Rèn luyện kỹ năng làm bài trắc nghiệm khách quan môn Vật lý cho học sinh lớp 12

Rèn luyện kỹ năng làm bài trắc nghiệm khách quan môn Vật lý cho học sinh lớp 12

Năm học 2006-2007,Bộ Giáo dục và Đào tạo đã thực hiện lộ trình cải tiến hình thức thi. Cụ thể là quy định trong kỳ thi tốt nghiệp trung học phổ thông tháng 5/2007: tổ chức thi trắc nghiệm hoàn toàn đối với môn ngoại ngữ, vật lý, hoá học, sinh học ở kỳ thi tốt nghiệp trung học phổ thông (nếu có quy định thi các môn môn này trong thông báo môn thi tốt nghiệp THPTvào cuối tháng 3/2007); Các môn khác tiếp tục thi theo hình thức ra đề thi tự luận. Trong kỳ thi đại học, cao đẳng tháng 7/2007: tổ chức thi trắc nghiệm hoàn toàn đối với môn ngoại ngữ, vật lý, hoá học, các môn khác tiếp tục thi theo hình thức ra đề thi tự luận. Qua hai kỳ thi, tôi nhận thấy rằng kết quả bài thi trắc nghiệm ở các môn nói chung và ở môn vật lý nói riêng của học sinh trường THPT số 2 Nghĩa Hành là chưa cao. Là giáo viên trực tiếp giảng dạy môn vật lý, tôi muốn việc thực hiện lộ trình cải tiến hình thức thi của Bộ GD và ĐT mang lại hiệu quả cao, đồng thời góp phần vào việc nâng cao chất lượng học tập của học sinh hiện nay. Tôi quyết định chọn đề tài: “Rèn luyện kỹ năng làm bài trắc nghiệm khách quan môn vật lý cho học sinh lớp 12”. Mục đích là tìm ra những nguyên nhân nào dẫn đến việc các em làm bài trắc nghiệm môn vật lý chưa đạt kết quả cao. Từ đó đưa ra một số giải pháp thiết thực để khắc phục tình trạng này.

 

doc 14 trang Người đăng quocviet Lượt xem 2489Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem tài liệu "Rèn luyện kỹ năng làm bài trắc nghiệm khách quan môn Vật lý cho học sinh lớp 12", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
	PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ 
I. Lý do chọn đề tài:
Năm học 2006-2007,Bộ Giáo dục và Đào tạo đã thực hiện lộ trình cải tiến hình thức thi. Cụ thể là quy định trong kỳ thi tốt nghiệp trung học phổ thông tháng 5/2007: tổ chức øthi trắc nghiệm hoàn toàn đối với môn ngoại ngữ, vật lý, hoá học, sinh học ở kỳ thi tốt nghiệp trung học phổ thông (nếu có quy định thi các môn môn này trong thông báo môn thi tốt nghiệp THPTvào cuối tháng 3/2007); Các môn khác tiếp tục thi theo hình thức ra đề thi tự luận. Trong kỳ thi đại học, cao đẳng tháng 7/2007: tổ chức thi trắc nghiệm hoàn toàn đối với môn ngoại ngữ, vật lý, hoá học, các môn khác tiếp tục thi theo hình thức ra đề thi tự luận. Qua hai kỳ thi, tôi nhận thấy rằng kết quả bài thi trắc nghiệm ở các môn nói chung và ở môn vật lý nói riêng của học sinh trường THPT số 2 Nghĩa Hành là chưa cao. Là giáo viên trực tiếp giảng dạy môn vật lý, tôi muốn việc thực hiện lộ trình cải tiến hình thức thi của Bộ GD và ĐT mang lại hiệu quả cao, đồng thời góp phần vào việc nâng cao chất lượng học tập của học sinh hiện nay. Tôi quyết định chọn đề tài: “Rèn luyện kỹ năng làm bài trắc nghiệm khách quan môn vật lý cho học sinh lớp 12”. Mục đích là tìm ra những nguyên nhân nào dẫn đến việc các em làm bài trắc nghiệm môn vật lý chưa đạt kết quả cao. Từ đó đưa ra một số giải pháp thiết thực để khắc phục tình trạng này.
II. Đối tượng ,phạm vi nghiên cứu, phương pháp nghiên cứu:
Đối tượng nghiên cứu.
 Nghiên cứu vấn đề : “Rèn luyện kỹ năng làm bài trắc nghiệm khách quan môn vật lý cho học sinh lớp 12”. Thông qua đối tượng học sinh và giáo viên.
 2. Phạm vi nghiên cứu:
 Lớp 12, trường THPT số 2 nghĩa Hành.
3. Phương pháp nghiên cứu:
- Phương pháp quan sát, điều tra: trong quá trình xem kiểm trăùc nghiệm bài làm 15 phút hay 1 tiết của bộ môn ở lớp 12. Điều tra những lỗi mắc phải dẫn đến trường hợp chọn không đúng đáp án thông qua bài kiểm tra.
- Phương pháp hỏi đáp: Trao đổi kinh nghiệm với thầy cô giáo trong hội đồng sư phạm nhà trường.
- Phương pháp nghiên cứu lý kuận: Nghiên cứu nội dung sách giáo khoa, sách tham kháo, tài liệu bồi dưỡng giáo viên và các tài liệu liên quan khác
- Phương pháp thống kê: Ghi chép, tổng kết kết quả bài kiểm tra của học sinh.
III. Mục tiêu và nhiệm vụ của đề tài:
Mục tiêu:
Để làm bài trắc nghiệm môn vật lý được tốt, học sinh phải nắm được hình thức thi trắc nghiệm hoàn toàn, phải biết thực hiện các thao tác tư duy như: phân tích, tổng hợp, so sánh và đòi hỏi sự khéo léo, tập trung, nhanh nhẹn, chính xác để chọn câu trả lời và tô vào phiếu trắc nghiệm.
2.Nhiệm vụ:
Trong quá trình nghiên cứu, người giáo viên cần tập trung vào những nhiệm vụ sau:
- Điều tra xác định thực trạng việc dạy và học ở bộ môn vật lý. Cụ thể hơn là kỹ năng dạy và học kỹ năng làm bài trắc nghiệm vật lý.
- Thực trạng cách thức làm bài trắc nghiệm của các em học sinh như thế nào?
- Nguyên nhân nào dẫn đến kết quả tồn tại? Đánh giá được thực trạng, nguyên nhân sẽ có giải pháp đúng đắn cho công tác này.
PHẦN II: NỘI DUNG
I. Cơ sở lý luận thực tiển:
1. Cơ sơ ûlý luận:
Qua nhiều năm giảng dạy, tôi thấy rằng, hình thức kiểm tra trắc nghiệm hoàn toàn ở bộ môn vật lý thì các em chưa được tiếp cận ở lớp 10 và 11. Do vậy, khi đến lớp 12, các em mới tiếp cận với hình thức kiểm tra này nên gặp không ít những khó khăn.Vậy vấn đề nền móng là giáo viên bộ môn phải trang bị cho các em kiến thức lẫn kỹ năng làm bài.
Cơ sơ ûthực tiển:
Trên thực tế,đối với học sinh trường THPT ,việc luyện cho các em làm bài trắc nghiệm môn vật lý cũng không ít phần khó khăn bởi học sinh khối cấp III của trường bao gồm hai hệ: công lập và bán công.Đầu vào của các em học sinh bán công của trường là rất thấp.Hơn nữa, đại đa số học sinh của trường là con em gia đình làm nghề nông.Ngoài buổi đến trường, các em còn phải giúp việc cho gia đình rất nhiều. Trong khi đó lượng kiến thức của bộ môn vật lý lớp 12 là rất rộng. Chính vì vậy mà đòi hỏi giáo viên phải đề ra biện pháp tối ưu để mang lại kết quả cao.
II. Kết quả nghiên cứu:
1. Thực trạng của trường sở tại:
Trường THPT số 2 nghĩa hành gồm có hai cấp học.Trong đó có bảy lớp 12.Giáo viên trực tiếp giảng dạy môn vật lý cấp III là bốn .Quý thầy cô giáo đều nhiệt tình, năng nổ.
2. Thực trạng của học sinh:
Vào đầu năm học 2007-2008, nhà trường tổ chức kiểm tra chất lượng đầu năm dưới hình thức trắc nghiệm hoàn toàn ở một số môn.Trong đó có môn vật lý.Đề kiểm tra gồm 40 câu hỏi trắc nghiệm khách quan nhiều lựa chọn và thời gian làm bài là 60 phút.Qua thống kê,chỉ có 40% học sinh đạt điểm làm bài trên 5ở môn vật lý. Ngoài ra, nhân một buổi xem kiểm tra chất lượng đầu năm, tôi thấy rằng: đã hết giờ làm bài nhưng nhiều em chưa chọnä xong 40 đáp án của 40 câu. Như vậy, tốc độ làm bài của các em quá chậm chưa nói đến việc trong số câu em đã chọn có nhiều câu không chọn phải đáp án đúng.
III. Nguyên nhân:
1. Về phía giáo vên:
Trước hết , là giáo viên giảng dạy môn vật lý, tôi nhận thấy rằng quý thầy cô giáo chúng ta rất nhiệt tình, năng nổ, có trình độ chuyên môn cao. Tuy nhiên, trong quá trình giảng dạy,chưa quan tâm đúng mức đến việc tư vấn cho các em kỹ năng làm bài trắc nghiệm khách quan vật lý.
2. Về phía học sinh:
 Học sinh thường học vẹt, học thuộc lòng nội dung bài học nhưng không biết tổng hợp, phân tích, so sánh. Nhiều học sinh còn học tủ, học không bao trùm hết nội dung chương trình phải ôn để kiểm tra.
 IV. Một số vấn đề cần thiết để rèn luyện kỹ năng làm bài trắc nghiệm khách quan môn vật lý lớp 12:
1. Về phía giáo viên:
- Một là, phải trình bày nội dung bài học theo bố cục dễ học, dễ nhớ, dễ phân biệt, so sánh các hiện tượng.
- Hai là,phải dạy học theo hướng phát huy tính tích cực của học sinh, để các em có thể dễ dàng xử lý mọi tình huống khác nhau
- Ba là: sau mỗåi bài học, phải đưa ra câu hỏi trắc nghiệm củngcố.
- Bốn là:sau mổi chương, ta hệ thống lại phương pháp giải từng dạng bài tập, đồng thời phát tài liệu ôn tập chương dưới hình thức câu hỏi trắc nghiệm nhiều lựa chọn. Nội dung dàn trải kháp mọi phần, mọi bài và khai thác thật triệt để tất cả các dạng bài tập. Học sinh về nhà giải. Đến giờ giải bài tập hoặc giờ phụ đạo,giáo viên yêu cầu một loạt bốn học sinh lên chia bảng ra và trình bày cách làm và chọn đáp án đúng phần bài mà giáo viên giao cho từng em. Sau đó giáo viên nhận xét cách giải, tốc độ làm bài và đưa ra kỹ năng, kỹ xảo khi làm bài.
- Năm là: Tất cả các bài kiểm tra 15 phút, 1 tiết, đều soạn theo phương pháp trắc nghiệm nhều lựa chọn.
- Sáu là: Phải có kỹ năng soạn bài trắc nghiệm. Khi soạn bài trắc nghiệm cần xác định mục đích của bài trắc nghiệm như: thăm dò khả năng, năng lực riêng biệt của các học sinh trong một nhóm; xác định những mặt mạnh yếu của một nhóm học sinh ở một lĩnh vực nhất định; đánh giá mức độ kiến thức kỹ năng thái độ học sinh đạt được khi học một phần nhất định của chương trình dạy. Nội dung của bài trắc nghiệm phụ thuộc vào mục đích sử dụng nó, sau đó xác định cấu trúc nội dung bài trắc nghiệm đó. Nếu có sẳn những bài trắc nghiệm để lựa chọn, giáo viên có thể căn cứ vào mục đích đã xác định để chọn bài trắc nghiệm có nội dung phù hợp. Nếu giáo viên tự xây dựng bài trắc nghiệm thì cần phải xác định cấu trúc bằng cách dự kiến số lượng, phân phối cho từng chủ đề 
- Bảy là: Khi viết câu trắc nghiệm thì vấn đề quan trọng nhất là câu trắc nghiệm soạn thảo ra phải phát hiện, đo, đánh giá được những điều giáo viên cần biết qua trắc nghiệm. Khi viết câu trắc nghiệm có nhiều phương án trả lời để chọn (MCQ)-loại câu trắc nghiệm được sử dụng trong các kỳ thi tốt nghiệp, cao đẳng, đại học hiện nay ở bộ môn vật lý-cần nên tuân theo các quy tắc sau:
	+ Quy tắc thứ nhất: phần chính hay câu dẫn của câu hỏi phải diễn đạt rỏ ràng một vấn đề. Các câu trả lời để chọn phải là những câu khả dĩ thích hợp với vấn đề đã nêu. Nên tránh dùng những câu có vẻ như câu hỏi loại “đúng sai” không liên hệ nhau được xắp chung một chỗ.
	+ Quy tắc thứ hai: Phần chính hay câu dẫn của câu hỏi nên mang trọn ý nghĩa và phần câu trả lời để chọn nên ngắn gọn. Muốn tiết kiệm khoảng in câu hỏi và thời gian gian cho học đọc câu hỏi, các chi tiết cần thiết nên được sắp xếp vào phần chính, hay câu dẫn, để câu trả lời chọn lựa được ngắn.
	+ Quy tắc thứ ba: nên bỏ bớt các chi tiết không cần thiết. Khi mục đích câu hỏi không phải để trắc nghiêm khả năng nhận biết sự kiện chính trong một đoạn văn chúng ta nên loại bỏ những chữ nào không cần thiết để diển đạt ý nghĩa câu hỏi.
	+ Quy tắc thứ tư: Nên có 4 phương án trả lời cho moiã câu hỏi. Nếu ít hơn yếu tố may rủi tăng lên. Nếu có quá nhiều phương án để lựa chọn, chúng ta khó tìm được câu trả lời hay làm câu nhiễu, và học snh cũng mất nhiều thời gian hơn để đọc câu hỏi.
	+ Quy tắc thứ năm: Nên tránh hai thể phủ định liên tiếp như hai chữ “ không” trong một câu hỏi.
	+ Quy tắc sáu: Các câu trả lời để lựa chọn để có vẻ hợp lý. Nếu một câu phương án chọn sai hiển nhiên học sinh sẽ loại dể dàng.
	+ Quy tắc bảy: Phải chắc chăn chỉ có một câu trả lời đúng. Khi viết câu hỏi nên mời các giáo viên khác trong trường đọc lại để góp ý sửa chữa các điểm sai lầm hay những chỗå tối nghĩa.
+ Quy tắt tám: Khi một câu hỏi đề cập đến một vấn đề gây nhiều tranh luận, ý nêu trong câu hỏi phải đườc xác định về nguồn gốc hay phải định rỏ chuẩn để xét đoán. Tuy nhiên cần chú ý rằng ý kiến của giáo viên chưa chắc giống ý kiến của học sinh hay ý kiến của các giáo viên khác.
+ Quy tắc chín: Độ dài các câu trả lời trong các phương án cho sẵn để chọn phải có gần bằng nhau. Không để các câu trả lời đúng có những khuynh hướng ngắn hơn hoặc dài hơn các phương án trả lời khác. 
+ Quy tắ¨c mười: Các câu trả lời trong các phương án để lựa chọn phải đồng nhất vớøi nhau. Tính đồng nhất có thể dựa trên căn bản ý nghĩa, âm thanh, độ dài, hoặc cùng là đồng từ, tính từ.
+ Quy tắc mười một: Không nên đặt những vấn đề không xảy ra trong thực tế trong nội dung các câu hỏi.
+ Quy tắc mười hai: Các câu hỏi nhằm đo sự hiểu biết suy luận hay khả năng áp dụng các nguyên lý vào những trường hợp mới nên được trình bày dưới hình thức mới. Nếu các ví dụ trong câu hỏi giống hay tương tự các ví dụ cho trong sách giáo khoa hoặc đã trình bày ở lớp, câu trả lời đúng có thể nhờ vận dụng trí nhớ hơn là nhờ các khả năng tư duy ở mức độ cao khác mà chúng ta cần thẳm định.
+ Quy tắc mười ba: lưu ý đến các điểm liên hệ về văn phạm có thể giúp học sinh nhận biết câu trả lời.
+ Quy tắt mười bốn: Cẩn thận khi dùng hai câu trả lời trong hai phương án cho sẵn có hình thức hay ý nghĩa trái nhau, nếu một trong hai câu là câu trả lời đúng nhất. Khi chỉ có hai câu trái nhau trong số các phương án cho sẵn để chọn, thí sinh sẽ nghĩ không lẽ cả hai câu đều sai nên chỉ tập trung vào một trong hai câu này. Như vậy, câu hỏi có dạng như chỉ hai phương án trả lời cho sẳn để chọn. Do đó, chúng ta có thể cho 4 câu trả lời cho sẵún có ý nghĩa đối nhau từng đôi một.
+ Quy tắc mười lăm: Cẩn thận khi dùng các từ “không câu nào trên đây đúng” hoặc “tất cả các câu trên đây đều đúng” như một trong những phương án trả lời để chọn, vì về phương diện văn phạm các mệnh đề này thường không ăn khớp với các câu hỏi. Nếu thí sinh biết chắc hai trong các phương án trả lời đã cho là đúng thí sinh sẽ chọn “Không câu nào trên đây đúng” hoặc “Tất cả các câu trên đây đều đúng”để trả lời. Do đó, nếu được dùng các mệnh đề trên phải được sử dụng nhiều lần như các câu hỏi khác, trong ý nghĩa đúng cũng như trong ý nghĩa sai.
+ Quy tắc mười sáu: câu trả lời đúng nhất hay hợp lý nhất phải được đặt ở các vị trí khác nhau một số lần tương nhau.
+ Quy tắc mười bảy: khi dùng một từ có ý nghĩa phủ định, chúng ta nên gạch dưới hoặc nghiêng, đậm để học sinh chú ý hơn.
2. Về phía học sinh: học sinh cần phải lưu ý:
- Một là: Học toàn bộ nội dung môn học không học tủ, học đoán. Tuy nhiên không phải học thuộc lòng như việc chuẩn bị kiểm tra tự luận trước đây. Học phải hiểu kĩ nội dung của các kiến thức cơ bản, nhớ định luật, định nghĩa, nguyên lí, công thức, tính chất, ứng dụng đặc biệt là những nội dung đã được tổng kết sau mỗiã bài ,mỗi chương của sách giáo khoa hoăïc của thầy cô giáo; nắm vững kỹ năng giải bài tập.
 - Hai là: Để tránh sơ suất khi làm bài trắc nghiệm môn vật lý,không sa vào “bẫy” của các phương án gây nhiễu và chọn được đúng câu cần chọn,cần lưu ý những điểm sau đây:
 + Điểm thứ nhất: Đọc thật kỹ, không bỏ sót một từ nào của phần dẫn đễ có thễ nắm thật chắc nội dung đề yêu cầu trả lời.
* Ví dụ: môt tia sáng đi tới một mặt gương với góc tới bằng 35o. góc giữa tia tới và tia phản xạ là:
A:35o B:0o C:90o D:70o
Đây là một câu dễ, nhưng nếu các em vội vàng, không đọc hết các từ của phần dẫn chỉ chú ý tơiù các từ “góc tới”và “phản xạ” thì có thể vội 
nghĩ là phần dẫn cho biết góc tới và yêu cầu xác định góc phản xạ.Trong bốn phương án trên, phương án đầu chính là độ lớn của góc phản xạ,phù hợp với ý nghĩ vội vàng các em và dễ đưa các em vào bẫy.
+ Điểm thứ hai:Khi đọc phần dẫn cần chú ý đến các từ phủ định như “ không”, “không đúng”, “sai”,
* Ví dụ: Chu kỳ dao động của con lắc đơn không phụ thuộc vào:
A. Chiều dài dây treo. B. Vĩ độ địa lý.
B.Khối lượng quả nặng. C. Gia tốc trọng trường.
Nếu các em không chú ý đến từ phủ định “không” trong phần dẫn thì sẽ hiểu nhầm phần dẫn hỏi chu kỳ dao động của con lắc đơn phụ thuộc vào những yếu tố nàovà sẽ bị phương án A của phần lựa chọn lôi cuốn ngay.
+ Điểm thứ ba: Đọc tất cả bốn phương án trình bày trong phần lựa chọn, không bỏ một phương án nào. Hết sức tránh tình trạng vừa đọc một phương án các em cảm thấy đúng và dừng ngay không đọc tiếp các phương án còn lại. Trong ví dụ trên,ngay cả khi không chú ý đến từ “không” nhưng nếu các em cẩn thận đọc tát cả các phương án lựa chọn thì có thể tìm thấy ba phương án đúng. Khi đó buộc thí sinh phải suy nghĩ lại, dọc lại phần dẫn và tìm ra phương án cần lựa chọn.
- Ba là: Hết sức khẩn trương tiết kiệm thời gian,vận dụng kiến thức, kỹ năng để nhanh chóng quyết định chọn câu trả lời đúng.
- Bốn là: Nên làm bài từ câu số 1 làm tới,quyết định làm những câu cảm thấy dễ và chắc chắn, đồng thời đánh dấu trong đề những câu chưa làm được,lần lượt thực hiện đến câu cuối cùng trong đề. Sau đó quay trở lại “giải quyết” những câu tạm thời đã bỏ qua. Lưu ý trong khi thực hiện vòng hai cũng hết sức khẩn trương, nên làm những câu tương đối dễ hơn, một lần nữa bỏ lại những câu quá khó để giải quyết trong lượt thứ ba,nếu còn thời gian..
- Năm là: khi làm một câu trắc nghiệm,phải đánh để loại bỏ ngay những phương án sai và tập trung cân nhắc trong các phương án còn lại phương án nào là đúng.
- Sáu là: Làm đến câu trắc nghiệm nào các em dùng bút chì tô ngay ô trả lời trên phiếu trả lời trắc nghiệm, ứng với câu trả lời đó. Tránh làm toàn bộ các câu của đề thi trên giấy nháp hoặc trên đề thi ròi mới tô vào phiếu trả lời trắc nghiệm, vì dễ bị thiếu thời gian.
- Bảy là: Khi tô đen vào ô đã lựa chọn, cần cầm bút chì thẳng đứng để tô được nhanh, phải tô đậm và lấp kín diện tích cả ô; đối với mỗi câu trắc nghiệm chỉ được tô một ô trả lời. Trong trường hợp tô nhầm hoặc muốn thay đổi câu trả lời, các em dùng tẩy tẩy thật sạch .
V: Kết quả:
Trong quá trình thực hiện việc rèn luyện kỹ năng làm bài trắc nghệm khách quan môn vật lý lớp 12. kết quả bài thi học kỳ I ở những lớp tôi nghiên cứu như sau:
- Số câu hỏi là 40 câu xáo thành 4 đề 
- Số câu trả lời đúng
 + Từ 11 – 13 câu là 10%
 + Từ 14 – 17 câu là 10% 
 + Từ 18 – 21 câu là 47%
 + Từ 22 – 25 câu là 13%	
 + Từ 26 – 29 câu là 12%
 + Từ 30 – 33 câu là 5%
 + Từ 34 – 40 câu là 3%
PHẦN III: KẾT LUẬN CHUNG 
I/ Đánh giá chung :
Những kết quả trên đây mới chỉ là bước đầu, song điều đĩ cũng nĩi lên được tính tích cực của các biện pháp thực hiện. Kết quả thực tế cĩ thể cịn khiêm tốn, đều lớn hơn đã thay đổi được cách thức làm bài trắc nghiêm của đa số các em học sinh. Trong thời gian tiếp theo tơi sẽ bổ sung những biện pháp cụ thể, thiết thực hơn nữa để thực hiện thành mĩ mãn việc luyện cho học sinh làm bài trắc nghiệm ở bộ mơn vật lý 
II/ Bài học kinh nghiệm:
 Muốn nâng cao hiệu quả làm bài trắc nghiệm của các em học sinh, người giáo viên không ngừng đầu tư nghiên cứu chuyên môn, đặc biệt vấn đề dạy học trắc nghiệm,trao đổi kinh nghiệm cùng đồng nghiệp, đồng thời quan tâm tư vấn cho các em kỹ năng ôn bài, làm bài.
PHẦN IV: TÀI LIỆU THAM KHẢO
1/ Tài liệu bồi dưỡng giáo viên – Sở Giáo Dục Đào Tạo Quảng Ngãi
2/ Trắc nghiệm vật lý – hố học – sinh học - ngoại ngữ
Nhà xuất bản Đại học quốc gia Hà Nội – 2007
3/ Sách giáo khoa vật lý 12 – Nhà xuất bản Giáo dục
4/ Những vấn đề cơ bản về đổi mới giáo dục Trung học phổ thơng hiện nay của Bộ Giáo Dục Đào Tạo
PHẦN V: MỤC LỤC
Nội dung 	 trang
Phần I: Đặt vấn đề 1
I. Lý do chọn đề tài 1
II. Đối tượng và phạm vi phương pháp nghiên cứu 1
III. Mục tiêu và nhiệm vụ đề tài 2
Phần II: Nội dung nghiên cưú 3 
I. Cơ sở lý luận và thực tiễn 3 
II. Kết quả nghiên cứu 3
III. Nguyên nhân 4
IV. Một số vấn đề cần thiết để rèn luyện kỹ năng làm bài trắc 4
nghiệm khách quan môn vật lý lớp 12	
V. Kết quả 9
Phần III: Kết luận chung 10 
I. Đánh giá chung : 10
II. Bài học kinh nghiệm 10 
Phần IV: Tài liệu tham khảo 11
Xác nhận của nhà trường: 
.
.
.....xác nhận của Sở giáo dục đào tạo: . .........

Tài liệu đính kèm:

  • docbai tap trac nghiem vat li 12.doc