Giáo án môn Ngữ văn 11 tiết 74: Tiếng việt Nghĩa của câu

Giáo án môn Ngữ văn 11 tiết 74: Tiếng việt Nghĩa của câu

Tiết 74: Tiếng Việt

NGHĨA CỦA CÂU

I. Mục tiêu

 1. Về kiến thức

 - Nắm được những nội dung cơ bản về hai thành phần nghĩa của câu.

- Nhận dạng và phân tích đựơc hai thành phần nghĩa của câu.

 2. Về kỹ năng

 - Nhận biết và phân tích hai thành phần nghĩa trong câu

- Rèn kĩ năng đặt câu và diễn đạt được nội dung cần thiết của câu phù hợp với ngữ cảnh.

- Phát hiện và sửa lỗi về nội dung và ý nghĩa của câu.

 

doc 4 trang Người đăng minh_thuy Lượt xem 1624Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án môn Ngữ văn 11 tiết 74: Tiếng việt Nghĩa của câu", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn:
Ngày dạy:
Dạy lớp: 11A
Ngày dạy:
Dạy lớp: 11B
Ngày dạy:
Dạy lớp: 11C
Tiết 74: Tiếng Việt
NGHĨA CỦA CÂU
I. Mục tiêu
 1. Về kiến thức
- Nắm được những nội dung cơ bản về hai thành phần nghĩa của câu.
- Nhận dạng và phân tích đựơc hai thành phần nghĩa của câu.
 2. Về kỹ năng
- Nhận biết và phân tích hai thành phần nghĩa trong câu
- Rèn kĩ năng đặt câu và diễn đạt được nội dung cần thiết của câu phù hợp với ngữ cảnh.
- Phát hiện và sửa lỗi về nội dung và ý nghĩa của câu.
 3. Về thái độ
Nghiêm túc, yêu quý khả năng diễn đạt phong phú, dồi dào của Tiếng Việt
II. Chuẩn bị của GV và HS
1. Chuẩn bị của GV
 SGK, SGV, GA, TLTK.
2. Chuẩn bị của HS
 SGK, bài soạn, tài liệu liên quan
III. Tiến trình bài dạy
1. Kiểm tra bài cũ: Kết hợp trong giờ học.
* Đặt vấn đề vào bài mới (1’):
Trong câu không chỉ biểu hiện nghĩa sự việc mà còn biểu nghĩa tình thái rõ nét. Bài học hôm nay sẽ cung cấp cho các em những kiễn thức cơ bản về nghĩa tình thái ở trong câu mà trong quá trình viết văn hay tạo lập văn bản chúng thường xuyên sử dụng.
2. Dạy nội dung bài mới:
Hoạt động của GV 
TG
Hoạt động của HS
? Đọc bài tập 1.
? So sánh 2 câu trong cặp câu trên trong phương diện mà đề bài yêu cầu.
12
I. Hai thành phần nghĩa của câu.
1. Khảo sát bài tập.
+ cặp câu a1/ a2 đều nói đến một sự việc : một thời Chí Phèo đã ao ước có một gia đình nho nhỏ.
. Câu a1 có từ hình như: Chưa chắc chắn. Câu a2 không có từ hình như: thể hiện độ tin cậy cao.
+ Cặp câu b1/ b2 đều đề cập đến một sự việc : Người ta cũng bằng lòng. Câu b1 bộc lộ sự tin cậy. Câu b2 chỉ đề cập đến sự việc.
? Qua những ví dụ vừa phân tích, ta thấy nghĩa của câu bao gồm những thành phần nào?
2. Nhận xét
- Nghĩa của câu gồm 2 thành phần: 
+ nghĩa sự việc (ứng với sự việc được đề cập đến?
+ Nghĩa tình thái: (bày tỏ thái độ, cách nhìn nhận, đánh giá của người nói đối với sự việc được đề cập đến hoặc đối với người nghe)
? Đọc các ví dụ:
1. Xuân Tóc Đỏ cắt đặt đâu vào đấy rồi mới xuống chỗ người đi đưa.
2. Trời thu xanh ngắt mấy tầng cao.
3. Lá vàng trước gió khẽ đưa vèo.
4. Lom khom dưới núi tiều vài chú.
5. Còn bạc, còn tiền, còn đệ tử
 Hết cơm, hết rượu, hết ông tôi.
6. Ngựa xe như nước áo quần như nêm.
Xác định mục đích, nội dung được đề cập đến trong các ví dụ. 
21
II. Nghĩa sự việc
Câu 1: Biểu hiện hành động
Câu 2: Biểu hiện trạng thái, tính chất.
Câu 3: Biểu hiện quá trình
Câu 4: Biểu hiện tư thế 
Câu 5: Biểu hiện sự tồn tại
Câu 6; Biểu hiện quan hệ.
? Như vậy, đó là các biểu hiện của nghĩa sự việc trong câu. Em hiểu thế nào là nghĩa sự việc?
Nghĩa sự việc của câu là thành phần nghĩa ứng với sự việc mà câu đề cập đến.
Một số loại câu biểu hiện sự việc phổ biến:
Câu Biểu hiện hành động
Câu Biểu hiện trạng thái, tính chất.
Câu Biểu hiện quá trình
Câu Biểu hiện tư thế 
Câu Biểu hiện sự tồn tại
Câu Biểu hiện quan hệ.
? Nghĩa sự việc thường được biểu hiện nhờ những thành phần ngữ pháp nào của câu?
- Nghĩa sự việc thường được biểu hiện nhờ những thành phần ngữ pháp: Chủ ngữ, vị ngữ, trạng ngữ, khởi ngữ, .
3. Củng cố, luyện tập (10')
GV yêu cầu đọc to phần ghi nhớ và nhập tâm.
? Hãy phân tích nghĩa sự việc trong từng câu thơ ở bài thơ Thu điếu của Nguyễn Khuyến.
Bài 1: 
- C1: 2 SV: Trạng thái
- C2: 1 SV: Đặc điểm
- C3, 4: 1 SV: Quá trình
- C5: 2SV: trạng thái, đặc điểm
- C6: 2 SV: đặc điểm, trạng thái
- C7: 2SV: tư thế
- C8: 1 SV: hành động
? Tách nghĩa tình thái và nghĩa sự việc trong các câu ở bài tập 2.
Bài tập 2:
a. Kế, thực, đáng -> Công nhận sự danh giá là có thực những chỉ thực ở một phương diện nào đó, cũng ở phương diện khác thì là điều đáng sợ.
b. Từ tình thái: có lẽ -> phỏng đoán
c. 2 nghĩa SV và 2 nghĩa TT...
4. Hướng dẫn HS tự học ở nhà 1
 + Bài cũ: Nắm nội dung bài học.
 + Bài mới: Chuẩn bị bài tiếp theo theo hướng dẫn SGK.

Tài liệu đính kèm:

  • doc74.doc