Âm điệu trong thơ Hàn Mặc Tử

Âm điệu trong thơ Hàn Mặc Tử

Bình Định, Quy Nhơn, Ghềnh Ráng

Lần đầu tiên tôi đang đứng trước mộ Hàn Mạc Tử

Lần đầu tiên tôi đang trò chuyện với Dzũ Kha - người dùng bút lửa lưu giữ thơ Hàn.

Nhưng lởn vởn trong đầu óc tôi lại đang là một sự hồi tưởng, chuyện đã mươi mười lăm năm trước: một vị Giáo sư - Thầy học của tôi, một nhà phê bình văn học khả kính, khi đó có bảo tôi rằng theo ông nghĩ Đây thôn Vĩ Dạ và Mùa xuân chín của Hàn Mạc Tử là hai bài thơ “trong sáng nhất” của nền thi ca Việt Nam. (Và tôi đã luôn tin vào điều ấy)

Vậy sao bây giờ tôi không thử bàn luận về nó, từ chỗ đứng ngôn ngữ học của tôi? Cái đẹp của văn chương cũng rất cần những sự chứng minh khoa học

 

doc 9 trang Người đăng minh_thuy Lượt xem 1526Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Âm điệu trong thơ Hàn Mặc Tử", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Âm điệu trong thơ Hàn Mặc Tử
GS.TSKH. Lý Toàn Thắng
Viện Ngôn ngữ học
B
ình Định, Quy Nhơn, Ghềnh Ráng
Lần đầu tiên tôi đang đứng trước mộ Hàn Mạc Tử
Lần đầu tiên tôi đang trò chuyện với Dzũ Kha - người dùng bút lửa lưu giữ thơ Hàn...
Nhưng lởn vởn trong đầu óc tôi lại đang là một sự hồi tưởng, chuyện đã mươi mười lăm năm trước: một vị Giáo sư - Thầy học của tôi, một nhà phê bình văn học khả kính, khi đó có bảo tôi rằng theo ông nghĩ Đây thôn Vĩ Dạ và Mùa xuân chín của Hàn Mạc Tử là hai bài thơ “trong sáng nhất” của nền thi ca Việt Nam. (Và tôi đã luôn tin vào điều ấy)
Vậy sao bây giờ tôi không thử bàn luận về nó, từ chỗ đứng ngôn ngữ học của tôi? Cái đẹp của văn chương cũng rất cần những sự chứng minh khoa học
*
 Về Hàn Mạc Tử người ta đã viết khá nhiều, nhưng có điều dường như mọi người chỉ chăm chú tới cái khác lạ trong nội dung và cảm hứng thơ của ông - từ những yếu tố trữ tình, tượng trưng, rồi đến siêu thực, đến tôn giáo... - những cái làm nên một Hàn Mạc Tử “chỉ có một, thật” (như Chế Lan Viên từng viết). Ít ai bàn sâu, bàn kỹ về cái khác lạ trong nghệ thuật thơ ông, thơ Bảy chữ, thơ Năm chữ và càng ít bàn về nhạc tính, về âm điệu trong những dòng thơ đầy cảm giác của ông. 
Đó là một điều đáng tiếc; vì đánh giá cuộc cách mạng ngôn từ (hay cách tân) của Thơ Mới rất nhiều nhà phê bình văn học cũng như những nhà thơ tên tuổi đều cho rằng: khác hẳn “Thơ Cũ”, Thơ Mới rất giàu nhạc điệu; sự giàu có ấy là do Thơ Mới đã phản kháng lại với những thi điệu khuôn thước theo Niêm, Luật, Vận, Đối của Thơ Cũ, để nhà thi sĩ có thể chỉ thả hồn mình theo cái nhạc cảm huyền diệu riêng của  nội tâm, luôn chuyển động, biến hoá, khi thiết tha khi bình lặng, khi choáng ngợp khi mong manh
Trong đời thơ ngắn ngủi và  thương đau của  Hàn Mạc Tử, Đây thôn Vĩ Dạ và Mùa xuân chín là hai bài thơ Bảy chữ hoàn toàn “tỉnh” táo, không hề “điên” loạn, đang còn nằm trong cái quỹ đạo thi pháp chung của Thơ Mới  Bảy chữ bấy giờ. 
Thơ  Mới Bảy chữ vốn  phát xuất từ thơ Đường Thất ngôn với rất nhiều luật lệ về Thể, Niêm, Vận, Nhịp, gắn với những yêu cầu về Bằng-Trắc Cao-Thấp của các Thanh, với sự chấp thuận “Nhất Tam Ngũ bất luận, Nhị Tứ Lục phân minh”. Vì thế, muốn thấy được những gì cách tân ở các thi sĩ của phong trào Thơ Mới nói chung và Hàn Mạc Tử nói riêng, ta phải trở về với âm luật thơ Thất ngôn tiếng Việt.
Một bài thơ Đường Thất ngôn bát cú có 56 tiÕng, B»ng Tr¾c ngang nhau ®Òu 28 tiÕng, và tuy có 08 câu/dòng thơ nhưng chỉ có 04 mô hình thanh điệu Bằng Trắc, đó là:        
              - mô hình  I:      B   B    T   T    T  B     B
              - mô hình  II:     T   T    B   B    T  T     B
              - mô hình III:     B   B    T   T    B  B    T
              - mô hình IV:     T   T    B  B     B  T    T
(Ba ch÷ in ®Ëm ë vÞ trÝ  ba tiÕng “NhÞ, Tø, Lôc” lµ b¾t buéc B»ng Tr¾c (phân minh), ba ch÷ in  thêng ë vÞ trÝ ba tiÕng “NhÊt, Tam, Ngò” lµ kh«ng b¾t buéc B»ng Tr¾c (bÊt luËn), ch÷ cuèi ë vÞ trÝ tiÕng “ThÊt” cã g¹ch díi lµ “vÇn”).
Bốn mô hình này (với ít nhiều biến cách ở các vị trí 1, 3, 5) được bố trí trong một bài thơ Thất ngôn bát cú, bài Qua Đèo Ngang của Bà Huyện Thanh Quan, như sau:         
- Câu 1: mô hình II  “T T B B T T  B”
Bước tới Đèo Ngang bóng xế tà
- Câu 2:  mô hình  I  “t/B B  b/T  T T B  B”
 Cỏ cây chen lá đá chen hoa 
- Câu 3:  mô hình III  “B B  T  T B  B T”
 Lom khom dưới núi tiều vài chú
-  Câu 4:  mô hình II  “T T B B T T  B”
Lác đác bên sông chợ mấy nhà
- Câu 5:  mô hình IV  “T T B  B B T  T”
Nhớ nước đau lòng con quốc quốc    
- Câu 6:  mô hình I  “B B  T  T T B   B”
Thương nhà  mỏi miệng cái gia gia           
- Câu 7:  mô hình III  “B B  T  T B B   T”
Dừng chân đứng lại trời, non, nước    
- Câu 8:  mô hình II  “T T B B  b/T  T  B”
Một mảnh tình riêng ta với  ta       
Như vậy, ở đây bốn mô hình Bằng Trắc đã không được sử dụng ngang  nhau, mà có sự chênh lệch như sau:
- 02 lần dùng mô hình I (câu thứ 2 và thứ 6)
- 03 lần dùng mô hình II (câu thứ 1, thứ 4 và thứ 8)      
- 02 lần dùng mô hình III (câu thứ 3 và thứ 7)
- chỉ 01 lần dùng mô hình IV (câu thứ 5)
Tuy nhiên Qua Đèo Ngang của Bà Huyện Thanh Quan là một bài thơ Thất ngôn bát cú làm theo “luật Trắc”. Nếu làm theo “luật Bằng” như ở bài “Tự  tình” (Canh khuya) của Hồ Xuân Hương thì tỷ lệ nói trên sẽ thay đổi như sau:
- 03 lần dùng mô hình I (câu thứ 1, thứ 4 và thứ 8) 
- 02 lần dùng mô hình II (câu thứ 2 và thứ 6)
- chỉ 01 lần dùng mô hình III (câu thứ 5)
- 02 lần dùng mô hình IV (câu thứ 3 và thứ 7)
Dù  vậy, nhìn chung lại, ta vẫn có thể thấy rằng với thơ  Thất ngôn bát cú hai mô hình I và II có vần Bằng là nổi trội hơn, được ưa dùng hơn (05 câu) so với hai mô hình III và IV mang vần Trắc (03 câu).
Ta cũng cần chú ý rằng: mỗi khổ thơ Bảy chữ bốn câu của Thơ Mới, về hình thức, giống như một bài Thất ngôn tứ tuyệt, cũng cã luật Bằng Trắc, có kiểu Vần, loại Nhịp,... Điều này  không có gì lạ, bởi vì  mỗi khổ thơ Bảy chữ bốn câu (cũng như nguyên một bài Thất ngôn tứ tuyệt), sự thực, đa phần chỉ  là những cách thức cắt khúc khác nhau  từ những bài Thất ngôn bát cú. 
Bây giờ ta đã có thể xem xét thơ Bảy chữ của Hàn Mạc Tử.
Nhưng trước hết, ta hãy thử nhìn sang Huy Cận, và làm một phép so sánh giữa hai ông. Điều này không phải vì câu chuyện chân tài hay ngôi thứ trong chiếu thơ; đơn giản là một lẽ khác: “Chân lý chỉ được nhận ra trong sự so sánh” (Ngạn ngữ Âu châu).
Với Huy Cận, ta sẽ chọn Tràng giang để so sánh với Đây thôn Vĩ Dạ, lý do là vì:  
a) Đây cũng là một bài thơ Bảy chữ có khổ thơ mở đầu vần Trắc và gieo vần cách như Đây thôn Vĩ Dạ;
b) Tràng giang cũng đẹp và buồn như Đây thôn Vĩ Dạ;
c) Chúng đều là những bài thơ được bình chọn là tiêu biểu của Hàn Mạc Tử và Huy Cận, thuộc vào loại mươi bài hay nhất của Thơ Mới.
Tiếp theo, vì khuôn khổ hạn hẹp của một bài báo, ta sẽ thử chọn khổ mở đầu của hai bài thơ, để đối chiếu. Không khó khăn lắm, ta cũng có thể nhận ra những điều khác biệt sau đây.
Trong khổ mở đầu Tràng giang, Huy Cận đã sử dụng tới cả bốn mô hình Bằng Trắc nêu trên:
    - mô hình IV:              
Sóng  gợn  tràng  giang  buồn  điệp  điệp
- mô hình I:      
Con  thuyền  xuôi  mái  nước  song  song    
 - mô hình III:    
Thuyền  về  nước lại  sầu  trăm  ngả
- mô hình II:     
                 Củi  một  cành  khô  lạc  mấy  dòng
Cách sắp xếp bốn mô hình thanh điệu ở khổ mở đầu này của Huy Cận  giống như ở nhiều  bài Thất ngôn tứ tuyệt mà ta đã gặp, vốn được cắt khúc ra từ  bốn câu giữa của  bài Thất ngôn bát cú, kiểu như bốn câu  sau trong Tự tình của Hồ Xuân Hương:
- Câu 3: mô hình IV  
Chén rượu hương đưa say lại tỉnh
- Câu 4:  mô hình  I
Vầng trăng bóng xế khuyết chưa tròn
- Câu 5:  mô hình III
Xiên ngang mặt đất rêu từng đám
- Câu 6:  mô hình  II 
Đâm toạc chân mây đá mấy hòn
Thơ Thất ngôn bát cú  thêng  ®îc lµm theo nh÷ng “ThÓ” thanh (®iÖu) nhÊt ®Þnh, tÝnh theo tiếng thø hai (thứ nhất và  thứ  sáu) cña câu thơ  mở  đầu bài thơ.  NÕu ®ã lµ những tiÕng Tr¾c, th× ta cã ThÓ Tr¾c; còn nÕu ®ã lµ những tiÕng B»ng, ta sÏ cã ThÓ B»ng. Cấu trúc nh¹c điệu cña c¶ c©u th¬ nhiều khi lµ khëi ph¸t tõ Thể thanh nµy: nã chi phèi c¸c tiÕng tiÕp theo cña c©u th¬, xÕp ®Æt chóng theo nh÷ng khu«n B»ng Tr¾c nhÊt ®Þnh. Với Huy Cận, dùng tiếng “gợn” (tiếng “sóng” và tiếng điệp), ông đã chọn cho Tràng giang một Thể Trắc:
                 Sóng  gợn   tràng giang buồn  điệp  điệp
Trong cả bốn câu thơ, 28 tiếng, của khổ thơ, Huy Cận chỉ biến cách duy nhất có 01 lần (theo luật “Nhất Tam Ngũ bất luận”) ở câu thứ hai, tiếng thứ ba - lẽ ra theo âm luật lý  tưởng của  thơ  Thất ngôn ở đây phải là một thanh Trắc, nhưng ông lại đặt một thanh Bằng (xuôi):
Con  thuyền  xuôi  mái  nước  song  song    
Nghĩa là, nhìn chung, về âm luật, Huy Cận rất “kinh điển” khi làm thơ Bảy chữ. Cái vẻ kinh điển về hình thức ngôn từ ấy có lẽ đã góp một phần đáng kể khiến cho Tràng giang thấm đẫm chất Đường thi, đẹp cổ kính và  buồn u hoài, khác hẳn với Đây thôn Vĩ  Dạ của  Hàn Mạc Tử đẹp một vẻ đẹp khác, tươi sáng hơn, và buồn một  nỗi buồn khác, thanh trong hơn. 
Quả vậy, so với Huy Cận, trong khổ đầu của bài Đây thôn Vĩ Dạ Hàn Mạc Tử  chỉ dùng có 02 mô hình Bằng Trắc II và  III, đồng thời ông  đã phá cách và biến cách tới hai trong bốn câu thơ, với ba vị trí (những tiếng có gạch dưới) không còn tuân theo âm luật lý  tưởng của thể thơ Thất ngôn:
- mô hình III ở câu thơ thứ nhất và thứ ba:
+ biến thể  1(phá cách/thất luật): B B  b/T  b/T B B  T
Sao  anh  không  về  chơi  thôn  Vĩ ?
+ biến thể  2 (hợp cách/đúng luật):  B B T T B B  T
 Vườn  ai  mát  quá  xanh  như  ngọc
- mô hình  II ở câu thơ thứ hai và thứ tư:  
+ biến thể  1(biến cách):  b/T T B B T T  B
Nhìn  nắng  hàng  cau  nắng  mới  lên 
+ biến thể  2 (hợp cách): T T B B T T  B
Lá  trúc  che  ngang  mặt  chữ  điền  
Cái cách điệp lại hai mô hình thanh điệu thế này là một sáng tạo tân kỳ của Hàn Mạc Tử (người vốn rất am hiểu những luật lệ gò bó của  Đường thi) khi tạo lập khổ thơ, ông đã không theo cái lẽ thông thường của thơ Thất ngôn tứ tuyệt vốn chỉ có  04 con đường cắt khúc từ  bài Bát cú:
a) Cắt khúc bốn câu đầu (1, 2, 3, 4), với 03  khuôn Bằng Trắc.
b) Cắt khúc bốn câu cuối (5, 6, 7, 8), với 04  khuôn Bằng Trắc.
c) Cắt khúc bốn câu giữa (3, 4, 5, 6), với 04  khuôn Bằng Trắc, như Huy Cận đã làm.
d) Cắt khúc hai câu đầu và hai câu cuối (1, 2, 7, 8), với 03  khuôn.
Bằng Trắc. 
Hàn Mạc Tử cũng rất đặc biệt ở câu mở đầu khổ thơ. Ông biến cách đặt thanh Bằng vào tiếng thứ ba (không), và nhất là ông đã táo bạo phá cách (thất lệ) ở tiếng thứ tư: đặt một thanh Bằng (về) thay vì theo thi luật vị trí này phải là một thanh Trắc (theo lệ “Nhị Tứ Lục phân minh”). Giá sử rằng đã từng thoáng qua trong tâm trí ông một thanh Trắc như thế (để đúng luật thơ!): 
Sao  anh  không  ghé  chơi  thôn  Vĩ ?
hay giá sử rằng đã từng thoáng qua trong tâm trí ông một thanh Bằng cao hơn: 
Sao anh không ra  chơi thôn Vỹ ? (từ Quy Nhơn ra  Huế)
hay giá  sử xuôi tai hơn, nhưng tầm thường hơn:
Thôn Vĩ  sao  anh  không về  chơi  ?
Nhưng đó sẽ là một tình ý khác, một thanh âm khác và đó không thể là cái cách của ông. Ông phải như Thôi Hiệu kia, phá luật trong Hoàng Hạc lâu: 
Tích nhân dĩ  thừa  Hoàng hạc khứ
Thử địa không dư Hoàng Hạc lâu.
Hoàng hạc nhất  khứ  bất phục phản,
Bạch vân thiên tải không du du...
(Người xưa cưỡi hạc đi đâu
Mà đây Hoàng Hạc riêng lầu còn trơ
Hạc vàng đi mất từ xưa
Nghìn thu mây trắng bây giờ còn bay)
(Tản Đà dịch)
Chính là nhờ sự thất lệ tài hoa ấy của Hàn Mạc Tử mà mở đầu Đây thôn Vĩ Dạ ta đã có được một câu thơ Bảy chữ tới những 06 thanh Bằng, nghe thực dịu dàng, êm ái. 
Hơn thế nữa, không giống Huy Cận dùng Thể Trắc cho khổ thơ của mình, với câu mở đầu này Hàn Mạc Tử chọn Thể Bằng, nhờ ở tiếng thứ hai “anh” (tiếng thứ nhất “Sao” và tiếng thứ sáu “chơi”) - nó tạo đà cho một loạt thanh Bằng tiếp theo trước khi kết thúc bởi thanh Trắc vút cao ở “Vĩ”:
Sao  anh  không  về  chơi  thôn  Vĩ ?
Thể Bằng ấy, ở Hàn Mạc Tử, nó cũng không hẳn  là Thể Bằng cộng với  Vần Bằng, có  phần đều đều tĩnh tại, như ở Hồ Xuân Hương trong  bài  thất ngôn tứ tuyệt Mời trầu: 
Quả  cau  nho  nhỏ  miếng  trầu  hôi
hay ở  Thâm Tâm:
Đưa  người  ta không đưa  qua  sông
Về mặt ngôn từ, câu thơ của Hàn Mạc Tử cũng thực giản dị, nó giống như một câu hỏi rất tự nhiên, trong trẻo và hiện đại, mà ta vẫn gặp bây giờ  trong cuộc sống  thường nhật của ta:
- Sao anh không đi nghỉ Cửa Lò?
- Sao anh không về thăm quê Bác? 
Bây giờ, nếu ta thử đặt sóng đôi hai câu thơ mở đầu của Đây thôn Vĩ  Dạ và của Tràng giang, ta sẽ thấy âm hưởng của chúng  rất khác nhau:
- Sao  anh  không  về  chơi  thôn  Vĩ ?
- Sóng  gợn  tràng  giang  buồn  điệp  điệp
Nếu ta dùng một lược đồ để biểu diễn ước lệ cái âm điệu Bằng Trắc và cái âm vực Cao Thấp của hai câu thơ ấy, ta sẽ thấy rõ hơn, bằng cảm quan thị giác, cái thanh thoát của Hàn Mạc Tử đối lại với cái trúc trắc của Huy Cận: 
+ câu mở đầu Đây thôn Vĩ Dạ:
         Sao            anh          không         về           chơi      thôn           Vĩ
+ câu mở đầu Tràng giang:
 Sóng         gợn          tràng          giang        buồn         điệp         điệp
Mở rộng hơn sự so sánh, ta có thể thêm vào đây hai câu thơ mở đầu những bài thơ rất hay của Chế Lan Viên và Xuân Diệu; song cái cảm quan ấy về sự trong sáng và u tối hình như không có gì thay đổi trong ta - rõ một bên là Đây thôn Vĩ Dạ và Thu, rõ một bên khác là Tràng giang với Nguyệt cầm:
- Sao  anh  không  về  chơi  thôn  Vĩ ?
- Chao  ôi ! Thu  đã  tới  rồi  sao ! 
                                                        (Chế Lan Viên)
- Sóng  gợn  tràng  giang  buồn  điệp  điệp
- Trăng  nhập  vào  dây  cung  nguyệt  lạnh
                                                            (Xuân Diệu)
Điều này không có gì là lạ; cổ nhân xưa khi nói về việc thẩm âm các thanh từng đã chỉ giáo rằng:
+ thanh Bằng (Bình thanh) thì uyển chuyển du dương, như con  đường bằng phẳng, (nghe) buồn nhưng êm ả;  
+ thanh Trắc thì không du dương uyển chuyển, như con đường mấp mô lên xuống, trong đó: Khứ thanh (Sắc, Nặng) thì nghe buồn nhưng trong mà xa; Thượng thanh (Hỏi, Ngã) thì nghe mạnh, đẹp và cao; Nhập thanh (Sắc, Nặng trong các tiếng có âm cuối là các phụ âm -p,- t,- c,- ch ) thì nghe ngắn, thẳng mà gấp gáp, thúc dục.
Đem cái ý ấy của cổ nhân mà soi vào hai khổ thơ của Huy Cận và  Hàn Mạc Tử, ta có thể ít nhiều thấy được sự khác nhau về thanh âm nhạc điệu của chúng: 
+ Khổ thơ mở đầu của Tràng giang: có 15 tiếng mang thanh Bằng, và 13 tiếng mang thanh Trắc trong đó Thượng thanh: 02 (Hỏi, không có Ngã), Khứ thanh: 06 (Sắc: 03, Nặng: 03), Nhập thanh: 05 (Sắc: 02, Nặng: 03).
+ Khổ thơ mở đầu của Đây thôn Vĩ Dạ: có 17 tiếng mang thanh Bằng, và 11 tiếng mang thanh Trắc trong đó Thượng thanh: 02 (Ngã, không có Hỏi), Khứ thanh: 05 (Sắc: 05, không có Nặng), Nhập thanh: 04 (Sắc: 02, Nặng: 02).
Sự khác nhau ấy, tuy nhiên, sẽ trở nên rõ ràng hơn, nếu bây giờ ta xem xét thêm một phương diện khác của thanh điệu tiếng Việt: âm vực thấp cao của chúng. Truyền thống Từ chương và Thi pháp xưa thường nói đến những phẩm chất âm học của các thanh như: Đục (Trọc) - Trong (Thanh), Bổng (Dương) - Chìm (Ức), vốn đều có liên quan tới độ Cao (Phù) - Thấp (Trầm) của thanh. Theo tiêu chí này, sáu thanh tiếng Việt chia làm hai nhóm: nhóm Cao gồm các thanh Ngang (không dấu), Ngã, Sắc, và nhóm Thấp gồm: Huyền, Hỏi, Nặng. Nói chung, thanh Cao thường bổng và trong; thanh Thấp thường trầm và đục. 
Khổ thơ đầu của Đây thôn Vĩ Dạ có 17 tiếng Bằng thì tới 12 tiếng là thanh Cao, chỉ 05 tiếng là thanh Thấp; nhờ vậy âm hưởng của  nó nghe có phần “trong” hơn, “bổng” hơn khổ thơ đầu của Tràng giang với 15 tiếng Bằng trong đó 07 tiếng là thanh Cao và 08 tiếng là thanh Thấp (một tỷ lệ quân  bình).
Mặt khác, trong số 11 tiếng Trắc của khổ thơ đầu Đây thôn Vĩ Dạ có tới 09 tiếng là thanh Cao (07 Sắc, 02 Ngã) và chỉ 02 tiếng là thanh Thấp (toàn Nặng); nhờ vậy âm hưởng của  nó nghe có phần “cao” hơn, “xa” hơn khổ thơ đầu của Tràng giang vốn có 13 tiếng Trắc - 05 tiếng là thanh Cao (toàn Sắc: 5) và tới 08 tiếng là thanh Thấp (06 Nặng, 02 Hỏi).
Gộp chung lại, bức tranh toàn cảnh về độ Cao-Thấp của các thanh ở mỗi khổ thơ là như sau: khổ thơ đầu của Tràng giang có 12 tiếng là thanh Cao và tới 16 tiếng là thanh Thấp, rất khác so với khổ thơ đầu của Đây thôn Vĩ Dạ chỉ có 07 tiếng là thanh Thấp và tới 21 tiếng là thanh Cao. Sự chênh lệch này hẳn là một nguyên nhân quan trọng tạo ra cái nhạc cảm trong sáng, thanh thoát của Đây thôn Vĩ  Dạ và u ẩn, nặng nề ở Tràng giang.
Để kiểm chứng cho nhận định vừa nêu, ta có thể tính toán thêm các tiếng Bằng-Trắc Cao-Thấp ở hai khổ thơ thứ hai và thứ ba của Đây thôn Vĩ  Dạ, và thật đáng kinh ngạc: cấu trúc thanh điệu của chúng không có gì khác với khổ mở đầu.
Cụ thể, khổ thơ thứ hai: 
Gió theo lối gió, mây đường mây
Dòng nước buồn thiu, hoa bắp lay
Thuyền ai đậu bến sông trăng đó
Có chở trăng về kịp tối nay
khổ  này có 16 tiếng mang thanh Bằng, 12 tiếng mang thanh Trắc; và có tới 21 tiếng là  thanh Cao, trong khi chỉ có 07 tiếng  là thanh Thấp (y như ở khổ mở đầu).
Khổ thơ thứ ba: 
Mơ khách đường xa, khách đường xa
Áo em trắng quá nhìn không ra
Ở  đây sương khói mờ nhân ảnh
Ai biết  tình  ai có  đậm  đà?
khổ này có 17 tiếng mang thanh Bằng, 11 tiếng mang thanh Trắc; và cũng có tới 21 tiếng mang thanh Cao, trong khi chỉ có 07 tiếng  mang thanh Thấp (cũng y như ở khổ thứ hai và khổ mở đầu).
Tổng quan lại, cả bài Đây thôn Vĩ Dạ với 03 khổ thơ, 12 dòng, 84 tiếng, ta có:
- 50 tiếng mang thanh Bằng, 34 tiếng mang thanh Trắc;
- 63 tiếng là thanh Cao, 21 tiếng là thanh Thấp.
Cái  tỷ lệ ấy tự nó đã nói lên vì sao Đây thôn Vĩ  Dạ đẹp mà buồn, buồn như nhạc cổ điển nghe trong chiều mưa, những âm hưởng nền du dương êm ả của các thanh Bằng và trên cái nền đó là những âm sắc Cao, trong trẻo, thiết tha.
Và cái tỷ lệ ấy, tôi thiết nghĩ, cũng nói hộ cho tài hoa Hàn Mạc Tử, cho sự dụng công,  rất dụng công của  ông
                                                  *
Tôi đang lang thang trong khu trại phong Tuy Hoà. 
Bờ biển, những bức tượng bán thân...
Con đường nho nhỏ, những ngôi nhà nho nhỏ; những người đàn ông và đàn bà khuyết tật vì bạo bệnh
Tôi ngồi xuống một chiếc ghế đá, nhắm mắt lại, hít một hơi thật sâu và bắt đầu thiền định. Mươi phút sau, bằng tâm tưởng,  tôi trò chuyện với thi sĩ họ Hàn
Đêm đó, theo những gì được ông mách bảo, tôi đã phác hoạ rất nhanh những điều chính yếu nhất cho bài báo này - bài báo mà tôi hằng mong được viết từ lâu
                                                                                           Quy Nhơn - Hà Nội, tháng 8 - 2006

Tài liệu đính kèm:

  • docboi duong hsg van.doc