Câu 1: Trình bày các đặc trưng cơ bản của phong cách ngôn ngữ chính luận? ( 1điểm)
Câu 2: Chỉ ra nghĩa sự việc và nghĩa tình thái trong câu sau: (1 điểm)
Dạ bẩm, thế ra y văn võ đều có tài cả. Chà chà!
(Nguyễn Tuân, Chữ người tử tù)
SỞ GD&ĐT TIỀN GIANG CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM TRUNG TÂM GDTX CÁI BÈ Độc lập – Tự do – Hạnh phúc KIỂM TRA HỌC KÌ II NĂM HỌC 2010 – 2011 Đề chính thức Môn: NGỮ VĂN LỚP 11 (HỆ GDTX) Chương trình chuẩn Thời gian: 120 phút (không kể thời gian giao đề) Đề thi có 01 trang, gồm 05 câu. ------------------------------------------------------------------------------------------------------ Câu 1: Trình bày các đặc trưng cơ bản của phong cách ngôn ngữ chính luận? ( 1điểm) Câu 2: Chỉ ra nghĩa sự việc và nghĩa tình thái trong câu sau: (1 điểm) Dạ bẩm, thế ra y văn võ đều có tài cả. Chà chà! (Nguyễn Tuân, Chữ người tử tù) Câu 3: Chép lại bài thơ “Đây Thôn Vĩ Dạ” của Hàn Mặc Tử (1 điểm) Câu 4: Cảm nhận của anh (chị) về hai câu thơ sau: (2 điểm) “Cô em xóm núi xay ngô tối Xay hết, lò than đã rực hồng.” (Trích Chiều tối - Nhật kí trong tù, Hồ Chí Minh) Câu 5: (5 điểm) Anh (chị) hãy bày tỏ suy nghĩ của mình trước “bệnh thành tích” – một căn bệnh gây tác hại không nhỏ đối với sự phát triển của xã hội hiện nay. .............................. Hết ........................................................................ Thí sinh không được sử dụng tài liệu. Cán bộ coi thi không giải thích gì thêm. Họ và tên thí sinh:.............................................; Số báo danh................................ SỞ GD&ĐT TIỀN GIANG TRUNG TÂM GDTX CÁI BÈ CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc HƯỚNG DẪN CHẤM MÔN NGỮ VĂN LỚP 11 (HỆ GDTX) HỌC KÌ II NĂM HỌC 2010 – 2011 Câu 1: (1 điểm). § Tính công khai về quan điểm chính tri: - Bày tỏ công khai quan điểm người viết, nói về những vấn đề của đời sống, xã hội. § Tính chẽ trong diễn đạt và suy luận: - Giải thích, chứng minh dựa trên những luận cứ xác đáng, được trình bày một cách chặt chẽ, khoa học § Tính truyền cảm, thuyết phục: - Không chỉ thuyết phục về lí trí, văn bản chính luận còn tác động mạnh mẽ đến tình cảm của người đọc, người nghe thông qua cách diễn đạt hùng hồn, biểu cảm. Lưu ý : - Mỗi ý được 0.25 điểm - Trình bày rõ ràng, sạch, đẹp được 0.25 điểm. Câu 2 : (1 điểm) § Nghĩa sự việc : + Biểu hiện qua các từ ngữ « y văn võ đều có tài cả ». § Nghĩa tình thái : + Thái độ ngạc nhiên qua từ « thế ra » + Thái độ kính cẩn qua từ « dạ bẩm » + Bày tỏ thái độ thán phục qua từ cảm thán « chà chà ! » Lưu ý: - Mỗi ý được 0.25 điểm Câu 3: (1 điểm) Chép bài thơ “Đây Thôn Vĩ Dạ” của Hàn Mặc Tử (1 điểm): Chép đúng bài thơ: 1 điểm Chép sai 02 từ hoặc thiếu 1 câu: trừ 0.5 điểm Sai 02 lỗi chính trả: trừ 0.25 điểm Chép sai, đảo vị trí 02 câu thơ: 0 điểm Câu 4 : (2 điểm). Cảm nhận về bốn câu thơ: * Học viên có thể trình bày theo những cách khác nhau nhưng cần nêu được những ý chính sau: v Bức tranh cuộc sống sinh hoạt đời thường, bình dị của người thôn nữ: - Bút pháp tả thực: + Cô thôn nữ đang xay ngô bên bếp lửa hồng. à Hình ảnh đời thường, chân thực, bình dị, tạo nên bức tranh lao động khỏe khoắn, đầy sức sống. + Điệp ngữ “ma bao túc - bao túc ma” + đảo từ à gợi tả vòng quay uyển chuyển, đều đặn, liên tục của cối xay. Đó cũng nhịp điệu đời thường của cuộc sống, sự gắn bó tha thiết với cuộc sống của tâm hồn Bác. - Hình ảnh lò than rực hồng + Báo hiệu sự vận động của thời gian: chiều à tối + Từ “hồng” là nhãn tự của bài thơ, đem lại sự sống, hơi ấm cho cảnh vật, niềm vui bình dị cho người lao động, xua tan nỗi mệt nhọc. + Làm ấm lòng người, làm vơi nỗi cô đơn trên đường xa. => Hình tượng thơ vận động hướng về sự sống, ánh sáng và niềm vui, diễn tả vẻ đẹp tâm hồn Bác: vượt qua hoàn cảnh khắc nghiệt để cảm thông, chia sẻ niềm vui bình dị của người lao động. * Hướng dẫn chấm: - 2.0 - 1.5 điểm: + Trình bày được các ý nêu trên. + Diễn đạt tốt, có cảm xúc. + Có thể mắc một vài sai sót nhỏ. - 1.0 điểm: + Trình bày được nửa số ý nên trên. + Văn chưa mạch lạc nhưng cũng diễn đạt được ý. + Không mắc quá nhiều lỗi diễn đạt. - 0.5 điểm: + Trình bày được khoảng một phần ba số ý nêu trên. + Văn lủng củng nhưng cũng diễn đạt được ý. + Còn nhiều lỗi diễn đạt. - 0.0 điểm: Sai lạc cả nội dung và phương pháp. Câu 5: (5 điểm) I. YÊU CẦU CHUNG: - Biết cách làm bài văn nghị luận xã hội. Xác định được các luận điểm đúng đắn, luận cứ xác thực và biết lựa chọn các thao tác lập luận phù hợp. - Bố cục rõ ràng, mạch lạc, hành văn lưu loát, đúng ngữ pháp, chính tả... II. YÊU CẦU CỤ THỂ: Bài làm có thể trình bày theo nhiều cách khác nhau nhưng cần nêu được những nội dung cơ bản dưới đây: Mở bài: “Bệnh thành tích” khá phổ biến trong tất cả mọi lĩnh vực đời sống xã hội. Đây là căn bệnh trầm kha đã có từ lâu đời. “Bệnh thành tích” gây tác hại không nhỏ tới quá trình phát triển của đất nước. Thân bài: * Giải thích thề nào là “bệnh thành tích”? - Thành tích là kết quả của một cá nhân hay một tập thể làm ra được đánh giá tốt. - Thành tích là điều tốt đẹp đáng khích lệ, nhưng chạy theo thành tích bằng mọi cách, mọi thủ đoạn bất chấp hậu quả thì lại là hiện tượng tiêu cực đáng phê phán. * Nguyên nhân của “bệnh thành tích”. - “Bệnh thành tích” bắt nguồn từ thói xấu hay làm tốt, dốt hay nói chữ, thói khoe khoang, khoác lác, bịa đặt, biến không thành có, biến xấu thành tốtđể tự dối mình, lừa người, mang lợi về cho bản thân. - Do bản thân háo danh, tư lợi. - Do nhận thức lệch lạc, trình độ yếu kém và thái độ thiếu trung thực, không dám nhìn thẳng vào khả năng của mình. - Do xã hội ngày càng phát triển, đồng tiền có sức mạnh thao túng các mối quan hệ xã hội, con người không coi trọng thực chất mà chỉ quan tâm tới hình thức bên ngoài. Nhiều kẻ lợi dụng điều đó nên cố ý thổi phòng thành tích, nhằm đánh bóng tên tuổi của mình để tiến thân. * Biểu hiện của “bệnh thành tích”: - Trong nhà trường: Ở mọi cấp học, chất lượng đào tạo giữa báo cáo và thực tế khác xa nhau. Vì thành có liên quan đến quyền lợi vật chất, tinh thần...nên nhiều người sẵn sàng phóng đại hoặc ngụy tạo ra thành tích để được cất nhắc, được lên lương. Từ đó coi nhẹ chất lượng giảng dạy, học tập, chỉ chú trọng vào tỉ lệ học sinh khá giỏi hoặc tỉ lệ tốt nghiệp mà nhiều khi là “ảo”. - Ở từng cá nhân: “Bệnh thành tích” thể hiện qua thái độ đối phó trong học tập và làm việc. Học vì điểm hơn là học để nắm vững kiến thức, nâng cao trình độ. Nạn “học giả” bằng giả” “học giả bằng thật”, mua điểm, mua bằng cấp, khoe khoang, tự cao tự đại nhưng thực chất thì rỗng tuếch...có rất nhiều trong xã hội ngày nay. - Trong lĩnh vực nông nghiệp: “Bệnh thành tích” lan tràn đến mức báo động. Từ việc xóa đói giảm nghèo đến việc áp áp dụng khoa học kĩ thuật vào sản xuất, chăn nuôi...hay việc thực hiện các chính sách xã hội khác. (Dẫn chứng) - Trong lĩnh vực công nghiệp: Nhiều xí nghiệp, nhà máy, công ty...làm ăn không có hiệu quả, lời giả lỗ thật, hằng năm nhà nước vẫn phải bù lỗ nhưng báo cáo thành tích lại rất hay, rất nổi, thậm chí còn được khen thưởng hoặc trao tặng Huân chương... - Trong lĩnh vực xây dựng: Nhiều công trình trọng cấp quốc gia bị làm nhanh, làm ẩu để lấy thành tích “rút ruột”, gây thất thoát, lãng phí rất lớn cho ngân sách Nhà nước, ảnh hưởng tới đời sống nhân dân. (Dẫn chứng). * Tác hại của “bệnh thành tích”. - “Bệnh thành tích” dẫn tới sự thoái hóa nhân cách, con người sẽ trở nên thiếu trung thực, dối trá, gian lận, lừa mình, lừa người... - “Bệnh thành tích” ảnh hưởng xấu đến chất lượng cuộc sống và cản trở sự phát triển của xã hội. * Những biện pháp khắc phục “bệnh thành tích”. - Mỗi người cần nhận thức, đánh giá một cách khách quan, đúng đắn về năng lực của bản thân, tránh ảo tưởng về mình, tránh thói “tốt khoe, xấu che”. - Xã hội cần kiên quyết nói “Không” với “bệnh thành tích” bằng cách thắt chặt các biện pháp kiểm tra, thanh tra chất lượng công việc, không đánh gía hời hợt qua hình thức bên ngoài. - Cần có các mức độ xử lí kỉ luật thích đáng đối với những kẻ cố tình mắc “bệnh thành tích”, gây hậu quả nghiêm trọng. 3. Kết bài: - Chúng ta nhận thức rõ rằng “bệnh thành tích” là thói xấu, là hiện tượng tiêu cực cản trở quá trình phát triển của đất nước. Vì thế cần phải dứt khoát từ bỏ “bệnh thành tích” và phải trung thực với chính mình. - Trong hoàn cảnh mở cửa giao lưu, hội nhập với toàn cầu, căn bệnh này không thể tồn tại. Mỗi công nhân phải có thái độ nghiêm túc và trung thực trong học tập và làm việc thì mới có thể thành công trong sự nghiệp. - Phải khiêm tốn học hỏi điều hay, điều tốt của các nước tiên tiến và vận dụng sáng tạo vào hoàn cảnh cụ thể của Việt Nam. Nếu làm được như vậy thì không bao lâu nữa, mục tiêu phấn đấu dân giàu, nước nmạnh, xã hội công bằng văn minh sẽ trở thành hiện thực. III. CÁCH CHO ĐIỂM: * ĐIỂM 5,0: - Đáp ứng tốt những yêu cầu nêu trên. - Bố cục hợp lí, lập luận (lí lẽ,dẫn chứng) chặt chẽ, chính xác, phong phú. - Diễn đạt tốt, có sức thuyết phục. Có thể mắc một vài sai sót nhỏ. * ĐIỂM 4,0 : - Đáp ứng phần lớn những yêu cầu nêu trên. - Bố cục và lập luận rõ ràng, chính xác. - Diễn đạt trôi chảy, có thể mắc một ít lỗi diễn đạt. * ĐIỂM 2,5: - Hiểu đúng đề bài, biết lập luận nhưng chỉ nêu được khoảng nửa yêu cầu trên. - Văn chưa trôi chảy nhưng diễn đạt được ý. Không mắc quá nhiều lỗi diễn đạt. * ĐIỂM 1,0: - Còn lúng túng trong phương pháp. Nội dung sơ sài. - Bố cục lộn xộn. Văn viết lủng củng, mắc nhiều lỗi diễn đạt. * ĐIỂM 00,0: Sai lạc cả nội dung và phương pháp. * Giám khảo dựa vào những tiêu chuẩn trên để cho các điểm còn lại. ----------------------------------------------------- HẾT------------------------------------------------
Tài liệu đính kèm: