Phân tích đặc điểm phong cách ngôn ngữ trong đoạn văn sau:
Sự trong sáng của tiếng nói không chỉ thể hiện ở các quy tắc bền vững và những chuẩn mực xác định của ngôn ngữ dân tộc mà còn được thể hiện sinh động qua thực tiễn sử dụng, đó là "tiếng nói của quần chúng nhân dân dân, đầy tình cảm, hình ảnh màu sắc và âm điệu, hồn nhiên, ngộ nghĩnh và đầy ý nghĩa, đồng thời nó là ngôn ngữ của văn học, văn nghệ mà những nhà văn, nhà thơ lớn của dân tộc ta như Nguyễn Trãi, Nguyễn Du, v.v. những nhà văn, nhà thơ hiện nay (.) đã nâng lên đến trình độ cao về nghệ thuật, khiến nó trở nên trong sáng, đẹp đẽ lạ thường. Thật vậy, là một thứ tiếng đơn tiết tính, giàu thanh điệu, vần điệu, giàu âm thanh có sức gợi tả, vốn từ vựng phong phú, nhiều cách nói đa dạng, tiếng Việt có khả năng biểu đạt rất linh hoạt và đẹp đẽ.
KỲ THI TỐT NGHIỆP TRUNG HỌC PHỔ THÔNG NĂM 2009 Môn thi: Ngữ văn - Trung học phổ thông Thời gian làm bài: 150 phút, không kể thời gian giao đề Phần I: Chung cho tất cả thí sinh (5,0 điểm) Câu 1 (2,0 điểm) Phân tích đặc điểm phong cách ngôn ngữ trong đoạn văn sau: Sự trong sáng của tiếng nói không chỉ thể hiện ở các quy tắc bền vững và những chuẩn mực xác định của ngôn ngữ dân tộc mà còn được thể hiện sinh động qua thực tiễn sử dụng, đó là "tiếng nói của quần chúng nhân dân dân, đầy tình cảm, hình ảnh màu sắc và âm điệu, hồn nhiên, ngộ nghĩnh và đầy ý nghĩa, đồng thời nó là ngôn ngữ của văn học, văn nghệ mà những nhà văn, nhà thơ lớn của dân tộc ta như Nguyễn Trãi, Nguyễn Du, v.v. những nhà văn, nhà thơ hiện nay (...) đã nâng lên đến trình độ cao về nghệ thuật, khiến nó trở nên trong sáng, đẹp đẽ lạ thường. Thật vậy, là một thứ tiếng đơn tiết tính, giàu thanh điệu, vần điệu, giàu âm thanh có sức gợi tả, vốn từ vựng phong phú, nhiều cách nói đa dạng, tiếng Việt có khả năng biểu đạt rất linh hoạt và đẹp đẽ. (Theo Ngữ văn 12 - Nâng cao, tập một, trang 37, NXB Giáo dục - 2008) Câu 2 (3,0 điểm) Trong bài Nhìn về vốn văn hóa dân tộc, Trần Đình Hượu viết: Tinh thần chung của văn hóa Việt Nam là thiết thực, linh hoạt, dung hòa. (Theo Ngữ văn 12, tập hai, trang 161, NXB Giáo dục - 2008) Anh/ chị hiểu ý kiến trên như thế nào? Phần II: Dành riêng cho thí sinh học chương trình cơ bản và cho thí sinh học chương trình nâng cao (5,0 điểm) Câu 3a (5,0 điểm). Dành riêng cho thí sinh học chương trình cơ bản Trong Đất Nước (trích trường ca Mặt đường khát vọng) của Nguyễn Khoa Điềm, có đoạn: Khi ta lớn lên Đất Nước đã có rồi Đất Nước có trong những cái "ngày xửa ngày xưa..." mẹ thường hay kể. Đất Nước bắt đầu với miếng trầu bây giờ bà ăn Đất Nước lớn lên khi dân mình biết trồng tre mà đánh giặc Tóc mẹ thì bới sau đầu Cha mẹ thương nhau bằng gừng cay muối mặn Cái kèo, cái cột thành tên Hạt gạo phải một nắng hai sương xay, giã, giần, sàng Đất Nước có từ ngày đó... (Theo Ngữ văn 12, tập một, trang 118, NXB Giáo dục - 2008) Anh/ chị hãy phân tích hình tượng Đất Nước trong đoạn thơ trên. Câu 3b (5,0 điểm). Dành riêng cho thí sinh học chương trình nâng cao Trong bài Đàn ghi ta của Lor-ca, nhà thơ Thanh Thảo viết: Tây Ban Nha hát nghêu ngao bỗng kinh hoàng áo choàng bê bết đỏ Lor-ca bị điệu về bãi bắn chàng đi như người mộng du tiếng ghi ta nâu bầu trời cô gái ấy tiếng ghi ta lá xanh biết mấy tiếng ghi ta tròn bọt nước vỡ tan tiếng ghi ta ròng ròng máu chảy. (Theo Ngữ văn 12 - Nâng cao, tập một, trang 135-136, NXB Giáo dục - 2008) Phân tích vẻ đẹp bi tráng của hình tượng Lor-ca trong đoạn thơ trên. -----------------Hết----------------- Thí sinh không được sử dụng tài liệu. Giám thị không giải thích gì thêm. Họ và tên thí sinh: ........................Số báo danh: .................................................. Chữ ký của giám thị 1: ..............Chữ ký của giám thị 2
Tài liệu đính kèm: