Kiểm tra 15 phút môn Ngữ văn

Kiểm tra 15 phút môn Ngữ văn

Câu1: Tên hiệu của Lê Hữu Trác là gì?

 A. Hải Thượng Tiên Ông C. Hải Thượng Lãn Ông

 B. Hải Dương Tiên Ông D. Hải Dương Lãn Ông

Câu 2:

Trong đoạn trích “ Lẽ ghét thương” (Nguyễn Đình Chiểu), tư tưởng của ông Quán là gì?

 A. Lấy dân làm cơ sở đánh giá

 B. Lấy nước làm chuẩn mực

 C. Lấy tình cảm tự nhiên của con người để bày tỏ thái độ

 D. Căm ghét chế độ phong kiến

Câu 3: Chủ đề của bài “ Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc” là gì?

 A. Thương xót người dân lầm than, đau khổ

 B. Động viên tinh thần xả thân vì nước của các nghĩa sĩ

 C. Khắc hoạ tượng đài người nghĩa sĩ nông dân hi sinh vì nước

 D. Tế vong linh người đã hi sinh

 

doc 3 trang Người đăng minh_thuy Lượt xem 2531Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Kiểm tra 15 phút môn Ngữ văn", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 Kiểm tra 10 phút (Đề lẻ )
Họ và tên:
Hãy khoanh tròn vào chữ cái in hoa đứng đầu câu anh ( chị) cho là đúng nhất.
Câu1: Tên hiệu của Lê Hữu Trác là gì?
 A. Hải Thượng Tiên Ông C. Hải Thượng Lãn Ông
 B. Hải Dương Tiên Ông D. Hải Dương Lãn Ông
Câu 2: 
Trong đoạn trích “ Lẽ ghét thương” (Nguyễn Đình Chiểu), tư tưởng của ông Quán là gì?
 A. Lấy dân làm cơ sở đánh giá 
 B. Lấy nước làm chuẩn mực 
 C. Lấy tình cảm tự nhiên của con người để bày tỏ thái độ 
 D. Căm ghét chế độ phong kiến
Câu 3: Chủ đề của bài “ Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc” là gì?
 A. Thương xót người dân lầm than, đau khổ
 B. Động viên tinh thần xả thân vì nước của các nghĩa sĩ 
 C. Khắc hoạ tượng đài người nghĩa sĩ nông dân hi sinh vì nước
 D. Tế vong linh người đã hi sinh
Câu 4: Để giao tiếp trong xã hội, yêu cầu mỗi thành viên phải như thế nào?
 A. Hiểu biết về ngôn ngữ chung
 B. Thành thạo về ngôn ngữ chung
 C. Nhờ người hướng dẫn về ngôn ngữ chung
 D. Nhận thức về ngôn ngữ chung 
Câu 5: Dòng nào nhận xét đúng nhất về sự nghiệp của nữ sĩ Hồ Xuân Hương?
 A. Sáng tác toàn thơ chữ Nôm. C. Sáng tác cả thơ chữ Nôm và thơ chữ Hán
 B. Sáng tác toàn thơ chữ Hán D. Sáng tác thơ chữ Hán, tự dịch sang chữ Nôm
Câu 6: Tại sao người ta phải so sánh?
 A. Để nhận biết đầy đủ về sự vật, hiện tượng
 B. .Để nhận biết hiệu quả của sự vật, hiện tượng
 C. .Để nhận biết đặc điểm và giá trị của sự vật, hiện tượng 
 D. .Để nhận biết mức độ giữa các sự vật, hiện tượng
Câu 7: ý nghĩa của hai chữ “ đời thừa” trong tác phẩm cùng tên của Nam Cao không có nét nghĩa nào?
 A. Sống cuộc sống vô ích, vô nghĩa.
 B. Sống không biết phải làm gì
 C. Cuộc đời thừa thãi vô ích 
 D. Con người sống thừa với đời
Câu 8: Câu thơ “ Đô môn giải tổ chi niên” trong bài “ Bài ca ngất ngưởng” của Nguyễn Công Trứ có nghĩa là:
 A. Năm vinh quang ở kinh đô B. Năm ở kinh đô xin cáo quan
 C. Năm được thăng quan ở kinh đô D. Năm ra làm quan chốn kinh đô
Câu 9: đặc điểm nghệ thuật của : “Số đỏ” là gì?
 A. Hiện thực B. Trào phúng
 C. Hiện thực trào phúng D. Hiện thực tự trào.
Câu 10: 
 Nghĩa của từ “ Tương tư” trong câu thơ “ Tương tư thức mấy đêm rồi” là gì? 
 A. Nhớ nhau B. Thương nhau
 C. Lo cho nhau D. Lo nghĩ về nhau
 Kiểm tra 10 phút (Đề chẵn )
Họ và tên: 
Hãy khoanh tròn vào chữ cái in hoa đứng đầu câu anh ( chị) cho là đúng nhất.
Câu1: Nội dung của “ Thượng kinh kí sự” xoay quanh sự kiện gì?
 A. Tác giả lên kinh đô làm quan B. Tác giả đi chữa bệnh ở kinh đô
 C. Tác giả chữa bệnh cho thế tử Cán D. Tác giả chữa bệnh cho chúa Trịnh Sâm
Câu 2: Bài “ Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc” viết theo lối văn nào?
 A. Văn vần B . Văn xuôi
 C. Tản văn D. Biền văn
Câu3: ý nghĩa phê phán của bài thơ “ Tiến sĩ giấy” đúng nhất ở nhận xét nào sau đây? 
 A. Đồ chơi cho trẻ con không có giá trị thực chất
 B. Những ông nghè không thực chất như thứ đồ chơi trẻ con
 C. Thi cử, đỗ đạt trở nên trò gian lận, mua bán
 D. Thật giả đã trở thành điều bình thường
Câu 4: Từ “ nhân gian” trong câu thơ “ Lòng tôi rộng nhưng lượng trời cứ chật. Không cho dài thời trẻ của nhân gian” có nghĩa là gì? 
 A. Không gian B. Thời gian
 C. Cõi đời D. Trong dân
Câu 5: Dòng nào sau đây nói đúng nhất về thao tác lập luận phân tích?
 A. Phân tích chỉ hướng về cái nhỏ lẻ, chi tiết.
 B. Phân tích luôn quan tâm đến cái chung.
 C. Phân tích bao giờ cũng gắn với tổng hợp, khái quát
 D. Phân tích không cần đa dạng, toàn diện.
Câu 6: Hai câu thơ của Nguyễn Đình Chiểu: “ Chở bao nhiêu đạo thuyền không khẳm.- Đâm mấy thằng gian bút chẳng tà”, thể hiện nội dung:
 A. Cổ vũ tinh thần kháng chiến chống thực dân Pháp.
 B. Kêu gọi nhân dân quyết tâm chống giặc.
 C. Đề ra quan niệm dùng văn chương đề cao chiến đấu cho chính nghĩa.
 D. Tất cả đều không đúng.
Câu 7: Trong “ Bài ca ngắn đi trên bãi cát”, hình ảnh nào mang ý nghĩa tượng trưng và quán xuyến toàn bài? 
 A. Mặt trời. B. Lữ khách. C. Đường cùng. D. Bãi cát.
Câu 8: Câu thơ nào sau đây nằm trong bài “ Câu cá mùa thu”?
 A. Da trời ai nhuộm mà xanh ngắt
 B. Lửng lơ da trời màu xanh ngắt
 C. Trời thu xanh ngắt mấy tầng cao 
 D. Tầng mây lơ lửng trời xanh ngắt
Câu 9: Truyện ngắn của Thạch Lam không có đặc điểm nào sau đây? 
 A. Không có cốt truyện đặc biệt B.Viết về tầng lớp dân nghèo, trí thức bình dân
 C. Giàu kịch tính D. Giàu tâm tình, tâm trạng
Câu 10 : ý kiến nào sau đây là đúng nhất ? 
 A. Quá trình Chí Phèo bị cự tuyệt quyền làm người, diễn ra đồng thời với quá trình bị tha hoá.
 B. Bi kịch bị cự tuyệt quyền làm người diễn ra đồng thời với quá trình bị tha hoá
 C. Từ sau khi gặp Thị Nở, đồng thời mở ra quá trình bị cự tuyệt quyền làm người
 D. Quá trình bị cự tuyệt quyền làm người bắt đầu từ lâu, nhưng thực sự trở thành bi kịch khi Chí Phèo gặp Thị Nở.
Đáp án
Đề lẻ:
 Câu 
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
 Đáp 
 án
C
A
C
B
C
C
B
B
C
B
Đề chẵn
Câu 
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
 Đáp 
 án
C
D
B
C
C
C
D
D
C
D

Tài liệu đính kèm:

  • docDe KT 15 '.doc