Bài tập định luật Culong

Bài tập định luật Culong

Bài1*: Hai điện tích đẩy nhau. Vậy có thể nói gì về dấu của hai điện tích đó?

Bài 2*: Tam giác ABC là tam giác vuông cân tại B. Hai điện tích Q, q đặt tại hai đỉnh A, C. Khi di chuyển q từ C đến B thì lực điện tác dụng lên Q thay đổi như thế nào?

Bài 3*: Cho hai vật nhiễm điện và cách nhau 9 cm.

a. So sánh độ lớn của q1 và q2? Vật nào thừa, thiếu electron? Số lượng?

b. Xác định lực điện tác dụng lên q1?

Bài 5*: Cho hai quả cầu kim loại kích thước giống nhau. Tích điện cho hai quả cầu đó rồi đặt chúng cách nhau 10 cm thì chúng hút nhau một lực 0,18 N. Đưa hai quả cầu đó tiếp xúc nhau rồi lại tách chúng ra như cũ thì chúng đẩy nhau một lực 0,144 N. Tính điện tích của các quả cầu lúc chúng chưa tiếp xúc?

Bài 6*: Hai điện tích q1 và q2 đặt cách nhau 18 cm trong không khí. Đưa hai điện tích đó vào trong nước sao cho lực tương tác giữa hai điện tích không đổi. Muốn vậy khỏang các giữa hai điện tích đó bằng bao nhiêu?

Bài 7*: Cho hai điện tích +q và –q đặt cố định tại hai điểm A, B. Một điện tích thứ 3 là :q/2 từ điểm C chuyển đến D thì lực CuLong tác dụng lên điện tích thứ 3 tăng lên hay giảm đi? DC =AB = 2.AC

Bài 8*: Hai quả cầu tích điện q giống nhau bằng kim loại có khối lượng 20g được treo vào cùng điểm O bởi hai sợi dây chỉ không dãn, dài 10 cm. Khi cân bằng hai dây treo hợp với nhau góc 60¬¬¬¬0 . Tính q?

Bài 9*: Một quả cầu có m = 2 g và điện tích được treo trên một đoạn chỉ cách điện. Ở phía dưới quả cầu tại khỏang cách r = 5 cm người ta đặt điện tích . Lực căng T của sợi chỉ là bao nhiêu?

 

doc 2 trang Người đăng quocviet Lượt xem 2862Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Bài tập định luật Culong", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Bài tập định luật Culong 
Bài1*: Hai điện tích đẩy nhau. Vậy có thể nói gì về dấu của hai điện tích đó?
Bài 2*: Tam giác ABC là tam giác vuông cân tại B. Hai điện tích Q, q đặt tại hai đỉnh A, C. Khi di chuyển q từ C đến B thì lực điện tác dụng lên Q thay đổi như thế nào?
Bài 3*: Cho hai vật nhiễm điện và cách nhau 9 cm. 
So sánh độ lớn của q1 và q2? Vật nào thừa, thiếu electron? Số lượng?
Xác định lực điện tác dụng lên q1? 
Bài 5*: Cho hai quả cầu kim loại kích thước giống nhau. Tích điện cho hai quả cầu đó rồi đặt chúng cách nhau 10 cm thì chúng hút nhau một lực 0,18 N. Đưa hai quả cầu đó tiếp xúc nhau rồi lại tách chúng ra như cũ thì chúng đẩy nhau một lực 0,144 N. Tính điện tích của các quả cầu lúc chúng chưa tiếp xúc?
Bài 6*: Hai điện tích q1 và q2 đặt cách nhau 18 cm trong không khí. Đưa hai điện tích đó vào trong nước sao cho lực tương tác giữa hai điện tích không đổi. Muốn vậy khỏang các giữa hai điện tích đó bằng bao nhiêu?
Bài 7*: Cho hai điện tích +q và –q đặt cố định tại hai điểm A, B. Một điện tích thứ 3 là :q/2 từ điểm C chuyển đến D thì lực CuLong tác dụng lên điện tích thứ 3 tăng lên hay giảm đi? DC =AB = 2.AC
Bài 8*: Hai quả cầu tích điện q giống nhau bằng kim loại có khối lượng 20g được treo vào cùng điểm O bởi hai sợi dây chỉ không dãn, dài 10 cm. Khi cân bằng hai dây treo hợp với nhau góc 600 . Tính q?
Bài 9*: Một quả cầu có m = 2 g và điện tích được treo trên một đoạn chỉ cách điện. Ở phía dưới quả cầu tại khỏang cách r = 5 cm người ta đặt điện tích . Lực căng T của sợi chỉ là bao nhiêu?
Đề thi học kỳ I qua các năm*:
Biểu thức của định luật CuLong? Lực tương tác giữa hai điện tích đặt trong môi trường đồng tính phụ thuộc những yếu tố nào? Kí hiệu các yếu tố đó?
Nội dung định luật CuLông? Ý nghĩa của hằng số điện môi?
Đề thi học sinh giỏi cấp trường qua các năm:
Trong mặt phẳng tọa độ Xoy có ba điện tích điểm đặt ở các vị trí sau: q1= q đặt tại gốc tọa độ O; q2= q đặt tại M( 0, 6cm); và q3=- q đặt tại N( 6cm,0) với , môi trường chân không.
*Tính lực điện tác dụng lên q1 bởi hai điện tích kia?
Tính CĐĐT tại trung điểm của MN?
*Hai điện tích q1 và q2 đặt cách nhau 1 m trong chân không, tương tác với nhau 1 lực 0,18 N. Cho tiếp xúc nhau , để hai điện tích có giá tri đại số mới , trở lên bằng nhau, rồi đặt cách nhau 50 cm trong chân không thì chúng tác dụng lên nhau bởi lực 0,576 N. Tính q1 và q2 ?
* Hai quả cầu nhỏ tích điện đặt cách nhau một khỏang r . Lực điện tác dụng giữu chúng là F. Nếu điện tích mỗi quả cầu tăng gấp đôi, còn khỏang cách giảm đi một nửa thì lực điện giữa chúng là bao nhiêu?
5. Cho ba điện tích + q và – q đặt cố định tại 6 đỉnh của một lục giác đều. Hãy xác định lực Culong tác dung lên +q đặt tại tâm của lục giác , biết q = 10 nC, lục giác cạnh a = 3 cm?
6. Một hệ gồm ba điện tích dương q giống nhau và một điện tích Q nằm cân bằng. Ba điện tích q nằm tại ba đỉnh của tam giác đều. Xác định dấu, độ lớn Q theo q? và vị trí của Q?
7. Có một hệ ba điện tích điểm và , cách nhau 10 cm và q3 nằm cân bằng. Hỏi dấu và độ lớn điện tích q3 theo q0? 
Bài tập điện trường:
Loại I:
Bài 1*: Cho điện tích q = 10 nC đặt tại điểm O của hệ tọa độ xOy. Xác đinh cường độ điện trường tại điểm 
 a. A (1cm;2cm) b. B( -3cm; -4 cm)
Bài 2*: Hai điện tích bằng nhau đặt tại hai điểm A, B. Điểm C nằm trên đường thẳng AB: BC = AB. Cường độ điện trường do điện tích đặt tại A gây ra tại C là E thì điện trường tông hợp tại C là bao nhiêu?
Bài 3: Cho hai điện tích q và 4q đặt cách nhau 10 cm. Tìm vị trí cường độ điện trường bằng không?
Bài 5: Cho hai điện tích q và -4q đặt cách nhau 20 cm. Tìm vị trí cường độ điện trường bằng không?
Bài 6 *:Cho hai điện tích , đặt tại A,B cách nhau 5 cm
Xác định cường độ điện trường do q1 gây ra tại A, do q2 gây ra tại B?
Xác định cường độ điện trường tại C, AC = 4 cm, AB = 3 cm?
Đặt tại C điện tích q = 10 nC . Xác đinh lực tác dụng lên q?
Tìm vị trí cường độ điện trường bằng không?
Bài 7* :Cho hai điện tích , đặt tại A,B cách nhau 5 cm
Xác định cường độ điện trường do q1 gây ra tại A, do q2 gây ra tại B?
Xác định cường độ điện trường tại C, tam giác ABC vuông cân tại C?
 c. Tìm vị trí cường độ điện trường bằng không?
Bài 8*: Cho điện tích Q nằm trong nước. Tại một điểm cách Q một khoảng d thì cường độ điện trường là E. Đưa Q ra ngoài không khí thì những điểm cách Q một khỏang bao nhiêu để điện trường vẫn bằng E?
Bài 9*: Cho hai điểm AB cùng nằm trên một đường sức của điện trường do một điện tích Q gây ra. Biết cường độ điện trường tại A là 4.E V/m, tại B là E V/m. Tìm độ lớn của cường độ điện trường tại trung điểm của AB?
LoạiII:
 Bài 1*: Treo một quả cầu nhỏ khối lượng 2 g bàng một sợi chỉ mảnh trong điện trường đều có cường độ E = 3,5 .104 V/m. Quả cầu q tích điện 2.10-6 C. Hãy xác định lực căng dây treo trong hai trường hợp: điện trường có phương thẳng đứng và có phương ngang ?
 Bài 2:* Một con lắc điện có chiều dài l=0,5m, đặt trong điện trường đều có phương ngang, E = 3000 V/m. Quả cầu tích điện q = 4.10-6 C. Ở trạng thái cân bằng, dây treo hợp với phương thẳng đứng góc . Nếu đổi chiều điện trường thì vị trí cân bằng mới cách vị trí cũ 0,5 m. Hãy xác định khối lượng của quả cầu?
 Bài 3:* Một hạt bụi có khối lượng 10-8 g mang điện q = -2.10-13 C nằm lơ lửng trong điện trường đều E được tạo bởi hai bản tích điện trái dấu có phương thẳng đứng. 
XÁc định E?
Đột nhiên đổi dấu hai bản tích điện tạo ra điện trường thì hiện tượng gì xảy ra? 
Bài 5: *Một điện tích điểm q = 3 đặt cố định tại điểm A trong điện trường đều có cường độ là 1600 V/m. có phương nằm ngang, có chiều từ trái qua phải. Hỏi tại điểm B cách A bao nhiêu thì cường độ điện trường bằng không?
Đề thi học kỳ I qua các năm*:
Điện trường là gì? Thế nào là điện trường tĩnh?
 a.Biểu thức của cường độ điện trường tại một điểm?
 b.Cho hai điện tích q và –q đặt cách nhau một khỏang r. Xác định biểu thức cường độ điện trường tại trung điểm của đoạn thẳng nối giữa hai điện tích?
3. Điện trường đều là gì? Tại sao các đường sức điện lại mô tả được điện trường?
5. Có hai điện tích đặt tại hai điểm A,B. Cường độ điện trường tại M bằng không. Điểm M nằm trên đường thẳng AB: MB =3. MA. Có thể nói gì về dấu và độ lớn của các điện tích?
6. Cho hai điện tích , đặt cách nhau 3 cm tại hai điểm A,B trong chân không.
 a. Xác định cường độ điện trường do q1 gây ra tại A, do q2 gây ra tại B?
 b. Xác định cường độ điện trường tại C, tam giác ABC đều?
Đề thi học sinh giỏi cấp trường qua các năm:
1. a. Một quả cầu nhỏ tích điện, có khối lượng m, được treo ở đầu một sợi chỉ mảnh, trong điện trường đều nằm ngang thì dây treo hợp với phương thẳng đứng góc tính góc lệch của dây treo khi điện tích của quả cầu chỉ con 9/10 điện tích ban đầu?
 b. Cho khối lượng m = 0,1 g , E = 1000 V/m. Dây treo hợp với phương thẳng đứng góc 100. Tính điện tích quả cầu?
2. Tại hai đỉnh A,C của một hình vuông ABCD đặt hai điện tích cùng độ lớn là q. Hỏi phải đặt tại B điện tích Q3 bằng bao nhiêu để cường độ điện trường tại D bằng không?
3*. Hai quả cầu tích điện q1 = - 2 nC và q2 = 2 nC được treo ở đầu hai dây cách điện dài bằng nhau trong không khí. Hai điểm MN cách nhau 2 cm. Khi hệ cân bằng, hai dây treo lệch khỏi phương thẳng đứng. Muốn đưa dây treo về vị trí thẳng đứng phải tạo ra điện trường E có hướng và độ lớn bằng bao nhiêu?

Tài liệu đính kèm:

  • docHSGDe on tapDe HKI11.doc