Giáo án Sinh học 11 - Tiết 39, Bài 38: Các nhân tố ảnh hưởng đến sinh trưởng và phát triển ở động vật - Võ Thị Tuyết Nga

Giáo án Sinh học 11 - Tiết 39, Bài 38: Các nhân tố ảnh hưởng đến sinh trưởng và phát triển ở động vật - Võ Thị Tuyết Nga

GV: Trước hết chúng ta tìm hiểu về ảnh hưởng của các nhân tố bên trong đối với sự sinh trưởng và phát triển của động vật.

GV: Các nhân tố bên trong ảnh hưởng đến sinh trưởng và phát triển ở động vật bao gồm những nhân tố nào?

HS: Giới tính và các hoocmon sinh trưởng và phát triển.

GV: Ngoài các nhân tố như giới tính, hoocmon sinh trưởng và phát triển thì nhân tố di truyền cũng ảnh hưởng đến tốc độ lớn và giới hạn lớn của mỗi loài sinh vật.

VD: Con voi và con bò đều ăn cỏ nhưng con voi to hơn con bò rất nhiều đó là do nhân tố di truyền bên trong con voi và con bò quy định.

GV: Đó là ở các loài sinh vật khác nhau. Tuy nhiên hôm nay chúng ta chỉ nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến sinh trưởng và phát triển trong cùng 1 loài. Chúng ta qua phần 1.

 

doc 5 trang Người đăng vansu03h Lượt xem 4437Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Sinh học 11 - Tiết 39, Bài 38: Các nhân tố ảnh hưởng đến sinh trưởng và phát triển ở động vật - Võ Thị Tuyết Nga", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TRƯỜNG THPT THỰC HÀNH CAO NGUYÊN
GVHDTTSP: Cô Hoàng Thị Như Lan
SVTTSP: Võ Thị Tuyết Nga
Bộ môn: Sinh học
Lớp: 11
GIÁO ÁN CHUYÊN MÔN
Bài 38: CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN SINH TRƯỞNG VÀ PHÁT TRIỂN Ở ĐỘNG VẬT
Tiết chương trình: 39 
Ngày dạy: 26/02/2009 
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức:
- Liệt kê được và giải thích cơ chế tác động của nhóm hoocmon sinh trưởng (tuyến yên) và tiroxin (tuyến giáp) đối với sự sinh trưởng.
- Liệt kê được các nhóm hoocmon và vai trò của chúng trong sự điều hoà biến thái ở sâu bọ, ở ếch nhái; điều hoà sự tạo thành các tính trạng sinh dục thứ sinh; điều hoà chu kỳ sinh sản.
- Giải thích được sơ đồ các hiện tượng trong chu kỳ kinh nguyệt. 
2. Kỹ năng:
- Có kỹ năng quan sát, phân tích, so sánh để thấy được ảnh hưởng của các nhân tố bên trong đối với sự sinh trưởng và phát triển.
3. Thái độ:
- Có thế giới quan khoa học khi nghiên cứu, giải thích một số hiện tượng như người lùn, người khổng lồ, 
- Nâng cao ý thức và hiểu biết về các biện pháp bảo vệ sức khoẻ sinh sản 
II. PHƯƠNG PHÁP
- Hỏi đáp - tìm tòi có sử dụng phương tiện trực quan.
III. PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC
- Tranh phóng to hình 38.1, 38.2 SGK sinh học 11 nâng cao.
IV. TIẾN TRÌNH TIẾT HỌC 
1. Kiểm tra bài cũ:
2. Dạy bài mới:
Mở bài:
Ở bài trước chúng ta đã biết thế nào là sinh trưởng, phát triển ở động vật? có những dạng phát triển gì? Vậy thì sinh trưởng và phát triển chịu ảnh hưởng của những nhân tố nào? Cơ chế tác động của các nhân tố đó ra sao? Để biết được điều đó hôm nay cô và các em cùng tìm hiểu sang “bài 39: CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN SINH TRƯỞNG VÀ PHÁT TRIỂN Ở ĐỘNG VẬT”.
Hoạt động của GV và HS
Nội dung ghi bảng
GV: Trước hết chúng ta tìm hiểu về ảnh hưởng của các nhân tố bên trong đối với sự sinh trưởng và phát triển của động vật.
GV: Các nhân tố bên trong ảnh hưởng đến sinh trưởng và phát triển ở động vật bao gồm những nhân tố nào?
HS: Giới tính và các hoocmon sinh trưởng và phát triển.
GV: Ngoài các nhân tố như giới tính, hoocmon sinh trưởng và phát triển thì nhân tố di truyền cũng ảnh hưởng đến tốc độ lớn và giới hạn lớn của mỗi loài sinh vật.
VD: Con voi và con bò đều ăn cỏ nhưng con voi to hơn con bò rất nhiều đó là do nhân tố di truyền bên trong con voi và con bò quy định.
GV: Đó là ở các loài sinh vật khác nhau. Tuy nhiên hôm nay chúng ta chỉ nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến sinh trưởng và phát triển trong cùng 1 loài. Chúng ta qua phần 1.
GV: VD: Mối chúa lớn rất nhanh, cơ thể dài gấp đôi và nặng gấp 10 lần mối đực.
 Qua ví dụ trên, em nào có thể cho cô biết giới tính có ảnh hưởng như thế nào đối với sự sinh trưởng và phát triển ở động vật?
HS: Trong cùng một loài, sự sinh trưởng và phát triển của con đực và con cái có thể khác nhau. Thường thì con cái có tốc độ lớn nhanh hơn và sống lâu hơn con đực.
GV: Hoàn chỉnh câu trả lời đúng và ghi nội dung lên bảng.
GV: Em nào có thể lấy cho cô ví dụ khác chứng tỏ giới tính có ảnh hưởng đến sinh trưởng và phát triển nào?
HS: Nghiên cứu trả lời.
GV: Đó là ở các loài động vật, còn ở người thì sao? Các em hãy nhìn vào đồ thị hình 38.1 và cho cô biết: Em có nhận xét gì về tốc độ tăng khối lượng của con trai so với con gái ở những thời điểm khác nhau?
HS: Nghiên cứu trả lời.
GV: Bổ sung để hoàn thiện câu trả lời. Như vậy giới tính có ảnh hưởng như thế nào đến sinh trưởng và phát triển ở người?
HS: Ở người, tốc độ sinh trưởng của con trai và con gái không giống nhau.
GV: Như vậy là chúng ta đã biết giới tính có ảnh hưởng như thế nào đối với sinh trưởng và phát triển. thế còn các hoocmon có ảnh hưởng như thế nào? Chúng ta qua phần 2. để tìm hiểu điều đó.
GV: Yêu cầu HS kẻ bảng như sau: 
Tên hoocmon
Nơi sản xuất
Tác dụng
a. hoocmon điều hoà sinh trưởng:
- GH
- Tiroxin
b. Hoocmon điều hoà phát triển:
- Điều hoà sự biến thái
+ Ecđixơn
+ Tiroxin
+ Juvenin
- Điều hoà sự tạo thành các tính trạng sinh dục thứ sinh
+ Ơstrogen
+ Testosteron
- Điều hoà chu kỳ kinh nguyệt
+ FSH
+LH
+ Ơstrogen
+ Prôgestêron
GV: Yêu cầu HS trả lời các câu hỏi để hoàn thành bảng
HS: Nghiên cứu để trả lời các câu hỏi hoàn thành bảng.
GV: Nghiên cứu SGK, em hãy cho cô biết: điều hoà sự sinh trưởng có những hoocmon chính nào?
HS: Hoocmon sinh trưởng (GH) và tiroxin.
GV: Yêu cầu HS trả lời lệnh trong SGK: Hãy giải thích vì sao ở giai đoạn trẻ em, nếu thừa GH sẽ dẫn đến bệnh khổng lồ (trong khi đó thiếu GH lại gây bệnh lùn). Nếu muốn chữa bệnh lùn thì cần tiêm GH ở giai đoạn nào? Tại sao?
HS: Một HS trả lời, những HS khác có thể bổ sung
GV: Hoàn chỉnh câu trả lời 
GV: Yêu cầu học sinh trả lời lệnh trong SGK.
HS: Một HS trả lời, những HS khác có thể bổ sung.
GV: Hoàn chỉnh câu trả lời.
GV: Yêu cầu HS nghiên cứu SGK và cho biết thế nào là tính trạng sinh dục thứ sinh?
HS: Một HS trả lời, những HS khác có thể bổ sung.
GV: Hoàn chỉnh câu trả lời và ghi bảng.
GV: Em nào có thể cho cô biết một vài ví dụ về tính trạng sinh dục thứ sinh?
HS: Một HS trả lời, những HS khác có thể bổ sung.
GV: Các tính trạng sinh dục thứ sinh được điều hoà bởi những loại hoocmon nào?
HS: Nghiên cứu trả lời.
GV: Hoàn chỉnh câu trả lời và ghi bảng.
GV: Giới thiệu: Đối với động vật bậc cao và người đến tuổi trưởng thành thì khả năng sinh sản thường được biểu hiện ở chu kì sinh sản: ở động vật được gọi là chu kì động dục, ở người là chu kì kinh nguyệt là do có sự biến đổi trong cơ quan sinh dục xảy ra trong chu kì.
GV: Độ dài chu kì sinh sản của các loài động vật khác nhau thì có khác nhau không? Cho ví dụ
HS: Một HS trả lời, những HS khác có thể bổ sung.
GV: Tuổi dậy thì của người diễn ra ở độ tuổi nào?
HS: Nghiên cứu trả lời
GV: Đến tuổi dậy thì trong cơ thể người có những biến đổi gì?
HS: nghiên cứu trả lời
GV: Yêu cầu học sinh nhìn vào sơ đồ hình 38.2 và trả lời lệnh trong SGK.
HS: Nghiên cứu trả lời.
GV: Hoàn chỉnh câu trả lời và dùng tranh vẽ để giảng giải cho HS hiểu.
I. Ảnh hưởng của các nhân tố bên trong
1. Giới tính
- Trong cùng một loài, sự sinh trưởng và phát triển của con đực và con cái có thể khác nhau. Thường thì con cái có tốc độ lớn nhanh hơn và sống lâu hơn con đực.
- Ở người, tốc độ sinh trưởng của con trai và con gái không giống nhau.
2. Các hoocmon sinh trưởng và phát triển:
Tên hoocmon
Nơi sản xuất
Tác dụng
a. Hoocmon điều hoà sinh trưởng:
- GH
- Tiroxin
Tuyến yên
Tuyến giáp
 Tăng cường tổng hợp protein à Sinh trưởng của cơ thể.
Tăng tốc độ chuyển hoá cơ bản à Tăng cường sinh trưởng.
b. Hoocmon điều hoà phát triển:
- Điều hoà sự biến thái
+ Ecđixơn
+ Tiroxin
+ Juvenin
- Điều hoà sự tạo thành các tính trạng sinh dục thứ sinh
+ Ơstrogen
+ Testosteron
- Điều hoà chu kỳ kinh nguyệt
+ FSH
+LH
+ Ơstrogen
+ Prôgestêron
Tuyến ngực
Tuyến giáp
Tuyến ngực
Buồng trứng
Tinh hoàn
Tuyến yên
Tuyến yên
Buồng trứng
Thể vàng
Gây biến thái hoàn toàn ở bướm
Gây biến thái hoàn toàn ở ếch nhái
Gây biến thái không hoàn toàn.
Điều hoà phát triển các tính trạng sinh dục cái.
Điều hoà phát triển các tính trạng sinh dục đực.
Kích nang trứng
Tạo thể vàng.
Phối hợp với FSH và LH kích thích sự phát triển nang trứng, gây rụng trứng. 
Kết hợp với progesteron à ức chế sự tiết FSH và LH
Củng cố bài: Trả lời các câu hỏi trong SGK

Tài liệu đính kèm:

  • docbai 38-sh11nc.doc