Giáo án môn Ngữ văn 11 tiết 24, 25

Giáo án môn Ngữ văn 11 tiết 24, 25

Tiết 24: Tiếng Việt

THỰC HÀNH VỀ THÀNH NGỮ, ĐIỂN CỐ

1. Mục tiêu

 a. Về kiến thức

- Củng cố và nâng cao một bước những kiến thức về thành ngữ và điển cố, từ đó biết sử dụng thành ngữ và điển cố.

- Phân tích được giá trị biểu hiện của những thành ngữ và điển cố thông dụng. Tích hợp với giáo dục bảo vệ môi trường:

Xác định được những thành ngữ, điển cố có liên quan đến môi trường

Xác định được nghĩa của những thành ngữ, điển cố có liên quan đến môi trường

Đặt được câu có sử dụng những thành ngữ, điển cố có liên quan đến môi trường

 

doc 10 trang Người đăng minh_thuy Lượt xem 1731Lượt tải 2 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án môn Ngữ văn 11 tiết 24, 25", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 
Ngày dạy: 
Dạy lớp: 11A
Ngày dạy: 
Dạy lớp: 11B
Ngày dạy: 
Dạy lớp: 11C
Tiết 24: Tiếng Việt
THỰC HÀNH VỀ THÀNH NGỮ, ĐIỂN CỐ
1. Mục tiêu
 a. Về kiến thức
- Củng cố và nâng cao một bước những kiến thức về thành ngữ và điển cố, từ đó biết sử dụng thành ngữ và điển cố.
- Phân tích được giá trị biểu hiện của những thành ngữ và điển cố thông dụng. Tích hợp với giáo dục bảo vệ môi trường:
Xác định được những thành ngữ, điển cố có liên quan đến môi trường
Xác định được nghĩa của những thành ngữ, điển cố có liên quan đến môi trường
Đặt được câu có sử dụng những thành ngữ, điển cố có liên quan đến môi trường
 b. Về kỹ năng
Rèn luyện kĩ năng sử dụng từ chính xác.
 c. Về thái độ
 Có ý thức sử dụng từ ngữ chính xác, có hiệu quả nghệ thuật
2. Chuẩn bị của GV và HS
a. Chuẩn bị của GV
 - SGK, SGV, GA, TLTK.
b. Chuẩn bị của HS
 - SGK, bài soạn, tài liệu liên quan
3. Tiến trình bài dạy
a. Kiểm tra bài cũ: Kiểm tra trong qúa trình luyện tập
* Đặt vấn đề vào bài mới (1’): Thành ngữ và điển cố là một trong những biện pháp nghệ thuật quen dùng trong văn học trung đại Việt Nam. Sử dụng thành ngữ và điển cố sẽ giúp trong giao tiếp và tác phẩm văn chương trở nên sâu sắc và hàm súc
b. Dạy nội dung bài mới: 
Hoạt động của GV
TG
Hoạt động của HS
Em hiểu thế nào là thành ngữ?
Thành ngữ: .
Là cụm từ hay ngữ cố định có tình nguyên khối về ngữ nghĩa, tạo thành một chỉnh thể định danh có ý nghĩa chung khác tổng số ý nghĩa của các thành tố cấu thành nó, tức là không có nghĩa đen và hoạt động như một từ riêng biệt trong câu. (Thuật ngữ ngôn ngữ học)
Học sinh đọc các yêu cầu trong SGK và hoàn thành bài tập theo yêu câu.
Phân nhóm (4 nhóm) – trao đổi- thảo luận và trình bày.
? Tìm những từ ngữ trong đoạn thơ sau, phân biệt với từ ngữ thông thường về cấu tạo và đặc điểm ý nghĩa: “Lặn lội ... quản công”?
5
Bài 1 – SGK 
- Lặn lội thân cò thành ngữ chỉ bà Tú lo làm buôn làm bán phải chịu nhiều gian nan vất vả. Mặt khác làm rõ tấm lòng biết thương vợ của Tú Xương
Hai tiếng “Lặn lội” đặt trước cốt nhấn mạnh sự gian nan vất vả. 
- Eo sèo mặt nước Lời qua tiếng lại, mua, bán, mặc cả của những người buôn bán trên thuyền, dưới bến. 
- Một duyên hai nợ Duyên thì ít mà nợ thì nhiều. Cảm nhận về kiếp nặng nề nhưng rất mực hi sinh của bà Tú. Đây là cách nói tăng cấp. 
Tích hợp với giáo dục bảo vệ môi trường:
Xác định được những thành ngữ, điển cố có liên quan đến môi trường trong các câu trích dẫn và giải thích ý nghĩa của chúng? 
? Phân tích giá trị nghệ thuật của các thành ngữ còn lại (về tính hình tượng, tính biểu cảm, tính hàm súc) trong các câu thơ sau:
- “...đầu trâu mặt ngựa...”
- “...cá chậu chim lồng...”
- “... đội trời đạp đất...”?
5
Bài 2 – SGK 
- Cá chậu chim lồng Cá bị thả trong chậu, chim bị nhốt trong lồng (cảnh sống tù túng, bế tắc, nhàm chán), nay được tự do thoả sức ăn chơi, vẫy vùng (giàu biểu tượng và hàm súc). 
- “Năm nắng mười mưa” Nắng ít, mưa nhiều, nói về sự vất vả gian truân của bà Tú cũng như người lao động chân lấm, tay bùn. Cách nói giàu hình ảnh.
- Đầu trâu mặt ngựa Biện pháp vật hoá (biến vật thành người) chỉ bọn sai nha bắng nhắng không khác gì loại súc sinh ập vào nhà Thúy Kiều vơ vét của nả, doạ dẫm đánh đập, khua thước, múa đao (giàu biểu tượng và hàm súc) – Nói cách khác: lũ người đã biến dạng về nhân hình, tha hía về nhân tính.
- Đội trời đạp đất Hình ảnh cao rộng thể hiện chí khí của Từ Hải. Câu thơ giàu biểu tượng và cảm xúc. Câu thơ thể hiện khí phách ngang tàng
Điển cố là những sự việc, sự kiện trước đây hay câu chữ trong sách đời trước được dẫn ra để nói về những việc tương tự. Nó có đặc điểm là ngắn gọn, hàm súc và thâm thúy
VD: 
"Chim liền cánh, cây liền cành" có nghĩa là hai người đẹp duyên lấy nhau. Nó xuất phát từ điển cố vua Đường Huyền Tông và Dương Quý Phi nói với nhau rằng: 
"Tại thiên nguyện tác tị dực điểu,
Tại địa nguyện vi liên lí chi"
nghĩa là:
"Trên trời nguyện làm chim kết cánh,
Dưới đất nguyện làm cây liền cành."
? Đọc lại chú thích về những điển cố in đậm ở hai câu thơ sau trong bài Khóc Dương Khuê và cho biết thế nào điển cố?
- Gường kia...
- Đàn kia...
7
Bài 3 – SGK 
- Gường kia:Trần Phồn đời hậu Hán có người bạn là Tử Trĩ rất thân thiết và gắn bó, Phồn thường dành riêng cho bạn cái giường. Bạn đến mời ngồi. Bạn về lại treo giường lên. 
- Đàn kia: Bá Nha và Chung Tử Kì là hai người bạn tri âm. Khi Bá Nha chơi đàn thì chỉ có cung Tư Kì mới hiểu được tiếng đàn tâm tư của mình. Vì vậy khi Chung Tử Kì mất, Bá Nha đã đập đàn không chơi nữa vì cho rằng từ nay không còn ai hiểu được tiếng đàn của mình. 
=> Vậy điển cố là: những tích, sự kiện, con người tiêu biểu của đời xưa đáng lưu lại để đời sau suy ngẫm, học hỏi và bình xét. Học hỏi những cái tốt, suy xét tìm ra cái xấu để tránh.
? Dựa vào chú thích trong các văn bản đã học, hãy phân tích tính hàm súc. Thâm thuý của điển cố trong những câu thơ sau?
6
Bài 4 – SGK 
- Sầu đông càng lắc càng đầy
Ba thu dọn lại một ngày dài ghê
Ba thu: kính thi co câu Nhất nhật bất kiến như tam thu hề (Một ngày không thấy mặt nhau lâu như ba mùa thu). Khi người ta buồn thì một ngày cũng tưởng dài bằng ba tháng thu hoặc dài bằng ba năm. Tính hàm súc của điển cố ở chỗ biểu hiện thời gian tâm lí (Dùng điển cố này, câu thơ trong Truyện Kiều muốn nói Kim Trọng đã tương tư Thuý Kiều thì một ngày không thấy mặt nhau có cảm giác như xa cách tới ba năm).
- Nhớ ơn chín chữ cao sâu
Một ngày một ngả bóng dâu tà tà
 Chín chữ khó nhọc xuất phát từ điển cố Trung Hoa: “Cửu tự cù lai” bao gồm chín chữ nói về công lao của cha mẹ đối với con cái:
1- Sinh (sinh đẻ, sinh thành, sinh ra)
2- Cúc (nâng đỡ)
3- Phủ (vuốt ve)
4- Súc (cho bú mớm)
5- Trưởng (nuôi cho lớn)
6- Dục (dạy dỗ)
7- Cố (trông nom)
8- Phục (xem tính nết mà dạy bảo)
9- Phúc (che chở)
=> dẫn điển tích này, Thuý Kiều muốn nói công lao của cha mẹ đối với mình, trong khi mình xa quê biền biệt, chưa báo đáp được cha mẹ.
 Chương đài: Gợi chuyện xưa của người đi làm quan ở xa, viết thư về thăm vợ, có câu: Cây liễu ở Chương Đài xưâ xanh xanh, nay có còn không, hay là tay khác đã vin bẻ mất rồi. Dẫn điển tích này, thuý Kiều hình dung cảnh Kim Trọng trở lại thì nằng đã thuộc về tay kẻ khác mất rồi.
? Đặt câu với mỗi thành ngữ sau?
5
Bài 5 – SGK 
a. Này các cậu! đừng có mà lấy cũ bắt nạt mới. Cậu ấy vừa lặn lội tới đây mình phải tìm cách giúp đỡ chứ.
-> Ma cũ bắt nạt ma mới: ỷ thế thông thuộc địa bàn, quan hệ rộng bắt nạt người mới đến lần đầu. Có thể thay bằng cụm từ: bắt nạt người mới đến.
b. Họ không đi thăm quan, không đi thực tế chỉ xem qua loa, không đi sâu vào chi tiết mà đi chiến đấu thực sự, đi làm nhiệm vụ của những chiến sĩ bình thường.
? Đặt câu với mỗi điển cố sau?
7
Bài 6 - SGK 
- Chị ấy mẹ tròn con vuông là chúng tôi mừng lắm rồi.
- Mày chỉ trứng khôn hơn vịt 
- Anh ấy ngày đêm nấu sử sôi kinh
- Bọn chúng nó là lòng lang dạ thú (hay là con sói)
- Anh thật là phú quý sinh lễ nghĩa bày đặt nhiều quá.
- Tớ chả đi guốc trong bụng các cậu rồi
- Tao nói với mày như nước đổ đầu vịt 
c. Củng cố, luyện tập (8’): 
 Xác định những thành ngữ, điển cố có liên quan đến môi trường, nghĩa của chúng và đặt câu với các thành ngữ, điển cố đó? 
Anh ấy phải ở nhà vợ, sống cuộc sống cá chậu chim lồng
Vất vả năm nắng mười mưa mà chẳng đủ ăn.
...........
Đặt câu với các thành ngữ sau: Góc bể chân trời, trai lành gái tốt, lực bất tòng tâm...
d. Hướng dẫn HS tự học ở nhà (1’):
 + Bài cũ: 
 - Cách phát hiện và sử dụng các thành ngữ và điển cố.
 - Đặt câu với các thành ngữ sau: Góc bể chân trời, trai lành gái tốt, lực bất tòng tâm...
 + Bài mới: Chuẩn bị bài Chiếu cầu hiền (Ngô Thì Nhậm)
 - Tìm hiểu thể loại Chiếu.
 - Đọc sgk, soạn bài theo câu hỏi, chú ý: vai trò của hiền tài đối với đất nước
Ngày soạn:
Ngày dạy:
Dạy lớp: 11A
Ngày dạy:
Dạy lớp: 11B
Ngày dạy:
Dạy lớp: 11C
Tiết 25: Đọc văn
CHIẾU CẦU HIỀN
Ngô Thì Nhậm
1. Mục tiêu
 a. Về kiến thức
 - Giúp học sinh hiểu được chủ trương chiến lược của vua Quang Trung trong việc tập hợp trí thức. 
- Nghệ thuật thuyết phục trong bãi Chiếu và cảm xúc của người viết. 
 Tích hợp nội dung học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh:
 Liên hệ với tư tưởng trọng dụng nhân tài của Bác
 b. Về kỹ năng
 Rèn luyện kĩ năng phân tích thể loại văn nghị luận (chiếu), Đọc hiểu thể loại chiếu
 c. Về thái độ
Nhận thức đúng đắn vai trò trách nhiệm của người trí thức đối với công cuộc xây dựng đất nước. 
2. Chuẩn bị của GV và HS
a. Chuẩn bị của GV
 - SGK, SGV, GA, TLTK.
b. Chuẩn bị của HS
 - SGK, bài soạn, tài liệu liên quan
3. Tiến trình bài dạy
a. Kiểm tra bài cũ (5’): 
Câu hỏi: Đọc thuộc lòng và diễn cảm 3- 4 câu trong bài Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc khiến em xúc động nhất? Phân tích giá trị nội dung – nghệ thuật của những câu văn tế ấy?
Đáp án: - Đọc thuộc và diễn cảm 
 - Lai lịch của người nghĩa sĩ: xuất thân từ nông dân, chỉ quen với những việc đồng áng, không quen cầm gươm giáo, súng mác
-> Họ là những người nhân hậu, chăm chỉ, chịu thương chịu khó... 
* Đặt vấn đề vào bài mới (1’): Nền văn học Trung đại rất phong phú về thể loại như: cáo, hịch, thơ NômChiếu cầu hiền của Ngô Thì Nhậm là tác phẩm tiêu biểu của thể loại chiếu. Chỳng ta cùng tìm hiểu giá trị nội dung và nghệ thuật của tác phẩm này.
b. Dạy nội dung bài mới:
Hoạt động của GV 
TG
Hoạt động của HS
Trình bày những ý chính về tác giả?
Gv chốt lại ý chí nh.
Nêu hoàn cảnh ra đời của tác phẩm “Chiếu cầu hiền”?
Gv nêu rõ sự phức tạp của tình hình để thấy rõ ý nghĩa của việc chiêu mộ hiền tài...
Đặc điểm của thể loại chiếu?
21
I. TÌM HIỂU CHUNG
1. Ngô Thì Nhậm: một sủng thần của triều đình Lờ Trịnh nhưng đó thức thời theo nhà Tây Sơn. Ông là người có nhiều đóng góp cho phong trào TS, nhiều văn kiện giấy tờ đều do ông soạn thảo.
2. Tác phẩm
 a. Hoàn cảnh ra đời
- Cuối thế kỉ XVIII, tình hình xã hội rất rối ren, phức tạp: mâu thuẫn gay gắt giữa vua Lê chúa Trịnh, quân Thanh xâm lược. Kẻ sĩ lúng túng, bi quan.
- Khoảng 1788-1789 sau đại thắng quân Thanh, trang sử mới mở ra, vua Quang Trung quyết tâm lên kế hoạch xây dựng đất nước song tình hình khá phức tạp.Bởi vậy nhiệm vụ phải làm sao để thuyết phục giới trí thức miền Bắc (hơn 300 năm phụng sự nhà Lê, do quan điểm đạo đức bảo thủ nên đó bất hợp tác, thậm chí chống lại Tây Sơn) hiểu đúng những nhiệm vụ xây dựng đất nước, ra cộng tác phục vụ triều đại mới.
- Ngô Thì Nhậm viết thay Quang Trung
b. Thể loại: Chiếu là văn bản do vua hoặc các đại thần thừa lệnh vua viết để toàn dân đọc để thực hiện một mệnh lệnh hoặc theo yêu cầu trọng đại của đất nước.
Bài chiếu chia làm mấy phần? Nội dung của từng phần?
(?) Xác định nội dung của bài chiếu?
c. Bố cục
- Bài Chiếu chia làm 3 đoạn
- Từ đầu đến “... Sinh ra người hiền” 
Tác giả đưa ra mối quan hệ giữa người hiền tài và thiên tử.
- Tiếp đó đến “Chính sự buổi đầu cho trẫm”: Thái độ của nho sĩ Bắc Hà trước việc Nguyễn Huệ đem quân ra Bắc diệt Trịnh và tấm lòng khiêm nhường nhưng cương quyết trong việc cầu hiền.
- Còn lại: Con đường cầu hiền của Nguyễn Huệ.
=> Tác giả khẳng định mối quan hệ người hiền tài và thiên tử nêu rõ tình trạng thái độ của nho sĩ Bắc Hà trước sự kiện Nguyễn Huệ kéo quân ra Bắc diệt Trịnh đồng thời nêu rõ tấm lòng rộng mở đón chào người hiền ra giúp nước.
Bài chiếu được viết nhằm hướng tới đối tượng nào?
Người viết đó xác định vai trò của người hiền như thế nào? Cách nêu vấn đề đó có tác dụng gì đối với các đoạn tiếp theo?
Liên hệ: Hiền tài là nguyên khí quốc gia
( Thân Nhân Trung): người tài cao học rộng là khí chất ban đầu làm nên sự sống còn và phát triển của đất nước, xã hội.
Tích hợp nội dung học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh:
 Liên hệ với tư tưởng trọng dụng nhân tài của Bác Hồ 
Bác Hồ đã có rất nhiều câu nói thể hiện được tầm quan trọng, thể hiện trách nhiệm của người hiền tài, em hãy đọc một vài câu nói của Bác thể hiện tư tưởng đó?
HS:
- Các vua Hùng đã có công dựng nước
Bác cháu ta phải cùng nhau giữ lấy nước
- Đảng viên là người đầy tớ trung thành của nhân dân.
12
II. ĐỌC- HIỂU VĂN BẢN
1 . Vai trò của hiền tài đối với đất nước
 - Đối tượng: giới sĩ phu Bắc Hà 
 - Vai trò của hiền tài đối với đất nước: 
 + Như sao sáng trên trời cao à so sánh người tài như tinh hoa, tinh tú của non sông trời đất.
 + Hiền tài chỉ phát huy tác dụng..chầu về ngôi Bắc Thần- làm sứ giả cho thiên tử.
à Những từ ngữ diễn tả không gian vũ trụ đó tạo cảm giác trang trọng, thiêng liêng cho lời kêu gọi
3. Củng cố, luyện tập (5’): 
(?) Em hãy nêu nhận xét của mình về cách lập luận trong đoạn văn mở đầu và từ đó nêu luận điểm?
- Cách lập luận rất chặt chẽ. Lời văn ngắn gọn đủ thuyết phục vừa đề cao người hiền, vừa châm biếm, vừa ràng buộc vừa mở con đường cho người hiền.
- Quang Trung là một vị vua có cái nhìn đúng.
+ Biết trân trọng những kẻ sĩ, người hiền, biết hướng họ vào mục đích xây dựng quốc gia vững mạnh. 
- Quang Trung là vị vua hết lòng vì dân vì nước
- Quang Trung là vị vua thể hiện tư tưởng dân chủ tiến bộ.
4. Hướng dẫn HS tự học ở nhà (1’):
 + Bài cũ: 
 - Học và nắm chắc nội dung bài học
- Tìm đọc các văn bản nghị luận khác của Ngô Thì Nhậm.
 + Bài mới: Chuẩn bị bài tiết 2 của bài: Đường lối, chủ trương cầu hiền và thái độ, tình cảm của vua Quang Trung; tìm đọc “Chiếu dời đô”

Tài liệu đính kèm:

  • doc24 - 25.doc