Tài liệu ôn tập Ngữ văn 11

Tài liệu ôn tập Ngữ văn 11

I – TIỂU DẪN

1 – Phan Bội Châu

- Phan Bội Châu (1867 – 1940) tên thuở nhỏ là Phan Văn San, biệt hiệu chính là Sào Nam, quê ở huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An.

- Vào những năm cuối thế kỉ XIX, ông là một trong những nhà nho đầu tiên nuôi ý tưởng đi tìm một con đường cứu nước mới. Sau khi đỗ Giải nguyên (1900), ông lập ra Duy tân hội. Theo chủ trương của hội, ông lãnh đạo phong trào Đông du và xuất dương sang Nhật Bản (1905).

- Năm 1925, thực dân Pháp bắt cóc ông ở Thượng Hải (Trung Quốc), đưa về nước, định bí mật thủ tiêu. Nhân dân đấu tranh sôi sục, nhà cầm quyền buộc phải đưa ông ra xử công khai tại Hà Nội. Phan Bội Châu được trắng án, nhưng bị giam lỏng ở Huế cho đến lúc qua đời.

- Không những là nhà yêu nước và cách mạng, Phan Bội Châu còn là nhà văn lớn. Tác phẩm chính của ông : Việt Nam vong quốc sử (1905), Hải ngoại huyết thư (1906), Ngục trung thư (1914)

- Thơ của Phan Bội Châu thể hiện khả năng tư duy nhạy bén và không ngừng đổi mới, tài năng sáng tạo đa dạng, phong phú bằng những vần thơ sục sôi nhiệt huyết của mình.

 

doc 20 trang Người đăng minh_thuy Lượt xem 1431Lượt tải 2 Download
Bạn đang xem tài liệu "Tài liệu ôn tập Ngữ văn 11", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BÀI 1:LƯU BIỆT KHI XUẤT DƯƠNG
(Xuất dương lưu biệt)
 PHAN BỘI CHÂU
I – TIỂU DẪN
1 – Phan Bội Châu
- Phan Bội Châu (1867 – 1940) tên thuở nhỏ là Phan Văn San, biệt hiệu chính là Sào Nam, quê ở huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An.
- Vào những năm cuối thế kỉ XIX, ông là một trong những nhà nho đầu tiên nuôi ý tưởng đi tìm một con đường cứu nước mới. Sau khi đỗ Giải nguyên (1900), ông lập ra Duy tân hội. Theo chủ trương của hội, ông lãnh đạo phong trào Đông du và xuất dương sang Nhật Bản (1905).
- Năm 1925, thực dân Pháp bắt cóc ông ở Thượng Hải (Trung Quốc), đưa về nước, định bí mật thủ tiêu. Nhân dân đấu tranh sôi sục, nhà cầm quyền buộc phải đưa ông ra xử công khai tại Hà Nội. Phan Bội Châu được trắng án, nhưng bị giam lỏng ở Huế cho đến lúc qua đời.
- Không những là nhà yêu nước và cách mạng, Phan Bội Châu còn là nhà văn lớn. Tác phẩm chính của ông : Việt Nam vong quốc sử (1905), Hải ngoại huyết thư (1906), Ngục trung thư (1914)
- Thơ của Phan Bội Châu thể hiện khả năng tư duy nhạy bén và không ngừng đổi mới, tài năng sáng tạo đa dạng, phong phú bằng những vần thơ sục sôi nhiệt huyết của mình. 
2 – Bài thơ Lưu biệt khi xuất dương
 Vào những năm đầu thế kỉ XX, đối với các nhà yêu nước Việt Nam, hướng về Nhật Bản cũng có nghĩa là hướng về một chân trời mới đầy hi vọng và ước mơ. Năm 1905, trước lúc lên đường sang Nhật Bản, ông làm bài thơ Lưu biệt khi xuất dương để từ giã bạn bè, đồng chí.
II – VĂN BẢN
LỜI GIỚI THIỆU
Có thể nói Phan Bội Châu là linh hồn của các phong trào vận động cách mạng chống thực dân Pháp. Cuộc đời Phan Bội Châu hoàn toàn hi sinh cho công cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc và những thập niên đầu thế kỉ XX. Thơ văn ông là vũ khí tuyên truyền, vận động cách mạng sắc bén, là những lời tâm huyết chứa chan lòng yêu nước.
Có thể thấy những điều nói trên qua bài thơ Lưu biệt khi xuất dương của ông (dẫn lại bài thơ và nêu hoàn cảnh ra đời của bài thơ).
NỘI DUNG CHÍNH
Mở đầu bài thơ, nhân vật trữ tình trực tiếp thể hiện một lí tưởng sống, một khát vọng mang tầm vóc lớn lao :
Làm trai phải lạ ở trên đời
Há để càn khôn tự chuyển dời.
Theo đó, là đấng nam nhi sinh ra ở đời thì phải làm được những việc “lạ”, tức là những việc lớn lao, phi thường. Cụ thể, làm trai phải chủ động xoay chuyển trời đất, không để trời đất tự chuyển vần.
Thực ra, từ xa xưa, chí làm trai đã thường được nói đến trong văn học :
 - Công danh nam tử còn vương nợ
Luống thẹn tai nghe chuyện Vũ hầu
 (Tỏ lòng – Phạm Ngũ Lão)
 - Đã mang tiếng ở trong trời đất
Phải có danh gì với núi sông.
 (Đi thi tự vịnh – Nguyễn Công Trứ).
Tuy nhiên, quan niệm về chí làm trai của Phan Bội Châu vẫn có được những nét mới mẻ riêng. Đặt trong hoàn cảnh ra đời của bài thơ, chí làm trai đó chính là chủ động tiến hành sự nghiệp cứu nước. 
Đến hai câu thực, ý tưởng của nhân vật trữ tình được triển khai rõ hơn. Đó là ý thức trách nhiệm cá nhân trước thời cuộc :
Trong khoảng trăm năm cần có tớ
Sau này muôn thuở, há không ai ?
Hai câu thơ bộc lộ ý thức sâu sắc về “cái tôi” cá nhân tích cực : Giữa khoảng trăm năm này cần phải có ta chứ (cần có tớ), chẳng nhẽ ngàn năm sau (sau này) lại không có ai (để lại tên tuổi) ư ? Cái tôi này chẳng những khẳng định trách nhiệm đối với hiện tại, tức là đối với vận mệnh hôm nay của đất nước, mà còn khẳng định nghĩa vụ đối với lịch sử muôn đời. Thật là tư thế của con người có chí khí lớn !
Tư thế ấy càng được khẳng định hiên ngang hơn nữa ở hai câu luận. Đó là thái độ quyết liệt của “cái tôi” cá nhân trước tình đất nước và những tín điều xưa cũ :
Non sông đã chết, sống thêm nhục
Hiền thánh còn đâu, học cũng hoài.
Ở con người này, số phận gắn làm một với số phận đất nước, sống chết cùng non sông, vinh nhục cùng Tổ quốc.
Ở đây, nhân vật trữ tình tuy nói về mình nhưng cũng là nói cho cả thế hệ, cả một dân tộc đang chuyển mình theo một lí tưởng cứu nước mới, phù hợp với thời đại mới. Hiền thánh đã chết, kinh sử mất thiêng, nhà thơ dứt khoát hướng thẳng về tương lai, đầy lạc quan tin tưởng.
Bài thơ kết thúc bằng hai câu tuyệt đẹp, đầy cảm hứng lãng mạn. Đó là khát vọng hành động và tư thế buổi lên đường của kẻ “làm trai” :
Muốn vượt bể Đông theo cánh gió
Muôn trùng sóng bạc tiễn ra khơi.
Đúng là con đại bang cất cánh bay ra biển khơi, bay vào thời đại. Hình ảnh thơ, nếu hiểu đúng như nguyên tác, còn lãng mạn và hào hùng hơn nữa : “Thiên trùng bạch lãng nhất tề phi”. Con người ở đây như được chắp thêm đôi cánh thiên thần bay lên cùng gió mây. Với các hình ảnh : trường phong, Đông hải khứ, Thiên trùng bạch lãng – nhất tề phicàng làm nổi rõ khát vọng mãnh liệt và tư thế hiên ngang buổi lên đường “xuất dương”.
KẾT LUẬN
Bằng giọng thơ tâm huyết có sức lay động mạnh mẽ, “Lưu biệt khi xuất dương” đã khắc hoạ vẻ đẹp lãng mạn hào hùng của nhà chí sĩ cách mạng những năm đầu thế kỉ XX, với tư tưởng mới mẻ, táo bạo, bầu nhiệt huyết sôi trào và khát vọng cháy bỏng trong buổi ra đi tìm đường cứu nước.
BÀI 2: VỘI VÀNG
 XUÂN DIỆU
I – TIỂU DẪN
1 – Nhà thơ Xuân Diệu
 - Xuân Diệu (1916 – 1985), tên khai sinh là Ngô Xuân Diệu, quê nội ở Hà Tĩnh, lớn lên ở quê mẹ (Bình Định – Quy Nhơn). Sau Cách mạng Tháng Tám, ông hăng hái tham gia các hoạt động xã hội với tư cách một nhà viết văn chuyên nghiệp : đại biểu Quốc hội khoá I, Uỷ viên Ban chấp hành Hội Nhà văn Việt Nam các khoá I, II, III ; Viện sĩ thông tấn Viện hàn lâm nghệ thuật Cộng hoà dân chủ Đức.
 - Năm 1996, Xuân Diệu được tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh về văn học nghệ thuật.
 - Các sáng tác tiêu biểu : 
 + Các tập thơ như : Thơ thơ, Gửi hương cho gió ; 
 + Các tập văn xuôi : Phấn thông vàng, Trường ca  ; 
 + Các tập tiểu luận phê bình : Các nhà thơ cổ điển Việt Nam, Công việc làm thơ
 - Về phong cách :
 + Xuân Diệu là nhà thơ “mới nhất trong các nhà thơ mới” (Hoài Thanh) đã đem đến cho thơ ca đương thời một sức sống mới, một nguồn cảm xúc mới, thể hiện một quan niệm sống mới mẻ cùng với những cách tân nghệ thuật đầy sáng tạo. 
 + Ông là nhà thơ của tình yêu, của mùa xuân và tuổi trẻ với một giọng thơ sôi nổi, đắm say, yêu đời thắm thiết.
 + Từ sau Cách mạng, thơ Xuân Diệu hướng mạnh vào thực tế đời sống và rất giàu tính thời sự.
2 – Bài thơ Vội vàng
 Vội vàng được in trong tập Thơ thơ (1938), là một trong những bài thơ tiêu biểu nhất của Xuân Diệu trước Cách mạng tháng Tám.
II – VĂN BẢN
LỜI GIỚI THIỆU
 Xuân Diệu nổi tiếng trong làng Thơ mới thời kì 1930 – 1945. Thi sĩ đã đem đến cho thơ ca Việt Nam một hơi thở mới, luôn trẻ trung, nồng nàn, rạo rực của một trái tim sôi nổi, đa tình. Trong cuốn Thi nhân Việt Nam, Hoài Thanh đã viết : “Thơ Xuân Diệu là một nguồn sống rào rạt chưa từng thấy ở chốn non nước lặng lẽ này. Xuân Diệu say đắm tình yêu, say đắm cảnh trời, sống vội vàng cuống quýt, muốn tận hưởng cuộc đời ngắn ngủi của mình. Khi vui cũng như khi buồn, người đều nồng nàn, tha thiết”.
 Bài thơ Vội vàng được rút trong tập Thơ thơ (1938), đây là một trong những bài thơ thể hiện rõ nhất phong cách nồng nàn, tha thiết của Xuân Diệu.
 Một trong những nét tiêu biểu đó có thể kể đến là  
NỘI DUNG CHÍNH
1 – Đoạn thơ 1 (13 dòng đầu) – Tình yêu thiết tha của thi sĩ với thiên đường nơi trần thế
 Mở đầu bài thơ (đoạn thơ), Xuân Diệu đã thể hiện khát vọng muốn giữ lại mãi cái thế giới tươi đẹp muôn màu :
Tôi muốn tắt nắng đi
Cho màu đừng nhạt mất
Tôi muốn buộc gió lại
Cho hương đừng bay đi.
 Đó là một khát vọng muốn “vĩnh cửu hoá” cái đẹp, để cho thi sĩ tôn thờ, thưởng thức. Ước muốn ấy táo bạo, muốn đoạt quyền của tạo hoá, muốn ngự trị cả thiên nhiên. Tất cả đều xuất phát từ tình yêu cuộc sống say mê của hồn thơ nồng nàn, tha thiết. 
 Bằng lối điệp ngữ, điệp cấu trúc câu “Tôi muốn  cho ”, nhà thơ đã diễn tả ý tưởng mạnh mẽ đó một cách đầy chất thơ.
 Sở dĩ có khát vọng ngược với quy luật tự nhiên đó, bởi lẽ, dưới con mắt “xanh non biếc rờn” của thi sĩ, mùa xuân đầy sức hấp dẫn, đầy sức quyến rũ : 
Của ong bướm này đây tuần tháng mật
Của yến anh này đây khúc tình si
 Bức tranh cuộc sống hiện ra có đủ cả hương vị, màu sắc và cả âm thanh, rất sinh động. Đó là những hình ảnh hết sức “cám dỗ”, tạo vật như căng đầy nhựa sống và hiện ra trong thế có đôi có cặp rất hữu tình : tuần tháng mật của các loài ong bướm, “hoa của đồng nội xanh rì”, “lá của cành tơ”, khúc nhạc tình si mê của các đôi oanh yến. 
 Điệp ngữ “này đây” được lặp lại bốn lần kết hợp với thủ pháp liệt kê tăng tiến, nhịp thơ gấp gáp cho thấy cảnh đẹp như bày sẵn ra trước mắt, rất cụ thể, rõ ràng đồng thời bộc lộ niềm sung sướng đến ngất ngây của thi sĩ trước cảnh sắc ấy.
 Cũng như trong nhiều bài thơ khác, cảnh vật trong Vội vàng được phát hiện với tất cả niềm háo hức mê say, tất cả sự ngỡ ngàng. Vì tất cả đều trở nên mới lạ trong đôi mắt của thi sĩ đa tình, ham sống :
Và này đây ánh sáng chớp hàng mi
Mỗi buổi sớm thần Vui hằng gõ cửa
Tháng giêng ngon ngư một cặp môi gần.
 Với thi sĩ đa tài, đa tình này thì nguồn ánh sáng của mỗi buổi bình minh như phát ra từ đôi mắt xinh đẹp của người thiếu nữ, mỗi lần nàng chớp hàng mi. 
 Tuy vậy, trong bài thơ Vội vàng, gây ấn tượng mới mẻ nhất chính là câu :
Tháng giêng ngon như một cặp môi gần
 Nhà thơ đã so sánh khái niệm thời gian “tháng giêng”, một hình ảnh vô hình với một hình ảnh cụ thể “cặp môi” và truyền cho người đọc một cảm giác thật cụ thể “ngon”, “gần”. Cách so sánh rất lạ ! Rất độc đáo ! Rất Xuân Diệu !
 Sau cái phút giây ngất ngây, sung sướng cùng cảnh sắc thiên nhiên ấy, nhà thơ chợt tỉnh lại được và tự ý thức được về thời gian :
Tôi sung sướng. Nhưng vội vàng một nửa
Tôi không chờ nắng hạ mới hoài xuân.
 Mùa xuân đẹp làm cho thi sĩ “sung sướng” nhưng rồi ý thức được thời gian (qua đi nhanh) khiến thi sĩ phải “vội vàng”, phải hưởng thụ mùa xuân ngay lúc mùa xuân vừa đến, còn tươi non để sau này khi mùa xuân đã qua, mùa hạ đến không phải nuối tiếc, ân hận.
 Tóm lại, đoạn thơ trên đã thể hiện một tình yêu thiết tha của thi sĩ Xuân Diệu với “thiên đường nơi trần thế”, đồng thời đã bộc lộ một phong cách thơ rất mới mẻ và táo bạo. 
2 – Đoạn thơ 2 (dòng 14 đến 29) – Cảm nhận mới mẻ của Xuân Diệu về thời gian
 Đúng như ở đoạn trước thi nhân đã tâm sự : “Tôi sung sướng. Nhưng vội vàng một nửa”. Dấu chấm khéo đặt giữa câu thơ này khiến ta hình dung bước chân của chàng trai tơ Xuân Diệu như bất chợt khựng lại giữa khu vườn ngập tràn xuân sắc. Đó là vì, thi sĩ đã nhận ra quy luật : cuộc đời thì ngắn ngủi, trong khi đó thời gian thì cứ qua đi không trở lại :
Xuân đương tới nghĩa là xuân đương qua
Nên bâng khuâng tôi tiếc cả đất trời.
 Thật vậy, trong con mắt của Xuân Diệu, chỉ có thời gian tuyến tính, một kiểu thời gian “một đi không trở lại”. Xuân : tới – qua, non – già, hết. Còn Tôi (đời người) : cũng mất, tuổi trẻ chẳng hai lần thắm lại, chẳng còn tôi mãi. Bởi vậy, giữa cái non tơ mơn mởn, ông lại thấy được sự hấp hối, lụi tàn cho nên ông đột nhiên thốt lên : “Nên bâng khuâng tôi tiếc cả đất trời”.
 Điểm mới mẻ trong cách thể hiện là nhà thơ đã tạo ra giọng “tranh luận” và nêu lên những “luận lí của trái tim” bằng một loạt các phụ từ quan hệ “nghĩa là – nếu – nên để bảo vệ quan điểm của mình. Hơn nữa,  ... tối) là bài thơ rất có giá trị của tập Nhật kí trong tù. Nó vừa gợi cảnh gian truân trong những ngày bị giam cầm vừa toát lên vẻ đẹp tâm hồn của Bác.
(Dẫn bài thơ)
NỘI DUNG CHÍNH
Bài thơ lấy cảm hứng trên đường chuyển lao. Đó là lúc trời sắp tối, người tù bị giải đi giữa miền núi. Tấm lòng yêu người, yêu cuộc sống luôn luôn vượt qua những bước gian truân của tác giả toát lên từ bức tranh Chiều tối này.
Bài thơ mở ra ở hai câu đầu bằng hình ảnh của bức tranh thiên nhiên nơi núi rừng mang đầy tâm trạng. Trước tiên là hình ảnh một ngày sắp hết :
Chim mỏi về rừng tìm chốn ngủ.
Sau một ngày kiếm ăn, chim chiều mỏi mệt, tìm khu rừng cây quen thuộc để ngủ qua đêm. Chim mỏi về rừng báo hiệu ngày tàn, nhường chỗ cho bóng đêm. Nhưng người đi đường đang mỏi mệt, vẫn chưa được dừng bước, không rõ đi đến đâu, cũng không biết bao giờ có được chốn ngủ như những cánh chim kia. 
 Đặt bài thơ trong hoàn cảnh cụ thể của tác giả, ta có thể cảm nhận một nỗi u hoài man mác dâng lên trong lòng người đi. Đó là tình cảnh mất tự do giữa đất khách quê người, cảnh vật gợi vẻ ảm đạm của một buổi chiều tàn.
Tiếp theo đó, bầu trời buổi chiều tối còn vương lại một chút ánh sáng nhạt mờ, vừa đủ cho nhà thơ nhận ra một chòm mây lẻ loi đang lững lờ trôi :
Chòm mây trôi nhẹ giữa tầng không.
Cảnh đẹp như một bức tranh thuỷ mặc nhưng cũng thật buồn, càng khêu gợi nỗi cô đơn của người đi trên đường. Hơn nữa, đây còn là một người tù phải cất bước, dù đã mỏi mệt đi suốt một ngày dài. 
Hai câu thơ tả cảnh nhưng thật gợi tình, như kín đáo giãi bày một tâm trạng, một nỗi niềm. Đó là tâm trạng mệt mỏi, nỗi niềm mất tự do của Người. Tuy nhiên, dù hoàn cảnh tù đày, nhưng Người vẫn mở hồn ra, hoà hợp và tương giao với thiên nhiên.
Bài thơ kết lại bằng hai câu thơ tả bức tranh cuộc sống miền sơn cước mang hơi ấm cuộc sống :
Cô em xóm núi xay ngô tối,
Xay hết, lò than đã rực hồng.
Giữa cảnh núi rừng mênh mông trùng điệp đang chìm dần vào bóng tối, nổi bật một đốm lửa hồng soi hình bóng của một cô gái đang lao động. Cảnh thật bình thường, nhưng ngay lúc đó, người tù chợt nhìn thấy một hình ảnh gây xúc động : cô gái nhỏ xay ngô và ánh lửa hồng của lò than. Đó là hình ảnh bình dị về cuộc sống thường ngày của người lao động nhưng cũng thật đẹp, đáng yêu và ấm lòng.
Nhận ra những chi tiết của bức tranh đó, nhà thơ thực sự cảm động và cảm thông với cuộc sống của người lao động nghèo, vất vả, nhưng ấm cúng và lạc quan. Đóng lại bài thơ bằng một từ “hồng” đầy sức nặng, nhà thơ như muốn ấp ủ ngọn lửa hồng ấy trong trái tim mình, vui sướng vì ngọn lửa của cuộc sống bình dị luôn sáng ấm.
Bài thơ đã kết hợp một cách hài hoà bút pháp cổ điển và bút pháp hiện đại. Một bức tranh thiên nhiên núi rừng và cuộc sống chỉ được ghi loáng thoáng vài nét đơn sơ như trong một bài thơ cổ : một cánh chim, một chòm mây, một cô gái bên lò than nơi xóm núi. Tuy chỉ đơn sơ vài nét nhưng ta cảm nhận được cái hồn của cảnh vật : tuy buồn mà vẫn ấm áp, đặc biệt lại có niềm vui bình dị. 
Tóm lại, Trong hoàn cảnh bị đày ải trên đường xa, cô độc, mệt mỏi giữa núi rừng nơi đất khách quê người vào lúc chiều tối, tác giả nhìn cảnh vật vẫn thấy ấm áp vui tươi, lạc quan qua ánh lửa hồng rực sáng. Điều đó chứng tỏ mọi vui buồn của Bác đều gắn với vui buồn của con người, hầu như không phụ thuộc vào cảnh ngộ riêng mình.
KẾT LUẬN
 Bài Chiều tối cho thấy tình yêu thiên nhiên, yêu cuộc sống, ý chí vượt lên hoàn cảnh khắc nghiệt của nhà thơ chiến sĩ Hồ Chí Minh. Bài thơ đậm sắc thái nghệ thuật cổ điển mà hiện đại.
BÀI 6: TỪ ẤY
 (TỐ HỮU)
I – TIỂU DẪN
 - Tố Hữu (1920 – 2002) tên khai sinh là Nguyễn Kim Thành, quê ở làng Phù Lai, xã Quảng Thọ, huyện Quảng Điền, tỉnh Thừa Thiên – Huế. Thuở nhỏ, ông học Trường Quốc học Huế. Năm 1938, Tố Hữu được kết nạp vào Đảng Cộng sản. Từ đó, sự nghiệp thơ ca của ông gắn liền với sự nghiệp cách mạng, thơ ông luôn gắn bó và phản ánh chân thật những chặng đường cách mạng đầy gian khổ, hi sinh nhưng cũng nhiều thắng lợi vẻ vang của dân tộc Việt Nam.
 - Ngày được đứng vào hàng ngũ những người cùng phấn đấu vì một lí tưởng cao đẹp là bước ngoặt quan trọng trong cuộc đời Tố Hữu. Ghi nhận kỉ niệm đáng nhớ ấy với những cảm xúc, suy tư sâu sắc, Tố Hữu viết Từ ấy. Bài thơ nằm trong phần “Máu lửa” của tập Từ ấy (tập thơ gồm ba phần : “Máu lửa”, “Xiềng xích”, “Giải phóng”).
II – VĂN BẢN
LỜI GIỚI THIỆU
Tố Hữu là nhà thơ lớn trong thời đại chúng ta. Với ông, con đường cách mạng cũng là con đường thơ. Năm 1938, mới 18 tuổi, nhà thơ được vinh dự trở thành người chiến sĩ cộng sản của Đảng. Bài thơ “Từ ấy” trong tập thơ cùng tên, vang lên như một tiếng reo vui thể hiện niềm vui sướng tự hào của một thanh niên học sinh yêu nước bắt gặp ánh sáng chủ nghĩa Mác – Lênin. Sau này, trong bài Câu chuyện về thơ, Tố Hữu viết : “Từ ấy” là một tâm hồn trong trẻo của tuổi mười tám, đôi mươi, đi theo lí tưởng cao đẹp, dám sống, dám đấu tranh”.
(Có thể minh chứng những điều nói trên qua khổ thơ sau : )
NỘI DUNG CHÍNH
1 – Khổ thơ một : Diễn tả niềm vui sướng, say mê khi gặp lí tưởng của Đảng
 Bài thơ “Từ ấy” gồm ba khổ thơ. Mở đầu là khổ thơ diễn tả niềm vui sướng, say mê khi gặp lí tưởng của Đảng.
Hai câu đầu viết theo bút pháp tự sự, kể lại một dấu mốc thời gian có ý nghĩa đặc biệt quan trọng trong đời cách mạng và đời thơ của Tố Hữu :
Từ ấy trong tôi bừng nắng hạ
Mặt trời chân lí chói qua tim
“Từ ấy”, là lúc nhà thơ mới vào tuổi 18 thật trẻ trung, được giác ngộ lí tưởng cộng sản, được kết nạp vào Đảng. Bằng những hình ảnh ẩn dụ “nắng hạ”, “mặt trời chân lí chói qua tim”, nhà thơ khẳng định lí tưởng cách mạng như một nguồn sáng mới làm bừng dậy tâm hồn nhà thơ. 
Hơn thế, nguồn sáng ấy còn là mặt trời, và là mặt trời khác thường, “mặt trời chân lí” – một sự liên kết sáng tạo giữa hình ảnh và ngữ nghĩa. Câu thơ ca ngợi ánh sáng diệu kì của cách mạng với thái độ thành kính, ân tình. Đó là thứ ánh sáng của tư tưởng cộng sáng – ánh sáng của những công bình xã hội, của chân lí xã hội. Những động từ “bừng” (chỉ ánh sáng phát ra đột ngột), “chói” (ánh sáng có sức xuyên mạnh) càng nhấn mạnh ánh sáng của lí tưởng đã hoàn toàn xua tan màn sương mù của ý thức tiểu tư sản và mở ra trong tâm hồn nhà thơ một chân trời mới của nhận thức, tư tưởng và tình cảm.
Hai câu thơ sau của khổ thơ đầu, bằng bút pháp lãng mạn cùng với những hình ảnh so sánh, đã diễn tả cụ thể niềm vui sướng vô hạn của nhà thơ trong buổi đầu đến với lí tưởng cộng sản : 
Hồn tôi là một vườn hoa lá
Rất đậm hương và rộn tiếng chim
Đó là một thế giới tràn đầy sức sống với hương sắc của các loài hoa, vẻ tươi xanh của cây lá, âm thanh rộn rã của tiếng chim ca hót. Đối với khu vườn hoa ấy còn gì đáng quý hơn ánh sáng mặt trời ? Đối với tâm hồn người thanh niên đang băn khoăn đi kiếm lẽ yêu đời, còn gì đáng quý hơn khi có một lí tưởng cao đẹp soi sáng, dẫn dắt ? Tố Hữu sung sướng đón nhận lí tưởng như cỏ cây hoa lá đón ánh sáng mặt trời. Và “từ ấy”, lí tưởng cách mạng cũng đã khơi dậy một sức sống mới, đem lại một cảm hứng sáng tạo mới cho hồn thơ Tố Hữu.
Tóm lại, Qua khổ thơ đầu, nhà thơ đã kể lại một kỉ niệm không quên của đời mình và diễn tả niềm vui sướng, say mê khi bắt gặp lí tưởng Cộng sản. Sự kết hợp tài tình giữa bút pháp tự sự và trữ tình, cùng những hình ảnh so sánh, ẩn dụ giàu sắc thái biểu cảm đã giúp cho những vần thơ của Tố Hữu bay bổng, lãng mạn.
2 – Khổ thơ hai : Biểu hiện những nhận thức về lẽ sống.
Tiếp theo mạch cảm xúc của bài thơ, khổ thơ thứ hai biểu hiện những nhận thức của nhà thơ về lẽ sống. 
Hai dòng thơ đầu, nhà thơ khẳng định quan niệm mới mẻ về lẽ sống là sự gắn bó hài hoà giữa “cái tôi” cá nhân với “cái ta” chung của mọi người :
Tôi buộc lòng tôi với mọi người
Để tình trang trải với trăm nơi
Trong quan niệm về lẽ sống, giai cấp tư sản và tiểu tư sản có phần đề cao “cái tôi” cá nhân chủ nghĩa. Khi được giác ngộ lí tưởng, Tố Hữu quan niệm lẽ sống là sự gắn bó hài hoà giữa “cái tôi” cá nhân với “cái ta” chung của mọi người. Với động từ “buộc” – cách nói ẩn dụ, câu thơ thể hiện ý thức tự nguyện sâu sắc và quyết tâm cao độ của Tố Hữu muốn sống chan hoà với mọi người (“trăm nơi” là một hoán dụ chỉ mọi người sống ở khắp nơi). Từ “trang trải” có thể gợi liên tưởng tâm hồn nhà thơ trải rộng với cuộc đời, tạo khả năng đồng cảm sâu xa với hoàn cảnh của từng con người cụ thể.
Hai dòng thơ sau của khổ thơ thứ hai bộc lộ tình yêu thương con người bằng tình yêu giai cấp rõ ràng :
Để hồn tôi với bao hồn khổ
Gần gũi nhau thêm mạnh khối đời.
Hai dòng thơ cho thấy tình yêu thương con người của tác giả không phải là thứ tình thương chung chung mà là tình cảm hữu ái giai cấp. Trong câu 3, nhà thơ đặc biệt quan tâm đến quần chúng lao khổ : “bao hồn khổ”. Trong câu 4, “khối đời” là một ẩn dụ chỉ một khối người đông đảo cùng chung cảnh ngộ trong cuộc đời. Có thể hiểu khi “cái tôi” chan hoà trong “cái ta”, cá nhân hoà mình vào tập thể cùng lí tưởng thì sức mạnh của mỗi người sẽ được nhân lên gấp bội. Ta cũng bắt gặp cách nói này trong thơ Nguyễn Khoa Điềm sau này :
Khi chúng ta cầm tay mọi người
Đất Nước vẹn tròn to lớn
Tóm lại, Tố Hữu đã đặt mình giữa dòng đời và trong môi trường rộng lớn của quần chúng lao khổ. Ở đấy, nhà thơ tìm thấy niềm vui và sức mạnh mới bằng sự giao cảm của trái tim. Qua đó, nhà thơ cũng khẳng định mối liên hệ sâu sắc giữa văn học và cuộc sống, mà chủ yếu là cuộc sống của quần chúng nhân dân.
3 – Khổ thơ cuối : Sự chuyển biến sâu sắc trong tâm hồn nhà thơ.
Từ sự nhận thức mới về lẽ sống (khổ thơ 2), đến khổ thứ ba nhà thơ thể hiện những chuyển biến sâu sắc trong tâm hồn mình. 
Trước khi được giác ngộ lí tưởng, Tố Hữu là một thanh niên tiểu tư sản. Lí tưởng cộng sản không chỉ giúp nhà thơ có được lẽ sống mới mà còn giúp nhà thơ vượt qua tình cảm ích kỉ, hẹp hòi của giai cấp tiểu tư sản để có được tình hữu ái giai cấp đối với quần chúng lao khổ. Hơn thế, đó còn là tình thân yêu ruột thịt (của Tố Hữu ) với quần chúng “lao khổ” :
Tôi đã là con của vạn nhà
Không áo cơm, cù bất cù bơ
Những điệp từ “là” cùng với các từ “con”, “em”, “anh” và số từ ước lệ “vạn” (chỉ số lượng hết sức đông đảo) khẳng định một tình cảm gia đình thật đầm ấm, thân thiết. Nhà thơ đã cảm nhận sâu sắc bản thân mình là một thành viên của đại gia đình quần chúng lao khổ.
Tấm lòng đồng cảm, xót thương của nhà thơ còn biểu hiện thật xúc động, chân thành khi nói tới những “kiếp phôi pha” (những người lao động vất vả, dãi dầu nắng mưa), những em nhỏ “không áo cơm, cù bất cù bơ” (những em bé lang thang vất vưởng).
Cũng chính vì những người phôi pha, những em nhỏ cù bất cù bơ ấy mà người thanh niên Tố Hữu hăng say hoạt động cách mạng, và họ cũng chính là đối tượng sáng tác chủ yếu của nhà thơ sau này.
Đến đây có thể thấy, về quan điểm nhận thức và sáng tác, bài thơ là một tuyên ngôn cho tập “Từ ấy” nói riêng và cho toàn bộ tác phẩm của Tố Hữu nói chung
KẾT LUẬN
 Bài thơ Từ ấy là lời tâm nguyện của người thanh niên yêu nước giác ngộ lí tưởng cộng sản. Sự vận động của tâm trạng nhà thơ được thể hiện sinh động bằng những hình ảnh tươi sáng, các biện pháp tu từ và ngôn ngữ giàu nhạc điệu.

Tài liệu đính kèm:

  • docTAI LIEU ON TAP NGU VAN 11.doc