Phân tích Chiếu cầu hiền – Ngô Thì Nhậm

Phân tích Chiếu cầu hiền – Ngô Thì Nhậm

Trước tình hình chúa Trịnh ngày càng lộng quyền lấn át vua Lê, Nguyễn Huệ đã thần tốc kéo quân ra Bắc “phù Lê diệt Trịnh” (1786); thừa thắng đánh tan hai mươi vạn giặc Thanh, dẹp yên thù trong giặc ngoài, thống nhất đất nước, lập ra triều đại Tây Sơn. Trong giới sĩ phu Bắc Hà có nhiều nhà Nho sáng suốt đã ủng hộ Tây Sơn. Tuy vậy, một số người do quan niệm đạo đức bảo thủ, không nhận thấy chính nghĩa và sứ mệnh lịch sử to lớn của phong trào Tây Sơn nên đã có thái độ bất hợp tác, thậm chí chống lại. Một nhiệm vụ chiến lược đối với vua Quang Trung là phải thuyết phục tầng lớp trí thức Bắc Hà hiểu đúng vai trò và những dự kiến xây dựng đất nước của triều đình Tây Sơn, để từ đó tự nguyện cộng tác, đem tài đức phục vụ cho triều đại mới.

Mở đầu bài Chiếu, tác giả chi ra quy luật xuất xử của các bậc hiền tài:

Từng nghe nói rằng: Người hiền xuất hiện ở đời, thì như ngôi sao sáng trên trời cao. Sao sáng ắt chầu về ngôi Bắc Thần, người hiền ắt làm sứ giả cho thiên tử. Nếu như che mất ánh sáng, giấu đi vẻ đẹp, có tài mà không được đời dùng, thì đó không phải là ý trời sinh ra người hiền vậy.

Tác giả khẳng định, người hiền (người có đức có tài) phải phục vụ đắc lực cho nhà vua (thiên tử). Nếu không làm như vậy là trái với ý trời. Quy luật của thiên nhiên là sao sáng ắt chầu về ngôi Bắc Thần (tức sao Bắc Đẩu). Hiền tài là tinh hoa của trời đất nên lẽ đương nhiên là tài đức của họ phải được cống hiến cho dân, cho nước.

 

doc 10 trang Người đăng hong.qn Lượt xem 2582Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem tài liệu "Phân tích Chiếu cầu hiền – Ngô Thì Nhậm", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Bài 1: Phân tích Chiếu cầu hiền – Ngô Thì Nhậm
Trước tình hình chúa Trịnh ngày càng lộng quyền lấn át vua Lê, Nguyễn Huệ đã thần tốc kéo quân ra Bắc “phù Lê diệt Trịnh” (1786); thừa thắng đánh tan hai mươi vạn giặc Thanh, dẹp yên thù trong giặc ngoài, thống nhất đất nước, lập ra triều đại Tây Sơn. Trong giới sĩ phu Bắc Hà có nhiều nhà Nho sáng suốt đã ủng hộ Tây Sơn. Tuy vậy, một số người do quan niệm đạo đức bảo thủ, không nhận thấy chính nghĩa và sứ mệnh lịch sử to lớn của phong trào Tây Sơn nên đã có thái độ bất hợp tác, thậm chí chống lại. Một nhiệm vụ chiến lược đối với vua Quang Trung là phải thuyết phục tầng lớp trí thức Bắc Hà hiểu đúng vai trò và những dự kiến xây dựng đất nước của triều đình Tây Sơn, để từ đó tự nguyện cộng tác, đem tài đức phục vụ cho triều đại mới.
Mở đầu bài Chiếu, tác giả chi ra quy luật xuất xử của các bậc hiền tài:
Từng nghe nói rằng: Người hiền xuất hiện ở đời, thì như ngôi sao sáng trên trời cao. Sao sáng ắt chầu về ngôi Bắc Thần, người hiền ắt làm sứ giả cho thiên tử. Nếu như che mất ánh sáng, giấu đi vẻ đẹp, có tài mà không được đời dùng, thì đó không phải là ý trời sinh ra người hiền vậy.
Tác giả khẳng định, người hiền (người có đức có tài) phải phục vụ đắc lực cho nhà vua (thiên tử). Nếu không làm như vậy là trái với ý trời. Quy luật của thiên nhiên là sao sáng ắt chầu về ngôi Bắc Thần (tức sao Bắc Đẩu). Hiền tài là tinh hoa của trời đất nên lẽ đương nhiên là tài đức của họ phải được cống hiến cho dân, cho nước.
Từ khi nước ta chia thành Đàng Trong và Đàng Ngoài thì người Đàng Ngoài (Bắc) cho rằng Đàng Trong (Nam) thuộc triều đại khác. Hơn nữa, theo quan niệm chính thống của tầng lớp Nho sĩ thì chi những người xuất thân từ dòng dõi đế vương hoặc quý tộc mới xứng đáng và có khả năng làm vua. Nguyễn Huệ lại xuất thân từ tầng lớp bình dân, vì thế không ít Nho sĩ Bắc Hà không những không phục mà còn tỏ vẻ coi thường, cho rằng ông ít hiểu biết về lễ nghi cũng như chữ nghĩa thánh hiền. Nắm được tâm lí này, nên khi thể hiện tư tưởng cầu hiền của Nguyễn Huệ, Ngô Thi Nhậm đã dùng nhiều điển tích rút từ các sách kinh điển Nho gia, dùng lời dạy của Khổng Tử để đặt vấn đề và đưa ra cách ứng xử có sức thuyết phục mạnh mẽ đối với trí thức Bắc Hà. Cách diễn đạt đó đã tạo ra ấn tượng sâu sắc, đánh trúng vào tâm lí của tầng lớp trí thức, cho nên có sức thuyết phục lớn, khiến họ không thể không mang tài đức ra giúp triều đình Tây Sơn.
Khi Quang Trung kéo quân ra Bắc phò Lê diệt Trịnh, tầng lớp sĩ phu Bắc Hà có nhiều phản ứng khác nhau nhưng phần lớn giống nhau ở chỗ là không nhiệt tình với triệu đại mới:
Trước đây thời thế suy vi, Trung châu gặp nhiều biến cố, kẻ sĩ phải ở ẩn trong ngòi khe, trốn tránh việc đời, những bậc tinh anh trong triều đường phải kiêng dè không dám lên tiếng. Cũng có kẻ gõ mõ canh cửa, cũng có kẻ ra biển vào sông, chết đuối trên cạn mà không biết, dường như muốn lẩn tránh suốt đời.
Sau khi dẫn lời Khổng Tử và nêu lên quy luật của đất trời là những người tài đức phải giúp vua dựng nước, tác giả nói đến tình cảnh của kẻ sĩ lúc bấy giờ: mệt số người tài đức thì đi ở ẩn trong khe núi, trốn tránh việc đời, bỏ phí tài năng. Những người ra làm quan với triều Tây Sơn thì hoặc sợ hãi im lặng (kiêng dè không dám lên tiếng), hoặc làm việc cầm chừng (gõ mõ canh cửa). Một số khác ở ẩn, khác chi như người bị chết đuối trên cạn. Thậm chí một số người tự tử để giữ lòng trung với vua Lê.
Tác giả không nói thẳng mà dùng hình ảnh mang ý nghĩa tượng trưng lấy trong kinh điển Nho gia. Làm như vậy vừa tế nhị, vừa có tính chất phê phán nhẹ nhàng, lại tỏ ra người viết có kiến thức sâu rộng, có tài văn chương, khiến người nghe nể trọng, không những không tự ái mà còn tự cười, tự trách về thái độ ứng xử chưa thoả đáng của mình.
Sau khi chi ra mấy cách ứng xử có phần tiêu cực của một số sĩ phu Bắc Hà, vua Quang Trung bày tỏ tâm sự của mình và đặt ra những câu hỏi buộc người nghe phải suy ngẫm rồi tự trả lời:
Nay trẫm đang ghé chiếu lắng nghe, ngày đêm mong mỏi, nhưng những người học rộng tài cao chưa thấy có ai tìm đến. Hay trâm ít đức không đáng để phò tá chăng? Hay đang thời đổ nát chưa thể ra phụng sự vương hầu chăng?
Những người hiền đến lúc này mà vẫn chưa chịu hợp tác với triều đình mới thì hoặc là coi vua Quang Trung it đức, không xứng để phò tá; hoặc viện cớ tình hình xã hội đang thời đổ nát cả hai điều ấy đều không đúng với hoàn cảnh hiện tại. Vậy thì chi còn cách là phải đem tài đức ra phục vụ và phục vụ hết lòng cho triều đại mới.
Sự nghiệp đại định của đất nước đòi hỏi các bậc hiển tài phải cống hiến tài năng, nhiệt huyết. Thái độ chiêu hiền đãi sĩ của vua Quang Trung là rất chân thành. Nhà vua tỏ rõ sự khiêm tốn, thực lòng mong muốn có sự cộng tác của các bậc hiền tài để xây dựng một triều đại mới vững mạnh:
Kìa như, trời còn tăm tối, thì đấng quân tử phải trổ tài. Nay đương ở buổi đầu của nền đại định, công việc vừa mới mở ra. Kỉ cương nơi triều chính còn nhiều khiếm khuyết, công việc ngoài biên đương phải lo toan. Dân còn nhọc mệt chưa lại sức, mà đức hoá của trẫm chưa kịp nhuần thấm khắp nơi. Trẫm nơm nớp lo lắng, ngày một ngày hai vạn việc nảy sinh. Nghĩ cho kĩ thì thấy rằng: Một cái cột không thể đỡ nổi một căn nhà lớn, mưu lược một người không thể dựng nghiệp trị bình. Suy đi tính lại trong vòm trời này, cứ cái ấp mười nhà ắt phải có người trung thành tín nghĩa. Huống nay trên dải đất văn hiến rộng lớn như thế này, há trong đó lại không có lấy một người tài danh nào ra phò giúp cho chính quyền buổi ban đầu của trẫm hay sao ?
Lập luận trong đoạn văn này rất chặt chẽ, có lí có tình. Nhà vua chi rõ tính chất của thời đại và nhu cầu trước mắt của đất nước, đồng thời cũng thẳng thắn tự nhận những điều bất cập của triều đại mới do mình đứng đầu như chính sách cai trị còn nhiều thiếu sót, việc biên ải chưa yên, dân chưa hồi sức sau chiến tranh, đức hoá của vua chứa thấm nhuần, Trong khi đó, công việc ngày càng nhiều và trách nhiệm của triều đình ngày càng nặng nề, đòi hỏi phải có sự trợ giúp của các bậc hiền tài. Hình ảnh: Một cái cột không thể đỡ nổi một căn nhà lớn và mưu lược của một người không thể dựng nghiệp trị bình là nhận xét khách quan, đúng đắn, thể hiện tư tưởng lấy dân làm gốc và tầm nhìn chiến lược sáng suốt của vua Quang Trung ồ thời điểm ấy.
Kết thúc đoạn văn, tác giả lại dẫn lời Khổng Tử trong sách Luận ngữ để khẳng định rằng hiện nay nhân tài không những có, mà còn có nhiều. Vậy tại sao trên dải đất văn hiến rộng lớn như thế này, há trong đó lại không có lấy một người tài danh nào ra phò giúp cho chính quyền buổi ban đầu của trẫm hay sao ? Câu hỏi tha thiết đó buộc giới sĩ phu Bắc Hà phải suy nghĩ và thay đổi cách ứng xử.
Lời nói khiêm nhường, chân thành và lập luận có lí có tình cùng chính sách sử dụng hiền tài rộng rãi của nhà vua khiến các bậc hiền tài không thể không đem tài đức ra giúp triều đại mới:
Chiếu này ban xuống, các bậc quan viên lớn nhỏ, cùng với thứ dân trăm họ, người nào có tài năng học thuật, mưu hay hơn đời, cho phép được dâng sớ tâu bày sự việc. Lời nói nào có thể chọn dùng được, thì cất nhắc không kể thứ bậc; chỗ nào không dùng được thì gác lại, không vì lời nói sơ suất vu khoát mà bắt tội. Còn người có nghề hay nghiệp giỏi, có thể cống hiến cho đời, thì cho phép các quan văn, quan võ được tiến cử, nhưng vẫn dẫn vào đợi ra mắt, tuỳ tài lục dụng. Hoặc người nào từ trước đến nay tài năng còn bị che kín, chưa được người đời biết đến, thì cũng cho phép dâng sớ tự tiến cử, chớ hiềm vì mưu lợi mà phải bán rao.
Đường lối cầu hiền của vua Quang Trung đúng đắn và rộng mở. Trước hết, tất cả mọi tầng lớp nhân dân từ quan viên lớn nhỏ đến dân chúng trăm họ đều được phép dâng sớ bày tỏ ý kiến về việc nước, nghĩa là ai cũng có quyền tham gia đóng góp vào sự nghiệp xây dựng đất nước. Cách tiến cử cũng đa dạng, gồm hai cách: do các quan tiến cử hoặc bản thân dâng sớ tự tiến cử. Cuối cùng, nhà vua kêu gọi người có tài đức hãy cùng triều đình chung vai gánh vác việc nước để cùng nhau hưởng phúc lâu dài:
 Trong khoảng trời đất, hiền tài còn ẩn náu, trước đây thì nên như thế. Nay trời trong sáng, đất thanh bình, chỉnh là lúc người hiền gặp hội gió mây, những ai có tài đức hãy cùng cố gắng lên, ghi tên tại triều đình, cùng nhau cung kính, cùng nhau hưởng phúc lành tôn vinh.
Chiếu cầu hiền là một bài văn nghị luận có tính mẫu mực, thể hiện ở sự chặt chẽ và tính lôgíc của các luận điểm, ở tài thuyết phục khéo léo và thái độ khiêm tốn, chân thành của người viết. Các điển cố được sử dụng trong bài Chiếu cho thấy nhận thức tinh tế của người viết về đối tượng cần thuyết phục là tầng lớp trí thức. Người viết tỏ ra có trình độ hiểu biết sâu rộng, đủ khả năng thuyết phục một đối tượng như thế. Cách diễn đạt của bài Chiếu tạo ấn tượng tốt về vua Quang Trung – một con người văn võ kiêm toàn; đồng thời chuyển tải được nội dung một cách hàm súc, trang trọng.
Bài Chiếu cầu hiền thể hiện tầm nhìn chiến lược của vua Quang Trung trong việc nhận thức vể vai trò quan trọng của hiền tài đối với đất nước. Hiền tài là nguyên khi quốc gia. Cầu hiền gần như là một quy luật tất yếu đối với các triều đại tiến bộ khi mới ra đời. Ngô Thì Nhậm nắm vững chiến lược cầu hiền của vua Quang Trung và đã thể hiện một cách xuất sắc tư tưởng chiến lược đó qua bài Chiếu cầu hiền ngắn gọn nhưng đầy sức thuyết phục. 
Bài 2
Kho tàng văn học Việt Nam không chỉ hay bởi những bài thơ hay những bài văn có nghĩa mà còn có những thể loại khác cũng góp phần làm đa dạng và phong phú nền văn học nước mình. Trong những thể loại ấy phải kể đến tác phẩm chiếu cầu hiền của vua Quang Trung. Tác phẩm không chỉ đơn giản là một tác phẩm văn học mà còn là một bản chiếu vua ban có tác dụng đến vận mệnh của quốc gai và sự phát triển của đất nước. Có thể nói chiếu cầu hiền là một văn bản giàu ý nghĩa và thiết thực cho lịch sử nước ta lúc bấy giờ.
Chiếu cầu hiền được viết khi vua Lê Chiêu Thống rước quân Thanh vào xâm lược nước ta, Nguyễn Huệ lên ngôi vua lấy hiệu là Quang Trung rồi đem quân ra Bắc để quét sạch 20 vạn quân Thanh cùng bọn tay sai bán nước. Thua trận Lê Chiêu Thống cùng bọn quân Thanh đi theo Tôn Sĩ Nghị, triều Lê sụp đổ, triều Nguyễn được vua Quang Trung lập lên. Trước sự kiện trên một quan thần trong triều Lê có thể là do theo trung quân ái quốc lỗi thời với thời Lê, hai là có thể do sợ hãi triều đại mới nên tất cả đều trốn tránh ẩn nấp không ra phò tá giúp đỡ vua Quang Trung phát triển đất nước. Biết tình hình đất nước nhà như vậy Quang Trung đã liền phái Ngô Thì Nhậm thay mình viết chiếu cầu hiền để kêu gọi những người tài giỏi ra giúp nước.
Có thể nói vua Quang Trung rất đỗi khôn ngoan khi nghĩ ra kế sách này. Qua đó thể hiện niềm khát khao cầu hiền của nhà vua trẻ tài đức. Mặt khác thấy được sự uyên bác của Ngô Thì Nhậm khi viết ra một bức chiếu có sức thuyết phục như vậy.
Về phần Ngô Thì Nhậm, khi triều Trịnh – Lê sụp đổ, Ngô Thì Nhậm đã đi theo phong trào Tây Sơn và được cử làm Lại Bộ Tả Thị lang. Ông trở thành một quan thần tín nhiệm của vua Quang Trung.
Trước hết ta đi tìm hiểu về thể loại chiếu, chiếu được hiểu là một thể  loại văn thư do nhà vua để ba ... n mang giá tri văn học.
Con gặp lại nhân dân như nai về suối cũ 
Cỏ đón giêng hai, chim én gặp mùa 
Như đứa trẻ thơ đói lòng gặp sữa 
Chiếc nôi ngừng bỗng gặp cảnh tay đưa.
Để nói lên ý nghĩa sâu xa, niềm hạnh phúc lớn lao của việc trở về với nhân dân, tác giả đã sử dụng một loạt hình ảnh so sánh để khơi sâu, mở rộng thêm ý nghĩa của sự việc, sự vật. Nhà thơ nhận thức được rằng văn nghệ sĩ về với nhân dân là điều hết sức tự nhiên, phù hợp với quy luật như nai về suối cũ là nơi quen thuộc, như cỏ đón giêng hai. Chim én gặp mùa để tiếp nhận sức sống và phô bày vẻ đẹp. Về với nhân dân là về với ngọn nguồn của sự sống, của hạnh phúc; là về nơi đã nuôi dưỡng, chở che, cưu mang mình. Đây là hành động cần thiết và kịp thời đối với tầng lớp văn nghệ sĩ để được tiếp thêm niềm tin và sức mạnh trên con đường sáng tạo nghệ thuật : Như đứa trẻ thơ đói lòng gặp sữa, 
Chiếc nôi dừng bỗng gặp cánh tay đưa.
Khát vọng lên Tây Bắc gợi nhớ cả một trời kỉ niệm về những năm tháng kháng chiến gian nan, nguy hiểm mà ấm áp tình người:
Con nhớ anh con người anh du kích 
Chiếc áo nâu anh mặc đêm công đồn
Chiếc áo nâu suốt một đời vá rách 
Đêm cuối cùng anh cởi lại cho con.
Con nhớ em con thằng em liên lạc 
Rừng thưa em băng, rừng rậm em chờ 
Sáng bản Na, chiều em qua bản Bắc 
Mười năm tròn ! Chưa mất một phong thư.
Con nhớ mế ! Lửa hồng soi tóc bạc 
Năm con đau, mế thức một mùa dài.
Con với mế không phải hòn máu cắt 
Nhưng trọn đời con nhớ mãi ơn nuôi.
Khát vọng trở về với nhân dân được nhà thơ thể hiện thông qua những cảm xúc chân thành, những kỉ niệm sâu sắc gắn liền với từng con người tiêu biểu cho sự hi sinh, đùm bọc của nhân dân trong kháng chiến. Nhân dân ở đây không còn là một khái niệm chung chung, mà là những con người cụ thể, gần gũi. Đó là người anh du kích với Chiếc áo nâu suốt một đời vá rách, Đêm cuối cùng anh cởi lại cho con, là thằng em liên lạc, Rừng thưa em băng, rừng rậm em chờ ; là bà mế lửa hồng soi tóc bạc, Năm con đau mế thức một mùa dài, Với những điệp ngữ và cách xưng hô thân tình : Con nhớ anh con, Con nhớ em con, Con nhớ mế, nhà thơ đã thể hiện tình cảm đằm thắm với những con người đã từng gắn bó máu thịt với mình, chia sẻ từng vắt cơm, manh áo trong hoàn cảnh khó khăn của kháng chiến. Đó là những con người hi sinh thầm lặng cho cách mạng, cho kháng chiến. Những câu thơ nói về nhân dân Tây Bắc biểu lộ lòng biết ơn, sự gắn bó chân thành và niềm xúc động thấm thía của nhà thơ. Mỗi con đường, mỗi bản làng, mỗi ngọn núi, dòng sông đều gắn với những kỉ niệm vui buồn không thể nào quên.
Đang từ dòng hồi tưởng về những kỉ niệm khó quên, nhà thơ đã nâng cao và khái quát cảm xúc lên thành một triết lí nhân sinh sâu sắc. Khổ thơ dưới đây như một phát hiện về quy luật của tình cảm đời sống tâm hồn con người:
Nhớ bản sương giăng, nhớ đèo mây phủ 
Nơi nao qua, lòng lại chẳng yêu thương ?
Khi ta ở, chỉ là nơi đất ở 
Khi ta đi, đất đã hóa tâm hồn!
Tình thương yêu ở đây không chỉ giới hạn trong tình yêu đôi lứa mà còn là những tình cảm sâu nặng đối với quê hương, đất nước. Nhà thơ đã nói tới phép màu của tình yêu. Chính tình yêu đã biến những miền đất xa lạ thành thân thiết như chính quê hương của mình, hóa thành máu thịt tâm hồn mình : Khi ta ở chỉ là nơi đất ở, Khi ta đi, đất đã hỏa tâm hồn / Triết lí được rút ra từ tình cảm, cảm xúc chân thành, cho nên không khô khan mà vẫn tự nhiên, dung dị.
Ở khổ thơ tiếp theo, mạch thơ đột ngột chuyển sang một rung cảm và suy tưởng khác về: tình yêu và đất lạ:
Anh bỗng nhớ em như đông về nhớ rét 
Tình yêu ta như cánh kiến hoa vàng,
Như xuân đến chim rừng lông trở biếc 
Tình yêu làm đất lạ hóa quê hương.
Nói đến tình yêu, nỗi nhớ, Chế Lan Viên có cách so sánh thật độc đáo và thú vị. Nỗi nhớ trong tình yêu, giữa anh với em là tất yếu, giống như quy luật của đất trời: đông về nhớ rét Còn tình yêu ta như cánh kiến hoa vàng – một đặc sản của núi rừng Tây Bắc và đẹp như sắc biếc lông chim lúc xuân sang. Tác giả đã cụ thể hóa khái niệm trừu tượng là tình yêu thành những hình ảnh gần gũi, quen thuộc với con người, nhất là người miền núi.
Đoạn thơ thứ ba mang âm hưởng của khúc hát lên đường háo hức, dồn dập và lôi cuốn. Chất trữ tình bay bổng, lãng mạn kết hợp với giọng điệu sôi nổi, thôi thúc. Đây là lời tự cổ vũ, động viên và khẳng định một lần nữa quyết tâm lên Tây Bắc, mở mang những nông trường, những vùng kinh tế mới cho đất nước:
Đất nước gọi ta hay lòng ta gọi 
Tình em đang mong tình mẹ đang chờ 
Tàu hãy vỗ giùm ta đôi cánh vội 
Mắt ta thèm mái ngói đỏ trăm ga.
Mắt ta nhớ mặt người, tai ta nhớ tiếng 
Mùa nhân dân giăng lúa chín rì rào 
Rẽ người mà đi vịn tay mà đến 
Mặt đất nồng nhựa nóng của cần lao.
Khao khát ấy thôi thúc tâm hồn nhà thơ vì lên Tây Bắc cũng là về với ngọn nguồn của hồn thơ, của cảm hứng sáng tạo nghệ thuật. Những năm tháng gian khổ những hi sinh lớn lao, những đau thương của chiến tranh nay đã kết thành : Mùa nhân dân giảng lúa chỉn rì rào, trên Mặt đất nồng nhựa nóng của cần lao.
Thôi thúc lên Tây Bắc đến đây đã nhập chung làm một với nhu cầu hòa hợp với nhân dân, đất nước. Nhà thơ đã tìm thấy ở đó sức mạnh vươn lên:
Nhựa nóng mười năm nhân dân máu đổ 
Tây Bắc ơi, người là mẹ của hồn thơ,
Mười năm chiến tranh vàng ta đau trong lửa,
Nay trở về, ta lấy lại vàng ta.
Nhà thơ Chế Lan Viên đã mượn hình ảnh tượng trưng thường thấy trong ca dao xưa để biểu đạt vẻ đẹp cao quý của tâm hồn. Giống như vàng không sợ lửa, nhà thơ được rèn luyện, thử thách trong hiện thực gian khó, đau thương và oanh liệt của cuộc kháng chiến trường kì để giờ đây đã thực sự có được chất vàng mười tinh túy của tâm hồn gắn bó máu thịt với nhân dân, đất nước.
Kết thúc bài thơ là những ẩn dụ nghệ thuật tượng trưng có giá trị tư tưởng và thẩm mĩ rất cao, hội tụ tinh thần của toàn bài:
Lấy cả những cơn mơ! Ai bảo con tàu không mộng tưởng?
Mỗi đêm khuya không uống một vầng trăng.
Lòng ta cũng như tàu, ta cũng uống
Mặt hồng em trong suối lớn mùa xuân.
Bằng các thủ pháp nghệ thuật tả thực, ẩn dụ, so sánh, tượng trưng phong phú, trong bài Tiếng hát con tàu, Chế Lan Viên đã sáng tạo thành công nhiều hình ảnh đặc sắc gợi sự liên tưởng phong phú cho người đọc.
Cảm hứng bao trùm trong bài thơ là lòng biết ơn và hiềm hạnh phúc trong sự gắn bó với cuộc sống, với nhân dân và đất nước của một tâm hồn đã từ thung lũng đau thương ra cảnh đồng vui. Con tàu tâm tưởng chở đầy ước mơ, khát vọng đang băng băng tới những vùng đất xa xôi của Tổ quốc, đồng thời cũng là mảnh đất mỡ màu nuôi dưỡng hồn thơ, hứa hẹn những mùa vàng bội thu trong một tương lai không xa.
Người ta nhận xét thơ Chế Lan Viên là thơ trí tuệ. Rất đúng, bởi nhà thơ chịu khó trăn trở, tìm tòi để sáng tạo ra cái mới lạ, độc đáo mà vẫn nồng nàn chất trữ tình. Có thể coi bài thơ Tiếng hát con tàu tiêu biểu cho phong cách nghệ thuật Chế Lan Viên – một nhà thơ lãng mạn cách mạng nổi tiếng của thơ ca Việt Nam hiện đại.
Bài 3
“Chiếu cầu hiền” là bài chiếu mà vua Quang Trung- Nguyễn Huệ giao cho Ngô Thì Nhậm viết bài chiếu để chiêu mộ người có đức, có tài ra phục vụ triều đình giúp dân, giúp nước. Thay tâm nguyện của đức vua Ngô Thì Nhậm đã thể hiện cho muôn dân thấy được tấm lòng vì dân, vì nước của vua Quang Trung, cũng như sự hiểu biết và tầm nhìn xa trông rộng của đức vua.
Yêu cầu đối với một bài chiếu là rất cao, rất khắt khe, đòi hỏi người viết phải am hiểu sâu sắc hoàn cảnh lịch sử xã hội, nắm được những nhu cầu của đất nước lúc bấy giờ, phải dùng được những lời lẽ để thuyết phục được lòng dân, khiến muôn dân tâm phục khẩu phục. Ngô Thì Nhậm là một người tài giỏi có trình độ uyên tâm lỗi lạc, là người rất có tài thuyết phục lòng người. Qua tác phẩm “chiếu cầu hiền” chúng ta đã thấy được tài năng xuất sắc của tác giả vì cách lập luận chặt chẽ lời lẽ rõ rằng, tao nhã.
Ngay từ những câu mở đầu của bài chiếu, với những lời lẽ sâu sắc, tác giả đã khiến lòng người phải nể phục.
“Từng nghe người hiền ở trên đời cũng như sao sáng trên trời. Sao tất phải chầu về Bắc thần, người hiền tất phải do thiên tử sử dụng”.
Tác giả đã thay mặt nhà vua khẳng định với muôn dân rằng, người hiền tài là những tài sản quý giá của đất nước, giống như “sao sáng trên trời”, mà người tài tất phải ra giúp vua trị nước mới xứng đáng với “ý trời” đã sinh ra. Cách so sánh đầy sáng tạo của tác giả đã tăng thêm tính thuyết phục của bài chiếu. Hình ảnh “sao sáng trên trời” tượng trương cho sự tinh anh, khiến nhà vua rất lấy làm trân trọng.
Sau khi đã chỉ ra tầm quan trọng của người tài đối với vua, đối với đất nước, tác giả lại đưa ra những khó khăn trong việc thu phục người tài ra giúp nước. Nếu không thu phục được hết người tài thì thật là phí hoài. Nếu trong cảnh chiến sự thì việc quốc sự còn nhiều nhưng nay đất nước đã thái bình, nhà vua cần có sự hợp sức của nhân tài để đất nước được phồn vinh, thịnh vượng hơn. Thế mà người hiền thì ở ẩn hoặc cố giữ lấy khí tiết của mình mà không để ý đến việc quốc gia đại sự. Hoặc có những người cũng ra giúp vua nhưng không tận tâm trong công việc. Tác giả viết” cũng có người giữ cửa, ra bể vào sông, chết đuối trên cạn mà không tự biết”. Đây là cách phê phán nhẹ nhàng và tế nhị nhưng ẩn ở phía sau là những hàm ý rất thâm thúy.
Nhân tài là báu vật mà ông trời đã ban cho đất nước, vì vậy việc tập hợp người hiền tài giúp nước là công việc rất quan trọng hơn lúc nào hết, nhà vua luôn sớm hôm mong mỏi. Vua Quang Trung là vị vua anh  minh của dân tộc, sau khi đã dẹp tan giặc, ông rất quan tâm đến đời sống của nhân dân. “Dân khổ chưa hồi sức, đức hóa chưa thấm nhuần, trẫm chăm chăm run sợ, mỗi ngày muôn việc lo toan. Nghĩ rằng: sức một ngày không chống nổi tòa nhà to, mưu lược của kẻ thù sẽ không đựng được thái bình”. Đoạn văn chứa đựng tấm lòng nhà vua vì sự bình an dân chúng và sự phồn vinh nước nhà. Những lời văn chan chứa tâm huyết của nhà vua Quang Trung cho thấy vua không lúc nào không nghĩ tới cuộc sống của nhân dân và lo toan cho quốc gia đại sự. Tâm lòng đó quả là rộng lớn và quý báu của một vị vua một lòng vì dân vì nước, dâng hiến cả cuộc đời cho dân tộc. Có một vị vua và lý tưởng cao đẹp như thế đất nước sẽ luôn được thái bình, dân chúng sẽ luôn được hưởng ấm no hạnh phúc.
Qua đó ta thấy được tình yêu nước, thương dân nồng nàn của một đức minh quân tài ba. Vua Quang Trung là một trong những vị vua đầu tiên luôn đề cao tính dân chủ trong việc tuyển dụng nhân tài giúp nước, cách nhìn xa trông rộng đó chứng tỏ nhà vua là người am hiểu quy luật phát triển của lịch sử, để thấy được tương lai sau này của đất nước. Vì trong sâu thẳm tấm lòng nhà vua luôn nung nấu mộ khát vọng làm sao cho dân ấm no, hạnh phúc, đất nước giàu mạnh. Đó cũng là mơ ước của nhà vua nhằm canh tân đất nước.
Bài “Chiếu cầu hiền” thể hiện cái tâm, cái tài của vua Quang Trung và cũng là cái tài, cái tâm của Ngô Thì Nhậm. Với tài năng của mình Ngô Thì Nhậm đã truyền tải hết được tấm lòng đối với dân với nước của vua Quang Trung, khiến cho muôn dân phải thán phục. Với tài năng và đứ độ của vị vua anh minh này dân tộc ta đã có một thời gian được ấm no, hạnh phúc, đó là thời kì thịnh vượng của nước nhà.

Tài liệu đính kèm:

  • docTuan_7_Chieu_cau_hien_Cau_hien_chieu.doc