Bài tập Sinh học Lớp 11

Bài tập Sinh học Lớp 11

Câu 1. Rễ cây trên cạn hấp thụ nước và ion muối khoáng chủ yếu qua

A. miền lông hút. B. miền chóp rễ.

C. miền sinh trưởng. D. miền trưởng thành.

Câu 2. Lông hút rất dễ gẫy và sẽ tiêu biến ở môi trường

A. quá ưu trương, quá axit hay thiếu oxi.

B. quá nhược trương, quá axit hay thiếu oxi.

C. quá nhược trương, quá kiềm hay thiếu oxi.

D. quá ưu trương, quá kiềm hay thiếu oxi.

Câu 3. Sự xâm nhập của nước vào tế bào lông hút theo cơ chế:

A. thẩm thấu. B. cần tiêu tốn năng lượng.

C. nhờ các bơm ion. D. chủ động.

Câu 4. Sự hấp thụ ion khoáng thụ động của tế bào rễ cây phụ thuộc vào

A. hoạt động trao đổi chất. B. chênh lệch nồng độ ion.

C. cung cấp năng lượng. D. hoạt động thẩm thấu.

Câu 5. Trong các đặc điểm sau:

(1) Thành phần tế bào mỏng, không có lớp cutin bề mặt.

(2) Thành tế bào dày.

(3) Chỉ có một không bào trung tâm lớn.

(4) Áp suất thẩm thấu lớn.

 Tế bào lông hút ở rễ cây có bao nhiêu đặc điểm?

A. 1. B. 2. C. 3. D. 4.

Câu 6. Phần lớn các ion khoáng xâm nhập vào rễ theo cơ chế chủ động, diễn ra theo phương thức vận chuyển từ nơi có

A. nồng độ cao đến nơi có nồng độ thấp, cần tiêu tốn ít năng lượng.

B. nồng độ cao đến nơi có nồng độ thấp.

C. nồng độ thấp đến nơi có nồng độ cao, không đòi hỏi tiêu tốn năng lượng.

D. nồng độ thấp đến nơi có nồng độ cao, đòi hỏi phải tiêu tốn năng lượng.

Câu 7. Trong rễ, bộ phận quan trọng nhất giúp cây hút nước và muối khoáng là

A. miền lông hút. B. miền sinh trưởng.

C. miền chóp rễ. D. miền trưởng thành.

 

doc 21 trang Người đăng Hoài Thơm Ngày đăng 21/06/2023 Lượt xem 855Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Bài tập Sinh học Lớp 11", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Bài 1: Sự hấp thụ nước và muối khoáng ở rễ
Câu 1. Rễ cây trên cạn hấp thụ nước và ion muối khoáng chủ yếu qua
A. miền lông hút.    	B. miền chóp rễ.
C. miền sinh trưởng.    	D. miền trưởng thành.
Câu 2. Lông hút rất dễ gẫy và sẽ tiêu biến ở môi trường
A. quá ưu trương, quá axit hay thiếu oxi.
B. quá nhược trương, quá axit hay thiếu oxi.
C. quá nhược trương, quá kiềm hay thiếu oxi.
D. quá ưu trương, quá kiềm hay thiếu oxi.
Câu 3. Sự xâm nhập của nước vào tế bào lông hút theo cơ chế:
A. thẩm thấu.    	B. cần tiêu tốn năng lượng.
C. nhờ các bơm ion.    	D. chủ động.
Câu 4. Sự hấp thụ ion khoáng thụ động của tế bào rễ cây phụ thuộc vào
A. hoạt động trao đổi chất.    	B. chênh lệch nồng độ ion.
C. cung cấp năng lượng.    	D. hoạt động thẩm thấu.
Câu 5. Trong các đặc điểm sau:
(1) Thành phần tế bào mỏng, không có lớp cutin bề mặt.
(2) Thành tế bào dày.
(3) Chỉ có một không bào trung tâm lớn.
(4) Áp suất thẩm thấu lớn.
 Tế bào lông hút ở rễ cây có bao nhiêu đặc điểm?
A. 1.       	B. 2.       	C. 3.       	D. 4.
Câu 6. Phần lớn các ion khoáng xâm nhập vào rễ theo cơ chế chủ động, diễn ra theo phương thức vận chuyển từ nơi có
A. nồng độ cao đến nơi có nồng độ thấp, cần tiêu tốn ít năng lượng.
B. nồng độ cao đến nơi có nồng độ thấp.
C. nồng độ thấp đến nơi có nồng độ cao, không đòi hỏi tiêu tốn năng lượng.
D. nồng độ thấp đến nơi có nồng độ cao, đòi hỏi phải tiêu tốn năng lượng.
Câu 7. Trong rễ, bộ phận quan trọng nhất giúp cây hút nước và muối khoáng là
A. miền lông hút.     	B. miền sinh trưởng.
C. miền chóp rễ.     	D. miền trưởng thành.
Câu 8. Trong các biện pháp sau:
(1) Phơi ải đất, cày sâu, bừa kĩ.
(2) Tưới nước đầy đủ và bón phân hữu cơ cho đất.
(3) Giảm bón phân vô cơ và hữu cơ cho đất.
(4) Vun gốc và xới đất cho cây.
 Có bao nhiêu biện pháp giúp cho bộ rễ cây phát triển?
A. 1.       	B. 2.       	C. 3.       	D. 4.
Câu 9. Điều không đúng với sự hấp thụ thụ động các ion khoáng ở rễ là các ion khoáng
A. hòa tan trong nước và vào rễ theo dòng nước.
B. hút bám trên bề mặt của keo đất và trên bề mặt rễ, trao đổi với nhau khi có sự tiếp xúc giữa rễ và dung dịch đất (hút bám trao đổi).
C. thẩm thấu theo sự chênh lệch nồng độ từ cao đến thấp.
D. khếch tán theo sự chênh lệch nồng độ từ cao đến thấp.
Câu 10. Sự hấp thụ khoáng thụ động của tế bào không phụ thuộc vào:
(1) Hoạt động trao đổi chất.       (2) Sự chênh lệch nồng độ ion.
(3) Năng lượng.       	 (4) Hoạt động thẩm thấu.
 Có bao nhiêu nhận định đúng?
A. 1.       	B. 2.       	C. 3.       	D. 4.
Câu 11. Cho các đặc điểm sau:
(1) Thành tế bào mỏng, không có lớp cutin → dễ thấm nước.
(2) Không bào trung tâm nhỏ → tạo áp suất thẩm thấu cao.
(3) Không bào trung tâm lớn → tạo áp suất thẩm thấu cao.
(4) Có nhiều ti thể → hoạt động hô hấp mạnh → tạo áp suất thẩm thấu lớn.
 Những đặc điểm cấu tạo của lông hút phù hợp với chức năng hút nước là:
A. (1), (3) và (4)        	B. (1), (2) và (3)
C. (2), (3) và (4)        	D. (1), (2), (3) và (4)
Câu 12. Các ion khoáng:
(1) Khuếch tán theo sự chênh lệch nồng độ từ cao đến thấp.
(2) Hòa tan trong nước và vào rễ theo dòng nước.
(3) Hút bám trên bề mặt các keo đất và trên bề mặt rễ, trao đổi với nhau khi có sự tiếp xúc rễ và dung dịch đất (hút bám trao đổi).
(4) Được hấp thụ mang tính chọn lọc và ngược với građien nồng độ nên cần thiết phải tiêu tốn năng lượng.
Những đặc điểm của quá trình hấp thụ thụ động là:
A. (1), (2) và (3)    B. (1), (3) và (4)    C. (2), (3) và (4)    D. (1), (2) và (4)
Bài 2: Vận chuyển các chất trong cây
Câu 1. Tế bào mạch gỗ của cây gồm quản bảo và:
A. tế bào nội bì.     	B. tế bào lông hút.
C. mạch ống.     	D. tế bào biểu bì.
Câu 2. Động lực của dòng mạch rây là sự chệnh lệch áp suất thẩm thấu giữa
A. lá và rễ.    	B. cành và lá.	 	C. rễ và thân.    	D. thân và lá.
Câu 3. Nước được vận chuyển ở thân chủ yếu
A. qua mạch rây theo chiều từ trên xuống.
B. từ mạch gỗ sang mạch rây
C. từ mạch rây sang mạch gỗ
D. qua mạch gỗ
Câu 4. Trong các đặc điểm sau :
(1) Các tế bào nối đầu với nhau thành ống dài đi từ lá xuống rễ.
(2) Gồm những tế bào chết.
(3) Thành tế bào được linhin hóa.
(4) Đầu của tế bào này gắn với đầu của tế bào kia thành những ống dài từ rễ lên lá.
(5) Gồm những tế bào sống.
 Mạch gỗ có bao nhiêu đặc điểm đã nói ở trên?
A. 2.       	B. 3.       	C. 4.       	D. 5.
Câu 5. Chất tan được vận chuyển chủ yếu trong hệ mạch rây là
A. fructôzơ.    	B. glucôzơ.	C. saccarôzơ.    	D. ion khoáng.
Câu 6. Trong một thí nghiệm chứng minh dòng mạch gỗ và dòng mạch rây, người ta tiến hành tiêm vào mạch rây thuộc phần giữa thân của một cây đang phát triển mạnh một dung dịch màu đỏ; đồng thời, một dung dịch màu vàng được tiêm vào mạch gỗ của thân ở cùng độ cao. Hiện tượng nào dưới đây có xu hướng xảy ra sau khoảng một ngày?
A. Ngọn cây (phần xa mặt đất nhất) chỉ có thuốc nhuộm đỏ, còn chóp rễ (phần sâu nhất dưới đất) chỉ có thuốc nhuộm vàng.
B. Ngọn cây chỉ có thuốc nhuộm vàng; chóp rễ chỉ có thuốc nhuộm đỏ.
C. Ngọn cây có cả thuốc nhuộm đỏ và vàng; chóp rễ chỉ có thuốc nhuộm đỏ.
D. Ngọn cây chỉ có thuốc nhuộm đỏ; chóp rễ có cả thuốc nhuộm đỏ và vàng.
Câu 7. Dịch mạch rây có thành phần chủ yếu là
A. hoocmôn thực vật.    	B. axit amin, vitamin và ion kali.
C. saccarôzơ.     	D. cả A, B và C.
 Bài 3: Thoát hơi nước
Câu 1. Phát biểu nào dưới đây không đúng về hiện tượng ứ giọt ở các thực vật?
A. Ứ giọt chỉ xuất hiện ở các loài thực vật nhỏ.
B. Rễ hấp thụ nhiều nước và thoát hơi nước kém gây ra hiện tượng ứ giọt.
C. Ứ giọt xảy ra khi độ ẩm không khí tương đối cao.
D. Chất lỏng hình thành từ hiện tượng ứ giọt là nhựa cây.
Câu 2. Khi tế bào khí khổng no nước thì
A. thành mỏng căng ra, thành dày co lại làm cho khí khổng mở ra.
B. thành dày căng ra làm cho thành mỏng căng theo, khí khổng mở ra.
C. thành dày căng ra làm cho thành mỏng co lại, khí khổng mở ra.
D. thành mỏng căng ra làm cho thành dày căng theo, khí khổng mở ra.
Câu 3. Khi tế bào khí khổng mất nước thì
A. thành mỏng hết căng ra làm cho thành dày duỗi thẳng, khí khổng đóng lại.
B. thành dày căng ra làm cho thành mỏng cong theo, khí khổng đóng lại.
C. thành dảy căng ra làm cho thành mỏng co lại, khí khổng đóng lại.
D. thành mỏng căng ra làm cho thành dày duỗi thẳng, khí khổng khép lại.
Câu 4. Cho các đặc điểm sau:
 	(1) Được điều chỉnh bằng việc đóng mở khí khổng.
(2) Vận tốc lớn.
(3) Không được điều chỉnh bằng việc đóng mở khí khổng.
(4) Vận tốc nhỏ.
Con đường thoát hơi nước qua cutin có bao nhiêu đặc điểm trên?
A. 1.       	B. 2.       	C. 3.       	D. 4.
Câu 5. Con đường thoát hơi nước qua khí khổng có đặc điểm là
A. vận tốc lớn, được điều chỉnh bằng việc đóng mở khí khổng.
B. vận tốc nhỏ, được điều chỉnh bằng việc đóng mở khí khổng.
C. vận tốc lớn, không được điều chỉnh bằng việc đóng mở khí khổng.
D. vận tốc nhỏ, không được điều chỉnh.
Câu 6. Khi xét về ảnh hưởng của độ ẩm không khí đến sự thoát hơi nước, điều nào sau đây đúng?
A. Độ ẩm không khí càng cao, sự thoát hơi nước không diễn ra.
B. Độ ẩm không khí càng thấp, sự thoát hơi nước càng yếu.
C. Độ ẩm không khí càng thấp, sự thoát hơi nước càng mạnh.
D. Độ ẩm không khí càng cao, sự thoát hơi nước càng mạnh.
Câu 7. Độ ẩm đất liên quan chặt chẽ đến quá trình hấp thụ nước của rễ như thế nào?
A. Độ ẩm đất càng thấp, sự hấp thụ nước càng lớn.
B. Độ ẩm đất càng thấp, sự hấp thụ nước bị ngừng.
C. Độ ẩm đất càng cao, sự hấp thụ nước càng lớn.
D. Độ ẩm đất càng cao, sự hấp thụ nước càng ít.
Câu 8. Cho các nhân tố sau:
 	(1) Hàm lượng nước trong tế bào khí khổng.
(2) Độ dày, mỏng của lớp cutin.
(3) Nhiệt độ môi trường.
(4) Gió và các ion khoáng.
(5) Độ pH của đất.
Có bao nhiêu nhân tố liên quan đến điều tiết độ mở khí khổng? Nhân tố nào là chủ yếu?
A. 3 và (1).   	B. 3 và (2).	C. 2 và (1).   	 D. 2 và (3).
Câu 9. Thoát hơi nước có những vai trò nào trong các vai trò sau đây?
(1) Tạo lực hút đầu trên.
(2) Giúp hạ nhiệt độ của lá cây vào nhưng ngày nắng nóng.
(3) Khí khổng mở cho CO2 khuếch tán vào lá cung cấp cho quá trình quang hợp.
(4) Giải phóng O2 giúp điều hòa không khí.
 Phương án trả lời đúng là :
A. (1), (3) và (4).    B. (1), (2) và (3).	C. (2), (3) và (4).    D. (1), (2) và (4).
Bài 4: Vai trò của các nguyên tố khoáng
Câu 1. Để xác định vai trò của nguyên tố magiê đối với sinh trưởng và phát triển của cây ngô, người ta trồng cây ngô trong
A. chậu đất và bổ sung chất dinh dưỡng có magiê.
B. chậu cát và bổ sung chất dinh dưỡng có magiê.
C. dung dịch dinh dưỡng nhưng không có magiê.
D. dung dịch dinh dưỡng có magiê.
Câu 2. Khi làm thí nghiệm trồng cây trong chậu đất nhưng thiếu một nguyên tố khoáng thì triệu chứng thiếu hụt khoáng thường xảy ra trước tiên ở nhưng lá già. Nguyên tố khoáng đó là
A. nitơ.       	B. canxi.	C. sắt.       	D. lưu huỳnh.
Câu 3. Vai trò của phôtpho trong cơ thể thực vật:
A. Là thành phần của thành tế bào và màng tế bào, hoạt hóa enzim.
B. Là thành phần của protein, axit nucleic.
C. Chủ yếu giữ cân bằng nước và ion trong tế bào, hoạt họa enzim, mở khí khổng.
D. Là thành phần của axit nucleic, ATP, photpholipit, coenzim; cần cho nở hoa, đậu quả, phát triển rễ.
Câu 4. Khi thiếu Photpho, cây có những biểu hiện như
A. lá màu vàng nhạt, mép lá màu đỏ và có nhiều chấm đỏ trên mặt lá.
B. lá nhỏ, có màu xanh đậm, màu của thân không bình thường, sinh trưởng rễ bị tiêu giảm.
C. lá mới có màu vàng, sinh trưởng rễ bị tiêu giảm.
D. sinh trưởng còi cọc, lá có màu vàng.
Câu 5. Khi thiếu kali, cây có những biểu hiện như
A. lá nhỏ, có màu lục đậm, màu của thân không bình thường, sinh trưởng rễ bị tiêu giảm.
B. lá mới có màu vàng, sinh trưởng rễ bị tiêu giảm.
C. sinh trưởng còi cọc, lá có màu vàng.
D. lá màu vàng nhạt, mép lá màu đỏ và có nhiều chấm đỏ trên mặt lá.
Câu 6. Vai trò của kali trong cơ thể thực vật :
A. Là thành phần của protein và axit nucleic.
B. Hoạt hóa enzim, cân bằng nước và ion, mở khí khổng.
C. Là thành phần của axit nucleic, ATP, photpholipit, coenzim; cần cho nở hoa, đậu quả, phát triển rễ.
D. Là thành phần của thành tế bào và màng tế bào, hoạt hóa enzim.
Câu 7. Cây có biểu hiện : lá nhỏ, mềm, mầm đỉnh bị chất là do thiếu
A. photpho.      	 B. canxi.	C. magie.       D. nitơ.
Câu 8. Vai trò chủ yếu của magie trong cơ thể thực vật :
A. Chủ yếu giữ cân bằng nước và ion trong tế bào, hoạt hóa enzim, mở khí khổng.
B. Là thành phần của axit nucleic, ATP, photpholipit, coenzim ; cần cho nở hoa, đậu quả, phát triển rễ.
C. Là thành phần của thành tế bào, màng tế bào, hoạt hóa enzim.
D. Là thành phần của diệp lục, hoạt hóa enzim.
Câu 9. Khi cây bị vàng, đưa vào gốc hoặc phun lên lá ion khoáng nào sau đây lá cây sẽ xanh trở lại?
A. Mg2+.    	B. Ca2+.    	C. Fe3+.    	D. Na+
Bài 5: Dinh dưỡng Ni-tơ ở thực vật
Câu 1. Trong một khu vườn có nhiều loài hóa, người ta quan sát thấy một cây đỗ quyên lớn phát triển tốt, lá màu xanh sẫm nhưng cây này chưa bao giờ ra hoa. Nhận đúng về cây này là:
A. Cần bón bổ sung muối canxi cho cây.
B. Có thể cây này đã được bón thừa kali.
C. Cây cần được chiếu s ... inh học được tích lũy trong các cơ quan chứa các sản phẩm có giá trị kinh tế đối với con người của từng loài cây.
B. 2/3 năng suất sinh học được tích lũy trong các cơ quan chứa các sản phẩm có giá trị kinh tế đối với con người của từng loài cây.
C. 1/2 năng suất sinh học được tích lũy trong các cơ quan chứa các sản phẩm có giá trị kinh tế đối với con người của từng loài cây.
D. một phần của năng suất sinh học được tích lũy trong các cơ quan chứa các sản phẩm có giá trị kinh tế đối với con người của từng loài cây.
Câu 3. Năng suất sinh học là tổng lượng chất khô tích lũy được
A. mỗi giờ trên 1 ha trồng trong suốt thời gian sinh trưởng.
B. mỗi tháng trên 1 ha gieo trồng trong suốt thời gian sinh trưởng.
C. mỗi phút trên 1 ha gieo trồng trong suốt thời gian sinh trưởng.
D. mỗi ngày trên 1 hecta gieo trồng trong suốt thời gian sinh trưởng.
Bài 12: Hô hấp ở thực vật
Câu 1. Nơi diễn ra sự hô hấp mạnh nhất ở thực vật là
A. Rễ.        	B. Thân.        	C. Lá.        	D. Quả
Câu 2. Giai đoạn đường phân diễn ra tại
A. Ti thể.     	B. Tế bào chất.     	C. Lục lạp.     	D. Nhân.
Câu 3. Hô hấp là quá trình
A. oxi hóa các hợp chất hữu cơ thành CO2 và H2O, đồng thời giải phóng năng lượng cần thiết cho các hoạt động sống của cơ thể.
B. oxi hóa các hợp chất hữu cơ thành O2 và H2O, đồng thời giải phóng năng lượng cần thiết cho các hoạt động sống của cơ thể.
C. oxi hóa các hợp chất hữu cơ thành CO2 và H2O, đồng thời giải phóng năng lượng cần thiết cho các hoạt động sống của cơ thể.
D. khử các hợp chất hữu cơ thành CO2 và H2O, đồng thời giải phóng năng lượng cần thiết cho các hoạt động sống của cơ thể.
Câu 4. Chu trình Crep diễn ra trong
A. Chất nền của ti thể.     	B. Tế bào chất.	 C. Lục lạp.     	D. Nhân.
Câu 5. Các giai đoạn của hô hấp tế bào diễn ra theo trật tự nào?
A. Chu trình crep → Đường phân → Chuối truyền electron hô hấp.
B. Đường phân → Chuỗi truyền electron hô hấp→ Chu trình Crep.
C. Đường phân → Chu trình Crep→ Chuỗi truyền electron hô hấp.
D. Chuỗi truyền electron hô hấp → Chu trình Crep → Đường phân.
Câu 6. Nhiệt độ tối thiểu cây bắt đầu hô hấp biến thiên trong khoảng
A. (-5oC) - (5 oC), tùy theo loại cây ở các vùng sinh thái khác nhau.
B. (0 oC) - (10 oC), tùy theo loại cây ở các vùng sinh thái khác nhau.
C. (5 oC) - (10 oC), tùy theo loại cây ở các vùng sinh thái khác nhau.
D. (10 oC) - (20 oC), tùy theo loại cây ở các vùng sinh thái khác nhau.
Câu 7. Sản phẩm của phân giải kị khí (đường phân và lên men) từ axit piruvic là
A. rượu etylic + CO2 + năng lượng.
B. axit lactic + CO2 + năng lượng.
C. rượu etylic + năng lượng.
D. rượu etylic + CO2.
Câu 8. Quá trình lên men và hô hấp hiếu khí có giai đoạn chung là
A. chuối truyền electron.     	B. chương trình Crep.
C. đường phân.     	D. tổng hợp Axetyl - CoA.
Câu 9. Phân giải kị khí (lên men) từ axit piruvic tạo ra
A. chỉ rượu etylic.     	B. rượu etylic hoặc axit lactic.
C. chỉ axit lactic.     	D. đồng thời rượu etylic và axit lactic.
Câu 10. Nhiệt độ tối đa cho hô hấp ở trong khoảng
A. 35oC - 40oC.        B. 40oC - 45oC.        C. 30oC - 35oC.        D. 45oC - 50oC.
Câu 11. Hô hấp sáng xảy ra ở thực vật
A. C4.        	 B. CAM.        	C. C3.      D. C4 và thực vật CAM.
Câu 12. Kết thúc quá trình đường phân, từ 1 phân tử glucôzơ, tế bào thu được
A. 2 phân tử axit piruvic, 2 phân tử ATP và 2 phân tử NADH.
B. 1 phân tử axit piruvic, 2 phân tử ATP và 2 phân tử NADH.
C. 2 phân tử axit piruvic, 6 phân tử ATP và 2 phân tử NADH.
D. 2 phân tử axit piruvic, 2 phân tử ATP và 4 phân tử NADH.
Câu 13. Điều không đúng với ý nghĩa của hệ số hô hấp )tỉ số giữa số phân tử CO2 thải ra và số phân tử O2 lấy vào khi hô hấp) là
A. quyết định các biện pháp bảo vệ nông sản và chăm sóc cây trồng.
B. cho biết nguyên liệu hô hấp là nhóm chất gì.
C. có thể đánh giá được tình trạng hô hấp của cây.
D. xác định được cường độ quang hợp của cây.
Câu 14. Nhiệt độ tối ưu cho hô hấp trong khoảng
A. 25oC - 30oC.     B. 30oC - 35oC.     C. 20oC - 25oC.    D. 35oC - 40oC.
Câu 15. Chuỗi truyền electron tạo ra
A. 32 ATP.        	B. 34 ATP.        	C. 36 ATP.       	D. 38 ATP.
Câu 16. Hô hấp sáng xảy ra với sự tham gia của những bào quan nào dưới đây?
(1) Lizôxôm. (2) Ribôxôm. (3) Lục lạp
(4) Perôxixôm. (5) Ti thể. (6) Bộ máy Gôngi.
Phương án trả lời đúng là:
A. (3), (4) và (5).     	B. (1), (4) và (5).	
C. (2), (3) và (6).     	D. (1),(4) và (6).
Bài 15: Tiêu hóa ở động vật
Câu 1. Ở động vật chưa có cơ quan tiêu hóa thì
A. thức ăn được tiêu hóa ngoại bào.
B. thức ăn được tiêu hóa nội bào.
C. thức ăn được tiêu hóa ngoại bào và tiêu hóa nội bào.
D. một số thức ăn tiêu hóa nội bào, còn lại tiêu hóa ngoại bào.
Câu 2. Điều không đúng với sự tiêu hóa thức ăn trong các bộ phận của ống tiêu hóa ở người là
A. ở ruột già có tiêu hóa cơ học và tiêu hóa hóa học.
B. ở dạ dày có tiêu hóa cơ học và tiêu hóa hóa học.
C. ở miệng có tiêu hóa cơ học và tiêu hóa hóa học.
D. ở ruột non có tiêu hóa cơ học và tiêu hóa hóa học.
Câu 3. Diều ở các động vật được hình thành từ bộ phận nào của ống tiêu hóa?
A. Tuyến nước bọt.	B. Khoang miệng.	 C. Dạ dày.	D. Thực quản.
Câu 4. Điều không đúng với ưu thế của ống tiêu hóa so với túi tiêu hóa là
A. dịch tiêu hóa không bị hòa loãng.
B. dịch tiêu hóa được hòa loãng.
C. ông tiêu hóa được phân hóa thành các bộ phận khác nhau tạo cho sự chuyên hóa về chức năng.
D. có sự kết hợp giữa tiêu hóa hóa học và tiêu hóa cơ học.
Câu 5. Ở động vật có ống tiêu hóa
A. thức ăn được tiêu hóa ngoại bào.
B. thức ăn được tiêu hóa nội bào.
C. thức ăn được tiêu hóa ngoại bào và tiêu hóa nội bào.
D. một số thức ăn tiêu hóa nội bào, còn lại tiêu hóa ngoại bào.
Câu 6. Ở động vật có túi tiêu hóa, thức ăn được tiêu hóa
A. nội bào nhờ enzim thủy phân những chất dinh dưỡng phức tạp thành những chất đơn giản mà cơ thể hấp thụ được.
B. ngoại bào, nhờ sự co bóp của lòng túi mà những chất dinh dưỡng phức tạp được chuyển hóa thành những chất đơn giản.
C. ngoại bào (nhờ enzim thủy phân chất dinh dưỡng phức tạp trong lòng túi) và tiêu hóa nội bào.
D. ngoại bào nhờ enzim thủy phân chất dinh dưỡng phức tạp trong lòng túi.
Câu 7. Ở động vật có ống tiêu hóa, thức ăn đi qua ống tiêu hóa được biến đổi:
A. cơ học thành những chất dinh dưỡng đơn giản và được hấp thụ vào máu.
B. cơ học và hóa học thành những chất dinh dưỡng đơn giản và được hấp thụ vào máu.
C. hóa học thành những chất dinh dưỡng đơn giản và được hấp thụ vào máu.
D. cơ học thành những chất dinh dưỡng đơn giản và được hấp thụ vào mọi tế bào.
Câu 8. Tiêu hóa là quá trình biến đổi các chất dinh dưỡng
A. từ thức ăn cho cơ thể.
B. và năng lượng cho cơ thể.
C. cho cơ thể.
D. có trong thức ăn thành các chất đơn giản mà cơ thể có thể hấp thụ được.
Câu 9. Sự tiến hóa của các hình thức tiêu hóa diễn ra như thế nào?
A. Tiêu hóa nội bào → Tiêu hóa nội bào kết hợp với ngoại bào → Tiêu hóa ngoại bào.
B. Tiêu hóa nội bào → Tiêu hóa nội bào kết hợp với ngoại bào → Tiêu hóa nội bào.
C. Tiêu hóa nội bào → Tiêu hóa ngoại bào → Tiêu hóa nội bào kết hợp với ngoại bào.
D. Tiêu hóa nội bào kết hợp với ngoại bào → Tiêu hóa nội bào → Tiêu hóa ngoại bào.
Câu 10. Ở tiêu hóa nội bào, thức ăn được tiêu hóa trong
A. không bào tiêu hóa.	B. túi tiêu hóa.
C. ống tiêu hóa.	D. không co bóp.
Câu 11. Trong ống tiêu hóa của người, các cơ quan tiêu hóa được sắp theo thứ tự
A. miệng → ruột non→ dạ dày→ hầu → ruột già→ hậu môn
B. miệng →thực quản → dạ dày → ruột non → ruột già→ hậu môn
C. miệng → ruột non→ thực quản → dạ dày → ruột già → hậu môn
D. miệng → dạ dày → ruột non → thực quản → ruột già → hậu môn
Câu 12. Trong ông tiêu hóa của giun đất, các cơ quan tiêu hóa được sắp theo thứ tự
A. miệng → hầu → thực quản → diều → mề → ruột → hậu môn
B. miệng → hầu→ mề→ thực quản → diều → ruột → hậu môn
C. miệng→ hầu → diều → thực quản → mề → ruột→hậu môn
D. miệng → hầu → thực quản → mề → diều→ ruột→ hậu môn
Bài 16: Tiêu hóa ở động vật (tiếp theo)
Câu 1. Chức năng không đúng với răng của thú ăn cỏ là
A. răng cửa giữa và giật cỏ
B. răng nanh nghiền nát cỏ
C. răng trước hàm và răng hàm có nhiều gờ cứng giúp nghiền nát cỏ
D. răng nanh giữ và giật cỏ
Câu 2. Chức năng không đúng với răng của thú ăn thịt là
A. răng cửa gặm và lấy thức ăn ra khỏi xương
B. răng cửa giữ thức ăn
C. răng nanh cắn và giữ mồi
D. răng trước hàm và răng ăn thịt lớn cắt thịt thành những mảnh nhỏ
Câu 3. Xét các loài sau:
(1) Ngựa        (2) Thỏ        (3) Chuột         (4) Trâu
(5) Bò         (6) Cừu         (7) Dê
Trong các loại trên, những loài nào có dạ dày 4 Ngăn?
A. (4), (5), (6) và (7)	B. (1), (3), (4) và (5)
C. (1), (4), (5) và (6)	D. (2), (4), (5) và (7)
Câu 4. Đặc điểm tiêu hóa ở thú ăn thịt là
A. vừa nhai vừa xé nhỏ thức ăn	B. dùng răng cắt, xé nhỏ thức ăn và nuốt
C. nhai thức ăn trước khi nuốt	D. chỉ nuốt thức ăn
Câu 5. Sự tiêu hóa thức ăn ở dạng tổ ong diễn ra như thế nào?
A. thức ăn được ợ lên miệng để nhai kĩ lại
B. tiết pepsin và HCl để tiêu hóa protein có ở vi sinh vật và cỏ
C. hấp thụ bớt nước trong thức ăn
D. thức ăn được trộn với nước bọt và được vi sinh vật cộng sinh phá vỡ thành tế bào và tiết ra enzim tiêu hóa xenlulôzơ
Câu 6. Những đặc điểm nào sau đây không đúng với sự tiêu hóa thức ăn ở dạ lá sách?
(1) thức ăn được ợ lên miệng để nhai lại
(2) tiết pepsin và HCl để tiêu hóa protein có ở vi sinh vật và cỏ
(3) hấp thụ bớt nước trong thức ăn
(4) thức ăn được trộn với nước bọt và được vi sinh vật cộng sinh phá vỡ thành tế bào và tiết ra enzim tiêu hóa xenlulôzơ
Phương án trả lời đúng là:
A. (1), (2) và (3)	B. (1), (2), và (4)
C. (2), (3) và (4)	D. (1), (3) và (4)
Câu 7. Các nếp gấp của niêm mạc ruột, trên đó có các lông ruột và các lông cực nhỏ có tác dụng
A. làm tăng nhu động ruột	
B. làm tăng bề mặt hấp thụ
C. tạo điều kiện thuận lợi cho tiêu hóa hóa học
D. tạo điều kiện cho tiêu hóa cơ học
Câu 8. Điểm khác nhau về bộ hàm và độ dài ruột ở thú ăn thịt so với thú ăn thực vật là răng nanh và răng hàm trước
A. không sắc nhọn bằng; ruột dài hơn
B. sắc nhọn hơn; ruột ngắn hơn
C. không sắc nhọn bằng; ruột ngắn hơn
D. sắc nhọn hơn; ruột dài hơn
Câu 9. Sự tiêu hóa ở dạ dày múi khế diễn ra như thế nào?
A. tiết ra pepsin và HCL để tiêu hóa protein có ở sinh vật và cỏ
B. hấp thụ bớt nước trong thức ăn
C. thức ăn được trộn với nước bọt và được vi sinh vật cộng sinh phá vỡ thành tế bào và tiết ra enzim tiêu hóa xenlulozơ
D. thức ăn được ở lên miệng để nhai lại
Câu 10. Trong các phát biểu sau:
(1) Động vật ăn các loại thức ăn khác nhau có ống tiêu hóa biến đổi thích nghi với thức ăn
(2) Thú ăn thịt có răng nanh, răng trước hàm và răng ăn thịt phát triển, ruột ngắn. Thức ăn được tiêu hóa cơ học và tiêu hóa hóa học
(3) Thú ăn thực vật có răng dùng để nhai và nghiền phát triển
(4) Thú ăn thực vật có răng dùng để nhai, răng trước hàm và nghiền phát triển
(5) Thú ăn thực vật có dạ dày 1 ngăn hoặc 4 ngăn, manh tràng rất phát triển, ruột dài
(6) Một số loài thú ăn thịt có da dày đơn
Có bao nhiêu phát biểu đúng?
A. 2        	B. 3        	C. 4      	  D. 5

Tài liệu đính kèm:

  • docbai_tap_sinh_hoc_lop_11.doc