Tài liệu ôn tập Học kì I – Trường THPT Bắc Bình

Tài liệu ôn tập Học kì I – Trường THPT Bắc Bình

1.1 Có hai điện tích điểm q1 và q2, chúng đẩy nhau. Khẳng định nào sau đây là đúng?

A. q1> 0 và q2 <>

B. q1< 0="" và="" q2=""> 0.

C. q1.q2 > 0.

D. q1.q2 <>

1.2 Có bốn vật A, B, C, D kích thước nhỏ, nhiễm điện. Biết rằng vật A hút vật B nhưng lại đẩy C. Vật C hút vật D. Khẳng định nào sau đây là không đúng?

A. Điện tích của vật A và D trái dấu.

B. Điện tích của vật A và D cùng dấu.

C. Điện tích của vật B và D cùng dấu.

D. Điện tích của vật A và C cùng dấu.

 

doc 24 trang Người đăng quocviet Lượt xem 1447Lượt tải 2 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Tài liệu ôn tập Học kì I – Trường THPT Bắc Bình", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tài liệu ôn tập HKI – Trường THPT Bắc Bình
ĐỀ BÀI VÀ ĐÁP ÁN CHƯƠNG I
1. ĐIỆN TÍCH ĐỊNH LUẬT CU LÔNG
1.1 Có hai điện tích điểm q1 và q2, chúng đẩy nhau. Khẳng định nào sau đây là đúng?
A. q1> 0 và q2 < 0.
B. q1 0.
C. q1.q2 > 0.
D. q1.q2 < 0.
1.2 Có bốn vật A, B, C, D kích thước nhỏ, nhiễm điện. Biết rằng vật A hút vật B nhưng lại đẩy C. Vật C hút vật D. Khẳng định nào sau đây là không đúng?
A. Điện tích của vật A và D trái dấu.
B. Điện tích của vật A và D cùng dấu.
C. Điện tích của vật B và D cùng dấu.
D. Điện tích của vật A và C cùng dấu.
1.3 Phát biểu nào sau đây là đúng?
A. Khi nhiễm điện do tiếp xúc, electron luôn dịch chuyển từ vật nhiễm điện sang vật không nhiễm điện.
B. Khi nhiễm điện do tiếp xúc, electron luôn dịch chuyển từ vật không nhiễm điện sang vật nhiễm điện.
C. Khi nhiễm điện do hưởng ứng, electron chỉ dịch chuyển từ đầu này sang đầu kia của vật bị nhiễm điện.
D. Sau khi nhiễm điện do hưởng ứng, sự phân bố điện tích trên vật bị nhiễm điện vẫn không thay đổi.
1. 4 Độ lớn của lực tương tác giữa hai điện tích điểm trong không khí
A. tỉ lệ với bình phương khoảng cách giữa hai điện tích.
B. tỉ lệ với khoảng cách giữa hai điện tích.
C. tỉ lệ nghịch với bình phương khoảng cách giữa hai điện tích.
D. tỉ lệ nghịch với khoảng cách giữa hai điện tích.
1.5 Tổng điện tích dương và tổng điện tích âm trong một 1 cm3 khí Hiđrô ở điều kiện tiêu chuẩn là:
A. 4,3.103 (C) và - 4,3.103 (C).
B. 8,6.103 (C) và - 8,6.103 (C).
C. 4,3 (C) và - 4,3 (C).
D. 8,6 (C) và - 8,6 (C).
1.6 Khoảng cách giữa một prôton và một êlectron là r = 5.10-9 (cm), coi rằng prôton và êlectron là các điện tích điểm. Lực tương tác giữa chúng là:
A. lực hút với F = 9,216.10-12 (N).
B. lực đẩy với F = 9,216.10-12 (N).
C. lực hút với F = 9,216.10-8 (N).
D. lực đẩy với F = 9,216.10-8 (N).
1.7 Hai điện tích điểm bằng nhau đặt trong chân không cách nhau một khoảng r = 2 (cm). Lực đẩy giữa chúng là F = 1,6.10-4 (N). Độ lớn của hai điện tích đó là:
A. q1 = q2 = 2,67.10-9 (ỡC).
B. q1 = q2 = 2,67.10-7 (ỡC).
C. q1 = q2 = 2,67.10-9 (C).
D. q1 = q2 = 2,67.10-7 (C).
1.8 Hai điện tích điểm bằng nhau đặt trong chân không cách nhau một khoảng r1 = 2 (cm). Lực đẩy giữa chúng là F1 = 1,6.10-4 (N). Để lực tương tác giữa hai điện tích đó bằng F2 = 2,5.10-4 (N) thì khoảng cách giữa chúng là:
A. r2 = 1,6 (m).
B. r2 = 1,6 (cm).
C. r2 = 1,28 (m).
D. r2 = 1,28 (cm).
1.9 Hai điện tích điểm q1 = +3 (ỡC) và q2 = -3 (ỡC),đặt trong dầu (ồ = 2) cách nhau một khoảng r = 3 (cm). Lực tương tác giữa hai điện tích đó là:
A. lực hút với độ lớn F = 45 (N).
B. lực đẩy với độ lớn F = 45 (N).
C. lực hút với độ lớn F = 90 (N).
D. lực đẩy với độ lớn F = 90 (N).
1.10 Hai điện tích điểm bằng nhau được đặt trong nước (ồ = 81) cách nhau 3 (cm). Lực đẩy giữa chúng bằng 0,2.10-5 (N). Hai điện tích đó
A. trái dấu, độ lớn là 4,472.10-2 (ỡC).
B. cùng dấu, độ lớn là 4,472.10-10 (ỡC).
C. trái dấu, độ lớn là 4,025.10-9 (ỡC).
D. cùng dấu, độ lớn là 4,025.10-3 (ỡC).
1.11 Hai quả cầu nhỏ có điện tích 10-7 (C) và 4.10-7 (C), tương tác với nhau một lực 0,1 (N) trong chân không. Khoảng cách giữa chúng là:
A. r = 0,6 (cm).
B. r = 0,6 (m).
C. r = 6 (m).
D. r = 6 (cm).
1.12 Có hai điện tích q1 = + 2.10-6 (C), q2 = - 2.10-6 (C), đặt tại hai điểm A, B trong chân không và cách nhau một khoảng 6 (cm). Một điện tích q3 = + 2.10-6 (C), đặt trên đương trung trực của AB, cách AB một khoảng 4 (cm). Độ lớn của lực điện do hai điện tích q1 và q2 tác dụng lên điện tích q3 là:
A. F = 14,40 (N).
B. F = 17,28 (N).
C. F = 20,36 (N).
D. F = 28,80 (N).
GIẢI
1.1 Chọn: C
Hướng dẫn: Hai điện tích đẩy nhau vậy chúng phải cùng dấu suy ra tích q1.q2 > 0.
1.2 Chọn: B
Hướng dẫn: Biết rằng vật A hút vật B nhưng lại đẩy C suy ra A và C cùng dấu, A và B trái dấu. Vật C hút vật D suy ra C và D cùng dấu. Như vậy A, C và D cùng dấu đồng thời trái dấu với D.
1.3 Chọn: C
Hướng dẫn: Khi nhiễm điện do hưởng ứng, electron chỉ dịch chuyển từ đầu này sang đầu kia của vật bị nhiễm điện.
1.4 Chọn: C
Hướng dẫn: Công thức tính lực Culông là:
 Như vậy lực tương tác giữa hai điện tích điểm tỉ lệ nghịch với bình phương khoảng cách giữa hai điện tích.
1.5 Chọn: D
Hướng dẫn: Một mol khí hiđrô ở điều kiện tiêu chuẩn có thể tích là 22,4 (lit). Mỗi phân tử H2 lại có 2 nguyên tử, mỗi nguyên tử hiđrô gồm 1 prôton và 1 êlectron. Điện tích của prôton là +1,6.10-19 (C), điện tích của êlectron là -1,6.10-19 (C). Từ đó ta tính được tổng điện tích dương trong 1 (cm3) khí hiđrô là 8,6 (C) và tổng điện tích âm là - 8,6 (C).
1.6 Chọn: C
Hướng dẫn: Áp dụng công thức với q1 = +1,6.10-19 (C), q2 = -1,6.10-19 (C) và r = 5.10-9 (cm) = 5.10-11 (m) ta được F = = 9,216.10-8 (N).
1.7 Chọn: C
Hướng dẫn: Áp dụng công thức , với q1 = q2 = q, r = 2 (cm) = 2.10-2 (m) và F = 1,6.10-4 (N). Ta tính được q1 = q2 = 2,67.10-9 (C).
1.8 Chọn: B
Hướng dẫn: Áp dụng công thức , khi r = r1 = 2 (cm) thì , khi r = r2 thì ta suy ra , với F1 = 1,6.10-4 (N), F2 = 2,5.10-4 (N) ,từ đó ta tính được r2 = 1,6 (cm).
1.9 Chọn: A
Hướng dẫn: Hai điện tích trái dấu nên chúng hút nhau. Áp dụng công thức , với q1 = +3 (ỡC) = + 3.10-6 (C) và q2 = -3 (ỡC) = - 3.10-6 (C), ồ = 2 và r = 3 (cm). Ta được lực tương tác giữa hai điện tích đó có độ lớn F = 45 (N).
1.10 Chọn: D
Hướng dẫn: Hai điện tích điểm đẩy nhau do đó chúng cùng dấu.
Áp dụng công thức , với ồ = 81, r = 3 (cm) và F = 0,2.10-5 (N). Ta suy ra q = 4,025.10-3 (ỡC).
1.11 Chọn: D
Hướng dẫn: Áp dụng công thức , với q1 = 10-7 (C), q2 = 4.10-7 (C) và F = 0,1 (N) Suy ra khoảng cách giữa chúng là r = 0,06 (m) = 6 (cm).
1.12 Chọn: B
Hướng dẫn: 
- Lực do q1 tác dụng lên q3 là với q1 = + 2.10-6 (C), q3 = + 2.10-6 (C), khoảng cách giữa điện tích q1 và q3 là r13 = 5 (cm), ta suy ra F13 = 14,4 (N), có hướng từ q1 tới q3.
- Lực do q2 tác dụng lên q3 là với q2 = - 2.10-6 (C), q3 = + 2.10-6 (C), khoảng cách giữa điện tích q2 và q3 là r23 = 5 (cm), ta suy ra F23 = 14,4 (N), có hướng từ q3 tới q2.
- Lực tổng hợp với F13 = F23 ta suy ra F = 2.F13.cosỏ với cosỏ = 3/5 = 0,6 => F = 17,28 (N)
2. THUYẾT ELECTRON. ĐịNH LUẬT BẢO TOÀN ĐIỆN TÍCH
1.13 Phát biểu nào sau đây là không đúng?
A. Hạt êlectron là hạt có mang điện tích âm, có độ lớn 1,6.10-19 (C).
B. Hạt êlectron là hạt có khối lượng m = 9,1.10-31 (kg).
C. Nguyên tử có thể mất hoặc nhận thêm êlectron để trở thành ion.
D. êlectron không thể chuyển động từ vật này sang vật khác. 
1.14 Phát biểu nào sau đây là không đúng?
A. Theo thuyết êlectron, một vật nhiễm điện dương là vật thiếu êlectron.
B. Theo thuyết êlectron, một vật nhiễm điện âm là vật thừa êlectron.
C. Theo thuyết êlectron, một vật nhiễm điện dương là vật đã nhận thêm các ion dương.
D. Theo thuyết êlectron, một vật nhiễm điện âm là vật đã nhận thêm êlectron. 
1.15 Phát biết nào sau đây là không đúng?
A. Vật dẫn điện là vật có chứa nhiều điện tích tự do.
B. Vật cách điện là vật có chứa rất ít điện tích tự do.
C. Vật dẫn điện là vật có chứa rất ít điện tích tự do.
D. Chất điện môi là chất có chứa rất ít điện tích tự do.
1.16 Phát biểu nào sau đây là không đúng?
A. Trong quá trình nhiễm điện do cọ sát, êlectron đã chuyển từ vật này sang vật kia.
B. Trong quá trình nhiễm điện do hưởng ứng, vật bị nhiễm điện vẫn trung hoà điện.
C. Khi cho một vật nhiễm điện dương tiếp xúc với một vật chưa nhiễm điện, thì êlectron chuyển từ vật chưa nhiễm điện sang vật nhiễm điện dương.
D. Khi cho một vật nhiễm điện dương tiếp xúc với một vật chưa nhiễm điện, thì điện tích dương chuyển từ vật vật nhiễm điện dương sang chưa nhiễm điện.
1.17 Khi đưa một quả cầu kim loại không nhiễm điện lại gần một quả cầu khác nhiễm điện thì
A. hai quả cầu đẩy nhau.
B. hai quả cầu hút nhau.
C. không hút mà cũng không đẩy nhau.
D. hai quả cầu trao đổi điện tích cho nhau.
1.18 Phát biểu nào sau đây là không đúng?
A. Trong vật dẫn điện có rất nhiều điện tích tự do.
B. Trong điện môi có rất ít điện tích tự do.
C. Xét về toàn bộ thì một vật nhiễm điện do hưởng ứng vẫn là một vật trung hoà điện.
D. Xét về toàn bộ thì một vật nhiễm điện do tiếp xúc vẫn là một vật trung hoà điện.
GIẢI
1.13 Chọn: D
Hướng dẫn: Theo thuyết êlectron thì êlectron là hạt có mang điện tích q = -1,6.10-19 (C), có khối lượng m = 9,1.10-31 (kg). Nguyên tử có thể mất hoặc nhận thêm êlectron để trở thành ion. Như vậy nế nói “êlectron không thể chuyển động từ vật này sang vật khác” là không đúng. 
1.14 Chọn: C
Hướng dẫn: Theo thuyết êlectron, một vật nhiễm điện dương là vật thiếu êlectron, một vật nhiễm điện âm là vật thừa êlectron, một vật nhiễm điện âm là vật đã nhận thêm êlectron. Như vậy phát biểu “một vật nhiễm điện dương là vật đã nhận thêm các ion dương” là không đúng.
1.15 Chọn: C
Hướng dẫn: Theo định nghĩa: Vật dẫn điện là vật có chứa nhiều điện tích tự do. Vật cách điện (điện môi) là vật có chứa rất ít điện tích tự do. Như vậy phát biểu “Vật dẫn điện là vật có chứa rất ít điện tích tự do” là không đúng.
1.16 Chọn: D
Hướng dẫn: Theo thuyết êlectron: Trong quá trình nhiễm điện do cọ sát, êlectron đã chuyển từ vật này sang vật kia. Trong quá trình nhiễm điện do hưởng ứng, êlectron chỉ chuyển từ đầu này sang đầu kia của vật còn vật bị nhiễm điện vẫn trung hoà điện. Khi cho một vật nhiễm điện dương tiếp xúc với một vật chưa nhiễm điện, thì êlectron chuyển từ vật chưa nhiễm điện sang vật nhiễm điện dương. Như vậy phát biểu “Khi cho một vật nhiễm điện dương tiếp xúc với một vật chưa nhiễm điện, thì điện tích dương chuyển từ vật vật nhiễm điện dương sang chưa nhiễm điện” là không đúng.
1.17 Chọn: B
Hướng dẫn: Khi đưa một quả cầu kim loại A không nhiễm điện lại gần một quả cầu B nhiễm điện thì hai quả cầu hút nhau. Thực ra khi đưa quả cầu A không tích điện lại gần quả cầu B tích điện thì quả cầu A sẽ bị nhiễm điện do hưởng ứng phần điện tích trái dấu với quả cầu B nằm gần quả cầu B hơn so với phần tích điện cùng dấu. Tức là quả cầu B vừa đẩy lại vừa hút quả cầu A, nhưng lực hút lớn hơn lực đẩy nên kết quả là quả cầu B đã hút quả cầu A.
1.18 Chọn: D
Hướng dẫn: Theo thuyết êlectron thì: Trong vật dẫn điện có rất nhiều điện tích tự do. Trong điện môi có rất ít điện tích tự do. Xét về toàn bộ thì một vật nhiễm điện do hưởng ứng vẫn là một vật trung hoà điện. Còn nhiễm điện do tiếp xúc thì êlectron chuyển từ vật ày sang vật kia dẫn đến vật này thừa hoặc thiếu êlectron. Nên phát biểu “Xét về toàn bộ thì một vật nhiễm điện do tiếp xúc vẫn là một vật trung hoà điện” là không đúng.
3. ĐIỆN TRƯỜNG
1.19 Phát biểu nào sau đây là không đúng?
A. Điện trường tĩnh là do các hạt mang điện đứng yên sinh ra.
B. Tính chất cơ bản của điện trường là nó tác dụng lực điện lên điện tích đặt trong nó.
C. Véctơ cường độ điện trường tại một điểm luôn cùng phương, cùng chiều với vectơ lực điện tác dụng lên một điện tích đặt tại điểm đó trong điện trường.
D. Véctơ cường độ điện trường tại một điểm luôn cùng phương, cùng chiều với vectơ lực điện tác dụng lên một điện tích dương đặt tại điểm đó trong điện trường.
1.20 Đặt một điện tích dương, khối lượng nhỏ vào một điện trường đều rồi thả nhẹ. Đi ... p điện môi của tụ điện vẫn chưa bị đánh thủng.
1.60 Chọn: C
Hướng dẫn: Điện dung của tụ điện phụ thuộc vào hình dạng, kích thước, khoảng cách giữa hai bản tụ và chất điện môi giữa hai bản tụ. Không phụ thuộc vào bản chất của hai bản tụ.
1.61 Chọn: B
Hướng dẫn: Công thức tính điện dung của tụ điện phẳng .
1.62 Chọn: C
Hướng dẫn: Áp dụng công thức tính điện dung của tụ điện phẳng ta thấy: Một tụ điện phẳng, giữ nguyên diện tích đối diện giữa hai bản tụ, tăng khoảng cách giữa hai bản tụ lên hai lần thì điện dung của tụ điện giảm đi hai lần.
1.63 Chọn: B
Hướng dẫn: Áp dụng công thức tính điện dung của bộ tụ điện gồm n tụ điện giống nhau mắc nối tiếp Cb = C/n
1.64 Chọn: A
Hướng dẫn: Áp dụng công thức tính điện dung của bộ tụ điện gồm n tụ điện giống nhau mắc song song Cb = n.C
1.65 Chọn: C
Hướng dẫn: Áp dụng công thức tính điện tích của tụ điện q = C.U với C = 500 (pF) = 5.10-10 (F) và U= 100 (V). Điện tích của tụ điện là q = 5.10-8 (C) = 5.10-2 (ỡC).
1.66 Chọn: A
Hướng dẫn: Áp dụng công thức tính điện dung của tụ điện phẳng ,với không khí có ồ = 1, diện tích S = ðR2, R = 3 (cm) = 0,03 (m), d = 2 (cm) = 0,02 (m). Điện dung của tụ điện đó là C = 1,25.10-12 (F) = 1,25 (pF).
1.67 Chọn: B
Hướng dẫn: Áp dụng công thức Umax = Emax.d với d = 2 (cm) = 0,02 (m) và Emax = 3.105(V/m). Hệu điện thế lớn nhất có thể đặt vào hai bản cực của tụ điện là Umax = 6000 (V).
1.68 Chọn: C
Hướng dẫn: Một tụ điện phẳng được mắc vào hai cực của một nguồn điện có hiệu điện thế 50 (V). Ngắt tụ điện ra khỏi nguồn rồi kéo cho khoảng cách giữa hai bản tụ tăng gấp hai lần thì điện tích của tụ điện không thay đổi còn điện dung của tụ điện giảm đi 2 lần.
1.69 Chọn: A
Hướng dẫn: Xem hướng dẫn câu 1.68
1.70 Chọn: B
Hướng dẫn: Một tụ điện phẳng được mắc vào hai cực của một nguồn điện có hiệu điện thế 50 (V). Ngắt tụ điện ra khỏi nguồn rồi kéo cho khoảng cách giữa hai bản tụ tăng gấp hai lần thì điện tích của tụ điện không thay đổi còn điện dung của tụ điện giảm đi 2 lần, suy ra hiệu điện thế giữa hai bản tụ tăng lên 2 lần: U = 100 (V).
1.71 Chọn: B
Hướng dẫn:
- Xét tụ điện C1 = 0,4 (ỡF) = 4.10-7 (C) được tích điện q = 3.10-5 (C) ta suy ra U = q/C = 75 (V). 
 - Xét tụ điện C2 = 0,6 (ỡF) = 6.10-7 (C) được tích điện q = 3.10-5 (C) ta suy ra U = q/C = 50 (V). 
- Theo bài ra U < 60 (V) suy ra hiệu điện thế U = 50 (V) thoả mãn. Vởy hiệu điện thế của nguồn điện là U = 50 (V).
1.72 Chọn: A
Hướng dẫn: Áp dụng công thức tính điện dung của bộ tụ điện mắc nối tiếp:
1.73 Chọn: D
Hướng dẫn: Áp dụng công thức tính điện dung của bộ tụ điện mắc song song:
C = C1 + C2 + ......+ Cn
1.74 Chọn: D
Hướng dẫn: 
- Điệp dung của bộ tụ điện là Cb = 12 (ỡF) = 12.10-6 (F).
- Điện tích của bộ tụ điện là Qb = Cb.U, với U = 60 (V). Suy ra Qb = 7,2.10-4 (C).
1.75 Chọn: D
Hướng dẫn: 
- Xem hướng dẫn câu 1.74
- Các tụ điện mắc nối tiếp với nhau thì điện tích của bộ tụ điện bằng điện tích của mỗi thụ thành phần: Qb = Q1 = Q2 = ......= Qn. Nên điện tích của mỗi tụ điện là Q1 = 7,2.10-4 (C) và Q2 = 7,2.10-4 (C).
1.76 Chọn: C
Hướng dẫn: 
- Xem hướng dẫn câu 1.74 và 1.75
- Áp dụng công thức tính điện tích của tụ điện Q = CU, với Q1 = Q2 = 7,2.10-4 (C). Ta tính được U1 = 45 (V) và U2 = 15 (V).
1.77 Chọn: A
Hướng dẫn: Bộ tụ điện gồm các tụ điện mắc song song thì hiệu điện thế được xác định: U = U1 = U2.
1.78 Chọn: B
Hướng dẫn: 
- Bộ tụ điện gồm các tụ điện mắc song song thì hiệu điện thế được xác định: U1 = U2 = U = 60 (V)
- Điện tích của mỗi tụ điện là Q = CU, suy ra Q1 = 1,2.10-3 (C) và Q2 = 1,8.10-3 (C).
8. NĂNG LƯỢNG ĐIỆN TRƯỜNG
Bài 1: Phát biểu nào sau đây là đúng?
A. Sau khi nạp điện, tụ điện có năng lượng, năng lượng đó tồn tại dưới dạng hoá năng.
B. Sau khi nạp điện, tụ điện có năng lượng, năng lượng đó tồn tại dưới dạng cơ năng.
C. Sau khi nạp điện, tụ điện có năng lượng, năng lượng đó tồn tại dưới dạng nhiệt năng.
D. Sau khi nạp điện, tụ điện có năng lượng, năng lượng đó là năng lượng của điện trường trong tụ điện.
Bài 2: Một tụ điện có điện dung C, được nạp điện đến hiệu điện thế U, điện tích của tụ là Q. Công thức nào sau đây không phải là công thức xác định năng lượng của tụ điện?
A. W = 
B. W = 
C. W = 
D. W = 
Bài 3: Một tụ điện có điện dung C, được nạp điện đến hiệu điện thế U, điện tích của tụ là Q. Công thức xác định mật độ năng lượng điện trường trong tụ điện là:
A. w = 
B. w = 
C. w = 
D. w = 
Bài 4: Một tụ điện có điện dung C = 6 (ỡF) được mắc vào nguồn điện 100 (V). Sau khi ngắt tụ điện khỏi nguồn, do có quá trình phóng điện qua lớp điện môi nên tụ điện mất dần điện tích. Nhiệt lượng toả ra trong lớp điện môi kể từ khi bắt đầu ngắt tụ điện khỏi nguồn điện đến khi tụ phóng hết điện là:
A. 0,3 (mJ).
B. 30 (kJ).
C. 30 (mJ).
D. 3.104 (J).
Bài 5: Một tụ điện có điện dung C = 5 (ỡF) được tích điện, điện tích của tụ điện bằng 10-3 (C). Nối tụ điện đó vào bộ acquy suất điện động 80 (V), bản điện tích dương nối với cực dương, bản điện tích âm nối với cực âm của bộ acquy. Sau khi đã cân bằng điện thì
A. năng lượng của bộ acquy tăng lên một lượng 84 (mJ).
B. năng lượng của bộ acquy giảm đi một lượng 84 (mJ).
C. năng lượng của bộ acquy tăng lên một lượng 84 (kJ).
D. năng lượng của bộ acquy giảm đi một lượng 84 (kJ).
Bài 6: Một tụ điện không khí phẳng mắc vào nguồn điện có hiệu điện thế U = 200 (V). Hai bản tụ cách nhau 4 (mm). Mật độ năng lượng điện trường trong tụ điện là:
A. w = 1,105.10-8 (J/m3).
B. w = 11,05 (mJ/m3).
C. w = 8,842.10-8 (J/m3).
D. w = 88,42 (mJ/m3).
GIẢI
Bài 1: Chọn: D
Hướng dẫn: Năng lượng trong tụ điện là năng lượng điện trường. Sau khi nạp điện, tụ điện có năng lượng, năng lượng đó là năng lượng của điện trường trong tụ điện.
Bài 2: Chọn: B
Hướng dẫn: Một tụ điện có điện dung C, được nạp điện đến hiệu điện thế U, điện tích của tụ là Q. Công thức xác định năng lượng của tụ điện là W = = = 
Bài 3: Chọn: D
Hướng dẫn: Công thức xác định mật độ năng lượng điện trường là w = 
Bài 4: Chọn: C
Hướng dẫn: Khi tụ điện phóng hết điện thì năng lượng của tụ điện đã chuyển hoàn toàn thành nhiệt năng. Nhiệt lượng toả ra trong lớp điện môi bằng năng lượng của tụ điện: W = , với C = 6 (ỡF) = 6.10-6(C) và U = 100 (V) ta tính được W = 0,03 (J) = 30 (mJ).
Bài 5: Chọn: A
Hướng dẫn:
- Một tụ điện có điện dung C = 5 (ỡF) = 5.10-6 (C) được tích điện, điện tích của tụ điện là q = 10-3 (C). Hiệu điện thế giữa hai bản cực của tụ điện là U = q/C = 200 (V).
- Bộ acquy suất điện động E = 80 (V), nên khi nối tụ điện với bộ acquy sao cho bản điện tích dương nối với cực dương, bản điện tích âm nối với cực âm của bộ acquy, thì tụ điện sẽ nạp điện cho acquy. Sau khi đã cân bằng điện thì hiệu điện thế giữa hai bản tụ bằng suất điện động của acquy. Phần năng lượng mà acquy nhận được bằng phần năng lượng mà tụ điện đã bị giảm ÄW = - E2 = 84.10-3 (J) = 84 (mJ).
Bài 6: Chọn: B
Hướng dẫn:
Mật độ năng lượng điện trường trong tụ điện w = với ồ = 1, U = 200 (V) và d = 4 (mm), suy ra w = 11,05.10-3 (J/m3) = 11,05 (mJ/m3).
9. Bài tập về tụ điện
1.85 Hai bản của một tụ điện phẳng là hình tròn, tụ điện được tích điện sao cho điện trường trong tụ điện bằng E = 3.105 (V/m). Khi đó điện tích của tụ điện là Q = 100 (nC). Lớp điện môi bên trong tụ điện là không khí. Bán kính của các bản tụ là:
A. R = 11 (cm).
B. R = 22 (cm).
C. R = 11 (m).
D. R = 22 (m).
1.86 Có hai tụ điện: tụ điện 1 có điện dung C1 = 3 (ỡF) tích điện đến hiệu điện thế U1 = 300 (V), tụ điện 2 có điện dung C2 = 2 (ỡF) tích điện đến hiệu điện thế U2 = 200 (V). Nối hai bản mang điện tích cùng tên của hai tụ điện đó với nhau. Hiệu điện thế giữa các bản tụ điện là:
A. U = 200 (V).
B. U = 260 (V).
C. U = 300 (V).
D. U = 500 (V).
1.87 Có hai tụ điện: tụ điện 1 có điện dung C1 = 3 (ỡF) tích điện đến hiệu điện thế U1 = 300 (V), tụ điện 2 có điện dung C2 = 2 (ỡF) tích điện đến hiệu điện thế U2 = 200 (V). Nối hai bản mang điện tích cùng tên của hai tụ điện đó với nhau. Nhiệt lượng toả ra sau khi nối là:
A. 175 (mJ).
B. 169.10-3 (J).
C. 6 (mJ).
D. 6 (J).
1.88 Một bộ tụ điện gồm 10 tụ điện giống nhau (C = 8 ỡF) ghép nối tiếp với nhau. Bộ tụ điện được nối với hiệu điện thế không đổi U = 150 (V). Độ biến thiên năng lượng của bộ tụ điện sau khi có một tụ điện bị đánh thủng là:
A. ÄW = 9 (mJ).
B. ÄW = 10 (mJ).
C. ÄW = 19 (mJ).
D. ÄW = 1 (mJ).
1.89 Một tụ điện phẳng có điện dung C, được mắc vào một nguồn điện, sau đó ngắt khỏi nguồn điện. Người ta nhúng hoàn toàn tụ điện vào chất điện môi có hằng số điện môi ồ. Khi đó điện tích của tụ điện
A. Không thay đổi.
B. Tăng lên ồ lần.
C. Giảm đi ồ lần.
D. Thay đổi ồ lần.
1.90 Một tụ điện phẳng có điện dung C, được mắc vào một nguồn điện, sau đó ngắt khỏi nguồn điện. Người ta nhúng hoàn toàn tụ điện vào chất điện môi có hằng số điện môi ồ. Khi đó điện dung của tụ điện
A. Không thay đổi.
B. Tăng lên ồ lần.
C. Giảm đi ồ lần.
D. Tăng lên hoặc giảm đi tuỳ thuộc vào lớp điện môi.
1.91 Một tụ điện phẳng có điện dung C, được mắc vào một nguồn điện, sau đó ngắt khỏi nguồn điện. Người ta nhúng hoàn toàn tụ điện vào chất điện môi có hằng số điện môi ồ. Khi đó hiệu điện thế giữa hai bản tụ điện
A. Không thay đổi.
B. Tăng lên ồ lần.
C. Giảm đi ồ lần.
D. Tăng lên hoặc giảm đi tuỳ thuộc vào lớp điện môi.
1.85 Chọn: A
Hướng dẫn: Áp dụng các công thức:
- Điện dung của tụ điện phẳng: , với S = ð.R2.
- Mối liên hệ giữa hiệu điện thế và cường độ điện trường: U = E.d
- Điện tích của tụ điện: q = CU.
1.86 Chọn: B
Hướng dẫn: Khi nối hai bản mang điện tích cùng tên của hai tụ điện đó với nhau thì điện tích của bộ tụ điện bằng tổng điện tích của hai tụ điện: qb = q1 + q2 = C1U1 + C2U2 = 13.10-4 (C). Điện dung của bộ tụ điện là Cb = C1 + C2 = 5 (ỡF) = 5.10-6 (C). Mặt khác ta có qb = Cb.Ub suy ra Ub = qb/Cb = 260 (V).
1.87 Chọn: C
Hướng dẫn:
- Năng lượng của mỗi tụ điện trước khi nối chúng với nhau lần lượt là: W1 = = 0,135 (J) và W2 = = 0,04 (J).
- Xem hướng dẫn câu 1.86
- Năng lượng của bộ tụ điện sau khi nối với nhau là: Wb = = 0,169 (J).
- Nhiệt lượng toả ra khi nối hai tụ điện với nhau là ÄW = W1 + W2 – Wb = 6.10-3 (J) = 6 (mJ).
1.88 Chọn: D
Hướng dẫn:
- Trước khi một tụ điện bị đánh thủng, năng lượng của bộ tụ điện là Wb1 = == 9.10-3 (J).
- Sau khi một tụ điện bị đánh thủng, bộ tụ điện còn 9 tụ điện ghép nối tiếp với nhau, năng lượng của bộ tụ điện là Wb2 = == 10.10-3 (J).
- Độ biến thiên năng lượng của bộ tụ điện sau khi có một tụ điện bị đánh thủng là ÄW = 10-3 (J) = 1 (mJ).
1.89 Chọn: A
Hướng dẫn:
- Một tụ điện phẳng có điện dung C, được mắc vào một nguồn điện, sau đó ngắt khỏi nguồn điện. Người ta nhúng hoàn toàn tụ điện vào chất điện môi có hằng số điện môi ồ. Khi đó tụ điện cô lập về điện nên điện tích của tụ điện không thay đổi.
- Điện dung của tụ điện được tính theo công thức: nên điện dung của tụ điện tăng lên ồ lần.
- Hiệu điện thế giữa hai bản cực của tụ điện được tính theo công thức: U = q/C với q = hằng số, C tăng ồ lần suy ra hiệu điện thế giảm đi ồ lần.
1.90 Chọn: B
Hướng dẫn: Xem hướng dẫn câu 1.89
1.91 Chọn: C
Hướng dẫn: Xem hướng dẫn câu 1.89

Tài liệu đính kèm:

  • docOn tap HKIChuong 1 VLCB11.doc