Không biết từ bao giờ, nàng thu đã kết duyên cùng nàng thơ ? Chỉ biết mối lương duyên ấy sản sinh ra những thi phẩm tuyệt đẹp, sống mãi với loài người. Tình duyên ấỹ đã diễn ra mặn mà sâu đậm ở góc trời phương đông. Mảnh đất hình chữ S này như một vườn thơ cũng được đôi tình nhân ấy ghé thăm, dạo chơi.
Tưởng chừng như đã dừng lại ở những tuyệt tác của Nguyễn Khuyến, đề tài mùa lại tái sinh ngay từ buổi đầu rộn ràng của phong trào Thơ mới. Một thi nhân mà suốt đơi rạo rực yêu đương, vội vàng tận hưởng như Xuân Diệu không ngờ cũng nhẹ nhàng dạo bước qua vườn thu, kết được một nhành hoa tuyệt mỹ: Đây mùa thu tới !
MÙA THU, ĐỌC LẠI ĐÂY MÙA THU TỚI của XUÂN DIỆU Tường Nguyên Không biết từ bao giờ, nàng thu đã kết duyên cùng nàng thơ ? Chỉ biết mối lương duyên ấy sản sinh ra những thi phẩm tuyệt đẹp, sống mãi với loài người. Tình duyên ấỹ đã diễn ra mặn mà sâu đậm ở góc trời phương đông. Mảnh đất hình chữ S này như một vườn thơ cũng được đôi tình nhân ấy ghé thăm, dạo chơi. Tưởng chừng như đã dừng lại ở những tuyệt tác của Nguyễn Khuyến, đề tài mùa lại tái sinh ngay từ buổi đầu rộn ràng của phong trào Thơ mới. Một thi nhân mà suốt đơiø rạo rực yêu đương, vội vàng tận hưởng như Xuân Diệu không ngờ cũng nhẹ nhàng dạo bước qua vườn thu, kết được một nhành hoa tuyệt mỹ: Đây mùa thu tới ! Đây mùa thu tới, Xuân Diệu như sẵn giới thiệu với mọi người thấy một mùa thu đang tới trước mắt. Đợi xem, nhà thơ giới thiệu những gì? Rặng liễu đìu hiu đứng chịu tang Tóc buồn buông xuống lệ ngàn hàng Thì ra là liễu, có gì lạ đâu. Ta vẫn gặp hoài trong vườn thơ xưa ấy mà. Nhành liễu trong buổi chia ly, ngọn liễu xanh rờn thuở chinh phụ ngóng chồngNó đã trở thành ước lệ. Thế mới biết, tây như Xuân Diệu cũng phải định hướng cảm xúc từ hình ảnh của văn chương trung đại. Phải đắn đo lắm nhà thơ mới chọn cây liễu để vào bài, cũng như người hoạ sĩ hoạ nét vẻ đầu tiên cho bức tranh, hay người tài tử chọn một lối vào để vào thưởng ngoạn vườn hoa muôn sắc. Còn hình ảnh nào hơn nhành liễu khi mà tư duy độc giả chưa rời xa ý nghĩ: có liễu mới ra thu ! Có điều liễu ở đây đã khác lắm rồi. Liễu cả một rặng đìu hiu đứng chịu tang, cành buông xuống như mái tóc hàng ngàn giọt lệ Mở đầu bằng một hình ảnh như thế đã gây không khí lạnh lẽo u ám cho cả bài thơ rồi. Hai câu: Những luồng run rẩy rung rinh lá Đôi nhánh khô gầy xương mỏng manh Là sự tiếp nối, minh hoạ cụ thể cái không khí ban đầu ấy. Cái dáng liễu buồn buông toả cả bài thơ. Vì thế, dẫu có : Đây mùa thu tới. Mùa thu tới Với áo mơ phai dệt lá vàng Có dồn dập, gấp gáp đấy cũng chẳng xua hết được cái không khí ảm đạm ấy, hoạ chăng là có làm cho sắc màu bức tranh sáng lên nhờ “áo mơ phai dệt lá vàng”. Hai câu thơ như một nét chữa cho nét hoạ đầu tiên mà nghệ sỹ đã pha màu quá đậm. Hình ảnh thơ đẹp, mới và hết sức lãng mạn. Khổ thở đã dứt, bóng của liễu mới nhạt đi. Và khu vườn hiện ra: Hơn một loài hoa đã rụng cành Trong vườn sắc đỏ rũa màu xanh Những luồng run rẩy rung rinh lá Đôi nhánh khô gầy xương mỏng manh Hoa đã rụng. Cành trơ lại, hẫng ra. Màu đỏ hoe của lá sắp rụng chiếm dần khu vườn, điểm với màu xanh tạo ra chút nhập nhoè của gam màu sáng-tối. Nhưng nó không đem lại chút ấm cho màu mắt, lại cáng lộ thêm sự run rẩy- lay động khi làn gió mang rét mướt đi qua. Bốn phụ âm r sắp liền nhau làm cái “run rẩy” của gió và cái lay động củalá hoà làm một. Cái lạnh của gió truyền sang cả lá. Gió không lay lá mà lá run lên vì lạnh. Thật là sự cảm nhận và diễn tả độc đáo! Và những cành cây nữa, trơ trọi và gầy guộc, xương xóc mà mảnh mai, không rung lên như lá mà cũng rét buốt đến ngọn ngành! Hoa với cành, lá với gió làm nên cảnh hiu hắt của vườn thu. Tất cả chớm động, khẽ lay khi làn gió luồn vào. Tóc liễu rủ xuống xoà theo gió, mặc sức buông hàng ngàn giọt lệ. Để thi sĩ tha hồ thả hồn theo gió trăng. Thỉnh thoảng nàng trăng tự ngẩn ngơ Non xa khởi sự nhạt sương mơ.ø.. Đã nghe rét mướt luồng trong gió Đã vắng người sang những chuyến đò Đã bắt đùng nguồn mạch, thi hứng dạt dào, thi nhãn dời từ cận cảnh đến viễn cảnh, mạnh dạn phóng bút đến tận trăng cao non xa. Hồn thi nhân từ rặng liễu kia đã chu du nơi trăng mờ núi nhạt. Trăng đã mờ bởi thi sĩ bao đời quấn quýt và cư ký ở đó. Núi đã nhạt bởi màn sương của thời lãng mạn. Thế nên, cũng trăng cũng núi, cũng liễu cũng đònhư ngày trước thôi, nhưng hiện lên trong thơ Xuân Diệu bổng nhạt nhoà lung linh, đã mất đi dáng vẻ uy nghi tráng lệ của thơì trung đại cung kiếm xiêm y. Đến nàng trăng kia, bấy lâu thường trực toả chiếu trong khu vườn thơ cổ, nay tơ tưởng cùng ai mà ngơ ngẩn thế kia ! Hồn thơ bay bổng, tầm mắt đã hút vào cõi nhạt nhoà của trời thu. Đến đây xúc giác đã thay thị giác cảm nhận âm sắc mùa thu: đã nghe rét mướt luồng trong gió. Những dấu chấm lửng ở cuối câu là thời gian đủ để thi nhân chuyển dịch tầm mắt, huy động và luân phiên các giác quan, truy chỉnh mạch tâm tưởng nhằm khám phá đến cùng các biệt giới của đất trời mùa thu. Thu đến không chỉ mang đến sự tàn phai cho vạn vật, mà đất trời cuộc sống cũng như ngưng đọng: “ đã vắng người sang những chuyến đò”. Buồn chưa! Đến khổ cuối, thi nhãn mới trở lại sau một hồi viễn du phóng tưởng. Thực cảnh được hiện ra toàn dạng: Mây vẩn tầng không chim bay đi Khí trời u uất hận chia li Ít nhiều thiếu nữ buồn không nói Tựa cửa nhìn xa nghĩ ngợi gì Mạch thơ đã trở lại không khí lạnh lẽo. Hồn thơ đậu lại nơi khu vườn và rặng liễu kia. Thi nhân ngóng nhìn trời đất một lần nữa: lớp mây vô sự nhởn nhơ trước cánh chim chia biệt. Nỗi buồn như sà nặng lên cánh chim, làm cho mệt mỏi vô hướng. Bay đi, bởi chim cảm được nỗi hiu quạnh ảm đạm. Đất trời như ngưng đọng, suy niệm một nỗi niềm ly biệt! Thi nhân đã hoà cảm nỗi niềm của đất trời mùa thu hay đã đem lòng mình mà hoá hồn cho đất trời?! Bởi thế thi nhân nghĩ đến những người thiếu nữ cũng nhạy cảm, hoà cảm với đất trời mùa thu mà ngơ ngẩn như nàng trăng kia. Từ dáng liễu đến nàng trăng rồi người thiếu nữ Đọc xong bài thơ, ngoài kia mùa thu đã đến thật rồi Địa chỉ : Nguyễn Văn Tường, Tổ Ngữ Văn, trường Trung học phổ thông TRường Chinh, Ninh Sơn, Ninh Thuận. ĐT: 0988434787, NR: 068475457.
Tài liệu đính kèm: