Bài số 29: Anken (tiết 2)

Bài số 29: Anken (tiết 2)

1. Kiến thức

- Phân biệt được ankan và anken bằng phương pháp hóa học.

- Xác định được các tính chất hóa học đặc trưng của anken, qui tắc Macopnhicop.

- Viết được PTHH dựa theo tính chất hóa học của anken.

- Trình bày được phương pháp điều chế và cho biết những ứng dụng của anken.

2. Kỹ năng

- Dự đoán được TCHH của anken.

- Viết được các PTHH của một số phản ứng cộng, phản ứng trùng hợp, phản ứng oxi hóa cụ thể.

- Quan sát và giải thích các hiện tượng thí nghiệm trong các clip về tính chất của anken.

- Giải được các dạng bài tập liên quan tới anken.

3. Tình cảm, thái độ

- Tạo hứng thú, yêu thích môn học.

- Tìm tòi, sáng tạo.

- Tích cực và nghiêm túc trong học tập.

- Rèn luyện cho học sinh ý thức vận dụng linh hoạt kiến thức hóa học vào cuộc sống.

4. Năng lực chung

4.1. Năng lực sáng tạo, tự chủ.

4.2. Năng lực giải quyết vấn đề.

4.3. Giao tiếp và hợp tác: hợp tác làm việc nhóm, giao tiếp hòa đồng thân thiện với người khác.

 

docx 10 trang Người đăng hoan89 Lượt xem 945Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Bài số 29: Anken (tiết 2)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tên: Phạm Minh Hải
Lớp: ĐHSHOA17A
MSSV: 0017410567
Bài 29: ANKEN
(Tiết 2)
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức
- Phân biệt được ankan và anken bằng phương pháp hóa học. 
- Xác định được các tính chất hóa học đặc trưng của anken, qui tắc Macopnhicop.
- Viết được PTHH dựa theo tính chất hóa học của anken.
- Trình bày được phương pháp điều chế và cho biết những ứng dụng của anken.
2. Kỹ năng
- Dự đoán được TCHH của anken.
- Viết được các PTHH của một số phản ứng cộng, phản ứng trùng hợp, phản ứng oxi hóa cụ thể.
- Quan sát và giải thích các hiện tượng thí nghiệm trong các clip về tính chất của anken.
- Giải được các dạng bài tập liên quan tới anken.
3. Tình cảm, thái độ 
- Tạo hứng thú, yêu thích môn học.
- Tìm tòi, sáng tạo.
- Tích cực và nghiêm túc trong học tập.
- Rèn luyện cho học sinh ý thức vận dụng linh hoạt kiến thức hóa học vào cuộc sống.
4. Năng lực chung
4.1. Năng lực sáng tạo, tự chủ.
4.2. Năng lực giải quyết vấn đề.
4.3. Giao tiếp và hợp tác: hợp tác làm việc nhóm, giao tiếp hòa đồng thân thiện với người khác.
5. Năng lực đặc thù
5.1. Năng lực sử dụng ngôn ngữ hóa học.
5.2. Năng lực tính toán.
5.3. Năng lực vận dụng hóa học vào đời sống.
II. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH
1.Chuẩn bị của giáo viên
- Kế hoạch dạy học, máy tính, máy chiếu ( nếu có ), các video thí nghiệm.
2. Chuẩn bị của học sinh
- Sách giáo khoa
- Xem trước bài ở nhà 
- Xem lại bài ankan và anken tiết 1
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
A. Ma trận: hoạt động học (thời gian), phẩm chất, năng lực, nội dung, phương pháp và kĩ thuật.
Hoạt động học
( thời gian dự kiến)
NL chung
NL đặc thù
Nội dung
Phương pháp và kĩ thuật
Hoạt động ổn định và kiểm tra bài cũ (4 phút )
4.1
Kiểm tra bài cũ
- Cá nhân hoặc nhóm
- Vấn đáp
Hoạt động 1 (3 phút)
4.2
5.3
Hoạt động trải nghiệm, kết nối
- Trực quan
- Nêu và giải quyết vấn đề
Hoạt động 2 (15 phút )
4.1
4.3
5.1
Tính chất hóa học của anken
- Hoạt động nhóm và hoạt động cá nhân
- Trực quan
Hoạt động 3 ( 10 Phút)
4.1
4.3
5.3
Ứng dụng và phương pháp điều chế anken
- Cá nhân
- Vấn đáp
- Đàm thoại, gợi mở
Hoạt động 4 ( 10 phút)
4.1
5.1
5.2
Luyện tập
- Cá nhân
Hoạt động 5
4.1
5.1
5.2
Hướng dẫn tự học
- Cá nhân
B. Các hoạt động dạy học
1. Ổn định lớp ( 1 phút): kiểm tra sỉ số, trang phục.
2. Kiểm tra bài cũ (3 phút)
Bài 1: Hợp chất CH3-C(CH3)2CHCH2 có tên gọi là:
A. 3-dimetylbut-1-en	B. 2,2-dimetylbut-3-en
C. 3,3-dimetylbut-2-en	D. 3,3-dimetylbut-1-en
- Hướng dẫn giải : Cách gọi tên
số chỉ vị trí của nhánh- tên nhánh Tên mạch chính- số chỉ vị trí liên kết đôi- en
à Đáp án : D
Bài 2 : Nêu tính chất vật lý của anken ?
3. Tiến trình dạy học
3.1. HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM, KẾT NỐI 
HOẠT ĐỘNG 1 (3 phút)
a. Mục tiêu hoạt động
Học sinh hoạt động chủ động, tích cực, hiệu quả, có hứng thú vào chủ đề học tập.
b. Phương pháp, tổ chức học động
Phương pháp: Nêu và giải quyết vấn đề.
- Tổ chức :
GV: Các loại trái cây, đặc biệt là táo, chuối khi chín thường tỏa ra etylen- một loại khí giúp thúc đẩy quá trình chín của hoa quả. Vì vậy để muốn làm chín những quả còn xanh thì chúng ta chỉ cần đặt chúng bên cạnh những quả đã chín rồi buộc chung vào trong một túi sẽ góp phần khuếch tán khí này, giúp các quả xanh dễ dàng hấp thụ và mau chín hơn. Vậy khí etylen do trái chín sinh ra là gì nó có tính chất hóa học nào chúng ta cùng tìm hiểu tiếp theo Bài 29 : ANKEN .
c. Sản phẩm, đánh giá kết quả hoạt động
- Sản phẩm: vào bài mới Bài 29: ANKEN (tiết 2)
- Đánh giá kết quả hoạt động : thông qua hoạt động, giáo viên quan sát khả năng tiếp thu của các nhân học sinh. Từ vấn đề tăng sự tìm tòi kiến thức mới.
3.2. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
HOẠT ĐỘNG 2: TÌM HIỂU TÍNH CHẤT HÓA HỌC CỦA ANKEN 
(15 phút)
a. Mục tiêu hoạt động
- Dự đoán được tính chất hóa học của anken dựa vào công thức cấu tạo của nó. 
- Viết được các phương trình hóa học cho các phản ứng đặc trưng của anken (phản ứng cộng, phản ứng, phản ứng trùng hợp, phản ứng oxi hóa).
- Quan sát và giải thích được các hiện tượng thí nghiệm qua các video.
b. Phương thức tổ chức hoạt động
- Hoạt động nhóm : hai bàn là một nhóm thảo luận hoàn thành câu hỏi trong các phiếu học tập.
- Hoạt động cá nhân : giáo viên đặt câu hỏi cho học sinh trả lời.
- Hoạt động chung : Giáo viên gọi đại diện nhóm trả lời các câu hỏi, các nhóm khác nhận xét, bổ sung (nếu có).
Hoạt động của
giáo viên
Hoạt động của học sinh
Nội dung
Hoạt động 2.1: Phản ứng cộng (5 phút)
Mục tiêu: Phân biệt và viết được các phương trình phản ứng cộng- cộng hydro, cộng halogen và cộng HX
- Chiếu mô hình phân tử etilen, yêu cầu HS rút ra nhận xét về cấu tạo.
- Đặt vấn đề: Trong phân tử anken C=C có liên kết p kém bền, dễ bị phân cắt. 
Liên kết s bền vững hơn liên kết p. Vậy các phân tử anken gây nên những tính chất hóa học đặc trưng nào?
- Yêu cầu học sinh nhắc lại phản ứng cộng, viết phương trình phản ứng giữa etilen và hydro, sau đó gọi tên sản phẩm.
- Từ phương trình đã viết yêu cầu HS viết phương trình tổng quát cho phản ứng cộng Hydro sau đó mời 1 em HS lên bảng trình bày à nhận xét, kết luận.
- Cho HS quan sát video phản ứng giữa khí etilen và dung dịch Br2, nêu hiện tượng và giải thích?
PHIẾU HỌC TẬP SỐ 1
- Nhận xét, kết luận.
Yêu cầu HS nghiên cứu SGK và giải quyết các vấn đề sau:
+ Viết PTPƯ giữa etilen và propilen với HBr
+ Xác định bậc C
+ So sánh sản phẩm giữa 2 phản ứng, giải thích
+ Trong các sản phẩm thì sản phẩm nào là sản phẩm chính?
+ Gọi tên sản phẩm
- Đặt vấn đề cho HS: Vì sao etilen và propilen lại cho ra các sản phẩm cộng khác nhau.
à Rút ra qui tắc Maccopnhicop
- Tập trung lắng nghe. Dựa vào sách giáo khoa và máy chiếu
,thảo luận, trình bày và nhận xét.
- Viết phương trình tổng quát cho phản ứng cộng hydro, sau đó lên bảng trình bày.
- Quan sát video thí nghiệm, thảo luận nhóm và trả lời Phiếu học tập số 1 và nhận xét
- HS lắng nghe, nghiên cứu SGK, giải quyết các vấn đề giáo viên yêu cầu.
III. TÍNH CHẤT HÓA HỌC.
1. Phản ứng cộng
- Các tác nhân của phản ứng cộng: cộng H2, cộng halogen (X2) cộng HX (X: OH, halogen)
a. Cộng Hydro.
à Sản phẩm thu được là ankan
b. Cộng halogen.
Lưu ý: phản ứng trên dược dùng để phân biệt anken với ankan.
c. Cộng HX (X là OH, halogen)
PTHH
 (Spc) 
 (Spp)
à Phản ứng giữa etilen với HBr cho ra 1 sản phẩm duy nhất. Phản ứng giữa propilen với HBr cho ra 2 sản phẩm.
- Qui tắc Maccopnhicop : 
Trong phản ứng cộng HX vào liên kết đôi, nguyên tử H (hay phần mang điện dương) chủ yếu cộng vào nguyên tử cacbon bậc thấp hơn (có nhiều H hơn), còn nguyên tử hay nhóm nguyên tử X (phần mang điện âm) cộng vào nguyên tử cacbon bậc cao hơn (có ít H hơn).
PHIẾU HỌC TẬP SỐ 1
Câu 1: Phản ứng etilen tác dụng với dung dịch brom: (quan sát video)
- Hiện tượng:
 - Giải thích: 
..........................................................................................................................................
 - Viết PTHH, viết phương trình tổng quát, và nêu ứng dụng của phản ứng này: 
........................................................................................................................................
Hoạt động 2.2 : Phản ứng trùng hợp (5 phút)
Mục tiêu : Viết được PTPU trùng hợp và cách gọi tên sản phẩm trùng hợp.
- Đặt vấn đề : anken có tham gia phản ứng với nó không ?
- Yêu cầu HS nghiên cứu SGK hãy giải quyết các yêu cầu sau :
+ Viết phương trình phản ứng trùng hợp etilen
+ Nêu ý nghĩa của các đại lượng
+ Từ đó phát biểu khái niệm phản ứng trùng hợp và cách gọi tên.
Nghiên cứu SGK và thảo luận để trả lời các vấn đề của giáo viên đặt ra.
Lên bảng viết các PTHH 
2. Phản ứng trùng hợp.
- Trùng hợp là: quá trình cộng hợp liên tiếp nhiều monome ( phân tử nhỏ ) giống nhau hoặc tương tự nhau thành polyme ( phân tử rất lớn )
 n
* Chú ý chỉ có C=C mới tham gia mở nối trùng hợp
- Cách gọi tên : Tên polime = poli + tên monome
Hoạt động 2.3: Phản ứng oxi hóa (5 phút)
Mục tiêu : Phân biệt và viết được PTPU oxi hóa hoàn toàn và oxi hóa không hoàn toàn. 
- Cho HS xem video thí nghiệm etylen cháy trong không khí yêu cầu HS trả lời các câu hỏi 
PHIẾU HỌC TẬP SỐ 2
+Sản phẩm tạo thành
+ Viết PTPU và nhận xét tương quan số mol CO2 và số mol H2O
+ Viết phương trình tổng quát
+ Rút ra nhận xét
+ Oxi hóa không hoàn toàn
+ Cho HS xem video thí nghiệm sục khí etilen vào dung dịch KMnO4 và yêu cầu HS hoàn thành 
PHIẾU HỌC TẬP SỐ 3.
- Lưu ý cho HS nên dùng KMnO4 loãng
- Viết PTPU, hướng dẫn học sinh cân bằng theo phương pháp thăng bằng electron
- Quan sát thí nghiệm và thực hiện các nhiệm vụ trong phiếu học tập số 3
- Nghiên cứu SGK, trả lời các câu hỏi của giáo viên 
- Quan sát video, hoàn thành những yêu cầu trong phiếu học tập số 3
3. Phản ứng oxi hóa.
a. Oxi hóa không hoàn toàn (phản ứng cháy)
PTTQ : 
Nhận xét : khi đốt cháy 1 hidrocacbon mà tạo ra nCO2 = nH2O thì Hidrocacbon đó là anken.
b. Oxi hóa không hoàn toàn. 
à Phản ứng này được dùng để phân biệt anken với ankan.
PHIẾU HỌC TẬP SỐ 2 
Câu 2: Phản ứng đốt khí etilen sinh ra:
- Hiện tượng ( Màu ngọn lửa, sản phẩm tạo thành):
..............................................................................................................................................
- Giải thích: ..............................................................................................................................................
- Viết PTHH, viết phương trình tổng quát phản ứng cháy của anken, nhận xét tương quan nCO2 và n H2O ..............................................................................................................................................
PHIẾU HỌC TẬP SỐ 3
Câu 3: Phản ứng etilen tác dụng với dung dịch thuốc tím:
- Hiện tượng:
.............................................................................................................................................. 
- Giải thích:
..............................................................................................................................................
- Viết PTHH, và nêu ứng dụng của phản ứng này:
..............................................................................................................................................
- Dự kiến khó khăn, vướng mắc của học sinh và giải pháp hỗ trợ :
+ Học sinh sẽ gặp khó khăn khi viết phương trình oxi hóa anken bằng dung dịch thuốc tím.
+ Học sinh sẽ khó khăn khi cân bằng phương trình theo phương pháp thăng bằng electron.
c. Sản phẩm đánh giá và kết quả của hoạt động
- Sản phẩm hoạt động : 
+ Học sinh hoàn thành câu hỏi trong các phiếu học tập, tìm hiểu được tính chất hóa học của anken.
+ HS giải quyết được các vấn đề giáo viên đặt ra.
- Đánh giá kết quả hoạt động
+ Thông qua quan sát : trong quá trình học sinh hoạt động cá nhân, GV cần quan sát kĩ để kịp thời phát hiện những khó khăn, vướng mắc của học sinh, và có giải pháp hỗ trợ hợp lý.
+ Thông qua kết quả của một số học sinh và sự góp ý, bổ sung của các học sinh khác, giáo viên biết được học sinh có những kiến thức nào và những kiến thức nào cần được điều chỉnh, bổ sung.
HOẠT ĐỘNG 3 : ỨNG DỤNG VÀ PHƯƠNG PHÁP ĐIỀU CHẾ ANKEN (10 phút)
a. Mục tiêu hoạt động
- Trình bày được phương pháp điều chế.
- Nêu được các ứng dụng của anken trong đời sống.
b. Phương thức hoạt động
- Hoạt động cá nhân : giáo viên đặt câu hỏi, học sinh trả lời.
- Tổ chức : 
Hoạt động 3.1 : Điều chế (5 phút)
Mục tiêu: Trình bày được phương pháp điều chế anken trong phòng thí nghiệm và trong công nghiệp.
- GV giới thiệu các phương pháp điều chế anken
- Cho HS quan sát kết hợp nghiên cứu SGK để viết phương trình điều chế etylen trong PTN, và trong công nghiệp
- Quan sát, ghi chép bài.
- Nghiên cứu SGK đê viết phương trình điều chế anken trong phòng thí nghiệm và trong công nghiệp.
IV. Điều chế
1. Trong phòng thí nghiệm
2. Trong công nghiệp
Hoạt động 3.2 : Ứng dụng (5 phút)
Mục tiêu : Trình bày được các ứng dụng của anken trong đời sống.
- Chiếu cho HS xem những ứng dụng quan trọng.
- Sưu tầm mẫu vật, tranh ảnh, các ứng dụng của anken chiếu lên màn hình cho HS quan sát, yêu cầu HS khái quát hóa ứng dụng của anken
- Tập trung theo dõi, trình bày khái quát hóa về ứng dụng của anken.
V. Ứng dụng
- Các anken và dẫn xuất của anken là nguyên liệu cho quá trình sản xuất hóa học. Etilen, propilen, butilen được làm chất đầu tổng hợp các polime có nhiều ứng dụng.
3.3. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP
HOẠT ĐỘNG 4: LUYỆN TẬP (10 phút)
a. Mục tiêu hoạt động
- Xác định, khoanh vùng các kiến thức đã học trong bài về tính chất hóa học và điều chế anken
- Tiếp tục phát triển năng lực tự học, sử dụng nhôn ngữ hóa học, phát hiện và giải quyết vấn đề thông qua bài học.
b. Phương pháp hoạt động
- Hoạt động cá nhân: hoàn thành các câu hỏi bài tập trong phiếu học tập số 4
PHIẾU HỌC TẬP SỐ 4
Câu 1: Chất nào sau đây làm mất màu dung dịch brom? 
A. Butan
B. But-1-en
C. Cacbon đioxit
D. Metylpropan
Câu 2: Khi cho but-1-en tác dụng với dung dịch HBr, theo qui tắc Maccopnhicop sản phẩm nào sau đây là sản phẩm chính?
A. CH3-CH2-CHBr-CH2Br 
B. CH2Br-CH2-CH2-CH2Br
C. CH3-CH2-CHBr-CH3
D. CH3-CH2-CH2-CH2Br
Câu 3: Cho 3,36 lít hỗn hợp etan và etilen (đktc) đi chậm qua dung dịch brom dư. Sau phản ứng khối lượng bình brom tăng thêm 2,8g. Số mol etan và etilen trong hỗn hợp lần lượt là? 
A. 0,05 và 0,1	B. 0,1 và 0,05
C. 0,12 và 0,03	D. 0,03 và 0,12
HOẠT ĐỘNG 5. HƯỚNG DẪN TỰ HỌC (3 phút)
- HS về nhà học bài và làm bài tập 3,4,5,6/ 138 SGK 
- Chuẩn bị Bài 30: “ANKADIKEN”

Tài liệu đính kèm:

  • docxbai_so_29_anken_tiet_2.docx