn chiếc của một con người, một cá thể, mà luôn vươn tới một sự khái quát cao, rất cao về một tầng lớp, một thế hệ, một giai cấp, đặt chúng vận động trong mối quan hệ đa chiều, khăng khít, liên thông của dòng chảy cuộc đời.
	b)Các tác phẩm chính:
-Lỡ bước sang ngang (thơ-1940)
-Người Con Gái Ở Lầu Hoa (thơ -1942) 
-Mười hai bến nước (thơ -1942)
-Cây đàn tì bà (truyện thơ -1944)
-Tiếng trống đêm trăng (truyện thơ - 1958)
-Cô Son (chèo - 1961)
-Người lái đò sông Vỹ (chèo – 1964)......
 "Thơ phải mang tính cách chân thật, càng chân thật càng tốt" ( Nguyễn Bính).
“Nguyễn Bính là nhà thơ của tình quê,chân quê,hồn quê.”(Tô Hoài).
“Ông là một trong số không nhiều các nhà thơ lầm lũi ngược dòng trở về nguồn cội, đôn hậu, hồn nhiên đến mộc mạc, thuỷ chung và là điển hình nhất của chất quê thuần phác, lắng đọng và tinh kết lại, toả sáng nơi đầu ngọn bút”. (Trần Đăng Thao) 
II.Tác phẩm:	TƯƠNG TƯ
	1/ Xuất xứ: 
+Bài thơ rút trong tâp Lỡ bước sang ngang.
+Viết về mối tình của nhà thơ với cô gái ở làng Hoàng Mai(1939).
-Thể loại:
+Thơ lục bát dân gian (khác với lục bát cổ điển). 
	2/ Chủ đề:
 Tâm trạng tương tư của chàng trai với những diễn biến chân thực mà tinh tế, trong đó mối duyên quê và cảnh quê hòa quyện với nhau thật nhuần nhị.
	3/Bố cục:
- 4 câu đầu: Nỗi tương tư của chàng trai.
- 12 câu tiếp: Tâm trạng người tương tư.
- 4 câu cuối: Ước vọng tình yêu hòa hợp.
	4/Giá trị đặc sắc:
	a)Giá trị nội dung: 
 	Nhà thơ không những diễn tả khá mới mẻ cái “tôi” thiết tha chân thành, khao khát yêu đương, mà chủ yếu gợi lên được cái “hồn xưa đất nước” - mối duyên quê quyện chặt với cảnh quê, khẳng định chất truyền thống, chất chân quê thấm sâu vào hồn thơ Nguyễn Bính.
b)Giá trị nghệ thuật:
- Mang vẻ đẹp của một bài thơ đậm đà phong vị ca dao.
- Nghệ thuật dùng thành ngữ, dùng số từ, cách nói ví von, ẩn dụ, cách tổ chức lời thơ độc đáo.
PHÂN TÍCH
I/ Nội dung:
1-Nỗi tương tư của nhà thơ( 4 câu đầu): 
- Hình ảnh hóan dụ “Thôn Đoài, thôn Đông”:
+ Chỉ 2 người.
 + Mang dáng dấp đồng quê mộc mạc.
- Cách tổ chức lời thơ độc đáo, khéo léo:
+ “Một người”->đầu và cuối câu thơ.
+ Thành ngữ “chín nhớ mười mong” giữa câu.
 -> diễn tả sự xa cách trong tình yêu sinh ra bệnh tương tư, bệnh nhớ thương của một người dành cho một người.
- Liên tưởng độc đáo, bất ngờ:
+ Gió mưa->hiện tượng vốn có của thiên nhiên.
+ Tôi yêu nàng-> quy luật tất yếu.
 -> thể hiện xuất sắc khái niệm bệnh tương tư.
2-Tâm trạng người tương tư:(12 câu tiếp)
-“Hai thôn - một làng”, “bên ấy, bên này” ->hai mà môt, chung mà riêng, gần mà xa.
-Tâm trạng đợi chờ:
+Màu sắc “lá xanh- lá vàng”->thời gian qua đi
+Từ “nhuộm” -> chờ đợi dài dằng dặc.
-Trách móc, khổ đau:
+Hình ảnh cách trở đò giang -> tự lí giải, tự an ủi mình.
 +Phép đối lập: cách một đầu đình>giận hờn, trách móc, đau khổ.
-Hoa khuê các, bướm giang hồ-> ẩn dụ, đối lập 
-> tình yêu đậm màu sắc lãng mạn.
-Những câu hỏi lặp lại nhiều lần :
 +Giọng giận hờn vu vơ (cớ saochẳng sang..?)
 +Ước vọng gặp gỡ, giao kề(mới gặp.., gặp nhau?)
-Chất liệu ngôn từ:
 +Chân quê, dân gian (thôn, làng, bên áy, bên này, đầu đình, bến, đò) 
+Đó cũng là những hình ảnh truyền thống của văn học dân gian được lặp lại nhiều lần.
-Hình ảnh cặp đôi:
 +Từ xa đến gần.
 +Cuối cùng dừng ở cặp đôi “giầu-cau”
->Sau nỗi tương tư là niềm khao khát được gần kề, khao khát chung tình , khao khát nhân duyên..
=>12 câu thơ không có chữ “tôi, em, nàng”->Không phải nhớ mà chủ yếu là tưởng.Con người đang yêu tưởng về người mình yêu và nói là nói trong lòng mình, nói trong tưởng tượng.
3-Ước vọng tình yêu hòa hợp: 
-Hình ảnh “trầu cau”->biểu tượng cưới hỏi, biểu hiện kết thúc đẹp nhất của tình yêu là hôn nhân.
-“Cau” nhớ “giầu”->trong nỗi nhớ ấy có cả mơ ước muôn thuở của tình yêu.Mơ ước được hợp nhất với người mình yêu.
II/ Nghệ thuật:
- Sử dụng chất dân gian trữ tình 
 Hình ảnh, địa danh ở thôn quê 
 Các hình ảnh sóng đôi của ca dao 
 Thể thơ lục bát 
 Hoà quyện giữa cảnh và người 
- Sử dụng hình thức sóng đôi, điệp ngữ, nhân hoá.
- Ngôn ngữ dung dị, hồn nhiên, dân dã pha chất lãng mạn, thơ mộng.
	Chúc các bạn học tốt!

Tài liệu đính kèm:

  • doctuong tu Nguyen Binh.doc