Sự mới mẻ trong cách nhìn của Nguyễn Công Trứ và Cao Bá Quát qua hai bài thơ trích giảng

Sự mới mẻ trong cách nhìn của Nguyễn Công Trứ và Cao Bá Quát qua hai bài thơ trích giảng

1- Nguyễn Công Trứ và Cao Bá Quát là hai nhà thơ tiêu biểu nhất cho nền thơ Việt Nam nửa đầu thế kỉ XIX. Điểm khác biệt dễ thấy nhất ở hai nhà thơ là Nguyễn Công Trứ chủ yếu sáng tác bằng chữ Nôm thì hầu hết sáng tác của Cao Bá Quát được viết bằng chữ Hán.Qua hai bài thơ trích giảng của hai tác giả ( Bài ca ngất ngưởng và Dương phụ hành), không kể đến sự khác biệt về ngôn ngữ- văn tự, chúng ta dễ dàng thấy những nét chung trong cách nhìn đời, nhìn mình của hai tác giả: Nguyễn Công Trứ trình làng một quan niệm sống khá táo bạo, ngông nghênh, “ ngất ngưởng” của một con người mà cuộc đời tuy nhiều thăng trầm trong “hoạn hải ba đào” nhưng nhìn chung là thành đạt. Cao Bá Quát lại tự thể hiện cái nhìn tiến bộ mình qua một khoảnh khắc bất chợt trên con đường “dương trình hiệu lực” lắm chua cay, xa lạ.

doc 4 trang Người đăng minh_thuy Lượt xem 9449Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem tài liệu "Sự mới mẻ trong cách nhìn của Nguyễn Công Trứ và Cao Bá Quát qua hai bài thơ trích giảng", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
SỰ MỚI MẺ TRONG CÁCH NHÌN CỦA NGUYỄN CÔNG TRỨ VÀ CAO BÁ QUÁT QUA HAI BÀI THƠ TRÍCH GIẢNG
1- Nguyễn Công Trứ và Cao Bá Quát là hai nhà thơ tiêu biểu nhất cho nền thơ Việt Nam nửa đầu thế kỉ XIX. Điểm khác biệt dễ thấy nhất ở hai nhà thơ là Nguyễn Công Trứ chủ yếu sáng tác bằng chữ Nôm thì hầu hết sáng tác của Cao Bá Quát được viết bằng chữ Hán.Qua hai bài thơ trích giảng của hai tác giả ( Bài ca ngất ngưởng và Dương phụ hành), không kể đến sự khác biệt về ngôn ngữ- văn tự, chúng ta dễ dàng thấy những nét chung trong cách nhìn đời, nhìn mình của hai tác giả: Nguyễn Công Trứ trình làng một quan niệm sống khá táo bạo, ngông nghênh, “ ngất ngưởng” của một con người mà cuộc đời tuy nhiều thăng trầm trong “hoạn hải ba đào” nhưng nhìn chung là thành đạt. Cao Bá Quát lại tự thể hiện cái nhìn tiến bộ mình qua một khoảnh khắc bất chợt trên con đường “dương trình hiệu lực” lắm chua cay, xa lạ.
2-  Nguyễn Công Trứ đã đi trọn con đường xuất- xử của một nhà nho: đậu đạt, làm quan, lập công trạng lớn trên cả hai cương vị văn quan lẫn võ tướng.Bài ca ngất ngưởng không giấu giếm niềm tự hào ấy            
                                       “Khi Thủ khoa , khi Tham tán, khi Tổng đốc Đông
Gồm thao lược đã nên tay ngất ngưởng
Lúc bình Tây, cờ đại tướng
Có khi về Phủ doãn Thừa Thiên”
 Trước sau Uy Viễn tướng công cũng vẫn là một nhà nho. Ông tự xếp hạng cho mình:
        “Chẳng Trái, Nhạc cũng vào phường Hàn, Phú
         Nghĩa vua tôi cho vẹn đạo sơ chung.
Điểm nổi bật ở Nguyễn Công Trứ là ông không khiêm cung như một nhà nho chính thống, ông ý thức rất rõ về tài năng của mình , ông thị tài , khoe tài , không ngại bị dị nghị, như muốn đạp trên dư luận để “ ngất ngưởng “ với đời. Có được tư thế ấy là do ông bền chí phấn đấu, ông làm tốt trong cả những lĩnh vực vốn là sở đoản của hạng người “ dài lưng tốn vải” như ông. Giai thoại kể rằng lúc Nguyễn Công Trứ vốn là một quan văn mà lại được cử đi   “dẹp loạn” , người vợ thiếp thương quá xin theo để chăm sóc, ông cảm khái mà viết rằng      “ Đành nhẽ bút nghiên mà kiếm mã / Thương ôi kim chỉ cũng phong trần”.
Biểu hiện của Nguyễn Công Trứ chính là biểu hiện của một ý thức cá nhân đã rất phát triển trong con người nhà nho như ông. Các nhà nghiên cứu đã xếp ông vào loại nhà nho – tài tử là vì thế. Trong khuôn khổ của  trật tự phong kiến, ông không ngừng chơi ngông phá phách , không ngại làm cái điều người khác không dám làm. Ngày từ giã kinh đô, ông ngất ngưởng trên lưng con bò vàng đeo đạc ngựa. Về Rú Đụn sống cuộc đời của một hưu quan , viếng cảnh chùa ông vẫn cứ mang theo một vài hầu non , con hát trẻ là những biểu hiện cho sự chơi ngông , phá phách ấy. Ông tự hào khái quát quan niệm sống của mình bằng hai câu thơ chắc nịch : “ Được mất dương dương người tái thượng
                                                              Khen chê phơi phới ngọn đông phong”
 Nhà thơ Cao Bá Quát lớn lên đương lúc triều đình nhà Nguyễn ra sức đề cao học thuyết Tống Nho, đề cao chữ Hán. Nhưng Cao Bá Quát sớm nhận ra sự khập khiễng trong học thuyết Nho gia mạt kì với yêu cầu thực tế của xã hội . Ông phản bác cách học hành , thi cử , cách làm thơ phú , cách nhìn cũ . Trong bài thơ chữ Hán Đề sát viện Bùi công Vân Đài anh ngữ khúc hậu , ông đã nói thẳng suy nghĩ của mình “ Đáng phàn nàn cho ta chỉ đóng cửa mà gọt giũa câu văn, lải nhải nhai từng câu từng chữ. Có khác gì con sâu đo muốn đo cả đất trời”
Bài Dương phụ hành được viết trong dịp Cao theo phái bộ của Đào Trí Phú đi công cán ở Nam Dương ( Inđônêxia) để lấy công chuộc tội. Trong chuyến đi này, nhà thơ được tiếp xúc với những người châu Âu , với một nền văn minh xa lạ, từ đó thêm điều kiện để mở rộng tầm mắt và tâm hồn. Một trong những thu hoạch bổ ích ấy là ông đã phát hiện ra những nét mới đáng yêu của người đàn bà Tây phương: 
- Khung cảnh: Một đêm trăng trên đại dương. Gió bể thổi lạnh.
- Trang phục: Áo trắng phau như tuyết (y như tuyết). Một vẻ đẹp trắng trong. Nhà thơ ngạc nhiên lần đầu nhìn thấy và xúc động.
 - Cử chỉ ngôn ngữ: Nàng nhìn sang thuyền người Nam, thấy đèn lửa sáng (đăng hoả minh), tựa vai chồng, kéo áo chồng, nói rầm rì Trên tay nàng “hững hờ cốc sữa biếng cầm tay”. Lạ nhất là cử chỉ “uốn éo đòi chồng nâng đỡ dậy”. Nũng nịu và yêu thương, tin cậy chồng, nàng đang sống đầy đủ  trong hạnh phúc lứa đôi.. 
           Ngôn ngữ và cách tả cho thấy một cái nhìn rộng mở, một thái độ trân trọng đối với cách biểu hiện tình yêu, hạnh phúc lứa đôi của con người Châu Âu vốn thuộc  một nền văn minh còn xa lạ với tác giả . Trong thời đại bấy giờ, xã hội Việt Nam còn bị bó buộc trong những quan điểm bảo thủ, thiển cận , trong mặc cảm tự tôn mù quáng thì việc tán dương , đồng tình với một vẻ đẹp xa lạ như thế là hành vi nghệ thuật thể hiện một quan niệm mới mẻ hiện đại .Thi phẩm  bộc lộ một cái nhìn rộng mở, không cố chấp, không kì thị dân tộc của nhà trí thức Cao Bá Quát.
3- Cả hai nhà thơ, trong hai đề tài rất khác nhau, hai tâm thế khác nhau đều thể hiện những nét mới trong cách nhìn cuộc sống. Nguyễn Công Trứ có cách nhìn riêng về cuộc đời, phẩm chất của bản thân, vượt lên trên mọi ràng buộc , thói tục tầm thường. Cao Bá Quát trong một thi phẩm có tính chất kí sự sứ trình đã thể hiện một cách nhìn mới mẻ rộng mở về tình cảm và hạnh phúc vợ chồng, tiếp nhận công bằng đối với những biểu hiện khác lạ với văn hoá truyền thống.
 Cả hai nhà thơ đã thể hiện sự trỗi dậy phát triển của ý thức cá nhân , dám vượt ra khỏi những khuôn khổ trói buộc, câu nệ của tư tưởng phong kiến, của thiết chế xã hội chuyên chế nặng nề.

Tài liệu đính kèm:

  • docCao Ba Quat.doc