Ôn tập môn văn lớp 11 (học kỳ II)

Ôn tập môn văn lớp 11 (học kỳ II)

I. Văn học Trung đại

1. Về thể loại: Các bài học trong chương trình gồm các thể loại : văn xuôi tự sự,thơ lục bát, thơ song thất lục bát, thơ hát nói, thơ Đường luật, ca, chiếu, văn tế có thể loại bắt nguồn từ Trung Quốc, có thể loại là sáng tạo độc đáo của dân tộc ta

( Học sinh kể tên các tác phẩm đã học và sắp xếp theo các thể loại đã nêu)

2. Về nội dung: Nội dung cơ bản của tác phẩm văn học trong chương trình 11 là phản ánh chân thật diện mạo con người VN trong giai đoạn TK XVIII đến hết TK XIX với những đặc điểm cơ bản sau:

- Con người Việt Nam yêu nước, thương nòi, dám đứng lên đấu tranh giải phóng dân tộc. Lòng yêu nước được thể hiện ở nhiều sắc độ khác nhau:

+ Đau lòng trước cảnh nước mất, nhà tan ( Chạy giặc)

+ Yêu người vì dân, ghét kể hại dân ( Lẽ ghét thương)

+ Phê phán sự nhố nhăng của xã hội ( Vịnh khoa thi Hương)

+ Biết lo cho xá tắc sơn hà ( Xin lập khoa luật)

+ Thu phục người hiền tài để giúp triều đại chính nghĩa ( Chiếu cầu hiền)

 

doc 3 trang Người đăng minh_thuy Lượt xem 1503Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Ôn tập môn văn lớp 11 (học kỳ II)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 SỞ GD – ĐT QUẢNG TRỊ
TRƯỜNG THPT CHU VĂN AN
	ÔN TẬP MÔN VĂN LỚP 11 (HỌC KỲ II)
Phần Đọc văn
I. Văn học Trung đại
1. Về thể loại: Các bài học trong chương trình gồm các thể loại : văn xuôi tự sự,thơ lục bát, thơ song thất lục bát, thơ hát nói, thơ Đường luật, ca, chiếu, văn tế có thể loại bắt nguồn từ Trung Quốc, có thể loại là sáng tạo độc đáo của dân tộc ta
( Học sinh kể tên các tác phẩm đã học và sắp xếp theo các thể loại đã nêu)
2. Về nội dung: Nội dung cơ bản của tác phẩm văn học trong chương trình 11 là phản ánh chân thật diện mạo con người VN trong giai đoạn TK XVIII đến hết TK XIX với những đặc điểm cơ bản sau:
- Con người Việt Nam yêu nước, thương nòi, dám đứng lên đấu tranh giải phóng dân tộc. Lòng yêu nước được thể hiện ở nhiều sắc độ khác nhau:
+ Đau lòng trước cảnh nước mất, nhà tan ( Chạy giặc)
+ Yêu người vì dân, ghét kể hại dân ( Lẽ ghét thương)
+ Phê phán sự nhố nhăng của xã hội ( Vịnh khoa thi Hương)
+ Biết lo cho xá tắc sơn hà ( Xin lập khoa luật)
+ Thu phục người hiền tài để giúp triều đại chính nghĩa ( Chiếu cầu hiền)
- Con người Việt Nam giàu tính nhân văn
+ Nâng niu, trân trọng và xót thương khi bạn bè qua đời (Khóc Dương Khuê)
+ Thương vợ (Thương vợ )
+ Sống thanh bạch không vì danh lợi ( Vào phủ chúa Trịnh)
+ Dám nói lên khát vọng, tình cảm của mình ( Tự tình)
+ Dám sống thật theo cách sống của bản thân ( Bài ca ngất ngưởng)
+ Biết chọn con đường riêng để giữ trọn khí tiết của nhà nho chân chính ( Bài ca ngắn đi trên bãi cát)
+ Yêu thiên nhiên tha thiết ( Câu cá mùa thu, Bài ca phong cảnh Hương Sơn )
3. Về tác gia Nguyễn Đình Chiểu:
- Nắm vững về tiểu sử, con người nhà thơ Nguyễn Đình Chiểu
- Phân tích những giá trị nội dung và nghệ thuật thơ văn Nguyễn Đình Chiểu
II. Văn học hiện đại 
1/ Bài khái quát VHVN từ đầu thế kỷ XX đến cách mạng tháng Tám 1945
- Hiểu rõ cơ sở xã hội hình thành nên nền văn học hiện đại đầu TKXX
- Hiểu đúng khái niệm hiện đại hoá
-Trình bày được những thành tựu của văn học qua cách giai đoạn phát triển
- Phân tích những đặc điểm về nội dung và nghệ thuật của văn học qua các tác phẩm thuộc bộ phận văn học công khai và bộ phận văn học không công khai
2/ Hai đứa trẻ ( Thach Lam)
- Nội dung: Tác phẩm miêu tả bức tranh phố huyện nghèo theo trình tự thời gian tuyến tính: Chiều xuống, đêm về và lúc chuyến tàu đi qua. Toàn bộ bức tranh phố huyện được nhìn qua tâm trạng của Liên – cô bé đảm đang, tốt bụng với một tâm hồn đa cảm, từ đó thể nhiện tư tưởng nhân đạo sâu sắc của Thạch Lam khi viết về thân phận con người. Đó là sự cảm thông với kiếp người mòn mỏi, tin tưởng vào những khát vọng, ước mơ của con người
- Nghệ thuật: Vận dụng thủ pháp đối lập, tương phản, đi sâu vào những cảm xúc mơ hồ, mong manh để mieu tả những diễn biến nội tâm tinh tế, sâu sắc của nhân vật.
2/ Chữ người tử tù ( Nguyễn Tuân)
- Tình huống truyện độc đáo: Huấn cao là người tử tù nhưng lại đaih diện cho thiên lương, là người nghệ sĩ ban phát cái đep.Viên quản ngục là người đại diện cho chính quyền nhưng lại nhận đước cái đẹp từ người tử tù
- Vẻ đẹp hình tượng nhân vật:
+ Huấn Cao: mang vẻ đẹp của tài năng, khí phách và thiên lương
+ Quản ngục: là người biết trọng tài năng và cái đẹp, “là thanh âm trong trẻo chen vào giữa bản đàn mà nhạc luật đều hỗn loạn, xô bồ”
- Cảnh cho chữ: là “cảnh tượng xưa nay chưa từng có” vì cái đẹp được sáng tạo trong tù ngục, người chi chữ là kẻ tử tù, người nhận chữ là quản ngục, cái ác cúi đầu trước thiên lương, cái thiên lương được tôn vinh nơi cái ác ngự trị 
3/ Hạnh phúc của một tang gia ( Trích “Số đỏ” của Vũ Trọng Phụng)
- Tình huống đầy mâu thuẫn: tang gia hạnh phúc. 
- Miêu tả cụ thể niềm hạnh phúc của từng người trong đám tang để vạch trần thói đạo đức giả của đại gia đình bất hiếu, từ đó phản ánh sự xuống cấp của đạo đức xã hội
- Miêu tả toàn cảnh đám ma xô bồ, láo nháo để thể hiện thái độ phản ứng gay gắt của nhà văn đối với XH Việt Nam trong giai đoạn phức tạp do có sự giao lưu văn hoá phương Tây
- Nghệ thuật: phóng đại, liên tục thay đổi cách nhìn, góc tả để lột thần thói hám danh, hám lợi, hợm hĩnh của 1 lớp người trong XH.
4/ Chí Phèo ( Nam Cao)
- Bi kịch bị tha hoá của Chí Phèo:
+ Nguyên nhân gây ra bi kịch: dó BK ghen nên đẩy CP vào tù và nhà tù thực nhân đã đào luyện CP từ 1 người hiền lành , lương thiện trở thành ác quỉ đội lốt người
+ CP thay đối và cả nhân hình và nhân tính: “trông đặc như thằng săng đá” “ vừa đi vừa chửi”trở thành kẻ đâm thuê, chém mướn, rạch ặt ăn vạ
- Bi kịch bị cự tuyệt quyền làm người
+ Chí Phèo thức tỉnh nhời mối tình mộc mạc khôn khố với Thị Nở và hắn khao khát được làm người lương thiện
+ Chí Phèo bị từ chối trở lại làm người lương thiện do định kiến và sự nhẫn tâm của XH
+ Chí Phèo đau đớn cùng cực phải đi đòi quyền làm người và phải chết ngay trên ngưỡng cửa của sự trở về cuộc sống.
4/ Tác gia Nam Cao
- Nắm vững về tiểu sử, con người, quan điểm nghệ thuật của Nam Cao
- Phân tích những đề tài sáng tác trước và sau cách mạng Tháng Tám của NC.
- Khái quát nghệ thuật viết truyện của Nám cao

Tài liệu đính kèm:

  • docON TAP KIEN THUC NGU VAN HKI PHAN DOC VAN.doc