Kiểm tra học kì II - Trường THPT Quốc học lớp: 11 – Năm học: 2009 - 2010

Kiểm tra học kì II - Trường THPT Quốc học lớp: 11 – Năm học: 2009 - 2010

Câu 1: Có hai thanh kim loại bề ngoài giống hệt nhau. Khi đặt gần nhau thì chúng hút nhau, chứng tỏ:

A. đó là hai thanh kim loại.

B. một thanh là nam châm, thanh kia là sắt.

C. có thể cả hai là nam châm, cũng có thể cả hai là thanh sắt.

D. có thể cả hai thanh đều là nam châm, cũng có thể một thanh nam châm và một thanh sắt.

Câu 2: Trong hình vẽ bên, đoạn dây thẳng đứng có dòng điện I1 đi qua được đặt song song với một khung dây dẫn nhỏ có dòng điện I2 trong cùng một mặt phẳng. Hợp lực tác dụng lên khung:

A. bằng 0

B. vuông góc với dây dẫn thẳng, hướng sang trái.

C. vuông góc với dây dẫn thẳng, hướng sang phải.

D. song song với dây dẫn thẳng, hướng lên trên.

Câu 3: Người ta nối hai điểm A và B của một vòng dây dẫn kín hình tròn, đồng chất, tiết diện đều với hai cực của nguồn điện. Phương của dây nối đi qua tâm của vòng dây, chiều dài của chúng coi như lớn vô cùng. Cảm ứng từ tại tâm vòng dây:

A. vuông góc với mặt phẳng vòng dây, hướng từ trước ra sau.

B. vuông góc với mặt phẳng vòng dây, hướng từ sau ra trước.

C. vuông góc với mặt phẳng vòng dây, hướng tùy thuộc vào vị trí của vòng dây nối vào nguồn điện.

 

doc 3 trang Người đăng quocviet Lượt xem 2041Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Kiểm tra học kì II - Trường THPT Quốc học lớp: 11 – Năm học: 2009 - 2010", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
KIỂM TRA HỌC KÌ II - TRƯỜNG THPT QUỐC HỌC
LỚP: 11 NC – NĂM HỌC: 2009-2010
Câu 1: Có hai thanh kim loại bề ngoài giống hệt nhau. Khi đặt gần nhau thì chúng hút nhau, chứng tỏ:
A. đó là hai thanh kim loại.
B. một thanh là nam châm, thanh kia là sắt.
C. có thể cả hai là nam châm, cũng có thể cả hai là thanh sắt.
D. có thể cả hai thanh đều là nam châm, cũng có thể một thanh nam châm và một thanh sắt.
Câu 2: Trong hình vẽ bên, đoạn dây thẳng đứng có dòng điện I1 đi qua được đặt song song với một khung dây dẫn nhỏ có dòng điện I2 trong cùng một mặt phẳng. Hợp lực tác dụng lên khung:
A. bằng 0
B. vuông góc với dây dẫn thẳng, hướng sang trái.
C. vuông góc với dây dẫn thẳng, hướng sang phải.
D. song song với dây dẫn thẳng, hướng lên trên.
Câu 3: Người ta nối hai điểm A và B của một vòng dây dẫn kín hình tròn, đồng chất, tiết diện đều với hai cực của nguồn điện. Phương của dây nối đi qua tâm của vòng dây, chiều dài của chúng coi như lớn vô cùng. Cảm ứng từ tại tâm vòng dây:
A. vuông góc với mặt phẳng vòng dây, hướng từ trước ra sau.
B. vuông góc với mặt phẳng vòng dây, hướng từ sau ra trước.
C. vuông góc với mặt phẳng vòng dây, hướng tùy thuộc vào vị trí của vòng dây nối vào nguồn điện.
A
B
C
¤
Å
Å
I2
I3
D. bằng 0.
I1
Câu 4: Ba dây dẫn thẳng, dài đặt song song, cách đều nhau, khoảng cách giữa các dây là a = 4cm. Dòng điện trong các dây có chiều như hình vẽ. I1 = I2 = 10A, I3 = 20A thì lực tương tác lên mỗi đơn vị độ dài của dòng I3 là:
A. song song với AB và bằng 2.10-3 N
B. song song với AB và bằng 10-3 N
C. vuông góc với AB và bằng 2.10-3 N
D. vuông góc với AB và bằng 10-3 N
Câu 5. Một ống dây dài có I1 = 5A. Biết trên 1cm dài có quấn 10 vòng dây. Một dây dẫn thẳng dài vô hạn có I2 = 500A đặt song song với trục ống dây và cách trục ống dây một khoảng a = 10cm. Cảm ứng từ tổng hợp bên trong ống dây có độ lớn:
A. 63,6.10-4T	B. 36,6.10-4T	
C. Giá trị khác (cụ thể?)	D. 21,8.10-2T
Câu 6. Hai hạt hình cầu có cùng điện tích +e được bắn vào một từ trường đều B = 0,5T cùng vận tốc 100m/s theo phương vuông góc với các đường cảm ứng từ. Hiệu khối lượng hai hạt là m1-m2 = 10-27kg. Độ chênh lệch bán kính quỹ đạo của hai hạt R1-R2 bằng:
A. 12,5.10-6 m	B. 2,25.10-7 m	C. 1,25.10-6 m	D. 2,15.10-6 m
Câu 7. Chọn câu sai: Nam châm điện có tính chất:
A. mất từ tính nếu dòng điện tắt.
B. khi chiều dòng điện thay đổi các cực N, S của nam châm sẽ thay đổi.
C. nếu tăng số vòng dây và tăng cường độ dòng điện chạy vào ống dây thì từ tính của nam châm tăng lên cực mạnh.
D. nếu tăng đường kính của ống dây thì từ tính của ống dây tăng. 
B
Câu 8: Hệ thống hai khung dây hình vuông có cạnh a và a/2, có dòng điện I chạy qua, được nối với nhau bằng các dây mảnh không dẫn điện, đặt trong từ trường đều B như hình vẽ. Mômen ngẫu lực từ tác dụng lên khung có độ lớn:
A. BIa2
B. BIa2/4
C. 3BIa2/4
D. 5BIa2/4
Câu 9. Từ trường của Trái đất có nguồn gốc từ:
A. Mặt trời	B.Mặt trăng
C. cấu trúc trong lòng Trái đất	D. chuyển động của Trái đất
B (T)
t (s)
3
3
Câu 10. Một vòng dây kim loại diện tích S. Mặt phẳng vòng dây hợp với vectơ cảm ứng từ một góc 300. Cho biết cảm ứng từ biến thiên theo thời gian như đồ thị bên. Suất điện động cảm ứng sinh ra có độ lớn tính bằng vôn là:
A. 0	B. S
O
C. S	D. S
Câu 11. Một thanh dây dẫn dài 50cm chuyển động trong từ trường đều, vectơ vận tốc vuông góc với thanh và có độ lớn 2m/s. Cảm ứng từ vuông góc với thanh và hợp với vectơ vận tốc một góc 300. Suất điện động cảm ứng trong thanh có độ lớn 0,2V. Cảm ứng từ của tư trường có độ lớn:
A. 0,25T	B. 2,5T	C. 10T	D. 0,4T
Câu 12. Chọn câu sai: 
A. Dòng điện Phucô gây hiệu ứng toả nhiệt.
B. Dòng điện Phucô trong động cơ điện chống lại sự quay của động cơ làm giảm công suất của động cơ.
C. Dòng điện Phucô trong công tơ điện có tác dụng làm cho đĩa ngừng quay nhanh chóng khi ngắt động cơ điện.
D. Dòng điện Phucô là dòng điện luôn luôn có hại
I(A)
5
O
0,05
t(s)
Câu 13. Một ống dây được quấn với mật độ 2000vòng/mét, có thể tích 500 cm3 mắc vào một mạch điện. Sau khi đóng mạch, dòng điện biến đổi theo thời gian như hình vẽ. Suất điện động tự cảm trong ống từ sau khi đóng mạch đến thời điểm 0,05s là:
A. 0,25 V
B. 5 V
C. 100 V
D. 1000 V
Câu 14. Một ống dây có hệ số tự cảm 100mH, khi có dòng điện chạy qua, ống dây có năng lượng 0,05J. Cường độ dòng điện qua ống dây bằng:
A. 0,1A	B. 0,7A	C. 1A	D. 0,22A
Câu 15. Một thanh kim loại có điện trở r1 = 1W, dài 0,5m trượt trên hai thanh ray đặt nằm ngang với tốc độ 2m/s. Hai thanh ray được nối với một nguồn điện có suất điện động E = 8V, điện trở r = 2W và một điện trở R = 2W. Hệ thống được đặt trong một từ trường đều B = 2T như hình vẽ. Cường độ dòng điện chạy qua điện trở R là:
A. 0,75 A	B. 3,5 A
C. 0,5 A	D. 1,75 A
Câu 16. Cho mạch điện như hình vẽ, cuộn cảm L có điện trở bằng không. Dòng điện qua L bằng 1,2 A, độ tự cảm L = 200mH. Chuyển K sang vị trí b, nhiệt lượng tỏa ra trên điện trở R là:
A. 144 J
B. 1,44 J
C. 0,144 J
D. 14,4 J
Câu 17. Một người nhìn một vật ở đáy chậu theo phương thẳng đứng. Đổ nước vào chậu, người này thấy vật gần mình thêm 5cm. Chiết suất của nước là 4/3. Chiều cao của nước đã đổ vào chậu là:
A. 15cm	B. 20cm	C. 10cm	D. 25cm 
Câu 18. Tia sáng đi từ thuỷ tinh n1 = 3/2 đến mặt phân cách với ước n2 = 4/3. Điều kiện của góc tới i để có tia ló đi vào nước là:
A. i ³ 62044’	B. i £ 62044’	C. i ³ 41048’	D. i £ 41048’
d
d'’
Câu 19. Chiếu một chùm sáng đơn sắc song song có dạng là một dải mỏng, bề rộng d = 10mm từ không khí vào bề mặt của một chất lỏng chiết suất n’ = 1,5 dưới góc tới i = 450. Dải sáng nằm trong mặt phẳng vuông góc với mặt thoáng của chất lỏng. Bề rộng của chùm sáng truyền trong chất lỏng là:
A. d’ =19mm	B. d’ = 12,5mm	
C. d’ =14,25mm	D. d’ = 8,2mm
Câu 20. S là điểm sáng nằm trên trục chính của một thấu kính. Giữ thấu kính cố định. Nếu dịch chuyển S một đoạn nhỏ trên phương của trục chính sao cho tính chất ảnh S’ không thay đổi, thì S’:
A. luôn dịch chuyển trên trục chính, cùng chiều với chiều dịch chuyển của S.
B. luôn dịch chuyển trên trục chính, ngược chiều với chiều dịch chuyển của S.
C. dịch chuyển trên trục chính, ngược chiều hay cùng chiều chiều dịch chuyển của S tuỳ loại thấu kính.
D. luôn dịch chuyển trên trục chính, ra xa thấu kính.
Câu 21. Lăng kính có góc chiết quang A = 300. Chiếu tia sáng đơn sắc vuông góc mặt bên lăng kính, chùm tia ló là là mặt bên còn lại của lăng kính. Chiết suất n của lăng kính là:
A. 1,5	B. 1,7	C. 2	D. 1,85
Câu 22. Vật sáng AB đặt song song và cách màn một khoảng L. Dịch chuyển một thấu kính hội tụ tiêu cự f có trục chính vuông góc với màn ảnh trong khoảng giữa vật và màn ảnh. Phát biểu nào dưới đây là không đúng:
A. Nếu L £ 4f: không thể tìm được vị trí nào của thấu kính cho ảnh của vật rõ nét trên màn.
B. Nếu L > 4f: ta có thể tìm được hai vị trí của thấu kính cho ảnh của vật rõ nét trên màn.
C. Nếu L = 4f: ta tìm được một vị trí duy nhất của thấu kính cho ảnh của vật rõ nét trên màn.
D. Nếu L ³ 4f: ta có thể tìm được vị trí đặt thấu kính dể có ảnh của vật rõ nét trên màn.
Câu 23. Một thấu kính có độ tụ 1,25 điôp được dùng làm kính đeo mắt cho một người đứng tuổi. Khi đeo kính này, người ấy có thể nhìn rõ các vật cách mắt từ 20cm đến 80cm. Kính đeo sát mắt. Khoảng nhìn rõ của mắt là:
A. 20cm đến vô cực	 B. 25cm đến vô cực	 C. 26,67cm đến vô cực	 D. 30cm đến vô cực
Câu 24. Hai thấu kính có tiêu cự lần lượt là f1 = 20cm và f2 = -25cm, đặt đồng trục, cách nhau 85cm. Vật AB đặt vuông góc với trục chính, cách thấu kính thứ nhất 25cm. Ảnh qua hệ thấu kính là:
A. Ảnh thật, cách L2 37,5cm	B. Ảnh ảo, cách L2 37,5cm	
C. Ảnh thật, cách L2 30cm	D. Ảnh ảo, cách L2 30cm	
Câu 25. Độ tụ của thấu kính mắt của mắt thường, mắt cận, mắt viễn lần lượt là D1, D2, D3. Khi mắt ở trạng thái nghỉ ta có:
A. D1>D2>D3	B. D2>D1>D3	C. D3>D2>D1	D. D3>D1>D2

Tài liệu đính kèm:

  • docDe mau Ly_11 HK II so 9.doc