Kế hoạch bài dạy Ngữ văn Lớp 11 - Tuần 3, Tiết 11+12: Bài ca ngắn đi trên bãi cát (Sa hành đoản ca - Cao Bá Quát) - Phùng Thị Thanh Thúy

Kế hoạch bài dạy Ngữ văn Lớp 11 - Tuần 3, Tiết 11+12: Bài ca ngắn đi trên bãi cát (Sa hành đoản ca - Cao Bá Quát) - Phùng Thị Thanh Thúy

B. TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC

Hoạt động 1. KHỞI ĐỘNG (5 phút)

a.Mục tiêu: Đ1, GQVĐ

b. Nội dung: Chia sẻ những vấn đề liên quan, từ đó tạo tâm thế, hứng thú giờ học.

c. Sản phẩm: Câu trả lời miệng của học sinh

d.Tổ chức thực hiện:

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập

GV sử dụng phương pháp đàm thoại gợi mở, yêu cầu HS trả lời các câu hỏi:

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ học tập

Điền từ còn thiếu vào chỗ trống trong các câu nói dân gian sau:

Văn như . vô tiền Hán

Thần Siêu thánh .

Câu nói trên nói tới nhân vật nào mà em biết?

Hãy kể 1 giai thoại hoặc 1 câu chuyện về nhân vật ấy?

GV quan sát, nhắc nhở HS về cách thức báo cáo sản phẩm.

Bước 3: Báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

HS nghe câu hỏi và chuẩn bị câu trả lời các câu hỏi của GV

GV quan sát, theo dõi HS trả lời các câu hỏi, GV chú ý bao quát HS trong toàn lớp

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

GV hướng dẫn, yêu cầu HS tự nhận xét, đánh giá kết quả làm việc của HS

GV nhận xét, kể cho HS nghe 1 giai thoại về CBQ (Có thể chọn câu chuyện sau)

 Chuyện kể khi còn bé, Cao Bá Quát ra tắm ở Hồ Tây. Đúng vào lúc vua Minh Mệnh tuần du ở ngoài bắc, nhà vua cũng đến Hồ Tây xem phong cảnh. Đạo ngự đi qua, tàn lọng rợp trời, gươm đao sáng quắc, ai cũng phải tránh xa, riêng cậu Quát cứ tự do vùng vẫy. Lính đến bắt lôi lên bờ, cậu cứ trần truồng đến trước mặt vua, tự khai là học trò, vì trời nực ra tắm mát. Vua nhìn xuống hồ thấy có con cá lớn đang đuổi đàn cá con, liền đọc một câu đối, bảo nếu đúng Quát là học trò thì phải đối được, sẽ tha không đánh đòn; vua đọc: Nước trong leo lẻo, cá đớp cá. Cậu Quát ứng khẩu đối ngay: Trời nắng chang chang, người trói ngườị

 

doc 9 trang Người đăng Hoài Thơm Ngày đăng 21/06/2023 Lượt xem 676Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Kế hoạch bài dạy Ngữ văn Lớp 11 - Tuần 3, Tiết 11+12: Bài ca ngắn đi trên bãi cát (Sa hành đoản ca - Cao Bá Quát) - Phùng Thị Thanh Thúy", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần: 3; Tiết:11, 12; Ngày soạn: 19/9/2022
KẾ HOẠCH BÀI DẠY
BÀI CA NGẮN ĐI TRÊN BÃI CÁT
 (Sa hành đoản ca) - Cao Bá Quát-
Môn học: Ngữ văn; lớp: 11
Thời gian thực hiện: 2 tiết
I. MỤC TIÊU DẠY HỌC
TT
KIẾN THỨC
MÃ HOÁ
1
- Nắm được trong hoàn cảnh nhà Nguyễn trì trệ, bảo thủ, CBQ tuy vẫn đi thi nhưmg đã tỏ ra chán ghét con đường mưu danh cầu lợi tầm thường.Bài thơ biểu lộ tinh thần phê phán của ông đối với học thuật và sự bảo thủ trì trệ của chế độ nhà Nguyễn nói chung, góp phần lí giải hành động khởi nghĩa của ông về sau vào năm 1854
- Hiểu được mối quan hệ giữa nội dung nói trên và hình thức nghệ thuật của bài thơ cổ thể về nhịp điệu, hình ảnh...Các yếu tố hình thức này có đặc điểm riêng, phục vụ cho việc chuyển tải nội dung
KT
NĂNG LỰC - PHẨM CHẤT
Năng lực đặc thù: Đọc, Nói, Nghe, Viết
2
 Biết cách thu thập các tri thức liên quan đến các tác giả Cao Bá Quát, tác phẩm Sa hành đoản ca
Đ1
3
Nhận biết và phân tích được các từ ngữ, hình ảnh thơ trong việc thể hiện tâm trạng và cảm xúc của nhân vật trữ tình.
Đ2
4
 Nhận biết và phân tích được những yếu tố nghệ thuật tiêu biểu trong thể hành.
Đ3
5
 Phân tích và đánh giá được chủ đề tư tưởng, thông điệp mà văn bản gửi gắm.
Đ4
6
 Nhận biết và cách sử dụng thao tác lập luận phân tích để phân tích một tác phẩm văn học.
Đ5
7
Biết cảm nhận, trình bày ý kiến của mình về các vấn đề thuộc giá trị nội dung và nghệ thuật của tác phẩm, về văn nghị luận.
N1
8
 Có khả năng tạo lập một văn bản nghị luận văn học (biết cách cảm nhận một tác phẩm văn học)
V1
Năng lực chung: GIAO TIẾP VÀ HỢP TÁC, GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
9
Phân tích được các công việc cần thực hiện để hoàn thành nhiệm vụ nhóm được GV phân công.
GT-HT
10
- Biết thu thập và làm rõ các thông tin có liên quan đến vấn đề; biết đề xuất và phân tích được một số giải pháp giải quyết vấn đề.
- Biết sử dụng CNTT vào thiết kế sản phẩm hoạt động nhóm
GQVĐ
CNTT
Phẩm chất chủ yếu: Trách nhiệm.
11
Trân trọng nhân cách cao đẹp cảu Cao Bá Quát. Có ý thức, trách nhiệm trong việc lựa chọ nghề nghiệp cho bản thân
TN
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
1. Thiết bị dạy học: Máy chiếu, giấy AO, A4,
2. Học liệu: 
* Giáo viên: KHBD; Phiếu bài tập, trả lời câu hỏi; Bảng phân công nhiệm vụ cho học sinh hoạt động trên lớp; Bảng giao nhiệm vụ học tập cho học sinh ở nhà
* Học sinh: Đọc trước ngữ liệu trong SGK để trả lời câu hỏi tìm hiểu bài; Các sản phẩm thực hiện nhiệm vụ học tập ở nhà (do giáo viên giao từ tiết trước); Đồ dùng học tập 
III. TIẾN TRÌNH DẠY - HỌC
A. TIẾN TRÌNH
Hoạt động học
Mục tiêu
Nội dung dạy học trọng tâm
PP, KTDH
Phương án kiểm tra đánh giá
 Hoạt động Mở đầu 
 (5 phút)
GQVĐ – kết nối
Huy động, kích hoạt kiến thức trải nghiệm nền của HS có liên quan đến tác giả Cao Bá Quát, văn bản Sa hành đoản ca.
- Nêu và giải quyết vấn đề
- Đàm thoại, gợi mở
Đánh giá qua câu trả lời của cá nhân cảm nhận chung của bản thân; 
Do GV đánh giá.
Hoạt động Hình thành kiến thức
(55 phút)
Đ1, Đ2, Đ3, Đ4, Đ5, N1, GT-HT, GQVĐ
I. Tìm hiểu chung
1. Tác giả
2. Tác phẩm
II. Đọc hiểu văn bản
1. Hình tượng bãi cát dài mênh mông
2. Hình tượng người đi trên bãi cát.
III.Tổng kết: đặc sắc về nội dung và nghệ thuật của tác phẩm.
Đàm thoại gợi mở; Dạy học hợp tác (Thảo luận nhóm, thảo luận cặp đôi);. 
-Đánh giá qua sản phẩm sơ đồ tư duy với công cụ là rubric; qua hỏi đáp; qua trình bày do GV và HS đánh giá
-Đánh giá qua quan sát thái độ của HS khi thảo luận do GV đánh giá
Hoạt động
Luyện tập 
(10 phút)
Đ3, Đ4, Đ5, GQVĐ
Thực hành bài tập luyện kiến thức, kĩ năng
Vấn đáp, dạy học  nêu vấn đề, thực hành.
Kỹ thuật: động não.
Đánh giá qua hỏi đáp; qua trình bày do GV và HS đánh giá
-Đánh giá qua quan sát thái độ của HS khi thảo luận do GV đánh giá
Hoạt động Vận dụng 
(5 phút)
Đ4, Đ5, V1
Liên hệ thực tế đời sống để làm rõ thêm thông điệp tác giả gửi gắm trong tác phẩm.
Đàm thoại gợi mở; Thuyết trình; Trực quan. 
Đánh giá qua sản phẩm graphics qua trình bày do GV và HS đánh giá.
Đánh giá qua quan sát thái độ của HS khi thảo luận do GV đánh giá
B. TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC
Hoạt động 1. KHỞI ĐỘNG (5 phút)
a.Mục tiêu: Đ1, GQVĐ
b. Nội dung: Chia sẻ những vấn đề liên quan, từ đó tạo tâm thế, hứng thú giờ học.
c. Sản phẩm: Câu trả lời miệng của học sinh
d.Tổ chức thực hiện:
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập 
GV sử dụng phương pháp đàm thoại gợi mở, yêu cầu HS trả lời các câu hỏi:
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ học tập
Điền từ còn thiếu vào chỗ trống trong các câu nói dân gian sau:
Văn như .. vô tiền Hán
Thần Siêu thánh .
Câu nói trên nói tới nhân vật nào mà em biết?
Hãy kể 1 giai thoại hoặc 1 câu chuyện về nhân vật ấy?
GV quan sát, nhắc nhở HS về cách thức báo cáo sản phẩm.
Bước 3: Báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập
HS nghe câu hỏi và chuẩn bị câu trả lời các câu hỏi của GV 
GV quan sát, theo dõi HS trả lời các câu hỏi, GV chú ý bao quát HS trong toàn lớp
Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập
GV hướng dẫn, yêu cầu HS tự nhận xét, đánh giá kết quả làm việc của HS
GV nhận xét, kể cho HS nghe 1 giai thoại về CBQ (Có thể chọn câu chuyện sau)
 Chuyện kể khi còn bé, Cao Bá Quát ra tắm ở Hồ Tây. Đúng vào lúc vua Minh Mệnh tuần du ở ngoài bắc, nhà vua cũng đến Hồ Tây xem phong cảnh. Đạo ngự đi qua, tàn lọng rợp trời, gươm đao sáng quắc, ai cũng phải tránh xa, riêng cậu Quát cứ tự do vùng vẫy. Lính đến bắt lôi lên bờ, cậu cứ trần truồng đến trước mặt vua, tự khai là học trò, vì trời nực ra tắm mát. Vua nhìn xuống hồ thấy có con cá lớn đang đuổi đàn cá con, liền đọc một câu đối, bảo nếu đúng Quát là học trò thì phải đối được, sẽ tha không đánh đòn; vua đọc: Nước trong leo lẻo, cá đớp cá. Cậu Quát ứng khẩu đối ngay: Trời nắng chang chang, người trói ngườị
GV dẫn dắt vào bài mới: Cao Bá Quát là một trong nhưng người nổi tiếng của Việt Nam ở đầu thế kỉ XIX. Ông nổi tiếng vì học giỏi, vì thơ hay vì chữ đẹp. Ông càng nổi tiếng hơn vì tư tưởng tự do phóng khoáng, bản lĩnh kiên cường, lối sống thanh cao mạnh mẽ. Người đời thường ca ngợi ông: “Văn như Siêu, Quát vô tiền Hán”; “Nhất sinh đê thủ bái mai hoa”. Tuy nhiên Cao Bá Quát cũng đã rơi nước mắt trên đường đi tìm công danh cũng như tâm trạng chán ghét của một người trí thức trên đường đi tìm danh lợi. Sống trong một xã hội mục nát của triều Nguyễn, không ít những nhà nho đã chán ghét cuộc sống mưu cầu danh lợi tầm thường để khao khát có một cuộc sống mới tốt đẹp hơn. Cao Bá Quát là một trong những nhà nho ấy. Để hiểu rõ hơn tâm hồn và nhân cách của ông, chúng ta sẽ tìm hiểu Bài ca ngắn đi trên bãi cát của ông.
Hoạt động 2: HÌNH THÀNH KIẾN THỨC (55 phút)
2.1: Tìm hiểu chung về tác phẩm (10 phút)
a. Mục tiêu: Đ1, Đ2, Đ3, Đ4, Đ5, N1, GT-HT, GQVĐ
b. Nội dung: Hoạt động cá nhân, hoạt động nhóm.
c. Sản phẩm: Câu trả lời, sản phẩm hoạt động nhóm của HS.
I. Tìm hiểu chung
1. Tác giả Cao Bá Quát (1809 - 1855) 
- Quê: Làng Phú Thị, Gia Lâm, tỉnh Bắc Ninh (nay thuộc quận Long Biên, Hà Nội). 
- Là người có tài, nổi tiếng văn hay chữ tốt và có uy tín lớn trong giới trí thức đương thời.
- Là người có khí phách hiên ngang, có tư tưởng tự do, ôm ấp hoài bão lớn, mong muốn sống có ích cho đời.
2. Bài thơ
- Hoàn cảnh sáng tác: 
+ Hoàn cảnh trực tiếp: Cao Bá Quát đi thi Hội. Trên đường vào kinh đô Huế, qua các tỉnh miền Trung đầy cát trắng (Quảng Bình, Quảng Trị). (Hình ảnh bãi cát dài, sóng biển, núi là những hình ảnh có thực gợi cảm hứngcho nhà thơ sáng tác bài thơ này).
+ Bối cảnh xã hội, thời đại: Chế độ phong kiến nhà Nguyễn bảo thủ, trì trệ; chế độ thi cử rất nghiệt ngã, nhiều bất công.
- Thể thơ: Thể ca hành (thơ cổ Trung Quốc được tiếp thu vào Việt Nam ).
- Bố cục: 
+ 4 câu đầu: Tiếng khóc cho cuộc đời dâu bể
+ 8 câu tiếp: Tiếng thở than, oán trách bởi ý thức sâu sắc về mâu thuẫn giữa khát vọng, hoài bão của mình với thực tế cuộc đời trớ trêu ngang trái.
+ 4 câu cuối: Tiếng kêu bi phẫn, bế tắc, tuyệt vọng. 
d. Tổ chức thực hiện: 
- Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập
Các nhóm chuẩn bị phần thuyết trình về tác giả, hoàn cảnh sáng tác, thể loại của bài thơ?
 (dựa vào phần Tiểu dẫn, tài liệu tham khảo)
- Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ học tập
- Bước 3: Báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập
GV gọi đại diện nhóm HS báo cáo sản phẩm, các nhóm còn lại nhận xét, bổ sung
GV bổ sung, hướng dẫn HS chốt lại các ý
- Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập 
GV hướng dẫn, yêu cầu HS tự nhận xét, đánh giá kết quả làm việc của HS
2.2: Hướng dẫn HS đọc hiểu chi tiết văn bản (40 phút)
a. Mục tiêu: Đ1, Đ2, Đ3, Đ4, Đ5, N1, GT-HT, GQVĐ
b. Nội dung: Hoạt động cá nhân, hoạt động nhóm.
c. Sản phẩm: Câu trả lời, sản phẩm hoạt động nhóm của HS.
II. Đọc hiểu văn bản
1. Bốn câu đầu: Tiếng khóc cho cuộc đời dâu bể.
- Câu 1: Hình ảnh bãi cát dài mênh mông, nối tiếp nhau -> Con đường như bất tận, mờ mịt 
- Tình cảnh người đi đường:
 + Đi một bước như lùi một bước: vừa là cảnh thực vừa tượng trưng cho con đường công danh gập ghềnh của tác giả.
 + Mặt trời đã lặn mà vẫn còn đi, nước mắt rơi lã chã 
-> Khó nhọc, gian truân .
 =>Tâm trạng đau khổ.
 2. Tám câu tiếp: Tiếng thở than, oán trách bởi ý thức sâu sắc về mâu thuẫn giữa khát vọng, hoài bão của mình và thực tế cuộc đời trớ trêu, ngang trái.
 - Tự trách mình: 
“Không học được tiên ông phép ngủ,
Trèo non lội suối giận khôn vơi”
Nỗi chán nản vì tự mình hành hạ thân xác mình để theo đuổi công danh – ước muốn trở thành ông tiên có phép ngủ kĩ.
- Nỗi băn khoăn, trăn trở: 
“Bãi cát dài bãi cát dài ơi,
Tính sao đây? Đường bằng mờ mịt
Đường ghê sợ còn nhiều đâu ít”
+ Câu hỏi tu từ: đi tiếp hay từ bỏ con đường công danh?
+ Đường bằng phẳng thì mờ mit, đường ghê sợ thì nhiều: Nếu đi tiếp thì cũng không biết phải đi như thế nào?
 - Suy ngĩ về con đường danh lợi: 
“Xưa nay phường danh lợi
 Tất tả trên đường đời”
“Đầu gió hơi men thơm quán rượu
Người say vô số tỉnh bao người”
+ Nghệ thuật đối lập, so sánh: người tỉnh ít >< người say vô số.
+ Sự cám dỗ của bả công danh đối với người đời và mấy ai đủ tỉnh táo để thoát khỏi sự cám dỗ đó.
3. Bốn câu cuối: Tiếng kêu bi phẫn, bế tắc, tuyệt vọng.
“Hãy lắng nghe ta hát khúc “đường cùng”
Phía Bắc núi Bắc, núi muôn trùng,
Phía Nam núi Nam, sóng dào dạt”
 - Bốn bề đều là đường cùng, tiếp tục đi hay dừng lại đều gặp khó khăn -> Sự bế tắc đường đời của một trí thức.
- “Anh đứng làm chi trên bãi cát?: Nhà thơ đứng lại giữa bãi cát mà tự hỏi, mà nghi ngờ cả sự tồn tại của mình, thể hiện khối mâu thuẫn lớn đang đè nặng lên tâm trí nhà thơ.
-> Cần thoát ra khỏi sự cám dỗ của danh lợi.
-> Vẻ đẹp của nhân cách, của lí tưởng sống ở một con người ý thức được bản thân mình trong cuộc đời.
 => Vừa tuyệt vọng vừa quả quyết trên con đường đi tìm chân lí đầy gian truân.
d. Tổ chức thực hiện: 
- Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập
+ Hình ảnh nào là hình ảnh trung tâm của bài thơ? 
HS: 2 hình ảnh: Bãi cát và người đi trên bãi cát.
+ GV chia lớp thành 4 nhóm. Mỗi thành viên dựa vào bài soạn trong vở soạn văn để trao đổi, thống nhất các yêu cầu sau:
+ Nhóm 1- nhóm 2: Tìm hiểu về hình ảnh bãi cát dài: Hình ảnh bãi cát được miêu tả như thế nào? Đó là hình ảnh thực hay hình ảnh biểu tượng?
+ Nhóm 3 – nhóm 4: Tìm hiểu về hình ảnh người đi trên bãi cát: Hình ảnh con người xuất hiện trong hoàn cảnh như thế nào? Tâm trạng của con người khi đi trên bãi cát?
- Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ học tập
HS trao đổi thảo luận và báo cáo sản phẩm
GV quan sát, nhắc nhở HS về cách thức báo cáo sản phẩm 
- Bước 3: Báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập
GV gọi HS báo cáo sản phẩm, các HS còn lại nhận xét, bổ sung
GV bổ sung, hướng dẫn HS chốt lại các ý:
- Bốn câu đầu: Tiếng khóc cho cuộc đời dâu bể
 Hình ảnh bãi cát dài mênh mông, nối tiếp nhau, hình ảnh con đường như bất tận, mờ mịt, tình cảnh của người đi đường.
 Đi một bước như lùi một bước, vừa là cảnh thực vừa là tượng trưng cho con đường công danh gập ghềnh của tác giả.
+ Hình ảnh bãi cát: Tượng trưng cho môi trường xã hội, con đường đời đầy chông gai, gian khổ, nhọc nhằn
+ Hình ảnh người đi trên cát: Tượng trưng cho con người buộc phải dấn thân trong cuộc đời để mưu cầu sự nghiệp, công danh cho bản thân, cho gia đình, dòng họ.
 Mặt trời lặn mà vẫn còn đi, nước mắt rơi lã chã, tâm trạng đau khổ.
=> Nhà thơ nhìn thấy con đường danh lợi đáng chán đáng buồn, đầy chông gai.
- Tám câu tiếp: Tiếng thở than, oán trách bởi ý thức sâu sắc về mâu thuẫn giữa khát vọng, hoài bão của mình và thực tế cuộc đời trớ trêu ngang trái.
+ Nỗi chán nản vì tự mình hành hạ thân xác, theo đuổi công danh và ước muốn trở thành ông Tiên có phép ngủ kĩ.
+ Sự cám dỗ của cái bả công danh đối với người đời.
+ Nỗi băn khoăn, trăn trở: đi tiếp hay từ bỏ con đường công danh ? 
- Ba câu cuối: tiếng kêu bi phẫn, bế tắc, tuyệt vọng. Hình ảnh thiên nhiên trở lại: Phía Bắc, phía Nam đều đẹp hùng vĩ nhưng cũng đầy khó khăn hiểm trở. Đi mà thấy phía trước là đường cùng, là núi là biển khó xác định phương hướng
=> Tư thế dừng lại nhìn bốn phía mà hỏi vọng lên trời cao, lại hỏi chính lòng mình thể hiện khối mâu thuẫn lớn đang đè nặng trong tâm trí nhà thơ.
- Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập 
GV hướng dẫn, yêu cầu HS tự nhận xét, đánh giá kết quả làm việc của HS
2.3: Hướng dẫn HS tổng kết (5 phút)
a. Mục tiêu: Đ1, Đ2, Đ3, Đ4, Đ5, N1, GT-HT, GQVĐ
b. Nội dung: Hoạt động cá nhân, hoạt động nhóm.
c. Sản phẩm: Câu trả lời, sản phẩm hoạt động nhóm của HS.
III. Tổng kết
1. Nội dung: Bài thơ là khúc ca mang đậm tính nhân văn của một người cô đơn tuyệt vọng trên đường đời:
- Bộc lộ tâm trạng chán ghét của Cao Bá Quát đối với con đường mưu cầu danh lợi tầm thường.
 - Niềm khao khát đối với cuộc sống trong hoàn cảnh xã hội nhà Nguyễn bảo thủ, trì trệ.
2. Nghệ thuật
- Thơ cổ thể, hình ảnh biểu tượng giàu ý nghĩa.
- Phương pháp đối lập, sáng tạo trong việc dùng điển cố điển tích.
d. Tổ chức thực hiện:
- Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập
+ Yêu cầu hs tổng kết ở phần nội dung và nghệ thuật (Kĩ thuật trình bày một phút) để trả lời câu hỏi sau:
+ Nêu nội dung và đặc sắc nghệ thuật của đoạn trích.
- Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ học tập
HS suy nghĩ và thực hiện nhiệm vụ
- Bước 3: Báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập
GV đánh giá trực tiếp bài làm của học sinh.
- Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập
Hoạt động 3. LUYỆN TẬP (15 phút)
a. Mục tiêu: Đ4, Đ5, N1, GT-HT, GQVĐ
b. Nội dung: Củng cố kiến thức vừa tìm hiểu về bài học
c. Sản phẩm: 
- Cao Bá Quát hăm hở say mê đi tìm lí tưởng nhưng không thành.
+ Chín năm cứ ba năm một lần đi thi không đỗ Tiến sĩ.
+ Mãi mới được nhận chức tập sự ở bộ Lễ. 
+ Tình thương, trọng người tài đã gây nên tội, bị đầy đi phục vụ đoàn người đi công cán ở Singapo, về lại bị thải hồi. 
+ Được cử làm giáo thụ của một huyện (tài cao, phận thấp). 
- Từ sự bế tắc ấy, ông nhận ra nhiều ngang trái của triều đình Huế trong việc bóc lột dân lành. Cùng nông dân khởi nghĩa chống lại triều đình. 
 Đó là một con người, một nhân cách cứng cỏi khiến chúng ta phải học tâp suốt đời.
d.Tổ chức hoạt động học
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập: 
Qua bài thơ này, anh (chị) thử lí giải vì sao Cao Bá Quát đã khởi nghĩa chống lại nhà Nguyễn.
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ học tập: 
HS suy nghĩ và thực hiện nhiệm vụ
Bước 3: Báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập:
GV gọi HS trả lời.
GV nhận xét, hướng dẫn HS trả lời 
Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập
GV tổng kết và đánh giá kết quả làm việc của HS.
Hoạt động 4: VẬN DỤNG (5 phút)
a. Mục tiêu: Đ2, Đ3, Đ4, V1
(HS biết ứng dụng kiến thức đã học để giải quyết một vấn đề nâng cao)
b. Nội dung: HS làm việc cá nhân
c. Sản phẩm: Bài làm của HS
d. Tổ chức thực hiện.
- Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập
+ Từ hình tượng người trí thức phong kiến trong bài thơ, em có suy nghĩ gì về hình tượng người trí thức trong xã hội hiện nay?
+ Tìm hiểu thêm về bi kịch nhà Nho cuối thế kỉ XIX qua các sáng tác của Nguyễn Khuyến, Tú Xương, Cao Bá Quát và Nguyễn Công Trứ? Đâu là điểm giống và khác nhau giữa các tác giả?
- Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ học tập
HS suy nghĩ và thực hiện nhiệm vụ
- Bước 3: Báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập
GV yêu cầu HS báo cáo bài làm vào tiết học sau
- Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập
IV. HƯỚNG DẪN TỰ HỌC:
1- Bài vừa học: 
- Giúp học sinh hiểu được tâm trạng chán ghét của Cao Bá Quát đối với con đường mưu cầu danh lợi tầm thường và niềm khao khát đối với cuộc sống trong hoàn cảnh xã hội nhà Nguyễn bảo thủ, trì trệ.
- Hiểu được mối quan hệ giữa nội dung và nghệ thuật của bài thơ cổ thể.
- Học thuộc bài thơ, ghi nhớ nội dung bài học bằng sơ đồ.
2- Bài sắp học: “Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc” (Nguyễn Đình Chiểu).
- Phần I. Tác giả
+ Tìm tư liệu về Nguyễn Đình Chiểu (hình ảnh, video, chuyện kể)
+ Đọc bài và ghi lại kiến thức cơ bản bằng sơ đồ. 
- Phần II. Tác phẩm
+ Hoàn cảnh sáng tác của bài văn tế (Những hình ảnh, sự kiện lịch sử có liên quan)
+ Đặc điểm của thể văn tế (Nội dung, âm hưởng, giọng điệu, bố cục) 
+ Bố cục bài “Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc”
+ Đọc văn bản, lưu ý các từ chú thích.
+ Trả lời câu hỏi 2 trang 65. Hình ảnh người nông dân nghĩa sĩ được tái hiện trong bài văn tê như thế nào? (Chú ý phân tích qua cả quá trình: hình ảnh họ trong cuộc sống bình thường, những biến chuyển khi quân giặc xâm phạm tấc đất ngọn rau, bát cơm manh áo, vẻ đẹp hào hùng của đội quân áo vải trong trận nghĩa đánh Tây.)
Theo anh (chị), cách miêu tả này đạt giá trị nghệ thuật cao ở những điểm nào (về nghệ thuật xây dựng nhân vật, nghệ thuật ngôn ngữ, bút pháp trữ tình,...)?
 (Chú ý: Lai lịch và hoàn cảnh sinh sống; Thái độ, hành động khi quân giặc tới; Vẻ đẹp hào hùng khi xông trận; Nghệ thuật)

Tài liệu đính kèm:

  • docke_hoach_bai_day_ngu_van_lop_11_tuan_3_tiet_1112_bai_ca_ngan.doc