Giáo án môn Ngữ văn 11 - Thương vợ

Giáo án môn Ngữ văn 11 - Thương vợ

A. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT:

 Qua bài giảng, nhằm giúp HS:

 1. Cảm nhận được hình ảnh bà Tú: vất vả, đảm đang, thương yêu và lặng lẽ hi sinh vì chồng con

 2. Thấy được tình cảm yêu thương, quý trọng của Trần Tế Xương dành cho người vợ. Qua những lời tự trào, thấy được vẻ đẹp nhân cách và tâm sự của nhà thơ

 3. Nắm được những thành công về nghệ thuật của bài thơ: từ ngữ giản dị, giàu sức biểu cảm, vận dụng hình ảnh, ngôn ngữ văn học dân gian, sự kết hợp giữa giọng điệu trữ tình và tự trào .

B. PHƯƠNG TIỆN THỰC HIỆN:

 - SGK, SGV Ngữ văn 11 – tập 1.

 - Thiết kế dạy học Ngữ văn 11 – tập 1.

 - Thiết kế bài giảng Ngữ văn 11 – tập 1.

 - Giới thiệu giáo án Ngữ văn 11 – tập 1.

 

doc 6 trang Người đăng minh_thuy Lượt xem 3370Lượt tải 5 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án môn Ngữ văn 11 - Thương vợ", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết theo PPCT: 9 
THƯƠNG VỢ
 	 (Trần Tế Xương) 
	Ngày soạn: 28.08.09
	Ngày giảng:
	Lớp giảng:	11A	11C	11E	11K
	Sĩ số:
A. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT: 
	Qua bài giảng, nhằm giúp HS:
	1. Cảm nhận được hình ảnh bà Tú: vất vả, đảm đang, thương yêu và lặng lẽ hi sinh vì chồng con 
	2. Thấy được tình cảm yêu thương, quý trọng của Trần Tế Xương dành cho người vợ. Qua những lời tự trào, thấy được vẻ đẹp nhân cách và tâm sự của nhà thơ 
	3. Nắm được những thành công về nghệ thuật của bài thơ: từ ngữ giản dị, giàu sức biểu cảm, vận dụng hình ảnh, ngôn ngữ văn học dân gian, sự kết hợp giữa giọng điệu trữ tình và tự trào .
B. PHƯƠNG TIỆN THỰC HIỆN:
	- SGK, SGV Ngữ văn 11 – tập 1.
	- Thiết kế dạy học Ngữ văn 11 – tập 1.
	- Thiết kế bài giảng Ngữ văn 11 – tập 1.
	- Giới thiệu giáo án Ngữ văn 11 – tập 1.
	- Bài tập Ngữ văn 11 – tập 1.
C. CÁCH THỨC TIẾN HÀNH:
 GV tổ chức giờ dạy theo cách kết hợp các phương pháp: gợi tìm, kết hợp các hình thức trao đổi thảo luận, trả lời các câu hỏi. 
D. TIẾN TRÌNH BÀI DẠY:
	1. Ổn định lớp:
	2. Kiểm tra bài cũ: 
	GV: Đọc thuộc bài thơ Câu cá mùa thu của Nguyễn Khuyến. Nhận xét khái quát về cảnh thu và tình thu được thể hiện trong bài thơ?
	Yêu cầu: 
	- Đọc thuộc bài thơ
	- Cảnh thu: không khí thu, màu sắc thu, chuyển động thu, không gian thu -> đẹp nhưng tĩnh lặng và đượm buồn. Điển hình cho mùa thu của làng cảnh Việt Nam
	- Tình thu: tâm trạng của Nguyễn Khuyến là tấm lòng thiết tha, gắn bó với quê hương đất nước - tấm lòng yêu nước thầm kín nhưng không kém phần sâu sắc.
	3. GTBM
	4. Tiến trình giờ giảng
Hoạt động của Thầy và Trò
Yêu cầu cần đạt
GV: Dựa vào phần Tiểu dẫn, hãy giới thiệu chung về tác giả?
+ HS: Theo dõi và gạch chân trong SGK
GV: sự nghiệp sáng tác có điểm gì đáng lưu ý?
GV: bà Tú, tên thật là Phạm Thị Mẫn thuộc hàng tiểu thư con nhà khoa bảng. Lấy ông Tú bà trở thành người vợ tần tảo, yêu chồng thương con, biết trọng tài năng và cá tính của ông Tú, nuôi chồng ăn học đi thi nhiều lần.
+ GV: Yêu cầu học sinh đọc văn bản, lưu ý HS giọng điệu: xót thương, cảm phục, mỉa mai của tác giả.
+ HS: Đọc văn bản.
GV: Thương vợ: là một trong những bài thơ hay và cảm động nhất của Tú Xương viết về bà Tú
GV: Lưu ý HS quan niệm XH thời PK về người phụ nữ. 
“Con gái nhà dòng lấy chồng kẻ chợ
Tiếng có miếng không”
“Viết vào giấy dán ngay lên cột
Hỏi mẹ mày rằng dốt hay hay
Rằng hay thưa thực là hay .
“ Hỏi ra quan ấy ăn lương vợ,
Đem chuyện trăm năm giở lãi bàn..”
+ GV: Nêu bố cục ?
+ GV: Bài thơ khắc họa những hình ảnh nào? Hình ảnh đó được khắc họa trực tiếp hay gián tiếp? 
+ HS: Hình ảnh bà Tú được khắc họa qua tình cảm thương yêu, quý trọng của Tú Xương, và ngược lại qua tấm lòng Tú Xương đối với vợ mà thấy được vẻ đẹp nhân cách của nhà thơ 
g Ông Tú không xuất hiện trực tiếp nhưng vẫn hiển hiện trong từng câu thơ
Hoạt động 2: Hướng dẫn học sinh Đọc – hiểu văn bản.
- Thao tác 1: Hướng dẫn học sinh tìm hiểu Hình ảnh bà Tú qua nỗi lòng thương vợ của ông Tú.
+ GV: Cảm nhận của em về hình ảnh bà Tú qua bốn câu thơ đầu?
+ HS: Nêu cảm nhận.
GV: Hai câu thực đã gợi tả cụ thể hơn cuộc sống tảo tần, buôn bán ngược xuôi của bà Tú như thế nào? 
+ GV: Sự sáng tạo của TX trong việc vận dụng hình ảnh con cò trong ca dao? + HS: Ca dao: 
Con cò lặn lội bờ sông
Gánh gạo nuôi chồng tiếng khóc nỉ non
à Tú Xương: Hình ảnh con cò rợn ngợp giữa không gian và thời gian
 + GV: Cách TX thay con cò bằng thân cò có ý nghĩa gì? 
+ HS: Diễn tả sự đồng nhất 
+ GV: Cảnh làm ăn, buôn bán mà bà Tú tham gia có đặc điểm gì? 
+ HS: Chen chúc, ồn ào trên sông nước của những người buôn bán nhỏ
 + GV: So với Khi quãng vắng thì Buổi đò đông ít lo âu, nguy hiểm hơn không? Nên hiểu từ “đò đông” như thế nào?
+ HS: Trả lời.
+ GV: Ca dao có câu: 
Con ơi nhớ lấy câu này.
Sông sâu chớ lội đò đầy chớ qua
+ GV: Giữa hai câu thực có hiện tượng đối về từ ngữ, nó đã làm nổi bật sự vất vả, gian truân của bà Tú như thế nào?
+ GV: Hiện tượng đảo ngữ ở hai câu thực có tác dụng gì?
+ GV: Chốt lại.
+ GV: Phân tích những câu thơ nói lên đức tính cao đẹp của bà Tú? 
+ GV: Bà Tú vất vả như thế để làm gì? Câu thơ gợi lên được đức tính gì của bà Tú?
+ GV: Em có suy nghĩ gì về 2 câu luận?
+ HS: Trao đổi, trả lời. 
+ GV: Bản thân từ nắng, mưa chỉ sự vất vả, năm, mười là số lượng phiếm chỉ, để nói số nhiều giờ được tách ra tạo nên một thành ngữ chéo. 
+ GV: Giá trị của những thành ngữ ấy?
Hai câu này gợi nhớ những thành ngữ nào?
+ HS: Trao đổi, trả lời. 
+ GV: Chốt lại
- Thao tác 2: Hướng dẫn học sinh tìm hiểu Chân dung nhà thơ.
+ GV: Nỗi lòng thương vợ của nhà thơ được thể hiện như thế nào trong câu thơ đầu?
+ HS: Trả lời.
+ GV: Cách nói của TX trong câu thứ 2 có gì đặc biệt? Nói lên tình cảm gì của Tú Xương?
+ HS: Trả lời.
+ GV: Tú Xương có dựa vào cớ gì để trút bỏ trách nhiệm không? 
+ HS: Trả lời.
+ GV: Ca dao:
Chồng gì anh, vợ gì tôi.
Chẳng qua là cái nợ đời chi đây
+ GV: Lời “chửi” trong hai câu thơ cuối là lời của ai, có ý nghĩa gì? 
+ HS: Trả lời.
+ GV: Giảng thêm:
 0 Thói đời: đời sống tự nó phô bày ra những gì xấu xa, là hoàn ảnh xh biến nhà thơ thành kẻ vô dụng, là thành kiến, dư luận
 0 Bạc: mỏng, bạc bẽo ; ăn ở bạc: ăn ở đối xử với nhau tệ hại. 
+ GV: Tự chửi mình cũng là một cách để chuộc lỗi đối với vợ. Từ hoàn cảnh riêng, tác giả lên án thói đời bạc bẽo nói chung.
+ GV: Qua bài thơ, nhận xét về vẻ đẹp nhân cách của Tú Xương? 
+ HS: Trả lời.
+ GV: Xã hội xưa trọng nam khinh nữ, Tú Xương là một nhà nho lại dám sòng phẳng với bản thân, với cuộc đời, dám tự thừa nhận mình là quan ăn lương vợ, không những đã biết nhận ra thiếu sót mà còn dám tự nhận khiếm khuyết. Một con người như thế là một nhân cách đẹp. 
* Hoạt động 3: Hướng dẫn học sinh tổng kết.
+ GV: Nội dung bài thơ thể hiện điều gì?
+ HS: Tình thương yêu, quý trọng vợ của Tú Xương thể hiện qua sự thấu hiểu nỗi vất vả gian truân và những đức tính cao đẹp của bà Tú. Qua bài thơ, người đọc không những thấy hình ảnh bà Tú mà còn thấy được những tâm sự và vẻ đẹp nhân cách của Tú Xương.
+ GV: Bài thơ có những đặc sắc gì về nghệ thuật?
+ HS: Từ ngữ giản dị, giàu sức biểu cảm, vận dụng sáng tạo hình ảnh ngôn ngữ văn học dân gian (hình ảnh thân cò lặn lội, sử dụng nhiều thành ngữ), ngôn ngữ đời sống (cách nói khẩu ngữ, sử dụng tiếng chửi)
* Hoạt động 4: Hướng dẫn học sinh luyện tập.
+ GV: Hướng dẫn HS:
+ Vận dụng hình ảnh:
 0 Hình ảnh con cò trong ca dao nhiều khi nói về thân phận người phụ nữ lam lũ, vất vả, chịu thương chịu khó: “Con cò lặn lội bờ sông ”, thân phận người lao động với nhiều bất trắc, thua thiệt “Con cò mà đi ăn đêm”
 0 Hình ảnh con cò trong bài Thương vợ nói về bà Tú có phần xót xa, tội nghiệp hơn hình ảnh con cò trong ca dao. 
+ Vận dụng từ ngữ: 
 Thành ngữ năm nắng mười mưa được vận dụng sáng tạo: nắng, mưa chỉ sự vất vả, năm, mười là số lượng phiếm chỉ, để nói số nhiều được tách ra tạo nên một thành ngữ chéo, vừa nói lên sự vất vả gian truân, vừa thể hiện được đức tính chịu thương chịu khó, hết lòng vì chồng vì con của bà Tú
I. Tìm hiểu chung:
1. Tác giả: 
a. Cuộc đời:
- Trần Tế Xương (1870 – 1907)Tú Xương, quê Nam Định. 
- Một người tài năng và tâm huyết nhưng lận đận về quan trường.
- Là người có cá tính sắc sảo, phóng túng, khó gò vào khuôn sáo
b. Sự nghiệp sáng tác: 
- Số lượng: trên 100 bài, chủ yếu là thơ Nôm. Nhiều thể thơ (thất ngôn bát cú, thất ngôn tứ tuyệt, lục bát) và một số bài văn tế, phú, câu đối 
- Hai mảng: Trữ tình, trào phúng.
- Nội dung: trào phúng, trữ tình, bắt nguồn từ tâm huyết của nhà thơ với nước, với đời
- Có hẳn một đề tài viết về bà Tú (thơ, văn tế, câu đối)
2. Bài Thương vợ: 
a. Đọc văn bản
b. Đề tài: 
- Về bà Tú – người phụ nữ chịu nhiều gian truân và vất vả trong cuộc đời thực
c. Bố cục
- 2 phần: - 6 câu đầu (chân dung bà Tú), 2 câu cuối (thái độ của nhà thơ)
II. Đọc – hiểu văn bản:
1. Hình ảnh bà Tú qua nỗi lòng thương vợ của ông Tú:
a. Nỗi vất vả, gian khó của bà Tú:
- Quanh năm buôn bán ở mom sông: 
 + Thời gian: Quanh năm: suốt cả năm, từ năm này qua năm khác, không kể mưa hay nắng
 + Địa điểm: ở mom sông: chỗ chênh vênh, nguy hiểm
 + Công việc: buôn bán
à Cả thời gian và không gian như làm nặng thêm nỗi lam lũ, vất vả của bà Tú.
- Lặn lội thân cò khi quãng vắng:
+ Vận dụng sáng tạo hình ảnh con cò: xuất hiện giữa cái rợn ngợp của không gian và thời gian 
g Heo hút, rợn ngợp, chứa đầy âu lo, nguy hiểm 
+ Thân cò: 
Đơn chiếc 
- Eo sèo mặt nước buổi đò đông 
+ Những lời phàn nàn, cáu gắt, cộng với sự chen lấn, xô đẩy = chứa đầy sự bất trắc 
+ Đối : khi quãng vắng >< buổi đò đông 
g Đã vất vả, đơn chiếc, lại phải bươn chải trong cảnh chen chúc làm ăn
+ Đảo ngữ: Nhấn mạnh nỗi vất vả, gian truân. 
a Bốn câu thơ nói lên thực cảnh vất vả của bà Tú. 
b. Đức tính cao đẹp của bà Tú: 
- Nuôi đủ năm con với một chồng: 
nuôi con + chồng (gánh nặng gia đình) 
g Đảm đang, tháo vát, chu đáo với chồng con 
- Một duyên hai 
  dám quản công”
+ Duyên một mà nợ hai nhưng bà Tú không một lời phàn nàn, lặng lẽ chấp nhận sự vất vả vì chồng con
+ Đành phận (thân(cò) g phận): số phận, định mệnh cả kiếp người nên phải chịu, phải chấp nhận, phải trả
+ Sử dụng thành ngữ: 
Một duyên hai nợ, năm nắng mười mưa 
à Sự vất vả gian truân + đức tính chịu thương chịu khó, hết lòng vì chồng vì con của bà Tú 
a Nghệ thuật đối trong hai câu lụân: làm nổi bật phẩm chất tần tảo, đảm đang, đức hi sinh của bà Tú.
2. Hình ảnh ông Tú qua nỗi lòng thương vợ: 
a. Yêu thương, quý trọng, tri ân vợ: 
- Hai câu thơ đầu:
+ Lựa chọn chi tiết nói về không gian và thời gian buôn bán của Bà Tú
à Thương vợ: Nhận ra sự đảm đang quán xuyến của người vợ.
+ Cách nói: “năm con/với/một chồng”
à Đặt mình ngang hàng với năm đứa con thành kẻ ăn bám vợ, là gánh nặng cho vợ nên càng tri ân vợ 
- Hai câu luận:
à Thương vợ: Thấy được sự vất vả của vợ .
 b. Con người có nhân cách qua lời tự trách mình: 
- “ Một duyên hai nợ âu đành phận”
à Tự coi mình là món nợ đời mà bà Tú phải gánh chịu, không dựa vào quan niệm duyên số để trút vỏ trách nhiệm. 
- Lời tự chửi mình: 
“Cha mẹ thói đời ăn ỏ bạc,
Có chồng hờ hững cũng như không.”
 + Sự hờ hững của ông đối với vợ cũng là một biểu hiện của thói đời bạc bẽo 
+ Ý nghĩa xã hội: thói đời là nguyên nhân sâu xa khiến bà Tú phải khổ 
a Tự trách mình, nhận ra khiếm khuyết của bản thân lại càng thương yêu, quý trọng vợ
III. TỔNG KẾT:
Ghi nhớ (SGK)
IV. LUYỆN TẬP
Phân tích sự vận dụng sáng tạo hình ảnh, ngôn ngữ VHDG trong bài thơ?
V. CỦNG CỐ: 
 - Cảm nhận về hình ảnh bà Tú qua bài thơ? 
 - Vì sao có thể nói: Tình thương vợ sâu nặng của TX thể hiện qua sự thấu hiểu nỗi vất vả gian truân và những đức tính cao đẹp của bà Tú? 
 - Cảm nhận về con người Tú Xương qua bài thơ? 
VI. DẶN DÒ: 
 - Làm bài tập phần Luyện tập 
 - Chuẩn bị bài mới: Chuẩn bị hai bài đọc thêm: Khóc Dương Khuê, Vịnh khoa thi hương. 
Câu hỏi: Trả lời những câu hỏi sau hai bài đọc thêm.

Tài liệu đính kèm:

  • docThuong vo(2).doc