Bài soạn Ngữ văn 11 tiết 7, 8: Câu cá mùa thu (thu điếu) - Nguyễn Khuyến

Bài soạn Ngữ văn 11 tiết 7, 8: Câu cá mùa thu (thu điếu) - Nguyễn Khuyến

 Câu cá mùa thu

(Thu điếu) - Nguyễn Khuyến

A. MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT

- Cảm nhận được vẻ đẹp của cảnh thu điển hình cho mùa thu làng cảnh Việt Nam vùng đồng bằng Bắc bộ và vẻ đẹp tâm hồn của thi nhân. Thấy được tài năng thơ Nôm xuất chúng của Nguyễn Khuyến vơí bút pháp tả cảnh tả tình, nghệ thuật gieo vần, sử dụng từ ngữ

B. TRỌNG TÂM KIẾN THỨC, KĨ NĂNG, THÁI ĐỘ

 1. Kiến thức: Cảm nhận được vẻ đẹp của cảnh thu điển hình cho mùa thu Việt Nam vùng đồng bằng Bắc bộ và tình yêu thiên nhiên, đất nước, tâm trạng của tác giả. Sự tinh tế tài hoa trong nghệ thuật tả cảnh, trong sử dụng ngôn tử của Nguyễn Khuyến.

 2. Kĩ năng: Đọc-hiểu một bài thơ trữ tình theo đặc trưng thể loại. Phân tích bình giảng thơ.

 3. Thái độ: Qua vẻ đẹp tâm hồn thi nhân, HS có tấm lòng yêu thiên nhiên, yêu đất nước,tâm trạng thời thế

C. PHƯƠNG PHÁP: Dạy học theo hình thức giảng giải, phát vấn, chia nhóm thảo luận. Kết hợp đọc hiểu văn bản với các phương pháp gợi mở nêu vấn đề, thuyết giảng. Tích hợp so sánh với “Thu vịnh”, “thu ẩm”

 

doc 6 trang Người đăng minh_thuy Lượt xem 4902Lượt tải 2 Download
Bạn đang xem tài liệu "Bài soạn Ngữ văn 11 tiết 7, 8: Câu cá mùa thu (thu điếu) - Nguyễn Khuyến", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuaàn:02 
Tieỏt ppct:7,8 
Ngaứy soaùn:16/08/10 
Ngaứy daùy:20/08/10 
 CAÂU CAÙ MUỉA THU
(Thu điếu) - Nguyễn Khuyến 
A. MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT
- Cảm nhận được vẻ đẹp của cảnh thu điển hình cho mùa thu làng cảnh Việt Nam vùng đồng bằng Bắc bộ và vẻ đẹp tõm hồn của thi nhõn. Thấy được tài năng thơ Nôm xuất chúng của Nguyễn Khuyến vơí bút pháp tả cảnh tả tình, nghệ thuật gieo vần, sử dụng từ ngữ
B. TRỌNG TÂM KIẾN THỨC, KĨ NĂNG, THÁI ĐỘ
 1. Kiến thức: Cảm nhận được vẻ đẹp của cảnh thu điển hình cho mùa thu Việt Nam vùng đồng bằng Bắc bộ và tình yêu thiên nhiên, đất nước, tâm trạng của tác giả. Sự tinh tế tài hoa trong nghệ thuật tả cảnh, trong sử dụng ngôn tử của Nguyễn Khuyến.
 2. Kĩ năng: Đọc-hiểu một bài thơ trữ tình theo đặc trưng thể loại. Phân tích bình giảng thơ. 
 3. Thỏi độ: Qua vẻ đẹp tâm hồn thi nhân, HS có tấm lòng yêu thiên nhiên, yêu đất nước,tâm trạng thời thế
C. PHƯƠNG PHÁP: Dạy học theo hình thức giảng giải, phát vấn, chia nhóm thảo luận. Kết hợp đọc hiểu văn bản với các phương pháp gợi mở nêu vấn đề, thuyết giảng. Tích hợp so sánh với “Thu vịnh”, “thu ẩm”
D. TIẾN TRèNH DẠY HỌC
 1. OÅn ủũnh lụựp: Kiểm tra sĩ số 
 2. Kieồm tra: Baứi cũ, bài soạn của học sinh. Phân tích tâm trạng của nhân vật trữ tình trong “Tự tình” (Bài II) trong sự so sánh với tâm trạng của Kiều trong “Nỗi thương mình” và người chinh phụ trong “Tình cảnh lẻ loi của người chinh phụ”. 
 3. Bài mới: Câu cá mùa thu (Thu điếu) nằm trong chùm ba bài thơ thu của NK. Xuân Diệu nhận xét: “NK nổi tiếng nhất trong văn học Việt Nam là về thơ Nôm. Mà trong thơ Nôm của NK, nức danh nhất là ba bài thơ mùa thu: Thu điếu, Thu ẩm, Thu vịnh”.
HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS 
NỘI DUNG BÀI DẠY
- Học sinh suy nghĩa cõu hỏi, bổ sung, ghi chộp. - Giỏo viờn hỏi học sinh, boồ sung cho ủaày ủu ỷchốt ý chớnh boồ sung cho ủaày ủuỷchốt ý chớnh
- Sinh tại quê ngoại ở xã Hoằng Xá - ý Yên- Nam định . Lớn lên và sống chủ yếu ở quê nội: Làng Và- xã Yên Đổ- Bình Lục- Hà nam.
- Hs đọc Sgk - Liên hệ kiến thức về văn học sử, hãy cho biết hoàn cảnh xã hội thời đại Nguyễn Khuyến? 
- Cách phân tích bài thơ thất ngôn bát cú Đường luật.
- Tìm hiểu tiểu dẫn . Phần tiểu dẫn trình bày những vấn đề gì ? HS dựa vào Sgk trình bày 
- Gv nhận xét, khái quát, giới thiệu ngắn gọn về tác giả Nguyễn Khuyến và chùm thơ thu, có thể kể một số giai thoại về Nguyễn khuyến (Thơ chửi Hoàng Cao Khải, Lê Hoan)
- LHMT: Khung cảnh mùa thu được miêu tả như thế nào? 
- LHMT: Sắc thái của khung cảnh mùa thu có quan hệ như thế nào đối với tâm trạng của nhân vật trữ tình ?
- GV Hướng dãn học sinh tìm hiểu bài thơ 
- Gv yêu cầu hs đọc bài thơ và phát biểu ấn tượng tình cảm của mình khi đọc bài thơ
( bức tranh thu buồn, vắng, chứa đựng nhiều tâm sự )
- Gv theo dõi,tổ chức học sinh thảo luận bằng các câu hỏi gợi ý . Anh chị có nhận xét gì về không gian mùa thu qua những đường nét màu sắc chuyển động, âm thanh?
- HS suy nghĩ trả lời, phát hiện những chi tiết tiêu biểu 
- Gv tổng hợp. Không chỉ độc đáo, điển hình cho mùa thu xứ Bắc, bức tranh thu còn gợi cho anh chị những cảm giác gì ? HS phát biểu tự do, GVkhái quát, tổng hợp
- Gv nêu vấn đề: bài thơ với nhan đề “ câu cá mùa thu”, theo anh chị có phải Nguyễn Khuyến tập trung miêu tả cảnh câu cá không? Từ cảnh thu đã phân tích, anh chị cảm nhận điều gì về tấm lòng của Nguyễn Khuyến đối với thiên nhiên, đất nước ?
- Gv nhận xét tổng hợp 
- Đằng sau sự tĩnh lặng đó, anh chị cảm nhận thấy điều gì biến đổi trong tâm hồn thi nhân? Tại sao thi nhân lại có tâm trạng đó ? Gv tổng hợp Hướng dẫn học sinh giải các bài tập trong Sgk,
- Điểm nhìn cảnh thu của tác giả có gì đặc sắc, từ điểm nhìn đó cảnh thu được tác giả quan sát như thế nào ?
- Hs trao đổi thảo luận theo tổ nhóm , cử đại diện trình bày 
- So với “thu vịnh” điểm bao quát của tác giả có gì khác? - Hs trao đổi thảo luận, đại diện các nhóm trình bày .
- Tìm những từ ngữ, hình ảnh nói lên nét riêng của cảnh thu? Hs phát hiện những đặc trưng của ao thu, trời thu.
- Đọc lại bài thơ, anh chị có nhận xét gì về cách gieo vần của tác giả? Cách gieo vần như thế có tác dụng gì trong việc diễn tả cảnh thu, tình thu? Hãy nhận xét về ngôn ngữ được tác giả sử dụng trong bài thơ?
- Hs trao đổi thảo luận, đại diện trình bày 
- Hs đọc ghi nhớ Sgk. Gv tổng hợp
- Qua bài học anh chị có cảm nhận như thế nào về hình ảnh Nguyễn Khuyến trong bức tranh thu? Hs suy nghĩ phát biểu theo cảm nhận của cá nhân - Hs suy nghĩ, trao đổi
- Cảm giác như đó chỉ là một màn hơi sương bập bềnh trên mặt nước, mơ hồ và hư thực. Chỉ có một giác quan tinh tế mới cảm nhận được. Cách nói của NK giống với cách dùng từ chỉ mức độ để nhấn mạnh tính chất nhỏ bé của sự vật trong thơ HXH: “Mảnh tình san sẻ tí con con”.
- Gv bình giảng : Ao thu là thứ ao rất riêng chỉ mùa thu mới xuất hiện. Nguyễn Khuyến đã ghi nhận được 2 đặc trưng của ao thu là “lạnh lẽo’ và “ trong veo”- ao lạnh nước yên, trong đến tận đáy. 
- Ngõ trúc quanh co khách vắng teo: con mắt tg lại nhìn về mặt đất nhưng ở kg ngoài mặt nước. Vòng quanh co của ngõ trúc đối lập với khoảng bao la của bầu trời. Nhưng chúng lại giống nhau ở sự tĩnh lặng đến hiu hắt: “khách vắng teo”, không chỉ là sự vắng vẻ bình thường, mà là vắng hoàn toàn không có một bóng người, không chỉ là trạng thái nhất thời mà dường như thành trạng thái phổ biến, thành thuộc tính cố hữu của nơi đây, bởi vì ngõ trúc quanh co thì tầm nhìn bị vướng cản, nhưng tác giả vẫn có thể thấy rõ ràng rằng hoàn toàn không có bóng khách xuất hiện. Khách có thể hiểu là bạn bè, người thân, người quen, người ở nơi khác đến thăm. 
- Có người nói NK không câu cá mà câu lấy cái thanh vắng, yên tĩnh. Nhưng có lẽ không chỉ có thế, không lẽ nhà tri thức lớn của dân tộc lại bàng quan với vận mệnh đất nước đến vậy? Điều ông ngóng đợi không đến từ dưới mặt nước ao mà ở trên bầu trời xanh ngắt lồng lộng trên đầu và ngõ trúc quanh co trước mắt. Nhìn lên trời cao để mong một điều gì đó tươi sáng hơn, tự do hơn, khoáng đạt hơn mặt ao tù túng quẩn quanh. 
- Ngày xưa những vĩ nhân câu cá cũng chỉ để đợi chờ vận hội trọng đại của đời người và dân tộc. Lã Vọng đời Chu: “Câu người, không câu cá; Bảy mươi gặp Văn Vương”.
- Nhìn ra ngõ trúc quanh co để tìm đến hình bóng của những vị khách đến thăm giúp nhà thơ liên lạc với hiện bên ngoài – cs của nhân dân, của dân tộc trong ách thực dân nửa phong kiến đương thời. Như thế, tuy khắc hoạ rất kĩ không gian nhỏ bé quanh ao thu nhưng cuối cùng cái mà tác giả đang mong đợi, trông ngóng lại là không gian rộng lớn bao quanh bên ngoài.
I. GIỚI THIỆU CHUNG
 1.Tác giả: Nguyễn khuyến 1835-1909. Hiệu Quế Sơn, tên lúc nhỏ Nguyễn Thắng. Lớn lên và sống chủ yếu ở quê nội: Làng Và- xã Yên Đổ- Bình Lục- Hà nam. Xuất thân: gia đình nho học nghèo, là người ham học, thông minh, đỗ đầu cả ba kì thi
- Nguyễn khuyến là một bậc túc nho tài năng, cốt cách thanh cao, có tấm lòng yêu nước thương dân nhưng bất lực trước thời cuộc. Được mệnh danh là nhà thơ của dân tình, làng cảnh Việt nam.
- Con người cương trực tiết tháo, kiên quyết bất hợp tác với thực dân Pháp - Tuy đỗ đạt cao nhưng ông chỉ làm quan hơn 10 năm, phần lớn cuộc đời dạy học và sống thanh bạch ở quê nhà, kiên quyết không hợp tác với thực dân Pháp
 2.Tác phẩm: NK đóng góp cho nền văn học dân tộc là ở mảng thơ Nôm viết về làng quê và thơ Nôm trào phúng. Sáng tác cả chữ Hán và chữ Nôm với số lượng lớn (trên 800 bài gồm cả thơ văn, câu đối)
-Thu điếu thể hiện những cảm nhận tinh tế của NK về cảnh sắc mùa thu đồng bằng Bắc Bộ, dồng thời cho thấy tình yêu thiên nhiên, đất nước, tâm trạng thời thế và tài thơ Nôm của tác giả.
- Thơ văn nói lên tình yêu quê hương đất nước, phản ánh cuộc sống thuần hậu của người nông dân, đả kích châm biếm thực dân, phong kiến, Đóng góp nổi bật là mảng thơ Nôm,thơ làng cảnh, thơ trào phúng. Câu cá mùa thu(thu điếu) nằm trong chùm thơ thu 3 bài của Nguyễn 
II. ĐỌC – HIỂU VĂN BẢN
Đọc
Tỡm hiểu văn bản
 2.1 Hai câu đề: 
- Giới thiệu mùa thu với hai hình ảnh vừa đối lập vừa hài hoà, cân đối; bộc lộ sự rung cảm của tâm hồn thi sĩ trước cảnh đẹp mùa thu.
+ Ao thu: không gian nhỏ hẹp, lạnh lẽo. Trong thơ ca cổ điển, văn chương bác học, người ta thường nhắc đến nước thu, hồ thu như một biểu tượng ước lệ cho vẻ đẹp đằm thắm, dịu dàng, nên thơ. Từ một khung ao hẹp, cảnh thu được mở ra theo nhiều hướng sinh động
+ Khác với “thu vịnh”, cảnh thu được đón nhận từ cao xa tới gần, lại từ gần đến cao xa, còn “thu điếu” thì ngược lại. Thời gian không phải là một ngày một buổi mà cả một mùa thu
+ Thuyền câu: vốn đã nhỏ so với các loại thuyền khác, giờ đặt trong không gian nhỏ hẹp của ao thu lại càng trở nên bé nhỏ, thậm chí đến mức khác thường: “bé tẻo teo”. Nó chỉ như một chiếc lá mỏng manh, nhỏ nhoi trên mặt nước. Thuyền trong ao cũng tạo cảm giác quẩn quanh, tù túng, mất tự do, không có cơ hội được thoả sức vẫy vùng trong sóng nước như thuyền ngoài sông hồ, biển cả. Tác giả là bậc đại khoa mà không được trổ tài giúp nước, phải chấp nhận quay vê quê sống cuộc đời ẩn dật, có khác gì con thuyền trong ao đâu.
 => Hai câu thơ đầu xây dựng một không gian đặc biệt, tuy có nét gần gũi, dân dã với phong cảnh làng quê nhưng vẫn có những nét khác lạ, gợi cảm giác buồn hiu hắt.
 2.2. Hai câu luận: 
- Tiếp tục nét vẽ mùa thu với hình ảnh sóng biếc gợi thành hình, lá vàng rơithành tiếng, gợi vẻ tĩnh lặng của mùa thu.
+ Sóng biếc: trong cái ao bằng lặng, chật hẹp, vốn dĩ không mấy khi có sóng. Dẫu có cũng chỉ là sóng nhỏ, ở đây, tác giả đã dùng cụm từ “hơi gợn tí” để tả tính chất của làn sóng trong ao. 
 + “Hơi” là phó từ chỉ mức độ ít, một chút, một phần nào đó. “Gợn” là thoáng nổi lên trên bề mặt, có mà như không có. “Tí” là lượng rất nhỏ, rất ít, hầu như không đáng kể. Cả ba từ đó khi kết hợp lại với nhau sẽ nhấn mạnh tính chất của làn sóng trong ao: quá nhỏ bé, mong manh đến mức không đủ để trở thành một gợn sóng nhỏ, thậm chí cũng không đủ để coi là “hơi gợn”. 
- Cảm giác như đó chỉ là một màn hơi sương bập bềnh trên mặt nước, mơ hồ và hư thực. Chỉ có một giác quan tinh tế mới cảm nhận được. 
 + “Lá vàng trước gió khẽ đưa vèo”: tiếng động của chiếc lá di chuyển trước cơn gió rất nhỏ, đến độ không đủ mạnh để gọi là bay mà chỉ là “khẽ đưa”. Nhưng sự chuyển động đó không hề chậm mà rất nhanh, rất gấp, rất đột ngột: “vèo”. 
- Dường như chỉ một chiếc lá cũng đủ đánh động cả không gian tĩnh lặng đến bất động này. Sự vận động của “lá vàng” tương phản với “sóng biếc”: một thứ mơ hồ một thứ hiển hiện, một thứ chậm dãi một thứ đột ngột. Nhưng điều thú vị là cả hai sự chuyển động đó đều khắc hoạ một kg tĩnh lặng.
- Màu sắc: nước trong, sóng biếc . Đường nét chuyển động nhẹ nhàng tinh tế (sống hơi gợn tí, lá khẽ đưa vèo, mây khẽ lơ lửng ...). Cảnh vật toát lên sự hài hoà, xứng hợp: Ao nhỏ-thuyền bé; gió nhẹ- sóng gợn; trời xanh- nước trong; khách vắng teo- chủ thể trầm ngâm tĩnh lặng
+ Cảnh buồn, tĩnh lặng: Không gian tĩnh, vắng người vắng tiếng, hẹp và thu nhỏ trong lòng ao, khu xóm. Các chuyển động khẽ không đủ tạo nên âm thanh. Cả tiếng và hình đều cực nhỏ 
- Toát lên vẻ vắng lặng hiu quạnh: ấn tượng về một t ... n hệ với cs bên ngoài, kg của tác giả càng bị đóng kín hơn, cô lập hơn, tg cũng cảm thấy cô độc hơn. Đó là cs của một nhà nho ẩn dật như muốn lánh đời. Nhưng dù đã ở ẩn mà ông vẫn không đành lòng quay lưng hoàn toàn với hiện thực bên ngoài. 
- Chỉ một âm thanh nhỏ của ngoại cảnh cũng đánh thức nhà thơ, khuấy động trạng thái yên tĩnh giả tạo và tạm thời trong tâm hồn ông.
- Ao là nét thường gặp trong thơ nguyễn khuyến, nói đến ao là động đến một cái gì rất gần gũi thân quen, tâm hồn Nguyễn Khuyến là thế: thân mật bình dị, chân thành với hồn quê. Trời thu trong xanh, NK rất yêu màu của trời thu, cả 3 bài thơ thu ông đều nhắc đến màu xanh. “ Xanh ngắt” là xanh trong, tinh khiết đén tuyệt đối, không hề pha lẫn, không hề gợn tạp
 2.4. Hai câu kết: (Tieỏt 02)
- Hình ảnh NK câu cá trong không gian thu tĩnh lặng và tâm trạng u buồn trước thời thế.
+ Tựa gối ôm cần: hình ảnh con người được ẩn kĩ đến cuối bài thơ mới hiện ra trực tiếp. Tư thế đợi chờ vò võ như cố gắng thu mình lại trong cái không gian nhỏ hẹp quanh mình. Con người cũng đang hoá đá cùng cảnh vật, hình thức là câu cá nhưng thực chất lại không để hết tâm trí vào đó. 
- Dường như ông đã triền miên trong suy nghĩ thời thế, và chỉ chú ý đến tiếng cá đớp dưới chân bèo khi nó đánh động nhà thơ thức giấc. Ông không đợi cá vì không hề muốn câu cá. Điều ông đợi chờ lớn lao hơn thế. 
- Nói chuyện câu cá nhưng thực ra tác giả không chú ý vào việc câu cá. Nói câu cá nhưng thực ra là để đón nhận trời thu, cảnh thu vào lòng, gửi gắm tâm sự 
- Cõi lòng tĩnh lặng để : Cảm nhận độ trong veo của nước. Cảm nhận cái hơi gợn của sóng. Cảm nhận độ rơi khẽ của lá ... Đặc biệt cõi lòng tĩnh lặng được gợi lên sâu sắc từ một tiếng động nhỏ: tiếng cá đớp mồi --> đó là sự tĩnh lặng tuyệt đối của tâm cảnh, cỗi lòng của thi nhân cũng tĩnh lặng, trong trẻo như làng quê Việt trong tiết thu 
- Không gian tĩnh lặng: Nỗi cô quạnh uẩn khúc trong tâm hồn của nhà thơ ........Trong bức tranh thu xuất hiện nhiều gam màu xanh gợi cảm giác se lạnh. Cái se lạnh của cảnh thu thấm vào tâm hồn nhà thơ hay chính cái lạnh của tâm hồn thi nhân đang thấm vào cảnh vật.Tâm sự của một nhà nho lánh đời thoát tục song vẫn không nguôi nghĩ về đất nước nhân dân, về sự bế tắc, bất lực của bản thân? Nhàn thân song không nhàn tâm, Nkhuyến không thể ung dung đi câu như một ẩn sĩ thực thụ .
 2.3. Nghệ thuật 
- Ngôn ngữ trong sáng, giản dị, có khả năng diễn tả tinh tế những biểu hiện của sự vật, những biến thái tinh vi của tâm trạng (những từ láy được sử dụng thần tình). Cách gieo vần tài tình ( vần eo: tử vận rất khó sử dụng) vừa là cách chơi chữ vừa là hình thức biểu đạt nội dung
- Bút pháp thuỷ mặc Đường thi: lối lấy động tả tĩnh, tả cảnh ngụ tình. Và vẻ đẹp thi trung hữu hoạ trong bức tranh phong cảnh. Vận dụng tài tình nghệ thuật đối.
Tổng kết
 a. Nội dung: Bức tranh thu mang vẻ đẹp điển hình cho mùa thu, làng cảnh Việt Nam; cảnh đẹp song buồn, vừa phản ánh tình yêu đát nước vừa cho thấy tâm sự thời thế của tác giả 
 b. Nghệ thuật : Thơ thu của Nguyễn vừa có những mặt giống với cách viết về mùa thu trong văn học cổ nhưng có những mặt rất mới : đó là những nét vẽ thực hơn, từ ngữ, hình ảnh đậm hồn dân tộc
III. HƯỚNG DẪN TỰ HỌCuag cuỷa doứng soõng vaứ nhửừng chieỏn coõng hieồn haựch ụỷ ủaõyựcõng oanh lieọt nhaỏt trong lũch sửỷ d
Hướng đẫn đọc thờm
 KHểC DƯƠNG KHUấ Nguyễn Khuyến 
A. MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT
- Cảm nhận được tiếng khóc bạn chân thành xót xa, nuối tiếc của nhà thơ; Hiểu được tâm trạng của nhân vật trữ tình qua âm hưởng da diết của thể thơ song thất lục bát.
B. TRỌNG TÂM KIẾN THỨC, KĨ NĂNG, THÁI ĐỘ
 1. Kiến thức: Bài thơ là tình bạn chân thành thắm thiết, thuỷ chung của Nguyễn Khuyến. Nhân vật trữ tình bộc lộ tâm trạng qua âm điệu da diết của thể thơ song thất lục bát. hững thành công về nghệ thuật của bài thơ.
 2. Kĩ năng: Đọc-hiểu một bài thơ trữ tình theo đặc trưng thể loại. 
 3. Thỏi độ: Qua vẻ đẹp tâm hồn thi nhân, HS có tấm lòng yêu thiên nhiên, yêu đất nước,tâm trạng thời thế
C. PHƯƠNG PHÁP: Dạy học theo hình thức giảng giải, phát vấn, chia nhóm thảo luận. Kết hợp đọc hiểu văn bản với các phương pháp gợi mở nêu vấn đề, thuyết giảng. 
D. TIẾN TRèNH DẠY HỌC
 1. OÅn ủũnh lụựp: Kiểm tra sĩ số 
 2. Kieồm tra: Baứi cũ, bài soạn của học sinh. Vẻ đẹp của cảnh thu điển hình cho mùa thu làng cảnh Việt Nam vùng đồng bằng Bắc bộ qua bài thơ Thu Điếu ?
 3. Bài mới: 
HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS 
NỘI DUNG BÀI DẠY
- Mối quan hệ giữa Nguyến Khuyến và Dương Khuê. Cảm nhận được “Khóc Dương Khuê” là tiếng khóc cho tình bạn bè gắn bó, thắm thiét, đòng thời cũng là nỗi niềm tâm sự thời thế thầm kín của nhà thơ.
- Hoàn cảnh sáng tác bài thơ  Khóc Dương Khuê ?
- GV Dành thời gian tóm tắt hoàn cảnh ra đời của bài thơ. Từ đó khái quát nôị dung chính của bài thơ theo bố cục.
- Nêu những nội dung trong phần tiểu dẫn trong sgk ?
1. Đoạn 1 : 2 câu thơ đầu : Ngậm ngùi xót xa khi nghe tin bạn mất.
 2. Đoạn 2 : Nhớ từ thuở.chưa can : gợi lại những kỉ niệm, tình cảm tốt đẹp.
 3. Đoạn 3 : còn lại : Nỗi trống vắng của nhà thơ khi bạn mất.
=> Rất sợ phải nhắc đên hai chữ “qua đời”=>”thôi đã thôi rồi”
- Đọc bài thơ với giọng tự trào vừa mỉa mai vừa chua xót. Chia bố cục bài thơ ?
- Anh (chị) hãy cho biết nỗi đau mất bạn được thể hiện như thế nào ? HS đọc diễn cảm bài thơ.
- Anh (chị) hãy cho biết dòng hồi tưởng của tác giả nhớ lại những gì ?
- Anh (chị) hãy cho biết ấn tượng của lần gặp cuối giưa tác giả và bạn ?
- Anh (chị) hãy phân tích nỗi đau của tác giả trong phần cuối ? Từ “thôi” có nghĩa gốc là gì, trong câu thơ, nó có nghĩa gốc hay nghĩa chuyển.
- Sau này Xuân Diệu đã cũng xưng ta với nghĩa như thế: “Ta là một, là riêng, là thứ nhất Không có chi bè bạn nổi cùng ta”.
- Phát biểu chủ đề của bài thơ ? Nêu những thành công về nội dung và nghệ thuật của bài thơ ?
- Dương Khuê là ai, vì sao lại có tác phẩm Khóc Dương Khuê. Nhà thơ gọi bạn là gì, cách gọi đó thể hiện tình cảm ntn ? Đã, rồi thuộc từ loại gì, vai trò của chúng trong việc miêu tả sự ra đi của DK.
I. GIỚI THIỆU CHUNG
 1. Hoàn cảnh ra đời:
 - Nguyễn Khuyến (1835 – 1909), Dương Khuê (1839 – 1902). Quê DK ở Hà Tây. Hai người kết thân khi cùng thi đậu, cùng ra làm quan. Khi Thực Dân Pháp chiếm đóng, mỗi người một cách nghĩ họ vẫn giữ trọn tình bạn. Năm 1902, khi nghe tin bạn mất, NK làm bài thơ. Dương Khuê từng đỗ tiến sĩ, làm quan đến chức Tổng đốc và là bạn thân của Nguyễn Khuyến.
-Khi nghe tin bạn mất, NK đã viết bài Khóc Dương Khuê bằng chữ Hán, sau đó chính ông đã dịch ra thơ Nôm, nhờ thế, bài thơ được phổ biến rộng rãi hơn. đ Chứng tỏ tài làm thơ của NK ở cả hai loại văn tự chữ Hán và Nôm. Còn chứng tỏ, văn học chữ Nôm dễ dàng được truyền bá hơn chữ Hán.
 2, Bố cục, chủ đề:
 a. Bố cục: Chia làm bốn phần: ( + 02 câu đầu: Nỗi đau ban đầu khi mất bạn: 3->22; Sự hồi những kỉ niệm thời thanh xuân, chưa có công danh đến khi an; Còn lại: ấn tượng trong lần cuối gặp nhau khi cả hai đã mãn chiều xế bóng. Trở lại nỗi đau khôn tả khi bạn dứt áo ra đi.
 b. Chủ đề: Ca ngợi tình bạn keo sơn thắm thiết, cao cả của hai nhà thơ giữa cuộc đời đau buồn. Bài thơ thể hiện tình cảm xót xa, sự trống vắng trong tâm hồn của nhà thơ khi bạn mất.
II. ĐỌC – HIỂU VĂN BẢN
 1. Đọc
 2. Tỡm hiểu văn bản
 2.1 Hai câu thơ đầu:Nỗi xót xa khi nghe tin bạn mất
- Nỗi buồn đau thương tiếc nghẹn ngào, xót xa của nhà thơ khi nghe tin bạn mất Nỗi đau khi mất bạn: Nghe tin bạn mất như sét đánh bên tai khiến chân tay rụng rời. 
+ Bác Dương thôi đã thôi rồi: Nhà thơ gọi bạn là Bác Dương, dù Dương Khuê kém tác giả 4 tuổi. Cách gọi vừa thể hiện sự tôn trọng, vừa thân mật, chân thành. 
 + “thôi” báo hiệu một sự chấm dứt, ở đây là sự kết thúc một sự sống, cụ thể là cái chết của Dương Khuê, người bạn nhà thơ. Hai từ “thôi” liên tiếp vang lên bên cạnh những phó từ chỉ thời gian “đã”, “rồi” càng nhấn mạnh hơn sự ra đi mãi mãi của người bạn thân. 
- Cách nói giảm nói tránh (thay từ chết, mất bằng từ thôi) như để phần nào xoa dịu nỗi đau.
- Nước mây man mác ngậm ngùi lòng ta: Hình ảnh nước mây man mác diễn tả một không gian u ám, tan tác, rã rời. Nỗi ngậm ngùi trong lòng đã khiến tác giả nhìn trời đất xung quanh trong màu sắc ảm đạm. Đây là câu duy nhất trong bài thơ mà tác giả xưng “ta” chứ không xưng “tôi”. Một mặt, ta là đại từ thay thế cho nhiều người. Ta là cả tác giả và Dương Khuê. Kẻ mất người còn, âm dương cách biệt nhưng cả hai đều đau và cảm nhận được tình cảm của nhau. 
- Họ là đôi tri kỉ cho đến lúc chết. Mặt khác, ta là cách xưng hô mà người nói thể hiện thái độ tự tách biệt hẳn bản thân với xung quanh. - Hiểu theo cách thư hai này mới thấy rõ nỗi cô đơn của tác giả. Bạn thân mất rồi ông như cảm thấy còn lại mỗi mình trên đời.
 2.2. Tình bạn chân thành thuỷ chung, gắn bó (câu3->22). 
Dòng kí ức đẹp đẽ. Để phần nào khuây khoả, tác giả lần giở lại những trang đời tươi đẹp trong kí ức xưa thủa hai người còn đầu xanh tuổi trẻ. Những cuộc vui. Ba chữ “ thôi” ở câu 18 thể hiện sự độ lượng, bao dung. ấn tượng lần gặp cuối: Hình ảnh hai người bạn già gặp nhau mừng mừng tủi tủi. 
- Tác giả đồng thời cũng mừng cho mình cho bạn, cả hai đã vượt qua bao thác ghềnh của cuộc sống. Vậy mà trong phút chốc tin bạn mất đến, nhà thơ thảng thốt rụng rời, nỗi đau xé ruột “rụng rời chân tay”
 2.3 Nỗi hụt hẫng mất mát
- Trở lại nỗi đau: Tác giả giãi bầy nỗi đau tái tê bủn rủn. Sau nữa là giọng thơ chuyển sang âm điệu bi ai, nuối tiếc day dứt. Lòng tác giả thấy trống vắng, cuộc sống trở nên mất hết ý nghĩa. ông không còn thiết những thú vui của cuôc sống nữa: Rượu ngon không có bạn hiền, Không mua không phải không tiền không mua. Câu thơ nghĩ đắn đo không viết..
- Các câu thơ sử dụng một loạt điệp từ hết sức tài tình, điêu luyện. Để nói lên nỗi trống vắng, cô đơn đến thẫn thờ của nhà thơ khi mất bạn, tác giả đã kể ra một loạt hành động lạ lùng. 
- Việc uống rượu, vì không có bạn hiền nên ông chẳng muốn mua rượu, dù rằng tiền có sẵn. Vật chất không hề thiếu, nhưng chúng chẳng có nghĩa lí gì khi nhà thơ vắng bạn. 4 từ “không” cùng xuất hiện trong một câu mà không hề trùng lặp, mà càng nhấn mạnh, càng khẳng định sự dư thừa về vật chất nhưng thiếu thốn tình cảm. Sau đó, đến việc làm thơ. 
- Cũng giống uống rượu cần bạn hiền, làm thơ cũng cần người đồng điệu. Nhưng nay người đó không còn, nhà thơ ngập ngừng, đắn đo không muốn viết. 
- Hai câu hỏi “viết đưa ai, ai biết mà đưa” vang lên như một sự quay lưng, chối bỏ, cắt đứt sợi dây liên hệ giữa tác giả với những người khác, từ đó khẳng định vị trí không thể thay thế của người bạn trong lòng ông.
 3. Tổng kết
- Thấy được tình bạn chân thành thắm thiết của Nguyễn Khuyến giành cho bạn của mình.
- Những đặc trưng nghệ thuật của thể thơ thất ngôn.
III. HƯỚNG DẪN TỰ HỌC
- Phân tích tình bạn chân thành thắm thiết của Nguyễn Khuyến giành cho bạn của mình. Những thành công về nghệ thuật của bài thơ. Làm bài tập, soạn bài cỏc thao tỏc lập luận phõn tớch theo cõu hũi trong SGK.. uag cuỷa doứng soõng vaứ nhửừng chieỏn coõng hieồn haựch ụỷ ủaõyựcõng oanh lieọt nhaỏt trong lũch sửỷ d
D. Rỳt kinh nghiệm

Tài liệu đính kèm:

  • doc7,8 Cau ca mua thu + Khoc Duong Khue.doc