Giáo án Ngữ văn 11 - Chủ đề: Thơ mới 1930 - 1945

Giáo án Ngữ văn 11 - Chủ đề: Thơ mới 1930 - 1945

- Thời lượng dạy học: 7 tiết

- Tiết 1, 2: Vội vàng (Tìm hiểu chung về Thơ Mới 1930 -1945, Khái quát về tác giả, đọc- hiểu chi tiết văn bản)

- Tiết 3, 4: Tràng giang (Khái quát về tác giả, đọc- hiểu chi tiết văn bản

- Tiết 5, 6: Đây thôn Vĩ Dạ (Khái quát về tác giả, đọc- hiểu chi tiết văn bản

- Tiết 7: Đọc thêm: Tương tư, Hướng dẫn tự học: Chiều xuân (Khái quát về tác giả, đọc- hiểu chi tiết văn bản), Kĩ năng đọc hiểu một bài Thơ mới Việt Nam 1930-1945

Bước 1: Xác định vấn đề cần giải quyết trong bài học

Kĩ năng đọc hiểu thơ mới Việt Nam giai đoạn 1930-1945

Bước 2: Xây dựng nội dung chủ đề bài học

Gồm các văn bản thơ: Vội vàng (Xuân Diệu); Tràng giang (Huy Cận); Đây thôn Vĩ Dạ (Hàn Mặc Tử), Tương tư ( Nguyễn Bính)

Bước 3: Xác định chuẩn kiến thức, kĩ năng

3.1. Về kiến thức

- Hiểu được những đặc sắc về nội dung và nghệ thuật của các bài thơ trong chủ đề.

- Hiểu được một số đặc điểm cơ bản của Thơ mới 1930 –1945.

- Bước đầu nhận biết sự giống và khác nhau giữa thơ trung đại và hiện đại trên một số phương diện như đề tài, cảm hứng, thể loại, hình tượng, ngôn ngữ và bút pháp .

 

doc 22 trang Người đăng hoan89 Lượt xem 2556Lượt tải 4 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Ngữ văn 11 - Chủ đề: Thơ mới 1930 - 1945", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 09/01/2019
TIẾT: 79,80,81,82,83,84,85 
Chủ đề: THƠ MỚI 1930 - 1945 
 (CHƯƠNG TRÌNH NGỮ VĂN 11)
- Thời lượng dạy học: 7 tiết
- Tiết 1, 2: Vội vàng (Tìm hiểu chung về Thơ Mới 1930 -1945, Khái quát về tác giả, đọc- hiểu chi tiết văn bản)
- Tiết 3, 4: Tràng giang (Khái quát về tác giả, đọc- hiểu chi tiết văn bản
- Tiết 5, 6: Đây thôn Vĩ Dạ (Khái quát về tác giả, đọc- hiểu chi tiết văn bản
- Tiết 7: Đọc thêm: Tương tư, Hướng dẫn tự học: Chiều xuân (Khái quát về tác giả, đọc- hiểu chi tiết văn bản), Kĩ năng đọc hiểu một bài Thơ mới Việt Nam 1930-1945
Bước 1: Xác định vấn đề cần giải quyết trong bài học
Kĩ năng đọc hiểu thơ mới Việt Nam giai đoạn 1930-1945
Bước 2: Xây dựng nội dung chủ đề bài học
Gồm các văn bản thơ: Vội vàng (Xuân Diệu); Tràng giang (Huy Cận); Đây thôn Vĩ Dạ (Hàn Mặc Tử), Tương tư ( Nguyễn Bính)
Bước 3: Xác định chuẩn kiến thức, kĩ năng
3.1. Về kiến thức
- Hiểu được những đặc sắc về nội dung và nghệ thuật của các bài thơ trong chủ đề.
- Hiểu được một số đặc điểm cơ bản của Thơ mới 1930 –1945.
- Bước đầu nhận biết sự giống và khác nhau giữa thơ trung đại và hiện đại trên một số phương diện như đề tài, cảm hứng, thể loại, hình tượng, ngôn ngữ và bút pháp ...
3.2 .Về kĩ năng
- Biết cách đọc một văn bản Thơ mới .
- Vận dụng những hiểu biết về Thơ mới 1930 –1945 vào đọc hiểu những văn bản tương tự ngoài chương trình.
- Huy động những tri thức về tác giả, hoàn cảnh sáng tác, ngôn ngữ để đọc - hiểu văn bản.
- Hình thành kĩ năng đọc - hiểu các tác phẩm trữ tình theo đặc trưng thể loại
- Kĩ năng cảm thụ, phân tích, bình giảng thơ trữ tình.
- Đọc diễn cảm, sáng tạo những đoạn thơ hay. 
- Kỹ năng đặt câu hỏi. 
- Kỹ năng sử dụng công nghệ thông tin. 
- Kỹ năng so sánh, liên hệ những tác phẩm cùng chủ đề. 
- Kỹ năng hợp tác, xử lý thông tin tư liệu.
- Kỹ năng sử dụng ngôn ngữ, giải quyết vấn đề.
- Khái quát những đặc điểm của thơ Mới qua các bài đã học.
3. 3 Về thái độ
 - Giúp HS có thái độ nhận thức đối với cuộc sống: biết yêu thương con người, yêu quê hương, trân trọng những tình cảm tốt đẹp giữa người với người...
 3.4. Định hướng các năng lực chính được hình thành
- Năng lực thu thập thông tin liên quan đến văn bản.
- Năng lực giải quyết những huống đặt ra trong văn bản.
- Năng lực đọc - hiểu văn bản theo đặc trưng thể loại.
- Năng lực trình bày suy nghĩ, cảm nhận của cá nhân về ý nghĩa của văn bản.
- Năng lực hợp tác khi trao đổi, thảo luận về nội dung và nghệ thuật của văn bản.
- Năng lực cảm thụ văn học.
- Năng lực giao tiếp bằng ngôn ngữ.
- Năng lực tư duy sáng tạo.
- Năng lực sử dụng CNTT và truyền thông (ICT) (HS biết khai thác thông tin từ nhiều nguồn khác nhau, viết báo cáo; Trình chiếu báo cáo kết quả nghiên cứu, thực hiện website).
- Năng lực lập và thực hiện được kế hoạch học tập chủ đề.
Bước 4: Xây dựng bảng mô tả câu hỏi/ bài tập theo định hướng phát triển năng lực
Mức độ nhận biết
Mức độ thông hiểu
Mức độ vận dụng 
Mức độ vận dụng cao
Nắm được những đặc sắc về nội dung nghệ thuật Thơ mới
- Nêu thông tin về tác giả (Tiểu sử, tác phẩm chính, phong cách nghệ thuật...)
- Nêu thông tin về tác phẩm: hoàn cảnh ra đời, xuất xứ...
Minh hoạ được những đặc điểm và phương pháp đọc hiểu Thơ Mới
Đọc hiểu được một bài Thơ mới
- Vận dụng những hiểu biết về tác giả, hoàn cảnh ra đời của tác phẩm để đọc – hiểu văn bản
Phân biệt được sự khác nhau giữa Thơ Mới và Thơ trung đại
 -Vận dụng đặc điểm phong cách nghệ thuật của nhà thơ vào đọc hiểu bài thơ
- Xác định đề tài cảm hứng, thể thơ
- Hiểu được nguồn cảm hứng chủ đạo.
 -Hiểu đặc điểm thơ
- Vận dụng hiểu biết về đề tài, cảm hứng, thể thơ vào phân tích, lý giải giá trị nội dung và nghệ thuật của bài thơ
- Từ việc đọc hiểu 1 bài thơ cụ thể để hình thành kỹ năng đọc hiểu 1 văn bản thơ hiện đại, cùng đề tài, trào lưu...
- Xác định chủ thể trữ tình, đối tượng trữ tình, thế giới hình tượng... Trong bài thơ
- Phát hiện chi tiết, biện pháp nghệ thuật đặc sắc (từ ngữ, biện pháp tu từ, hình ảnh, nhạc điệu, cách tổ chức câu thơ, bút pháp).
- Hiểu tâm trạng của nhân vật trữ tình trong bài thơ.
- Phân tích được ý nghĩa của thế giới hình tượng trong việc thể hiện tình cảm, cảm xúc của nhân vật trữ tình
- Lý giải ý nghĩa, tác dụng của các biện pháp nghệ thuật.
- Biết đánh giá tâm trạng của nhân vật trữ tình
 - Khái quát về đời sống tâm hồn, nhân cách... của nhà thơ.
 - So sánh cái “tôi” trữ tình của tác giả với các nhà thơ khác ở những bài thơ khác
- Đánh giá giá trị nghệ thuật của tác phẩm
- Biết bình luận những ý kiến về tác phẩm thơ đã được học.
 - Biết cảm thụ thơ, tập phê bình thơ...
 - Vận dụng hiểu biết về bài thơ vào giá trị sống hiện tại
Khái quát về những đóng góp của tác phẩm đối với sự đổi mới về thể loại, ngôn ngữ, giọng điệu, bút pháp cho sự hiện đại hóa của thơ ca dân tộc.
 So sánh với những đặc trưng nghệ thuật của thơ ca trung đại
 - Bình thơ, nghiên cứu thơ.
 - Sưu tầm thơ, tham gia câu lạc bộ thơ.
Bước 5: Xây dựng bảng mô tả câu hỏi/ bài tập theo định hướng phát triển năng lực
5. 1 Với tác phẩm “Vội Vàng” - Xuân Diệu, có thể sử dụng các câu hỏi sau:
Mức độ nhận biết
Mức độ thông hiểu
Mức độ vận dụng và vận dụng cao
- Nêu hoàn cảnh ra đời của thơ mới Việt Nam 1930- 1945?
- Khái niệm Thơ mới? 
- Nêu những đặc trưng cơ bản về nội dung và nghệ thuật của Thơ mới?
- Trình bày hiểu biết của em về tác giả Xuân Diệu? (Tiểu sử, tác phẩm chính, phong cách nghệ thuật) 
- Tác phẩm giúp cho em hiểu thêm gì về tác giả?
- Nêu xuất xứ của tác phẩm?
- Nhan đề bài thơ gợi cho em suy nghĩ điều gì?
- Em có nhận xét gì về hình thức của khổ thơ đầu?
- Vẻ đẹp nơi trần thế được tác giả thể hiện qua những biện pháp nghệ thuật nào?
- Khổ thơ thể hiện tâm trạng gì của thi nhân?
- Chỉ ra sự độc đáo trong câu “Tháng giêng ngon như một cặp môi gần”?
- Trước vẻ đẹp căng tràn sức sống của thiên nhiên, tác giả có cảm xúc gì?
- Tại sao thi nhân lại có ước muốn đó?
 - Qua đoạn 1 em suy nghĩ gì về tình yêu thiết tha nơi đối với cuộc sống trần thế của XD?( 
-Nhận xét về biện pháp nghệ thuật, giọng điệu trong đoạn thơ tiếp?
- Trong sâu thẳm nỗi khát khao, giao cảm ở XD vẫn ẩn chứa một nỗi lo âu. Đó là gì?
- Tác giả quan niệm như thế nào về thời gian?
- Cảm nhận của XD về thời gian có gì đặc biệt trong đoạn thơ “ Mùi tháng năm... độ phai tàn sắp sửa”?
- Từ đó em có cảm nhận gì về cái tôi XD?
- Không thể tước quyền của tạo hóa, Xuân Diệu đã làm gì để giữ mùa xuân cho mình?
- Em có nhận xét như thế nào về câu “Hỡi xuân hồng, ta muốn cắn vào ngươi!”?
- Từ việc tìm hiểu trên, hãy cho biết quan niệm của Xuân Diệu về cuộc sống, tuổi trẻ và hạnh phúc mà ông đã phát biểu trong bài thơ?
5. 2 Với tác phẩm “Tràng giang” - Huy Cận, có thể sử dụng các câu hỏi sau:
Mức độ nhận biết
Mức độ thông hiểu
Mức độ vận dụng và vận dụng cao
- Trình bày hiểu biết của em về tác giả Huy Cận? (Tiểu sử, tác phẩm chính, phong cách nghệ thuật) 
- Tác phẩm giúp cho em hiểu thêm gì về tác giả?
- Nêu xuất xứ và hoàn cảnh sáng tác của tác phẩm?
- Nhan đề bài thơ gợi cho em suy nghĩ điều gì?
- Câu đề từ đã hé mở cho chúng ta những cảm nhận gì về bài thơ?
- Các biện pháp tu từ trong khổ 1?
- Giữa không gian sông nước mênh mông đã hiện lên những hình ảnh nào? 
- Tác dụng của các biện pháp nghệ thuật được sử dụng?
- Không gian được thu lại như thế nào ở khổ 2?
- Ở 2 câu sau, đối lập với sự nhỏ bé của cái cồn nhỏ, KG đã được mở rộng tối đa ntn ”?
-Phân tích ý nghĩa và sắc thái cảm xúc của mỗi hình ảnh?
- Cảm nhận về tâm trạng cảm xúc của khổ 1?
-Không gian ấy giúp ta cảm nhận về hình ảnh con người như thế nào?
- Khổ 3 tác giả sử dụng hình thức câu phủ định. Hãy chỉ ra và nêu tác dụng của nó?
- Cảm nhận về KGNT và các hình ảnh trong khổ 3?
- Chỉ ra các biện pháp nghệ thuật ở khổ cuối ?
- Bức tranh thiên nhiên được miêu tả trong 2 câu đầu ntn ( Khổ cuối)?
-Ở 2 câu cuối, HC đã kế thừa và sáng tạo ý thơ nào của thi nhân đời Đường Thôi Hiệu để thể hiện nỗi lòng của mình?
- Bao trùm bt là nỗi buồn. HC cho biết đó chính là nỗi buồn thế hệ. Suy nghĩ của em ntn?
5. 3 Với tác phẩm “Đây thôn Vĩ Dạ” - Hàn Mặc Tử, có thể sử dụng các câu hỏi sau:
Nhận biết
Thông hiểu
Vận dụng và vận dụng cao
- Anh/chị biết gì về cuộc đời, đặc điểm hồn thơ và sự nghiệp văn học của nhà thơ Hàn Mặc Tử? 
- Bài thơ được viết trong hoàn cảnh nào?
- Các chi tiết, hình ảnh và các biện pháp nghệ thuật nào đã được nhà thơ sử dụng trong bài thơ?
- Cảm hứng chung của bài thơ là gì?
- Vì sao có thể khẳng định đó là cảm hứng bao trùm bài thơ Đây thôn Vĩ Dạ?
- Các yếu tố ngôn ngữ và các biện pháp nghệ thuật ấy đã góp phần ra sao vào việc thể hiện cảm xúc của nhà thơ?
- Hãy giải thích ý nghĩa tu từ của 2 câu thơ Thuyền ai đậu bến sông trăng đó/Có chở trăng về kịp tối nay?
- Cụm từ sương khói mờ nhân ảnh mang ý nghĩa gì?
- Hãy phân tích ý nghĩa của những từ ngữ, hình ảnh nêu trên trong việc thể hiện tâm trạng, cảm xúc của nhà thơ.
- Những hiểu biết nào về đặc điểm hồn thơ Hàn Mặc Tử đã giúp anh/chị hiểu rõ hơn về thế giới hình tượng và cái nhìn của nhân vật trữ tình qua bài thơ?
- Cảm nhận về vẻ đẹp của bức tranh thôn Vĩ trong khổ 1?
- Nhận xét sự biến đổi của cảnh vật và tâm trạng thi nhân từ khổ 1 đến khổ 3?
- Nhận xét về nét độc đáo trong cách sử dụng từ ngữ, hình ảnh, các biện pháp tu từ qua 3 khổ thơ?
- Anh/chị nhận định thế nào về giá trị nghệ thuật của thi phẩm?
- Bài thơ đem đến cho em suy nghĩ gì về ý nghĩa cuộc sống? Rút ra bài học cho bản thân?
- Viết bài văn (hoặc sáng tác thơ, vẽ tranh...) thể hiện cảm nhận của em sau khi học xong bài thơ này.
- Hãy ngâm, bình bài thơ
5. 4 Với tác phẩm “Tương tư” - Nguyễn Bính, có thể sử dụng các câu hỏi sau:
Mức độ nhận biết
Mức độ thông hiểu
Mức độ vận dụng
- Em hãy nêu những nét khái quát về cuộc đời,sự nghiệp và con người nhà thơ Nguyễn Bính? 
 -Em hãy cho biết xuất xứ bài thơ Tương tư và bố cục của bài thơ này?
- Đặc điểm thơ Nguyễn Bính ?
 (?)Tương tư chỉ trạng thái cảm xúc như thế nào? Tương tư ở trong bài để chỉ tình cảm của ai?
(?)Chàng trai đã bày tỏ tình cảm ấy như thế nào?
(?)Nhận xét về nỗi nhớ của nhà thơ?
- Thông điệp mà tác giả muốn gửi gắm qua nội dung đề cập của truyện?
 -Hoài Thanh đã cho rằng trong thơ Nguyễn Bính có “Hồn xưa của đất nước” qua bài thơ tương tư em có đồng ý với ý kiến đó không ?vì sao ?
Bước 6. Tiến trình bài học
6.1 Chuẩn bị của giáo viên và học sinh
1. Giáo viên
- Nghiên cứu kĩ bài học như: Các năng lực cần phát triển cho học sinh, dạy học theo phát triển năng lực cho học sinh, các phương pháp dạy học và kỹ thuật dạy học tích cực
- Chuẩn bị hệ thống câu hỏi thảo luận nhóm, phiếu học tập,  ... ; Huy Cận phủ nhận tất cả những gì thuộc về con người. Nỗi buồn ở bài thơ này không chỉ là nỗi buồn mênh mông trước cảnh sông dài trời rộng mà còn là nỗi buồn nhân thế, nỗi buồn trước cuộc đời.
 e. Khổ thơ thứ tư:
- Cảnh mùa thu: những đám mây trắng xếp chồng lên nhau đùn lên phía chân trời thành núi mây trắng, ánh tà dương phản chiếu như dát bạc -> Thiên nhiên thật hùng vĩ, tráng lệ.
- Xuất hiện cánh chim bé bỏng, chỉ cần nghiêng cánh là cả bóng chiều sa xuống -> cánh chim cô đơn, lẻ loi, bơ vơ đến tội nghiệp trong buổi chiều tà -> gợi nỗi buồn xa vắng.
- Nghệ thuật đối lập: cánh chim đơn độc, nhỏ bé > cảnh thiên nhiên rộng hơn, thoáng đãng hơn, hùng vĩ hơn nhưng cũng buồn hơn.
- Kế thừa ý thơ của Thôi Hiệu trong bài Lầu Hoàng Hạc Quê hương khuất bóng hoàng hôn/Trên sông khói sóng cho buồn lòng ai: TH nhìn khói sóng mà buồn nhớ quê, HC không thấy khói sóng mà vẫn nhớ nhà -> Nỗi buồn nhớ quê hương da diết mãnh liệt của nt
=> Là nỗi buồn của thế hệ thanh niên trí thức trong những năm tháng mất nước, ngột ngạt, bế tắc -> Nỗi buồn trong sáng, nỗi buồn dọn đường cho lòng yêu nước.
III. TỔNG KẾT
1. Nghệ thuật
- Bt vừa mang âm hưởng Đường thi vừa rất hiện đại
2. Nội dung
- Bt thể hiện nỗi sầu của cái tôi cô đơn trước thiên nhiên vũ trụ rộng lớn, qua đó nt bộc lộ niềm khát khao hòa hợp giữa con người với con người và tình cảm yêu nước thầm kín thiết tha.
B3. VĂN BẢN “ ĐÂY THÔN VĨ DẠ” - HÀN MẶC TỬ
I. TÌM HIỂU CHUNG
1. Tác giả
- Hàn Mặc Tử (1912 – 1940) tên thật Nguyễn Trọng Trí, quê: Đồng Hới - Quảng Bình.
- Xuất thân trong một gia đình viên chức theo đạo Thiên chúa.
- Sống nhiều ở Quy Nhơn, có thời gian làm việc ở Bình Định.
- Năm 1936: mắc bệnh phong, về lại Quy Nhơn chữa bệnh, mất ở trại phong Quy Hoà.
- Tuy cuộc đời nhiều bi thương nhưng HMT là một trong các nhà thơ có sức sáng tạo mạnh mẽ nhất trong PTTM.
- Các tác phẩm chính: SGK.
2. Bài thơ:
- In trong tập Thơ điên (1938).
- Bài thơ lấy cảm hứng từ mối tình thầm lặng của Hàn Mặc Tử với cô gái thôn Vĩ Dạ.
II. ĐỌC - HIỂU VĂN BẢN
1. Đọc
2. Tìm hiểu VB
a. Khổ thơ đầu
- Câu mở đầu: Sao anh không về chơi thôn Vĩ?
-> Câu hỏi tu từ: + gợi cảm giác lời trách cứ nhẹ nhàng, lời mời mọc tha thiết của cô gái nơi thôn Vĩ Dạ (mà tg tự tưởng tượng ra).
+ lời nhà thơ tự vấn, tự trách mình, hỏi mình, lời ước ao thầm kín của người đi xa được về lại thôn Vĩ Dạ.
+ Về chơi: mang sắc thái thân mật gần gũi, chân thành.
-> Câu hỏi là duyên cớ để khơi dậy trong tâm hồn nhà thơ bao kỉ niệm sâu sắc, bao hình ảnh đẹp đẽ, đáng yêu về xứ Huế, trước hết là về Vĩ Dạ, nơi có người mà nhà thơ thương mến. Lời mời gọi tha thiết về thôn Vĩ. 
- Câu 2 - 3: Cảnh thiên nhiên thôn Vĩ buổi sớm mai:
+ Nhìn nắng hàng cau nắng mới lên: phác hoạ cái nhìn từ xa:
. Những hàng cau thẳng tắp vượt lên những cây khác, những tàu lá lấp lánh đầy ánh nắng ban mai đầu tiên của ngày -> nắng thanh tân, tinh khiết.
. Câu thơ lặp lại hai lần từ nắng -> đặc điểm của nắng miền trung: nắng nhiều, ánh nắng chói chang, rực rỡ ngay từ lúc bình minh.
. nắng mới lên - gợi vẻ đẹp của nắng: trong trẻo, tinh khiết, có cảm giác nó làm bừng sáng cả không gian hồi tưởng của nhà thơ.
-> Quan sát tinh tế, tạo được cho cảnh vật vẻ đẹp hài hoà.
+ Vườn ai mướt qua xanh như ngọc: cái nhìn thật gần của một người đi trong vườn tươi đẹp của thôn Vĩ Dạ - một đặc trưng của xứ Huế- nhà vườn.
. Mướt: gợi được vẻ tươi tốt, mỡ màng đầy sức sống của vườn cây cũng như cái sạch sẽ, bóng láng, óng ả của từng lá cây dưới ánh mặt thời -> sự chăm chút khéo léo của chủ nhân những khu vườn.
. Vườn ai mướt quá: lời cảm thán mang sắc thái ngợi ca.
. Xanh như ngọc: so sánh đẹp gợi hình ảnh những lá cây xanh mướt, mượt mà được ánh mặt trời rực rỡ buổi mai xuyên qua -> lung linh, lóng lánh, ngời sáng trong suốt như ngọc.
-> Phải có tình yêu tha thiết với thiên nhiên, với cuộc sống, có ân tình sâu sắc, đậm đà mới lưu giữ được những hình ảnh sống động và đẹp đẽ đến như vậy.
- Con người Vĩ Dạ: Lá trúc che ngang mặt chữ điền: sự xuất hiện của con người làm cho cảnh vật thêm sống động.
+ Khuôn mặt chữ điền: khuôn mặt của người ngay thẳng, phúc hậu, cương trực.
+ Lá trúc che ngang mặt chữ điền: con người chỉ xuất hiên thấp thoáng, ẩn hiện sau những vườn cây
-> sự xuất hiện của con người thật kín đáo, dịu dàng rất đúng bản tính của người Huế.
=> Cảnh xinh xắn, người phúc hậu, thiên nhiên và con người hài hoà với nhau trong một vẻ đẹp kín đáo, dịu dàng.
-> H/a thơ được miêu tả theo hướng cách điệu hóa, chỉ gợi lên vẻ đẹp của con người chứ không chỉ rõ cụ thể là ai, đại từ phiếm chỉ ai
=> Bức tranh thiên nhiên thôn Vĩ đẹp, tươi sáng, trong trẻo, gợi cảm và đầy sức sống. Tâm trạng thi nhân: niềm vui khi nhận được tín hiệu tình cảm của người trong mộng (trong tưởng tượng của thi nhân), niềm hi vọng lóe sáng về ty, hp.
b. Khổ thơ thứ hai:
- KG mở rộng ra ngoài khung cảnh của thôn Vĩ là trời mây sông nước xứ Huế. TG buổi ban mai ở Vĩ Dạ đã chuyển vào ngày rồi sang đêm tối.
- Thiên nhiên ban ngày xứ Huế:
+ gió theo lối gió mây đường mây: ngắt nhịp 4/3, 2 vế tiểu đối -> gợi tả KG gió mây chia lìa đôi đường đôi ngả như 1 nghịch cảnh đầy ám ảnh.
+ dòng nước buồn thiu hoa bắp lay: dòng sông lững lờ, lay động, động từ lay gợi sự hiu hắt, thưa vắng -> nhân hoá con sông thành 1 sinh thể có tâm trạng để giãi bày tâm tư của chính mình
-> Bức tranh TN ảm đạm, nhuốm màu chia lìa, sự sống mệt mỏi, yếu ớt
=> Một nỗi buồn hiu hắt mang dự cảm về hạnh phúc chia xa.
- TN sông nước xứ Huế về đêm:
+ sông trăng: dòng sông như được dát bạc, ánh lên lộng lẫy -> hình tượng đẹp, thi vị, gợi tả vẻ đẹp lãng mạn, thơ mộng, thân thương của xứ Huế.
+ Thuyền ai đậu bến sông trăng đó/Có chở trăng về kịp tối nay: thuyền chở trăng là thuyền chở ty, bến trăng là bến bờ hp, liệu con thuyền ty có vượt thời gian để kịp cập bến bờ hp hay k?
=> Câu thơ chất chứa niềm khắc khoải, sự chờ đợi mỏi mòn ty, hp của thi nhân. Ẩn trong đó có sự mông lung, hồ nghi, thất vọng.
c. Khổ thơ thứ ba:
- Cảnh, người trong mộng. TN nhường chỗ cho sự hiện diện của con người.
+ khách đường xa ->mơ: có thể là người đang sống ở Vĩ Dạ cũng có thể là chính nt -> điệp từ khách đường xa gợi lên khoảng cách xa xôi cách trở.
+ áo em: áo của người con gái xứ Huế, có lẽ là áo của người ở thôn Vĩ; trắng quá nhìn k ra: thi nhân đang sống trong ảo giác, không phải nhìn bằng mắt thường.
+ sương khói mờ nhân ảnh: Cảnh vật và con người mờ ảo -> xa xôi, hư ảo
-> Hiện thực hư ảo, mờ nhòe, càng lúc càng chìm dần vào cõi mộng.
+ Câu cuối: mang hoài nghi mà lại cứ chan chứa niềm tha thiết với cuộc đời.
. Đại từ phiếm chỉ ai -> hai ý nghĩa của câu thơ:
. Nhà thơ làm sao biết được tình người xứ Huế có đậm đà hay không, hay cũng mờ ảo, chóng tan như sương khói?
. Người xứ Huế có biết chăng tình cảm của nhà thơ với cảnh Huế, người Huế hết sức đậm đà?
=> Thi nhân cảm nhận rõ nét khoảng cách xa xôi, cái hư ảo ngày càng rõ của ty, hp trong tâm hồn tha thiết yêu thương với con người và cuộc đời.
III. TỔNG KẾT
1. Nghệ thuật
- Hình ảnh thơ độc đáo, đẹp, gợi cảm
- Ngôn ngữ trong sáng, tinh tế, đa nghĩa
- Các biện pháp NT: đại từ phiếm chỉ ai, câu hỏi tu từ, điệp từ, nhân hóa được sử dụng thành công. 
2. Nội dung
- Bài thơ thể hiện tình cảm yêu mến đối với cảnh sắc thiên nhiên, con người xứ Huế và nỗi buồn sâu kín trong dự cảm ty, hp chia xa của nt
B4. VĂN BẢN “ TƯƠNG TƯ” - NGUYỄN BÍNH
I. TÌM HIỂU CHUNG
- Tác giả: SGK.
- Đặc điểm thơ Nguyễn Bính:
+ Tìm về hồn thơ dân tộc.
+ Mang phong vị dân gian, phảng phất chất ca dao dân ca.
-> Nguyễn Bính: Thi sĩ của đồng quê, nhà thơ chân quê.
 II. GỢI Ý TÌM HIỂU BÀI THƠ
 1. Nội dung:
- Tương tư: nỗi nhớ mong của trai gái khi yêu nhau
Trong bài thơ, tương tư: nỗi nhớ mong của chàng trai đối với cô gái mình yêu.
- Biểu hiện:
+ Kể lể, trách móc đối với người mình yêu.
+ Kể lể cho thoả nỗi nhớ mong.
+ Trách móc vì chưa được người yêu quan tâm đền đáp.
-> Quá yêu.
+ Hi vọng trong sự nhún nhường đối với người yêu (chờ đợi).
+ Nỗi nhớ kết thúc bài thơ - nỗi nhớ mang đậm sắc thái dân gian -> nhớ mong da diết nhưng không bi luỵ, buồn bã.
 2. Nghệ thuật:
Hình ảnh và ngôn từ , thể thơ lục bát, cách ví von, giọng điệu và hồn thơ trữ tình dân gian.
 3. Ý nghĩa văn bản:
Vẻ đẹp trữ tình của một tình yêu chân quê thuần phác.
* Hướng dẫn tự học: Chiều xuân ( Anh Thơ)
GV hướng dẫn HS tìm hiểu nội dung và nghệ thuật bài thơ
C. KĨ NĂNG ĐỌC HIỂU MỘT BÀI THƠ MỚI
- Đọc diễn cảm bài thơ 
- Tìm hiểu về tác giả, hoàn cảnh sáng tác của bài thơ
- Xác định nguồn cảm hứng chủ đạo của bài thơ
- Cắt nghĩa, cảm nhận các từ ngữ, hình ảnh, chi tiết tiêu biểu 
- Phân tích, lí giải các biện pháp nghệ thuật đặc sắc góp phần chuyển tải nội dung bài thơ và tâm trạng cái tôi trữ tình
- Rút ra giá trị tư tưởng của tác phẩm.
6.5. Hoạt động luyên tập
1. Qua bài thơ Vội vàng, bản thân em là học sinh, em rút ra được bài học gì?
Gợi ý: Lối sống tích cực, sống phải có hoài bão, ước mơ...
2. Hình ảnh: sóng, thuyền, bèo, cành củi khô, cánh chim trong bài thơ Tràng giang gợi cho em liên tưởng gì? Gợi ý: Thân phận con người nhỏ bé, đơn độc, bấp bênh, lạc loài giữa cuộc đời trong xã hội cũ.
 3. Chứng minh rằng ba khổ của bài thơ Đây thôn Vĩ Dạ, mõi khổ nghiêng về một cảnh sắc, một tâm tình. Nhận xét về sắc thái khác nhau và chỉ ra mạch liên kết giữa cá khổ thơ?
Gợi ý: - Về 3 khổ
+ Khổ 1: Cảnh vườn tược thôn Vĩ. Đằng sau cảnh là tình yêu cảnh tha thiết, nỗi ước ao về lại miền yêu thương của lòng mình
+ Khổ 2: Cảnh đan xen thực ảo. Nỗi đau chia lìa, khát khao cháy bỏng tình người chứa chan trong cảnh.
_+ Khổ 3: Cảm xúc nghiêng về mơ tưởng,hoài nghi mà vẫn chan chứa niềm thiết tha với cuộc đời
- Nhận xét chung về cấu trúc
+ Về cảnh: mỗi khổ thơ là mỗi cảnh 
+ Về cảm xúc: Tâm trạng nhân vật trữ tình vận động nhất quán 
6.6 Hoạt động vận dụng mở rộng (học sinh thực hiện ở nhà)
- Tìm đọc cuốn Thi nhân Việt Nam
- Tìm đọc các bài thơ và các tác giả trong phong trào Thơ mới
- Viết đoạn cảm nhận về thơ Mới.
- So sánh sự giống nhau và khác nhau giữa thơ trung đại và hiện đại về đề tài, cảm hứng, thể loại và ngôn ngữ
- So sánh cái tôi trữ tình qua ba bài thơ Vội vàng, Tràng giang, Đây thôn Vĩ Dạ
- Những bức tranh mùa xuân trong bài thơ Vội vàng chuyển tải những cảm xúc, suy nghĩ gì của Xuân Diệu?
- Theo em, bài thơ Đây thôn Vĩ Dạ là bài thơ về tình yêu hay tình quê? Vì sao bài thơ diễn tả tâm trạng riêng của nhà thơ lại tạo được sự cộng hưởng rộng rãi và lâu bền trong tâm hồn các thế hệ bạn đọc?
- Nhận xét về hai yếu tố không gian và thời gian trong bài thơ Tràng giang
- Hoài Thanh đã cho rằng trong thơ Nguyễn Bính có “Hồn xưa của đất nước” qua bài thơ Tương tư em có đồng ý với ý kiến đó không ?Vì sao ?
6. 7. Hướng dẫn học sinh tự học
1. Hướng dẫn học sinh học bài cũ
- Nắm vững kiến thức đã học
- Hoàn thiện các bài tập vận dụng, mở rộng
2. Hướng dẫn chuẩn bị bài mới
Chuẩn bị bài: Thao tác lập luận bác bỏ
+ Lý thuyết
+ Làm bài tập SGK

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_ngu_van_11_chu_de_tho_moi_1930_1945.doc