Kiểm tra học kỳ 1 môn Vật lý lớp 11 ban cơ bản - Mã đề thi 587

Kiểm tra học kỳ 1 môn Vật lý lớp 11 ban cơ bản - Mã đề thi 587

Câu 1: Môi trường không chứa điện tích tự do là:

A. Nước sông B. Nước biển C. Nước cất D. Nước mưa.

Câu 2: Dòng điện trong kim loại là:

A. dòng các êlectrôn tự do chuyển động B. dòng các êlectrôn chuyển động tự do

C. dòng chuyển động của các êlectrôn tự do D. dòng êlectrôn tự do chuyển dời có hướng

Câu 3: Tại điểm nào dưới đây sẽ không có điện trường?

A. Ở bên trong một quả cầu nhựa nhiễm điện.

B. Ở bên trong một quả cầu kim loại nhiễm điện.

C. Ở bên ngoài gần một quả cầu nhựa nhiễm điện.

D. Ở bên ngoài gần một quả cầu kim loại nhiễm điện.

Câu 4: Điều kiện để có dòng điện là:

A. chỉ cần có hiệu điện thế.

B. chỉ cần có các vật dẫn điện nối liền với nhau tạo thành mạch điện kín.

C. chỉ cần duy trì một hiệu điện thế giữa hai đầu vật dẫn.

D. chỉ cần có nguồn điện

 

doc 4 trang Người đăng quocviet Lượt xem 1571Lượt tải 2 Download
Bạn đang xem tài liệu "Kiểm tra học kỳ 1 môn Vật lý lớp 11 ban cơ bản - Mã đề thi 587", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
KIỂM TRA HỌC KỲ 1
MÔN VẬT LÝ LỚP 11 BAN CƠ BẢN
Thời gian làm bài: 45 phút; 
(30 câu trắc nghiệm)
Mã đề thi 587
Họ, tên thí sinh:..........................................................................
Số báo danh:...............................................................................
Câu 1: Môi trường không chứa điện tích tự do là:
A. Nước sông	B. Nước biển	C. Nước cất	D. Nước mưa.
Câu 2: Dòng điện trong kim loại là:
A. dòng các êlectrôn tự do chuyển động	B. dòng các êlectrôn chuyển động tự do
C. dòng chuyển động của các êlectrôn tự do	D. dòng êlectrôn tự do chuyển dời có hướng
Câu 3: Tại điểm nào dưới đây sẽ không có điện trường?
A. Ở bên trong một quả cầu nhựa nhiễm điện.
B. Ở bên trong một quả cầu kim loại nhiễm điện.
C. Ở bên ngoài gần một quả cầu nhựa nhiễm điện.
D. Ở bên ngoài gần một quả cầu kim loại nhiễm điện.
Câu 4: Điều kiện để có dòng điện là:
A. chỉ cần có hiệu điện thế.
B. chỉ cần có các vật dẫn điện nối liền với nhau tạo thành mạch điện kín.
C. chỉ cần duy trì một hiệu điện thế giữa hai đầu vật dẫn.
D. chỉ cần có nguồn điện
Câu 5: Nối cặp nhiệt điện đồng - constantan với một milivôn kế thành một mạch kín. Nhúng mối hàn thứ nhất vào nước đá đang tan và mối hàn thứ hai vào hơi nước sôi, milivôn kế chỉ 4,25mV. Hệ số nhiệt điện động aT của cặp nhiệt điện là:
A. 4,25mV/K	B. 4,25mV/K	C. 4,25mV/K	D. 42,5mV/K
Câu 6: Trường hợp nào dưới đây ta có một tụ điện?
A. Một quả cầu thủy tinh nhiễm điện đặt xa các vật khác
B. Hai quả cầu kim loại không nhiễm điện, đặt gần nhau trong không khí.
C. Hai quả cầu thủy tinh không nhiễm điện, đặt gần nhau trong không khí.
D. Một quả cầu kim loại nhiễm điện đặt xa các vật khác
Câu 7: Vectơ cường độ điện trường do một điện tích điểm Q > 0 gây ra thì:
A. luôn hướng về Q.
B. tại mỗi điểm xác định trong điện trường độ lớn thay đổi theo thời gian.
C. tại mọi thời điểm trong điện trường độ lớn là hằng số.
D. luôn hướng xa Q.
Câu 8: Đối với dòng điện trong chất điện phân:
A. Dòng điện trong bình điện phân nào cũng tuân theo định luật Ohm.
B. Khi hoà tan axit, bazơ, hoặc muối vào trong nước, các phân tử bị phân li thành các ion, ion dương là anion, ion âm là cation.
C. Hạt tải điện trong dung dịch chất điện phân là các ion.
D. Trong dung dịch chất điện phân trung hoà điện, tổng số ion dương và tổng số ion âm bằng nhau.
Câu 9: Chọn câu phát biểu đúng.
A. Điện tích của tụ điện tỉ lệ với hiệu điện thế giữa hai bản của nó.
B. Điện dung của tụ điện tỉ lệ nghịch với hiệu điện thế giữa hai bản tụ của nó.
C. Hiệu điện thế giữa hai bản tụ điện tỉ lệ với điện dung của nó.
D. Điện dung của tụ điện tỉ lệ với điện tích của nó.
Câu 10: Hai điện tích điểm bằng nhau đặt trong chân không cách nhau một khoảng r1 = 4 cm. Lực đẩy giữa chúng là F1= 9.10-5N. Để lực tác dụng giữa chúng là F2 = 1,6.10-4N thì khoảng cách r2 giữa các điện tích đó phải bằng:
A. 4 cm	B. 3 cm	C. 1 cm	D. 2 cm
Câu 11: Cường độ dòng điện không đổi chạy qua dây tóc của một bóng đèn là I = 0,5 A; điện lượng dịch chuyển qua tiết diện thẳng của dây tóc trong 1 phút là:
A. 30 C	B. 60 C	C. 80 C	D. 70 C
Câu 12: Một bình điện phân đựng dung dịch bạc nitrat với anod bằng bạc có điện trở R = 1. Hiệu điện thế đặt vào hai cực là U = 10V . Biết đối với bạc A = 108 g/mol và n = 1. Khối lượng bạc bám vào catod sau 2h là:
A. 4,02.10-2 kg	B. 4,02.10-2 g.	C. 8,06.10-2 g.	D. 8,06.10-2 kg
Câu 13: Cho một mạch điện có suất điện động của nguồn E = 30V. Dòng điện chạy trong mạch là I = 3A. Hiệu điện thế trên hai cực của nguồn là U = 18V. Điện trở trong của nguồn là r bằng:
A. 4.	B. 0,4.	C. 40.	D. 4,4.
Câu 14: Hai điện tích điểm q1 = 2.10-6C và q2 = -8.10-6C lần lượt đặt tại A và B với AB = a = 10cm. Vị trí điểm M trên AB để tại đó 
A. M nằm trong AB với AM = 2,5cm.	B. M nằm trong AB với AM = 5cm.
C. M nằm ngoài AB với AM = 2,5cm.	D. M nằm ngoài AB với AM = 5cm.
Câu 15: Thả cho một êlectron không có vận tốc đầu trong một điện trường. Êlectron đó sẽ:
A. Chuyển động từ điểm có điện thế thấp lên điểm có điện thế cao.
B. Đứng yên.
C. Chuyển động dọc theo một đường sức điện.
D. Chuyển động từ điểm có điện thế cao xuống điểm có điện thế thấp.
Câu 16: Thế năng tĩnh điện của một êlectron tại điểm M trong điện trường của một điện tích điểm là -32.10-19 J. Mốc để tính thế năng tĩnh điện ở vô cực. Điện thế tại điểm M bằng:
A. -32 V	B. -20 V	C. +32 V	D. +20 V
Câu 17: Hai quả cầu kim loại cùng kích thước. Ban đầu chúng hút nhau. Sau khi cho chúng chạm nhau người ta thấy chúng đẩy nhau. Có thể kết luận rằng cả hai quả cầu đều:
A. tích điện trái dấu nhưng có độ lớn không bằng nhau
B. tích điện trái dấu nhưng có độ lớn bằng nhau
C. tích điện âm
D. tích điện dương
Câu 18: Có 8 nguồn điện cùng loại với cùng suất điện động E =2 V và điện trở trong r = 1. Mắc các nguồn thành bộ nguồn hỗn hợp đối xứng gồm hai dãy song song. Suất điện động Eb và điện trở trong rb của bộ nguồn bằng:
A. Eb = 6 V, rb = 1.	B. Eb = 6 V, rb = 2	C. Eb = 4V, rb = 2	D. Eb = 8 V, rb = 2.
Câu 19: Hai điện tích điểm đều bằng +Q đặt cách xa nhau 5cm. Nếu một điện tích được thay bằng –Q, để lực tương tác giữa chúng có độ lớn không đổi thì khoảng cách giữa chúng bằng:
A. 10cm	B. 5cm	C. 20cm	D. 2,5cm
Câu 20: Cho đoạn mạch điện gồm một nguồn điện E = 12V,
 r = 0,5, nối tiếp với một điện trở R = 5,5 . Hiệu điện thế hai đầu đoạn mạch AB là -6V. Cường độ dòng điện chạy qua đoạn mạch là I bằng :
A
B
R
I
 E,r
A. 0,5 A	B. 0,75 A	C. 1 A	D. 2 A
Câu 21: Hai bóng đèn có các hiệu điện thế định mức lần lượt là U1 = 110 V , U2 = 220 V và công suất định mức của chúng bằng nhau. Tỷ số giữa điện trở của bóng đèn thứ nhất với bóng đèn thứ hai bằng :
A. lần	B. 4 lần	C. lần	D. 2 lần
Câu 22: Chọn câu sai. Đặt một hiệu điện thế U vào một điện trở R thì dòng điện chạy qua có cường độ I. Công suất toả nhiệt trên điện trở là:
A. P = UI2	B. P = I2R	C. P = UI	D. P = 
Câu 23: Vào mùa hanh khô, nhiều khi kéo áo len qua đầu, ta thấy có tiếng nổ lách tách. Đó là do:
A. hiện tượng nhiễm điện do tiếp xúc	B. hiện tượng nhiễm điện do hưởng ứng
C. hiện tượng nhiễm điện do cọ xát	D. Cả ba hiện tượng nhiễm điện
Câu 24: Khối lượng khí clo sản ra trên cực anod của các bình điện phân K (chứa dung dịch KCl), L (chứa dung dịch CaCl2)và M (chứa dung dịch AlCl3) trong một khoảng thời gian nhất định sẽ:
KCl
CaCl2
AlCl3
K
L
M
A. Bằng nhau trong cả ba bình điện phân	B. nhiều nhất trong bình K và ít nhất trong bình M
C. nhiều nhất trong bình M và ít nhất trong bình K	D. nhiều nhất trong bình L và ít nhất trong bình M
Câu 25: Suất điện động của nguồn điện là đại lượng đặc trưng cho khả năng:
A. tạo ra điện tích dương trong một giây.
B. thực hiện công của nguồn điện trong một giây.
C. thực hiện công của nguồn điện khi di chuyển một đơn vị điện tích dương ngược chiều điện trường bên trong nguồn điện.
D. tạo ra các điện tích trong một giây.
Câu 26: Đối với vật dẫn kim loại, nguyên nhân gây ra điện trở của vật dẫn là:
A. do các nguyên tử kim loại va chạm mạnh với nhau.
B. do các êlectron dịch chuyển quá chậm.
C. do sự mất trật tự của mạng tinh thể kim loại cản trở chuyển động có hướng của các êlectron tự do.
D. do các ion dương va chạm với nhau.
Câu 27: Có 12 pin giống nhau, mỗi pin có E =1,5V; r=0,2W mắc thành x dãy song song, mỗi dãy có y pin nối tiếp. Mạch ngoài có R=0,6W. Giá trị của x và y để dòng điện qua R lớn nhất là:
A. x = 3, y = 4.	B. x = 2, y = 6.	C. x = 4, y = 3.	D. x = 1, y = 12.
Câu 28: Định luật Ohm cho toàn mạch được phát biểu như sau:
A. Cường độ dòng điện trong mạch kín tỉ lệ thuận với suất điện động của nguồn điện và tỉ lệ nghịch với điện trở của nguồn
B. Cường độ dòng điện trong mạch kín tỉ lệ thuận với suất điện động của nguồn điện và tỉ lệ nghịch với điện trở tổng cộng của mạch
C. Suất điện động của nguồn điện có giá trị bằng tổng các độ giảm thế ở mạch ngoài và mạch trong
D. Suất điện động của nguồn điện bằng tích của cường độ dòng điện qua nguồn và điện trở của nó
Câu 29: Đối với mạch điện kín gồm nguồn điện có suất điện động E và điện trở trong r; điện trở mạch ngoài là R thì cường độ dòng điện chạy trong mạch
A. tăng khi điện trở mạch ngoài tăng.	B. tỷ lệ thuận với điện trở mạch ngoài.
C. tỷ lệ nghịch với điện trở mạch ngoài.	D. giảm khi điện trở mạch ngoài tăng.
Câu 30: Độ lớn của lực tương tác giữa hai điện tích điểm trong không khí:
A. tỷ lệ thuận với khoảng cách giữa hai điện tích.
B. tỷ lệ nghịch với bình phương khoảng cách giữa hai điện tích.
C. tỷ lệ nghịch với khoảng cách giữa hai điện tích.
D. tỷ lệ thuận với bình phương khoảng cách giữa hai điện tích.
-----------------------------------------------
----------- HẾT ----------
made
cauhoi
dapan
587
1
B
587
2
D
587
3
B
587
4
C
587
5
D
587
6
B
587
7
D
587
8
C
587
9
A
587
10
B
587
11
A
587
12
D
587
13
A
587
14
B
587
15
A
587
16
D
587
17
A
587
18
D
587
19
B
587
20
C
587
21
C
587
22
A
587
23
C
587
24
A
587
25
C
587
26
C
587
27
B
587
28
B
587
29
D
587
30
B

Tài liệu đính kèm:

  • docTham khao Ly 11 HK I21.doc