Giáo án Hóa học 11 - Bài 38: Hệ thống hóa về hidrocacbon + Luyện tập

Giáo án Hóa học 11 - Bài 38: Hệ thống hóa về hidrocacbon + Luyện tập

I. Mục tiêu

1. Kiến thức

Biết được : Mối quan hệ giữa các loại hiđrocacbon quan trọng.

2. Kĩ năng

- Lập được sơ đồ quan hệ giữa các loại hiđrocacbon.

- Viết được các phương trình hoá học biểu diễn mối quan hệ giữa các chất.

- Tách chất ra khỏi hỗn hợp khí, hỗn hợp lỏng.

- Xác định công thức phân tử, viết công thức cấu tạo và gọi tên.

3. Thái độ.

- Rèn luyện thái độ học tập và làm việc nghiêm túc.

- Xây dựng tính tích cực, tự giác, chủ động và tạo cơ sở cho các em yêu thích môn học.

4. Định hướng phát triển năng lực.

- Kĩ năng thảo luận nhóm.

- Kĩ năng so sánh, tổng hợp.

- Kĩ năng giải bài tập.

II. Phương pháp dạy học.

 

docx 7 trang Người đăng hong.qn Lượt xem 7200Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Hóa học 11 - Bài 38: Hệ thống hóa về hidrocacbon + Luyện tập", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
KẾ HOẠCH BÀI HỌC
Bài 38: Hệ thống hóa về hidrocacbon. Luyện tập
Chương 7: Hidrocacbon thơm. Nguồn hidrocacbon thiên nhiên.
	 Hệ thống hóa về hidrocacbon.
Họ và tên giáo viên hướng dẫn: LÃ THỊ BÍCH HẰNG.
Họ và tên giáo sinh thực tập: NGUYỄN THỊ TUYẾN.
Ngày nộp:
Ngày giảng: 
Lớp:	Trường THPT Hoa Lư A.
I. Mục tiêu
1. Kiến thức
Biết được : Mối quan hệ giữa các loại hiđrocacbon quan trọng.
2. Kĩ năng
- Lập được sơ đồ quan hệ giữa các loại hiđrocacbon.
- Viết được các phương trình hoá học biểu diễn mối quan hệ giữa các chất.
- Tách chất ra khỏi hỗn hợp khí, hỗn hợp lỏng.
- Xác định công thức phân tử, viết công thức cấu tạo và gọi tên.
3. Thái độ.
- Rèn luyện thái độ học tập và làm việc nghiêm túc.
- Xây dựng tính tích cực, tự giác, chủ động và tạo cơ sở cho các em yêu thích môn học.
4. Định hướng phát triển năng lực.
- Kĩ năng thảo luận nhóm.
- Kĩ năng so sánh, tổng hợp.
- Kĩ năng giải bài tập.
II. Phương pháp dạy học.
- Hoạt động theo nhóm nhỏ.
- Nêu vấn đề và giải quyết vấn đề.
III. Chuẩn bị.
1. Giáo viên: giáo án, tài liệu cần thiết, phiếu học tập, mảnh ghép để cho Hs ôn tập kiến thức. 
2. Học sinh: Sách vở, ôn tập về các hidrocacbon.
IV. Tổ chức hoạt động dạy học. 
1. Ổn định tổ chức lớp, kiểm tra sĩ số.
2. Kiểm tra bài cũ (kết hợp trong quá trình dạy học).
3. Tiến trình dạy học.
Vào bài: Các em đã được tìm hiểu về các hidrocacbon, và hôm nay chúng ta sẽ cùng nhau hệ thống hóa lại kiến thức về các loại hidrocacbon quan trọng.
Hoạt động 1: Hệ thống hóa về hidrocacbon quan trọng: ankan, anken, ankin và ankylbenzen.
Hoạt động của 
GV và HS
Nội dung kiến thức cần đạt
- GV: Dùng trò chơi “mảnh ghép tốc độ” để cho HS hoàn thành bảng hệ thống hóa về hidrocacbon.
 GV đưa ra các mảnh ghép kiến thức với các phần nội dung về: đặc điểm cấu tạo, đồng phân, tính chất vật lí, tính chất hóa học của ankan, anken, ankin, ankylbenzen.
Lần lượt cho các nhóm (mỗi nhóm 4 Hs) lên nhận mảnh ghép với các phần nội dung GV giao, Hs nhanh chóng đọc nội dung của mảnh ghép và ghép vào cột kiến thức của hidrocacbon phù hợp.
Nhận mảnh ghép, Hs sẽ có 15s để đọc và ghép các mảnh ghép vào cột phù hợp.
Người nhanh nhất sẽ giành chiến thắng.
- Hs có thể xung phong lên 4 người một, hoặc giáo viên gọi 4 Hs bất kì.
- Gv: Cho Hs nhận xét, sau đó Gv chỉnh sửa và bổ sung.
Nhấn mạnh nội dung quy tắc thế của ankan, quy tắc cộng Mac-cop-nhi-cop, quy tắc thế trong vòng benzen.
Bài 38: Hệ thống hóa về hidrocacbon.
I. Hệ thống hóa về hidrocacbon.
Ankan
Anken
Ankin
Ankylbenzen
CTPT
CnH2n+2
n ≥ 1
CnH2n
n ≥ 2
CnH2n-2
n ≥ 2
CnH2n-6
n ≥ 6
Đặc điểm liên kết, mạch C.
Chỉ có lk đơn C-C và C-H, mạch hở.
Có một lk đôi C=C, mạch hở.
Có một kiên kết ba C C, mạch hở.
3 liên kết đơn xen kẽ ba liên kết đôi, mạch vòng.
Đồng phân
- Mạch C
- Mạch C.
- Vị trí lk đôi.
- Hình học.
- Mạch C.
- Vị trí lk ba
- Mạch C của nhánh ankyl.
- Vị trí tương đối của các nhóm ankyl.
Tính chất vật lí
-Ở điều kiện thường; từ C1 đến C4 là chất khí, C5 đến C17 là chất lỏng và còn lại là chất rắn.
-Không màu.
-Không tan trong nước.
Tính chất hóa học (viết ptpu minh họa)
- Phản ứng thế (halogen).
- Phản ứng tách.
- Phản ứng oxi hoá.
- Phản ứng cộng (H2, Br2, HX,...).
- Phản ứng trùng hợp.
- Phản ứng oxi hóa.
- Phản ứng cộng (H2, Br2, HX,...).
- Phản ứng thế H lk trực tiếp với nguyên tử C của lk ba đầu mạch.
- Phản ứng oxi hóa.
- Phản ứng thế (halogen, nitro.)
- Phản ứng cộng.
- Phản ứng oxi hóa mạch nhánh.
Hoạt động 2: Sự chuyển hóa giữa các loại hidrocacbon.
Hoạt động của
GV và HS
Nội dung kiến thức cần đạt
- Gv: Mời 2 Hs lên bảng:
Hoàn thành sơ đồ chuyển hóa.
2
1
4
3
a) C2H2 	 C2H4	 C2H6
2
1
b, 
3
Hexan	 xiclohexan 	benzen
Giải: 
to, Pd/PbCO3
 a,
1) C2H2 + H2 	 C2H4 
Ni, to
2) C2H4 + H2 	 
Xt, to
3) C2H6 	 C2H4 + H2 
Ni, to
4) C2H2 +2H2 	 C2H6
Xt, to
b,
1) CH3- (CH2)4- CH3	+ H2 
Xt, to
2, 	+ 3H2 
Xt, to
3, CH3- (CH2)4- CH3 	 + 4H2 
- Gv: yêu cầu các Hs khác cùng làm, đồng thời quan sát, nhận xét bài làm của 2 Hs lên bảng.
Gv nhận xét.
- Gv: mời Hs lên viết sơ đồ chuyển hóa dạng tổng quát giữa các hidrocacbon.
II. Sự chuyển hóa giữa các loại hidrocacbon.
Sơ đồ chuyển hóa sgk trang172.
Hoạt động 3: Bài tập vận dụng.
- Gv: Chia lớp thành 4 nhóm nhỏ, mỗi nhóm sẽ hoàn thành 1 phiếu học tập trong 10 phút sau đó đại diện nhóm lên trình bày kết quả lên bảng.
Phiếu học tập số 1:
1, PTHH (nếu có) khi cho các chất etan, eten, propin lần lượt tác dụng với: dd Br2, H2 (Ni, to; Pd/PbCO3), AgNO3/NH3.
2, Hỗn hợp X có tỉ khối so với H2 là 21,2 gồm propan, propen và propin. Khi đốt cháy hoàn toàn 0,1 mol X, tổng khối lượng của CO2 và H2O thu được là:
A. 18,60 gam. 	B. 18,96 gam. 	C. 20,40 gam. 	D. 16,80 gam
Phiếu học tập số 2:
1, Phân biệt các khí đựng trong các bình riêng biệt không dán nhãn: H2, O2, CH4, C2H4, C2H2. Viết pthh giải thích. 
2, BT 3 sgk trang 172.
Phiếu học tập số 3:
1. Viết PTHH (nếu có) (dưới dạng công thức cấu tạo thu gọn) khi cho benzen, toluen lần lượt tác dụng với: dd Br2, Br2 (Fe, to). 
2. Phân biệt benzen, toluen bằng phương pháp hoá học.
Phiếu học tập số 4:
1, Viết CTCT các đồng phân (nếu có) của C6H6, C7H8, C8H10, C9H12. Gọi tên các đồng phân (gọi tên thường nếu có).
2, Dẫn V lít (đktc) hỗn hợp X gồm axetilen và hiđro có khối lượng là m gam đi qua ống sứ đựng bột niken nung nóng, thu được khí Y. Dẫn Y vào lượng dư AgNO3 trong dung dịch NH3 thu được 12 gam kết tủa. Khí đi ra khỏi dung dịch phản ứng vừa đủ với 16 gam brom và còn lại khí Z. Đốt cháy hoàn toàn khí Z được 2,24 lít khí CO2 (đktc) và 4,5 gam H2O. Giá trị của V là :
A. 11,2. 	B. 13,44. 	C. 5,60. 	D. 8,96.
- HS: thảo luận nhóm và hoàn thành các phiếu học tập.
- GV: Nhận xét và tổng kết kiến thức sau mỗi phiếu học tập.
V. Dặn dò.
Hs về nhà đọc chương 8: Dẫn xuất Halogen, Ancol- Phenol.
VI. Rút kinh nghiệm.
Phê duyệt của GV hướng dẫn	 	 Ngày duyệt

Tài liệu đính kèm:

  • docxbai_38_He_thong_hoa_ve_hidrocacbon.docx