Giáo án môn Ngữ văn khối 11 - Ôn tập văn học dân gian Việt Nam

Giáo án môn Ngữ văn khối 11 - Ôn tập văn học dân gian Việt Nam

 Văn học dân gian có 3 đặc trưng cơ bản sau đây:

Là những tác phẩm nghệ thuật ngôn từ truyền miệng.

Được sáng tạo tập thể.

Gắn bó và phục vụ trực tiếp cho các sinh hoạt khác nhau trong đời sống cộng đồng.

Những đặc trưng đó làm nên tính truyền miệng, tính tập thể, tính thực hành của văn học dân gian và phân biệt với văn học viết

 

ppt 22 trang Người đăng minh_thuy Lượt xem 1272Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án môn Ngữ văn khối 11 - Ôn tập văn học dân gian Việt Nam", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ÔN TẬPVĂN HỌC DÂN GIAN Biên soạn: HS: Dương Minh Mẩn10TTHPT Chuyên Nguyễn Đình Chiểu (TX Sa Đéc)2010-2011Văn học dân gian là những tác phẩm văn học nghệ thuật ngôn từ truyền miệng được hình thành, tồn tại, phát triển nhờ tập thể và gắn bó, phục vụ trực tiếp cho các hoạt động khác nhau trong đời sống cộng đồng.I. Văn học dân gian - Các đặc trưng cơ bảnĐẶC TRƯNG: Văn học dân gian có 3 đặc trưng cơ bản sau đây:Là những tác phẩm nghệ thuật ngôn từ truyền miệng.Được sáng tạo tập thể.Gắn bó và phục vụ trực tiếp cho các sinh hoạt khác nhau trong đời sống cộng đồng.Những đặc trưng đó làm nên tính truyền miệng, tính tập thể, tính thực hành của văn học dân gian và phân biệt với văn học viếtII. Thể loại:12 thể loại chínhcủa văn học dân gianViệt Nam8. Câu đố7. Tục ngữ12. Chèo6. Truyện cười4. Truyện cổ tích2. Sử thi3. Truyền thuyết1. Thần thoại9. Ca dao10. Vè11. Truyện thơ5. Truyện ngụ ngôn12 loạiThần thoại: tác phẩm tự sự dân gian thường kể về các vị thần, nhằm giải thích tự nhiên, thể hiện khác vọng chinh phục tự nhiên và phản ánh quá trình sáng tạo văn hóa của con người thời cổ đại.2. Sử thi: tác phẩm tự sự dân gian có quy mô lớn, sử dụng ngôn ngữ có vần, nhịp, xây dựng những hình tượng nghệ thuật hoành tráng, hào hùng để kể về một hoặc nhiều biến cố lớn diễn ra trong đời sống cộng đồng của cư dân thời cổ đại.3. Truyền thuyết: tác phẩm tự sự dân gian kể về các sự kiện và nhân vật lịch sử (hoặc có liên quan đến lịch sử) theo xu hướng lí tưởng hóa, qua đó thể hiện sự ngưỡng mộ và tôn vinh của nhân dân đối với những người có công với đất nước, dân tộc hoặc cộng đồng cư dân của một vùng.4. Truyện cổ tích: tác phẩm tự sự dân gian mà cốt truyện và hình tượng được hư cấu có chủ định, kể về số phận con người bình thường trong xã hội, thể hiện tinh thần nhân đạo và lạc quan của nhân dân lao động.5. Truyện ngụ ngôn: tác phẩm tự sự dân gian ngắn, có kết cấu chặt chẽ, thông qua các ẩn dụ (phần lớn là hình tượng loài vật) để kể về những sự việc liên quan đến con người, từ đó nêu lên những bài học kinh nghiệm về cuộc sống hoặc về triết lí nhân sinh.6. Truyện cười: tác phẩm tự sự dân gian ngắn, có kết cấu chặt chẽ, kết thúc bất ngờ, kể về những sự việc xấu, trái tự nhiên trong cuộc sống, có tác dụng gây cười, nhằm mục đích giải trí, phê phán.7. Tục ngữ: câu nói ngắn gọn, hàm súc, phần lớn có hình ảnh, vần, nhịp, đúc kết kinh nghiệm thực tiễn, thường được dùng trong ngôn ngữ giao tiếp hằng ngày của nhân dân.8. Câu đố: bài văn vần hoặc câu nói thường có vần, mô tả vật đố bằng những hình ảnh, hình tượng khác lạ để người nghe tìm lời giải, nhằm mục đích giải trí, rèn luyện tư duy và cung cấp những tri thức về đời sống.9. Ca dao: lời thơ trữ tình dân gian, thường kết hợp với âm nhạc khi diễn xướng, được sáng tác nhằm diễn tả thế giới nội tâm của con người.10. Vè: tác phẩm tự sự dân gian kể bằng văn vần, có lối kể mộc mạc, phần lớn nói về các sự việc, sự kiện thời sự của làng, của nước.11. Truyện thơ: tác phẩm tự sự dân gian bằng thơ, giàu chất trữ tình, phản ánh số phận và khác vọng của con người khi hạnh phúc lứa đôi và sự công bằng xã hội bị tước đoạt.12. Chèo: tác phẩm sân khấu dân gian, kết hợp các yếu tố trữ tình và trào lộng để vừa ca ngợi những tấm gương đạo đức, vừa phê phán, đả kích cái xấu trong xã hội.Văn học dân gian là kho tri thức vô cùng phong phú về đời sống các dân tộc:- Tri thức dân gian phần lớn là những kinh nghiệm lâu đời được nhân dân đúc kết từ thực tiễn. - Các dân tộc của Việt Nam có văn học dân gian riêng, vì thế vốn tri thức của toàn dân tộc vô cùng phong phú và đa dạng.III. Những giá trị cơ bản của văn học dân gian3. Văn học dân gian có giá trị thẩm mĩ to lớn, góp phần quan trọng tạo nên bản sắc riêng cho nền văn học dân tộc:- Văn học dân gian được chắt lọc, mài giũa qua không gian và thời gian, trở thành những viên ngọc quý. - Văn học dân gian phát triễn song song với văn học viết, có tác động sâu sắc qua lại với văn học viết, tạo nên bản sắc riêng cho nền văn học dân tộc.2. Văn học dân gian có giá trị giáo dục xâu sắc về đạo lí làm người:- Văn học dân gian giáo dục tinh thần nhân đạo, tinh thần lạc quan và niềm tin vào cái thiện. - Văn học dân gian góp phần hình thành những phẩm chất tốt đẹp: lòng yêu nước, lòng vị tha, óc thực tiễn,Chúng ta cùng tham giaĐiền vào khoảng trốngNÀO!!!...Làm sao cắt nghĩa được _____ ?Có nghĩa gì đâu, một buổi chiềuNó chiếm hồn ta bằng _____ ,Bằng ___ nhè nhẹ, gió _____ . Vì sao(Xuân Diệu)tình yêunắng nhạtmâyhiu hiuBánh cả mâm sao gọi ____ Trầu cả chợ sao bảo _____ bánh íttrầu khôngPhượng hoàng ở chốn _____Sa cơ lỡ vận phải theo ____Bao giờ ______ mưa hòa______ đổi cánh lại ra phượng hoàng.cheo leođàn gàgió thuậnThay lôngBuổi học đến đây kết thúc!Cám ơn cô và các bạn

Tài liệu đính kèm:

  • pptôn tập văn học dân gian Việt Nam.ppt